Thực trạng rèn luyện kỹ năng sử dụng sơ đồ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động khám phá khoa học
lượt xem 4
download
Bài viết trình bày thực trạng rèn luyện kỹ năng sử dụng sơ đồ cho trẻ mẫu giáo (MG) 5-6 tuổi của 50 giáo viên (GV) ở một số trường mầm non trên địa bàn thành phố Huế trong hoạt động khám phá khoa học (KPKH).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực trạng rèn luyện kỹ năng sử dụng sơ đồ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động khám phá khoa học
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKHT 2018 THỰC TRẠNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỬ DỤNG SƠ ĐỒ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC TRẦN VIẾT NHI Khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Email: vietnhi110@gmail.com Tóm tắt: Kỹ năng sử dụng sơ đồ (KNSDSĐ) là năng lực nhận thức các thuộc tính, các mối liên hệ của các sự vật hiện tượng thông qua việc “xây dựng” và “đọc hiểu” sơ đồ. Đây là những năng lực quan trọng để xác định mức độ tư duy trực quan – sơ đồ (TDTQ-SĐ), giai đoạn phát triển cao của tư duy trực quan – hình tượng (TDTQ-HT), được hình thành và phát triển ở giai đoạn 5 – 7 tuổi. Bài báo trình bày thực trạng rèn luyện kỹ năng sử dụng sơ đồ cho trẻ mẫu giáo (MG) 5-6 tuổi của 50 giáo viên (GV) ở một số trường mầm non trên địa bàn thành phố Huế trong hoạt động khám phá khoa học (KPKH). Kết quả nghiên cứu cho thấy, GV nhận thức được sự cần thiết của việc rèn luyện KNSDSĐ cho trẻ. Tuy vậy, trong quá trình tổ chức hoạt động KPKH, GV chưa khai thác hết tiềm năng, lợi thế của hoạt động này để áp dụng có hiệu quả các biện pháp rèn luyện KNSDSĐ cho trẻ. Từ khóa: Kỹ năng sử dụng sơ đồ, trẻ mẫu giáo, hoạt động khám phá khoa học. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ KNSDSĐ là năng lực nhận thức các thuộc tính, các mối liên hệ hệ bản chất của các sự vật hiện tượng thông qua sơ đồ. Kỹ năng này được đánh giá bằng các năng lực “xây dựng đồ” và “đọc hiểu sơ đồ”. Đây là những năng lực quan trọng để xác định mức độ tư duy trực quan sơ đồ, giai đoạn phát triển cao của tư duy trực quan – hình tượng , được hình thành và phát triển ở giai đoạn 5 – 7 tuổi (Trương Thị Khánh Hà, 2002) [2]. Trong giai đoạn này, biểu tượng của trẻ không còn là hình ảnh thực của sự vật mà đã giản lược đi những chi tiết cụ thể, chỉ giữ lại những nét chủ yếu mang tính khái quát. Trẻ bắt đầu hiểu rằng, có thể biểu thị một sự vật, hiện tượng nào đó bằng từ ngữ hay ký hiệu khác để giải các bài toán tư duy độc lập (Nguyễn Thị Ánh Tuyết, 2009) [9]. Các tác giả L.A.Venger, O.M. Diachenko, A.R. Luria, A.V. Zaporozhets, D.B. Elkonin, K.E. Grukova, V.V. Davydov, N.I. Nheponhiasaja, N.P. Linkova,… đã chứng minh rằng, trẻ MG 5-6 tuổi có thể phản ánh thực tế thông qua hình ảnh biểu đồ hóa và xem việc sử dụng sơ đồ trong tổ chức dạy học cho trẻ là cách thức phát triển trí tuệ tối ưu cho trẻ [3] [4] [8]. Các nghiên cứu khác của Birbili, M. [1], Loewenstein, J. và Gentner, D. [4], Hunter, J. và các đồng nghệp [3],… cho thấy tính khả thi của việc sử dụng bản đồ khái niệm, sơ đồ tư duy nhằm phát triển ngôn ngữ khoa học, hình thành khái niệm đơn giản cho trẻ trong các hoạt động đa dạng ở trường mầm non. Trẻ MG 5-6 tuổi có khả năng: (1) Hiểu được các đặc điểm cơ bản, đặc trưng và sự cần thiết của các SVHT, sự đa dạng, phong phú của các sự vật hiện tượng (SVHT) xung quanh; biết sự thay đổi, sự phát triển và các liên hệ - quan hệ đơn giản giữa các SVHT; (2) Quan sát nhiều đối tượng cùng một lúc; phối hợp các giác quan một cách thuần thục để tìm hiểu các đối tượng; so sánh được sự khác và giống nhau của 2 hoặc nhiều đối tượng; phân hạng, phân nhóm các đối tượng xung quanh theo một vài dấu hiệu tiêu biểu; bắt đầu biết phân tích ngầm, suy luận và sắp xếp theo trình tự logic; (3) Sử dụng ngôn một cách ngữ mạch lạc để trao đổi, giải thích, thể hiện hiểu biết; (4) Có khả năng vận dụng điều đã biết vào cuộc sống xung quanh sâu và rộng 184
- KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018 | 11/2018 hơn lứa tuổi trước [8] [9]. Điều này giúp có thể hiểu các sơ đồ và sử dụng kết quả những sơ đồ đó để tìm hiểu SVHT. Tuy vậy, trẻ MG 5-6 tuổi vẫn nhận thức thế giới chủ yếu thông qua các giác quan, biểu tượng của trẻ vẫn còn mang tính hỗn đồng, rời rạc nên vẫn còn gặp phải những khó khăn nhất định khi tiếp nhận các tri thức được khái quát, hệ thống hóa dưới dạng khái niệm đơn giản. Điều này đã gây ra những khó khăn khi trẻ giải quyết các nhiệm vụ nhận thức mới, cản trở đến quá trình tìm hiểu thế giới xung quanh. Vì vậy, GV cần phải có những biện pháp phù hợp nhằm giúp trẻ khắc phục những hạn chế này. KPKH với trẻ nhỏ quá trình trẻ tích cực tham gia hoạt động thăm dò, tìm hiểu thế giới tự nhiên và vật chất nhân tạo. Đó là quá trình quan sát, so sánh, phân loại, thử nghiệm, dự đoán, suy luận, giải quyết vấn đề, đưa ra kết luận… Hoạt động KPKH ở trường mầm non tạo ra nhiều cơ hội để GV áp dụng các biện pháp rèn luyện KNSDSĐ cho trẻ mầm non. Tuy nhiên, trên thực tế, việc rèn luyện KNSDSĐ qua hoạt động KPKH của GVMN vẫn chưa thực sự đầy đủ và toàn diện. Nghiên cứu thực trạng vấn đề này là một việc làm cần thiết, làm cơ sở đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả rèn luyện KNSDSĐ ở trường mầm non. 2. KHÁCH THỂ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Khách thể nghiên cứu Khách thể khảo sát trong phạm vi đề tài này là 50 GV đang phụ trách các lớp MG lớn (5- 6 tuổi) ở 6 trường mầm non trên địa bàn thành phố Huế - tỉnh Thừa Thiên Huế. Các GV được điều tra có tuổi trung bình là 38 (cao nhất là 55, thấp nhất là 22), thâm niên công tác trong ngành cao nhất là 34 năm, trung bình 08 năm và thấp nhất là 02 năm. Đa số các GV đều được đào tạo chuyên ngành Giáo dục mầm non, cụ thể như sau: 26 người có trình độ Đại học (52 %), 20 người có trình độ Cao đẳng (40%) và 04 người có trình độ Trung cấp (8%). 2.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu trên GV chủ yếu là điều tra bằng anket với 1 bảng hỏi dành cho đối tượng là GVMN. Bảng hỏi được thiết kế gồm các câu hỏi đóng với các đáp án cho sẵn biểu hiện ở 5 mức độ, được quy thành điểm từ 1 – 5. Bảng hỏi gồm 07 câu hỏi với hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0.898. Như vậy, độ tin cậy của bảng hỏi là đảm bảo. Phương pháp quan sát sư phạm được sử dụng để hỗ trợ cho việc khảo sát thực trạng. Một phiếu quan sát đã được thiết kế để phục vụ cho việc quan sát hoạt động KPKH do GV tổ chức. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Nhận thức của giáo viên về mức độ cần thiết của việc rèn luyện kỹ năng sử dụng sơ đồ cho trẻ 5-6 tuổi Kết quả khảo sát nhận thức của GV về mức độ cần thiết của của việc rèn luyện kỹ năng sử dụng sơ đồ cho trẻ 5-6 tuổi được trình bày ở bảng 1 như sau: Bảng 1. Nhận thức của GV về sự cần thiết của việc rèn luyện KNSDSĐ cho trẻ MG 5-6 tuổi Mức độ Số lượng Tỷ lệ (%) Rất cần thiết 35 70 Cần thiết 15 30 Bình thường 0 0 Không cần thiết lắm 0 0 Không cần thiết 0 0 185
