TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
<br />
THỰC TRẠNG, NHU CẦU VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT<br />
ĐỂ PHÁT TRIỂN ĐÀO TẠO BÁC SĨ GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM<br />
Trần Khánh Toàn1, Nguyễn Hoàng Long2, Phạm Lê Tuấn2<br />
1<br />
<br />
Trường Đại học Y Hà Nội; 2Bộ Y tế<br />
<br />
Nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng, nhu cầu và các điều kiện cần thiết cho đào tạo bác sĩ gia đình<br />
(BSGĐ) thông qua phỏng vấn sâu, phỏng vấn bằng bảng hỏi mở với cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ<br />
chuyên môn và cán bộ đào tạo y tế ở trung ương và 7 tỉnh, thành phố. Kết quả cho thấy đào tạo bác sĩ gia<br />
đình là một nhu cầu tất yếu để nâng cao chất lượng y tế cơ sở. Trên 500 bác sĩ gia đình đã được đào tạo,<br />
song đội ngũ giảng viên của các trường còn thiếu và yếu, chưa có định hướng kế hoạch dài hạn cho đào tạo<br />
bác sĩ gia đình. 92% bác sĩ tuyến y tế cơ sở có nhu cầu đào tạo nâng cao, trong đó chỉ 29% có nguyện vọng<br />
đào tạo chuyên ngành bác sĩ gia đình. Cần đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về bác sĩ gia đình;<br />
có quy định về vai trò, chức năng và cơ chế hoạt động của bác sĩ gia đình; có chiến lược đào tạo dài hạn và<br />
chính sách hỗ trợ cho cán bộ y tế cơ sở.<br />
Từ khoá: thực trạng, nhu cầu, điều kiện cần thiết, đào tạo, bác sĩ gia đình<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Mô hình bác sĩ gia đình ra đời từ những<br />
năm 1960 nhằm đáp ứng với sự thay đổi trong<br />
mô hình bệnh tật và nhu cầu sử dụng dịch vụ<br />
y tế của người dân ở các nước phát triển. Bác<br />
sĩ gia đình là những thầy thuốc chịu trách<br />
nhiệm chăm sóc sức khỏe toàn diện và liên<br />
tục cho tất cả các cá nhân trong bối cảnh gia<br />
đình, cho các gia đình trong bối cảnh cộng<br />
đồng, không phân biệt tuổi, giới, chủng tộc,<br />
bệnh tật cũng như điều kiện văn hoá và tầng<br />
lớp xã hội” [1]. Với những thế mạnh của mình,<br />
mô hình này đã cho thấy hiệu quả trong việc<br />
tăng cường khả năng tiếp cận và nâng cao<br />
chất lượng chăm sóc sức khỏe ở nhiều nước<br />
trên thế giới [2].<br />
Đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành y<br />
học gia đình chính là chìa khoá để phát triển<br />
và nhân rộng mô hình bác sĩ gia đình. Mặc dù<br />
Địa chỉ liên hệ: Trần Khánh Toàn, bộ môn Y học Gia đình,<br />
trường Đại học Y Hà Nội<br />
Email: tktoan@yahoo.com<br />
Ngày nhận:<br />
Ngày được chấp thuận:<br />
<br />
TCNCYH 82 (2) - 2013<br />
<br />
chia sẻ mục tiêu chung chăm sóc sức khoẻ<br />
liên tục và toàn diện cho người dân song vẫn<br />
có sự khác biệt trong các dịch vụ được cung<br />
cấp bởi bác sĩ gia đình trong các hệ thống<br />
chăm sóc sức khỏe của các nước. Đào tạo<br />
bác sĩ gia đình cũng phản ánh sự đa dạng của<br />
hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khỏe và cộng<br />
đồng của các nước. Đại hội đồng Y tế thế giới<br />
đã thông qua nghị quyết kêu gọi các nước<br />
thành viên "đào tạo và đảm bảo đầy đủ số<br />
lượng nhân viên y tế, bao gồm cả bác sĩ gia<br />
đình” [3].<br />
Chăm sóc sức khoẻ ban đầu chú trọng<br />
công tác dự phòng tại tuyến y tế cơ sở là một<br />
trong những định hướng chiến lược quan<br />
trong trong công tác chăm sóc sức khoẻ nhân<br />
dân ở nước ta. Phát triển mô hình bác sĩ gia<br />
đình được kỳ vọng là một giải pháp quan<br />
trọng để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế ở<br />
tuyến cơ sở và giảm tải cho các bệnh viện<br />
tuyến trên [4]. Tuy nhiên vẫn chưa có nhiều<br />
nghiên cứu về đào tạo và hoạt động của bác<br />
sĩ gia đình ở Việt Nam [5]. Nghiên cứu này<br />
nhằm đánh giá nhu cầu và thực trạng đào tạo<br />
175<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
bác sĩ gia đình và đưa ra các khuyến cáo đề<br />
tăng cường đào tạo phát triển mô hình bác sĩ<br />
gia đình ở Việt Nam.<br />
<br />
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
1. Đối tượng<br />
Nghiên cứu được thực hiện tại 7 tỉnh,<br />
thành phố được lựa chọn có chủ đích ở cả 3<br />
miền và có tính đại diện tương đối cho các<br />
vùng sinh thái trong cả nước là Thái Nguyên,<br />
Hà Nội, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Đắc<br />
Lắc, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ. Các<br />
tỉnh này hoặc có dự án về bác sĩ gia đình<br />
đang được triển khai và đã có ít nhiều kinh<br />
nghiệm trong tổ chức, quản lý và sử dụng dịch<br />
vụ bác sĩ gia đình.<br />
<br />
tính dựa trên phần mềm EpiData và xử lý<br />
bằng phần mềm STATA phiên bản 12.0. Số<br />
liệu định tính được ghi âm hoặc ghi tốc ký sau<br />
đó gỡ băng hoặc đánh máy lại và thực hiện<br />
việc phân tích theo phương pháp phân tích<br />
nội dung.<br />
3. Đạo đức nghiên cứu<br />
Tất cả các đối tượng tham gia trả lời phỏng<br />
vấn đều được giải thích rõ về nội dung và mục<br />
tiêu của nghiên cứu và tự nguyện tham gia.<br />
Các cuộc phỏng vấn sâu được ghi âm khi<br />
được phép hoặc được ghi tốc ký. Thông tin<br />
định lượng được nhập vào máy tính dưới<br />
dạng mã hoá và chỉ những thành viên có trách<br />
nhiệm trong nhóm nghiên cứu mới được tiếp<br />
cận. Kết quả nghiên cứu đều được trình bày<br />
dưới hình thức vô danh.<br />
<br />
2. Phương pháp<br />
- Phỏng vấn sâu lãnh đạo sở y tế 7 tỉnh và<br />
lãnh đạo Trung tâm y tế của 2 huyện trong<br />
mỗi tỉnh về nhu cầu đạo tạo bác sĩ gia đình ở<br />
địa phương.<br />
- Phỏng vấn bằng bảng hỏi cấu trúc với 53<br />
bác sĩ làm công tác khám và điều trị tại 4 trạm<br />
y tế và 2 phòng khám bệnh viện đa khoa<br />
huyện/tỉnh và 02 phòng khám bác sĩ gia đình<br />
công và tư/tỉnh, nếu có.<br />
- Phỏng vấn sâu và phỏng vấn bằng bảng<br />
hỏi mở với lãnh đạo nhà trường và lãnh đạo<br />
bộ môn y học gia đình của các trường đại học<br />
y trên địa bàn về mô hình tổ chức, kế hoạch,<br />
chiến lược, nội dung chương trình và các vấn<br />
đề tồn tại vướng mắc trong đào tạo chuyên<br />
ngành y học gia đình.<br />
Nghiên cứu tổng hợp các văn bản chính<br />
sách, tài liệu sẵn có liên quan đến định hướng<br />
công tác chăm sóc sức khoẻ, hoạt động đào<br />
tạo chuyên ngành bác sĩ gia đình tại Việt Nam<br />
và ở một số nước trên thế giới.<br />
Số liệu định lượng được nhập vào máy<br />
176<br />
<br />
III. KẾT QUẢ<br />
1. Thực trạng công tác đào tạo y học<br />
gia đình<br />
Trong 5 trường đại học Y dược được khảo<br />
sát, chỉ có 4 trường (Hà Nội, Huế, Cần Thơ,<br />
Hải Phòng) thành lập bộ môn Y học gia đình<br />
với 23 cán bộ cơ hữu, phần lớn từ các chuyên<br />
ngành khác. Riêng trường Đại học Y Thái<br />
Nguyên vẫn giữ mô hình trung tâm với toàn<br />
bộ cán bộ giảng viên kiêm nhiệm.<br />
Việc đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp I y<br />