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKHT 2018 Dữ liệu ở bảng 1 cho thấy tất cả GV đều đánh giá cao sự cần thiết của việc rèn luyện KNSDSĐ cho trẻ MG 5-6 tuổi. Kết quả này thể hiện nhận thức đúng đắn của GV về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc rèn luyện KNSDSĐ – kỹ năng cơ bản đánh dấu mức độ phát triển tư duy trực quan sơ đồ ở trẻ MG 5-6 tuổi. Đây là kết quả tất yếu bởi ý nghĩa của việc rèn luyện KNSDSĐ đã được các nhà tâm lý – giáo dục chỉ ra: (1) Giúp trẻ giải quyết tốt các vấn đề trong cuộc sống [6], là tiền đề cho sự hình thành tư duy logic [3] [6] [7] [9] và là cơ sở để phát triển sự sáng tạo của trẻ [3]. Điều này chứng tỏ việc rèn luyện KNSDSĐ cho trẻ MG 5-6 tuổi ở trường mầm non là việc làm cần thiết, không thể bỏ qua. 3.2. Nhiệm vụ, nội dung, biện pháp, hình thức, phương tiện rèn luyện kỹ năng sử dụng sơ đồ thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh 3.2.1. Nhiệm vụ rèn luyện kỹ năng sử dụng sơ đồ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi Kết quả khảo sát về nhiệm vụ rèn luyện KNSDSĐ cho trẻ MG 5-6 tuổi thông qua hoạt động KPKH thể hiện qua bảng số liệu dưới đây: Bảng 2. Kết quả khảo sát nhiệm vụ rèn luyện KNSDSĐ cho trẻ MG 5-6 tuổi TT Nhiệm vụ ĐTB ĐLC 1 Cung cấp và chính xác hóa các biểu tượng về thế giới xung quanh 4.00 0.40 2 Rèn luyện kỹ năng sử dụng các ký hiệu 4.50 0.78 3 Rèn luyện các kỹ năng định hướng trong không gian 3.31 0.75 4 Rèn luyện thao tác “sơ đồ hóa” 4.72 0.68 5 Rèn luyện khả năng “đọc hiểu sơ đồ” 4.72 0.72 Giáo dục thái độ tích cực, độc lập trong quá trình thực hiện các nhiệm 4.50 0.69 6 vụ nhận thức Ghi chú: “ĐTB” = “Điểm trung bình”; “ĐLC” = “Độ lệch chuẩn” Bảng 2 cho thấy, hầu hết GV đều cho rằng, các nhiệm vụ rèn luyện KNSDSĐ mà đề tài đưa ra là quan trọng và họ đã chú trọng thực hiện trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục. Trong đó, các nhiệm vụ rèn luyện thao tác sơ đồ hóa và đọc hiểu sơ đồ được đề cao. Tuy nhiên, nhiệm vụ rèn luyện khả năng định hướng không gian chưa được GV chú trọng như các nhiệm vụ khác. Hầu hết GV đều nhận thức được các nhiệm vụ rèn luyện KNSDSĐ cho trẻ. Bên cạnh đó, một bộ phận GV cũng cho rằng nhiệm vụ trên không quan trọng. 3.2.2. Nội dung giáo viên sử dụng trong quá trình tổ chức hoạt động khám phá khoa học để rèn luyện kỹ năng sử dụng sơ đồ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi Rèn luyện KNSDSĐ cho trẻ có thể được thực hiện thông qua tất cả các chủ đề ở trường mầm non và cần thiết phải rèn luyện KNSDSĐ cho trẻ qua mọi chủ đề. Bởi vì, việc hình thành một kỹ năng nhận thức cần thiết phải thực hiện một cách liên tục và xuyên suốt qua các hoạt động cũng như các chủ đề. Tuy nhiên, đối với hoạt động KPKH, mỗi chủ đề có một nội dung nhất định. Việc xác định các chủ đề có ưu thế trong việc rèn luyện KNSDSĐ cho trẻ giúp GV có hướng tận dụng những ưu điểm về mặt nội dung của chủ đề trong việc sơ đồ hóa các kiến thức cũng như đa dạng hóa các hoạt động nhằm rèn luyện KNSDSĐ cho trẻ. Để khảo sát ý kiến của GV về vấn đề này, chúng tôi đã liệt kê các chủ đề của khối MG lớn trong bảng hỏi để họ đưa ra lựa chọn của mình. Kết quả cho thấy, các chủ đề được GV đánh giá cao trong việc rèn luyện KNSDSĐ cho trẻ là: Nước và hiện tượng tự nhiên, Thế giới thực vật, Thế giới động vật, Phương tiện và luật lệ giao thông, Trường Mầm non. Hầu hết các chủ đề được GV lựa chọn ở mức độ cao đều có nội dung dễ sơ đồ hóa, dễ sử dụng trò chơi để rèn luyện KNSDSĐ cho trẻ. 186
- KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018 | 11/2018 3.2.3. Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng sơ đồ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động khám phá khoa học của giáo viên mầm non Các biện pháp giáo dục nhằm hướng tới rèn luyện KNSDSĐ cho trẻ có vai trò quan trọng trong việc nâng cao kỹ năng này cho trẻ MG 5-6 tuổi. Bảng số liệu dưới đây thể hiện các biện pháp mà GV sử dụng trong quá trình tổ chức hoạt động KPKH nhằm rèn luyện KNSDSĐ cho trẻ. Bảng 3. Kết quả khảo sát biện pháp rèn luyện KNSDSĐ cho trẻ MG 5-6 tuổi TT Biện pháp ĐTB ĐLC Cung cấp, chính xác hóa biểu tượng về thế giới xung quanh cho 4.31 0.65 1 trẻ Sử dụng sơ đồ, mô hình để hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức 4.35 0.71 2 cho trẻ 3 Sử dụng trò chơi, bài tập với sơ đồ 4.60 0.56 4 Khuyến khích trẻ hoạt động với sơ đồ 3.9 0.98 Bảng 3 cho thấy GV đã sử dụng các biện pháp rèn luyện KNSDSĐ cho trẻ ở mức thường xuyên. Các biện pháp 1, 2, 3 đã được GV chú trọng nhiều hơn. Hầu hết GV không đề xuất thêm biện pháp gì mới ngoài những biện pháp cho sẵn. Trong quá trình quan sát, GV tổ chức hoạt động KPKH, GV đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau như sử dụng trò chơi, sơ đồ. Tuy nhiên, kết quả quan sát cho thấy quá trình sử dụng các biện pháp trên vẫn chưa mang lại hiệu quả tích cực do GV chưa thực sự lấy trẻ làm trung tâm, chưa tạo điều kiện cho trẻ được thực sự hoạt động với sơ đồ. Hơn nữa, kiến thức được sắp xếp một cách chưa thật hệ thống, dẫn đến trẻ khó tiếp thu; các trò chơi mà GV sử dụng vẫn còn nghèo nàn, chưa thực sự hướng tới việc rèn luyện KNSDSĐ cho trẻ. Các phương pháp chưa được thực hiện lồng ghép, kết hợp với nhau một cách nhuần nhuyễn mà còn mang tính trình tự, rời rạc,… điều này sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả rèn luyện KNSDSĐ cho trẻ. 3.2.4. Hình thức khám phá khoa học được giáo viên tổ chức để rèn luyện kỹ năng sử dụng sơ đồ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi Việc phối hợp các hình thức tổ chức cho trẻ KPKH một cách hợp lý để lồng ghép các biện pháp có tác động lớn đến hiệu quả quá trình rèn luyện KNSDSĐ cho trẻ. Bảng số liệu dưới đây thể hiện mức độ tổ chức các hình thức hoạt động KPKH để rèn luyện KNSDSĐ cho trẻ: Bảng 4. Kết quả khảo sát các hình thức hoạt động được giáo viên tổ chức để rèn luyện KNSDSĐ cho trẻ MG 5-6 tuổi TT Hình thức hoạt động ĐTB ĐLC 1 Hoạt động học có chủ định 4.7 0.79 2 Hoạt động góc 4.1 0.39 3 Hoạt động ngoài trời 4.2 0.53 4 Tham quan, dã ngoại 2.9 0.42 5 Lao động 3.2 0.42 6 Lễ hội 3.3 0.45 Bảng 4 cho thấy, đa số các GV đã tận dụng hầu hết các hình thức KPKH của trẻ ở trường mầm non để rèn luyện KNSDSĐ cho trẻ. Trong đó, đáng chú ý là hoạt động học có chủ đích được các GV thường xuyên sử dụng. Các hoạt động lao động và tham quan thỉnh thoảng GV mới sử dụng. Giải thích về vấn đề này, nhiều GV cho rằng tần suất diễn ra các hoạt động này hằng năm là không nhiều. 187