học gia đình được bắt đầu từ năm 2002 tại<br />
trường Đại học Y Hà Nội, sau đó được phát<br />
triển ra tất cả các trường trong cả nước và<br />
đến nay đã có 546 bác sĩ tốt nghiệp.<br />
Mã số đào tạo thạc sĩ y học gia đình đã<br />
được chấp thuận từ năm học 2010 - 2012<br />
song chưa thực hiện được do thiếu học viên.<br />
Hai đơn vị học trình y học gia đình được đưa<br />
vào chương trình đào tạo bác sĩ đa khoa<br />
nhưng phần lớn các trường chỉ có thể bắt đầu<br />
TCNCYH 82 (2) - 2013<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
triển khai từ năm học 2017 - 2018.<br />
Chương trình đào tạo bác sĩ chuyên khoa<br />
cấp I hiện vẫn còn nhiều bất cập:<br />
“… chương trình còn nặng nề, dàn trải<br />
nhiều nội dung nhưng không sâu, một số vấn<br />
<br />
đề không nắm vững, một số chuyên khoa chỉ<br />
đào tạo trong thời gian ngắn 2 - 3 tuần nên<br />
học viên cảm thấy chưa tự tin …” (Lãnh đạo<br />
bộ môn Y học gia đình).<br />
<br />
Biểu đồ 1. Số lượng học viên bác sĩ chuyên khoa cấp I y học gia đình qua các năm<br />
Cơ sở thực tập cho học viên bác sĩ gia<br />
đình hiện nay chủ yếu là tại các bệnh viện<br />
tuyến tỉnh và tuyến trung ương đóng trên địa<br />
bàn và chưa có các cơ sở thực hành chuẩn<br />
theo mô hình y học gia đình:<br />
“…Bộ môn còn thiếu giáo viên giảng dạy<br />
thực hành và chưa có phòng khám y học gia<br />
đình hoạt động đúng theo nguyên lý y học gia<br />
đình đã được dạy về lý thuyết…” (Lãnh đạo bộ<br />
môn Y học gia đình).<br />
2. Nhu cầu đào tạo bác sĩ gia đình<br />
Mặc dù chưa khảo sát đầy đủ về nhu cầu<br />
của cộng đồng, tuy nhiên lãnh đạo của các<br />
trường đại học đều thừa nhận nhu cầu đào<br />
tạo bác sĩ gia đình. Cơ sở cho nhận định này<br />
là điều kiện kinh tế được cải thiện và mô hình<br />
bệnh tật thay đổi dẫn đến nhu cầu lớn hơn<br />
cho việc chăm sóc toàn diện, liên tục; mô hình<br />
bác sĩ gia đình đã cho thấy hiệu quả trong khi<br />
bác sĩ tuyến y tế cơ sở hiện nay không có<br />
nhiều cơ hội để học lên cao, ngoài việc đi theo<br />
con đường bác sĩ gia đình.<br />
<br />
TCNCYH 82 (2) - 2013<br />
<br />
Khảo sát 53 bác sĩ đang công tác tại các<br />
phòng khám, trạm y tế cho thấy, có 49 người<br />
có nhu cầu học lên (92%), trong số đó chỉ có<br />
14 người mong muốn học về y học gia đình<br />
(29%). Bậc học được lựa chọn nhiều nhất là<br />
bác sĩ chuyên khoa cấp I, II đều là 16 người<br />
chiếm 33%. Ngoài ra có 9 bác sĩ mong muốn<br />
được đào tạo lại để cập nhật kiến thức. Có 18<br />
bác sĩ (37%) mong muốn được học tại chức<br />
và 17 bác sĩ mong muốn được học ngay tại<br />
địa phương (35%).<br />
Nhận thức của cộng đồng về bác sĩ gia<br />
đình vẫn còn hạn chế, ngay cả với cán bộ y<br />
tế. Kết quả khảo sát cho thấy mặc dù có<br />
29/53 bác sĩ tại các cơ sở y tế đã từng nghe<br />
nói về y học gia đình, tuy nhiên chỉ có chưa<br />
đầy 1/3 trong số này hiểu đúng cơ bản về<br />
chuyên ngành.<br />
Trong khi lãnh đạo các trường Đại học Y<br />
dược đều cho rằng nhu cầu đào tạo về y học<br />
gia đình ở mức rất cao thì lãnh đạo của các<br />
cơ quan quản lý y tế địa phương lại bày tỏ thái<br />
độ dè dặt hơn.<br />
<br />
177<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
“chuyên ngành y học gia đình chưa thu hút<br />
được người học, không có nguồn đào tạo do<br />
thiếu nhân lực cộng với sự thiếu quan tâm và<br />
<br />
8%<br />
<br />
hiểu biết của dân và lãnh đạo cộng đồng”.<br />
(Lãnh đạo một Trung tâm y tế huyện).<br />
<br />
Không có nhu cầu<br />
<br />
26%<br />
<br />
Có nhu cầu học YHGĐ<br />
<br />
66%<br />
Có nhu cầu học<br />
chuyên ngành khác<br />
Biểu đồ 2. Nhu cầu học thêm của cán bộ tại các phòng khám<br />
Một lý do quan trọng là chức năng nhiệm<br />
vụ của bác sĩ gia đình chưa được quy định rõ<br />
ràng nên, như lời của một lãnh đạo sở y tế,<br />
“đến cả bản thân bác sĩ gia đình cũng chưa rõ<br />
chức năng nhiệm vụ của mình”. Bởi vậy khi so<br />
với các chuyên ngành lâm sàng khác thì<br />
chuyên ngành y học gia đình vẫn còn thiếu<br />
sức hấp dẫn.<br />
“…đa số học viên thì thích chọn bác sĩ đa<br />
khoa hoặc bác sĩ các chuyên khoa như Nội,<br />
Ngoại, Sản, Nhi,… mà ít chọn y học gia đình<br />
vì không thấy hấp dẫn…”. (lãnh đạo một sở<br />
y tế).<br />
Một lý do khác khiến cho chuyên ngành y<br />
học gia đình thiếu sức hấp dẫn là “…sau học<br />
xong vẫn làm việc tại tuyến xã phường không<br />
cải thiện được lương, thu nhập, chuyên<br />
môn...” (lãnh đạo một trường đại học y).<br />
3. Các điều kiện cần thiết để phát triển<br />
đào tạo bác sĩ gia đình<br />
Một khi nhận thức được nâng cao, thái độ<br />
của người dân đối với việc sử dụng dịch vụ<br />
bác sĩ gia đình sẽ được cải thiện, nhu cầu đào<br />
tạo cũng sẽ tăng lên.<br />
“chỉ khi nào người dân hiểu rõ về bác sĩ gia<br />
đình, tìm đến với bác sĩ gia đình thì tự khắc<br />
178<br />
<br />
nhu cầu đào tạo về Y học gia đình cũng sẽ<br />
tăng lên” (lãnh đạo một trường đại học y).<br />
Để thúc đẩy công tác đào tạo, Bộ Y tế cần<br />
có quy định rõ vai trò, vị trí của bác sĩ gia đình<br />
để tăng khả năng thu hút cán bộ y tế theo học<br />
và làm cơ sở cho lập kế hoạch, chiến lược<br />
đào tạo chuyên ngành y học gia đình.<br />
“…Bộ cũng cần xác định rõ vị trí công tác,<br />
chức năng nhiệm vụ của bác sĩ gia đình trong<br />
hệ thống y tế, nhất là vai trò chăm sóc sức<br />
khoẻ ban đầu ở tuyến y tế cơ sở…” (lãnh đạo<br />
một trường đại học y).<br />
Để đảm bảo chất lượng và hiệu quả đào<br />
tạo cần xây dựng các phòng khám bác sĩ gia<br />
đình chuẩn làm cơ sở thực hành cho học viên<br />
và rút kinh nghiệm nhân rộng mô hình. Các cơ<br />
chế hỗ trợ cho hoạt động của bác sĩ gia đình<br />
như quy định về chuyển tuyến, phản hồi thông<br />
tin, chi trả bảo hiểm y tế,... là hành lang pháp<br />
lý bắt buộc cho các phòng khám y học gia<br />
đình hoạt động.<br />
<br />
IV. BÀN LUẬN<br />
Với đội ngũ cán bộ, giảng viên mỏng, hầu<br />
hết các bộ môn y học gia đình ở các trường<br />
mới chỉ dừng lại ở việc giảng daỵ phần đại<br />
TCNCYH 82 (2) - 2013<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
cương về y học gia đình chứ chưa tham gia giảng<br />
dạy lâm sàng như ở các nước phát triển [6].<br />
Nhìn chung, các trường vẫn chưa có định<br />
hướng chiến lược dài hơi cho đào tạo y học<br />
gia đình nên vẫn còn lúng túng, bị động trong<br />
xác định đối tượng và loại hình đào tạo ưu<br />
tiên. Nguồn tuyển sinh đào tạo hiện chủ yếu<br />
vẫn dựa vào nhu cầu tự phát của cán bộ y tế<br />
cơ sở chứ chưa có đánh giá nhu cầu thực tế<br />
và kế hoạch thu hút học viên. Ngoại trừ các<br />
trường liên kết đào tạo với những địa phương<br />
có dự án hỗ trợ, số lượng học viên đang có xu<br />
hướng giảm, nhiều trường không duy trì được<br />
việc tuyển sinh hàng năm. Việc đánh giá đầy<br />
đủ hơn về nhu cầu đào tạo là hết sức cần thiết<br />
để có chiến lược tổng thể dài hạn cho đào tạo<br />
y học gia đình.<br />
Chương trình đào tạo bác sĩ chuyên khoa<br />
cấp I y học gia đình được phát triển kết hợp<br />
một phần chương trình bác sĩ đa khoa với<br />
chương trình y tế dự phòng, chăm sóc sức<br />
khỏe ban đầu chứ chưa căn cứ vào nhu cầu<br />
thực tế của cộng đồng, chức năng, nhiệm vụ,<br />
vị trí công tác của người học, mô hình bệnh<br />
tật, điều kiện nhân lực cũng như trang thiết bị<br />
sẵn có tại tuyến y tế cơ sở [6]. Hơn nữa, mô<br />
hình bệnh tật và trang thiết bị kỹ thuật tại các<br />
bệnh viện tuyến tỉnh, trung ương khác hẳn với<br />
ở tuyến y tế cơ sở. Bởi vậy việc đào tạo thực<br />
hành lâm sàng cần có sự sàng lọc, lựa chọn<br />
những khoa phòng phù hợp.<br />
Hiện nay đã có hàng trăm bác sĩ tốt nghiệp<br />
chuyên khoa cấp I Y học gia đình và trở về<br />
làm việc ở tuyến y tế cơ sở. Tuy nhiên chúng<br />
ta vẫn chưa có những nghiên cứu đầy đủ về ý<br />
kiến phản hồi của các cán bộ sau đào tạo về<br />
sự phù hợp của mô hình đào tạo, nội dung<br />
chương trình giảng dạy cũng như khả năng áp<br />
dụng các kiến thức đã học vào tình hình thực<br />
tế của địa phương [5].<br />
Mặc dù có hơn 8000 bác sĩ đang công tác<br />
TCNCYH 82 (2) - 2013<br />
<br />
tại các trạm y tế song trên thực tế, hiện nay<br />
các trường đều gặp khó khăn trong việc kêu<br />
gọi và thu hút học viên sau đại học. Điều đó<br />
chứng tỏ rằng chỉ đơn thuần dựa vào sự phát<br />
triển nhu cầu tự phát của cán bộ y tế cơ sở<br />
như hiện nay là chưa đủ để phát triển công<br />
tác đào tạo chuyên ngành y học gia đình.<br />
Việc đào tạo đồng loạt cho toàn bộ các bác<br />
sĩ đang công tác tại tuyến y tế cơ sở là không<br />
khả thi. Thay vào đó đòi hỏi các trường phải<br />
đa dạng hoá các loại hình đào tạo, tăng<br />
cường đào tạo liên tục tại địa phương, đào tạo<br />
bổ sung cập nhật kiến thức và thay đổi thái độ<br />
thực hành theo hướng y học gia đình. Mô hình<br />
đào tạo tại chỗ theo tín chỉ và từng bước<br />
chuẩn hoá kiến thức, kỹ năng như ở một số<br />
nước phát triển có thể được tham khảo và áp<br />
dụng đối với các cán bộ y tế đang công tác tại<br />
các trạm y tế [6].<br />
Nhu cầu đào tạo về y học gia đình chưa<br />
cao bởi đây là một chuyên ngành mới, độ bao<br />
phủ còn thấp, khái niệm bác sĩ gia đình vẫn<br />
còn khá xa lạ với cả cộng đồng lẫn cán bộ y<br />
tế. Để mở rộng đào tạo, trước hết cần có biện<br />
pháp để nâng cao nhận thức của người dân<br />
về chuyên ngành này. Ngoài việc tăng cường<br />
công tác tuyên truyền, cần phải có quy định rõ<br />
rằng về chức năng nhiệm vụ của bác sĩ gia<br />
đình. Điều này không chỉ giúp người dân hiểu<br />
rõ hơn về bác sĩ gia đình mà còn góp phần<br />
làm tăng tỷ lệ sinh viên đăng ký theo học<br />
chuyên ngành y học gia đình [7].<br />
Kinh nghiệm từ các nước phát triển cho<br />
thấy, mô hình bác sĩ gia đình đều được vận<br />
hành thành công trong cơ chế công - tư kết<br />
hợp. Đào tạo bác sĩ gia đình cần phải được<br />
đặt ra đối với hệ thống y tế tư nhân, trước mắt<br />
tập trung đào tạo định hướng, cập nhật bổ<br />
sung kiến thức và khuyến khích hành nghề<br />
theo định hướng y học gia đình, sau đó từng<br />
bước đào tạo chuyên khoa sau đại học.<br />
179<br />
<br />