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKHT 2018 Để tìm hiểu nguyên nhân khiến GV lựa chọn hình thức hoạt động học có chủ đích ở mức độ thường xuyên nhất, chúng tôi đã tiến hành trò chuyện với một số GV. Nhiều GV cho rằng: Hoạt động học có chủ đích là một hoạt động “chính thống”, được lên kế hoạch một cách cẩn thận về nội dung kiến thức, kỹ năng cần cung cấp cho trẻ cũng như dự kiến trước các phương pháp, biện pháp, phương tiện cần sử dụng… Vì vậy, cần khai thác hoạt động này để rèn luyện KNSDSĐ cho trẻ. Trên thực tế tổ chức hoạt động, các GV đã có sự chú ý khai thác hoạt động học có chủ đích để cung cấp các biểu tượng và rèn luyện các năng lực trí tuệ cho trẻ. 3.2.5. Các phương tiện được giáo viên sử dụng để rèn luyện kỹ năng sử dụng sơ đồ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động khám phá khoa học Các phương tiện được giáo viên sử dụng để rèn luyện KNSDSĐ cho trẻ trong hoạt động KPKH thể hiện qua bảng số liệu dưới đây: Bảng 5. Các phương tiện nhằm rèn luyện KNSDSĐ cho trẻ trong hoạt động KPKH TT Phương tiện ĐTB ĐLC Sử dụng các phương tiện trực quan như: Tranh ảnh, sơ đồ, mô hình, 1 4.7 0.68 phim… Sử dụng môi trường tự nhiên như: Vườn trường, các góc lớp, cảnh 2 3.0 0.12 quan xung quanh trẻ… 3 Sử dụng các trò chơi, bài tập liên quan đến yếu tố sơ đồ 3.5 0.39 Sử dụng các phương tiện nghệ thuật như: Tác phẩm văn học, tạo 4 2.5 0.81 hình, âm nhạc Kết quả ở bảng 5 cho thấy, GV đã sử dụng hầu hết các phương tiện mà chúng tôi đưa ra trong bảng hỏi để rèn luyện KNSDSĐ cho trẻ trong quá trình tổ chức hoạt động KPKH với các mức độ khác nhau. Phương tiện được GV sử dụng nhiều nhất là các phương tiện trực quan (tranh ảnh, sơ đồ, mô hình, phim…). Các phương tiện được sử dụng ở mức trung bình là các trò chơi, bài tập liên quan đến yếu tố sơ đồ và môi trường tự nhiên (vườn trường, các góc lớp, cảnh quan xung quanh trẻ…). Các phương tiện nghệ thuật (tác phẩm văn học, tạo hình, âm nhạc) được sử dụng ở mức độ ít nhất. Qua quan sát, dự giờ các hoạt động KPKH ở các trường, chúng tôi nhận thấy hầu hết các GV chú trọng sử dụng các phương tiện trực quan, tuy nhiên họ chưa thường xuyên sử dụng các loại sơ đồ, mô hình để rèn luyện KNSDSĐ cho trẻ. Các loại sơ đồ mà họ sử dụng vẫn còn nghèo nàn, chủ yếu là sơ đồ vòng đời. Cách sử dụng các sơ đồ vẫn chưa hợp lý, chỉ chú trọng sử dụng trong phần cung cấp kiến thức cho trẻ mà chưa cho trẻ trải nghiệm qua việc xây dựng và đọc hiểu các sơ đồ theo khả năng của mình. Các trò chơi, bài tập đã được GV sử dụng, nhưng việc lựa chọn và sử dụng các trò chơi, bài tập chưa được GV tận dụng để rèn luyện KNSDSĐ cho trẻ mà chỉ thực hiện một cách chiếu lệ. Các môi trường như vườn trường, góc lớp, cảnh quan xung quanh trẻ đã được GV sử dụng nhưng chưa được khai thác để hướng tới rèn luyện KNSDSĐ cho trẻ. Và quan trọng hơn là GV chưa biết kết hợp việc sử dụng các phương tiện một cách hợp lý trong quá trình tổ chức hoạt động nhằm hướng đến mục tiêu chung mà còn rời rạc. 3.3. Thuận lợi và khó khăn của giáo viên mầm non trong rèn luyện kỹ năng sử dụng sơ đồ cho trẻ qua hoạt động khám phá khoa học Hầu hết GV đều cho rằng, thuận lợi lớn nhất đó là “GV được linh hoạt, chủ động, sáng tạo trong lập kế hoạch, xây dựng môi trường phù hợp khả năng của trẻ và tình hình địa phương”. Tất cả các yếu tố khác đều được đánh giá ở mức “không thuận lợi”. Ngược lại, những khó khăn được GV gặp phải nhiều là: Số trẻ trong lớp quá đông, điều 188
- KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2018 | 11/2018 kiện cơ sở vật chất còn hạn chế, không có nhiều thời gian để tổ chức thực hiện và đánh giá. Ngoài ra, các GV cho rằng, họ còn gặp phải một số khó khăn như: Không có nhiều thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu về việc rèn luyện KNSDSĐ cho trẻ; họ chưa kích thích được hứng thú cho trẻ trong khi tổ chức hoạt động; kiến thức và trình độ của GV còn hạn chế. Đặc biệt, đa số GV cho rằng, sự phối hợp của phụ huynh còn rất ít. Như vậy, hiện nay GV đang gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ nói chung, rèn luyện KNSDSĐ cho trẻ nói riêng. Trong đó có những khó khăn về thời gian, hạn chế về nhận thức, cơ sở vật chất… Chính vì vậy, cần có những biện pháp để giải quyết vấn đề này từ phía các nhà lãnh đạo cũng như từ phía GV. 4. KẾT LUẬN KNSDSĐ giúp trẻ tiếp thu tri thức ở dạng khái quát, nhận thức được các mối liên hệ bản chất của sự vật hiện tượng xung quanh; từ đó giải quyết tốt các vấn đề của cuộc sống, là bước chuẩn bị cho sự hình thành và phát triển tư duy logic sau này của trẻ. Bản chất của quá trình hình thành KNSDSĐ ở trẻ MG là quá trình biến đổi những biểu tượng mang tính hỗn đồng thành những biểu tượng ở dạng sơ đồ khái quát qua việc hình thành các thao tác “xây dựng sơ đồ” và đọc hiểu sơ đồ. Hoạt động KPKH ở trường mầm non có lợi thế và ý nghĩa quan trọng đối với việc rèn luyện và phát triển trí tuệ, đặc biệt là KNSDSĐ cho trẻ MG 5-6 tuổi. Vì vậy, các nhà giáo dục cần có biện pháp cụ thể nhằm rèn luyện kỹ năng SDSĐ cho trẻ thông qua các hình thức đa dạng của hoạt động này. Thực tiễn hiện nay cho thấy, mặc dù nhận thức được sự cần thiết của việc rèn luyện KNSDSĐ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, đa số GV vẫn chưa sử dụng các phương pháp, biện pháp, phương tiện một cách hợp lý để khai thác tiềm năng của trẻ và lợi thế của hoạt động KPKH nhằm rèn luyện KNSDSĐ cho trẻ. Vấn đề cấp thiết là cần phải khai thác được các lợi thế của hoạt động KPKH và tiềm năng của trẻ để xây dựng một số biện pháp có tính khoa học, thực tế và khả thi nhằm nâng cao hiệu quả rèn luyện KNSDSĐ cho trẻ. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Birbili, M. (2007). Mapping Knowledge: Concept Maps in Early Childhood Education, http://ecrp.uiuc.edu/v8n2/birbili.html, truy cập ngày 10/12/2017. [2] Trương Thị Khánh Hà (2002). Một quan điểm nghiên cứu sự phát triển tư duy trẻ em lứa tuổi mẫu giáo lớn, Tạp chí Tâm lý học, số 9. [3] Trần Xuân Hương (1994). Sự hình thành tư duy trực quan-sơ đồ ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, Luận án Phó Tiến sĩ Khoa học Sư phạm Tâm lý, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I. [4] Hunter, J., Monroe-Ossi, H., Fountain, Ch. (2010). Young florida naturalist: Concept mapping and science learning of preschool children, Florida institude of education at the University of north Florida, Jacksonville, Florida, USA. [5] Loewenstein, J., Gentner, D. (2001). Spatial Mapping in Preschoolers: Close Comparisons Facilitate Far Mappings, Journal Of Cognition And Development, 2(2), 189-219. [6] N.N. Podiacôp (Lê Thị Ninh dịch) (1987). Nội dung và phương pháp giáo dục trí tuệ cho trẻ mẫu giáo, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. [7] Trần Viết Nhi (2016). Rèn luyện kỹ năng sử dụng sơ đồ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế. [8] Trần Thị Ngọc Trâm, Nguyễn Thị Nga (2010). Các hoạt động Khám phá khoa học của trẻ mầm non, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 189
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKHT 2018 [9] Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Như Mai, Đinh Kim Thoa (1995). Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. [10] A.V. Zaporozhets (Nguyễn Ánh Tuyết dịch) (1987). Những cơ sở giáo dục học mẫu giáo (tập 1, 2), Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Title: THE STATUS OF TRAINING THE SKILL OF USING DIAGRAM FOR PRE-SCHOOLER AGED 5 TO 6 THROUGH SCIENCE DISCOVERY ACTIVITY Abstract: The skill of using diagram is the ability of encoding and decryption to understand attributes and the relationships of phenomena. Which is important capacities of determining the level of visual- scheme thinking, the high stage of visual-image thinking, formed and developed in the 5 to 7 year period. This article presents the status of training the using diagram’s skills for preschool children aged 5-6 of 50 teachers in some pre-schools in Hue city. Research results show that teachers are aware of the necessity of practicing the skills of using diagrams for children. However, teachers have not fully exploited the potential and advantages of this activity in order to training the skill of using diagram to children in the process of organizing science discovery activities Keywords: The skill of using diagram, pre-schoolers, science discovery activities. 190
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thực trạng và giải pháp rèn luyện kỹ năng nghe hiểu trong việc học ngoại ngữ đối với sinh viên không chuyên ở trường đại học – cao đẳng
4 p | 343 | 42
-
Thực trạng và giải pháp rèn luyện kỹ năng nghe hiểu trong việc học ngoại ngữ đối với sinh viên không chuyên ở trường đại học, cao đẳng - Nguyễn Ngọc Ân
4 p | 532 | 19
-
Tiểu luận Phương pháp tổ chức cho trẻ mầm non khám phá môi trường xung quanh: Biện pháp rèn luyện kỹ năng quan sát cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi khám phá khoa học
70 p | 110 | 10
-
Thực trạng rèn luyện kỹ năng ghi nhớ cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi có luật tại trường mầm non Hoa Mai và trường mầm non Phú Cát – thành phố Huế
9 p | 61 | 8
-
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non ở trường Đại học Phú Yên
6 p | 15 | 7
-
Thực trạng đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Đại học FPT Cần Thơ
15 p | 59 | 6
-
Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở các trường trung học cơ sở Huyện Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai
9 p | 8 | 5
-
Thực trạng và biện pháp rèn luyện kĩ năng thoát hiểm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
9 p | 24 | 5
-
Thực trạng rèn luyện kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho sinh viên năm thứ tư trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
9 p | 117 | 5
-
Thực trạng rèn luyện kỹ năng hợp tác của sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
9 p | 107 | 5
-
Thực trạng việc rèn luyện kỹ năng dạy học sinh học cho sinh viên các trường Đại học Sư phạm
5 p | 43 | 4
-
Thực trạng rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh lớp 5 tại các trường tiểu học thành phố Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh
3 p | 9 | 4
-
Rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm: Vài suy nghĩ về thực trạng và giải pháp
7 p | 15 | 3
-
Rèn luyện kỹ năng hướng dẫn học sinh phân tích nội dung tác phẩm văn học cho sinh viên khoa ngữ văn trường ĐHSP
7 p | 43 | 2
-
Thực trạng rèn luyện kỹ năng học tập theo hướng phát huy tính tích cực của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
3 p | 10 | 2
-
Hoạt động rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên ngành Giáo dục mầm non Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk
14 p | 9 | 2
-
Rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên thông qua hoạt động nhóm
4 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn