Thực trạng sản xuất và sâu bệnh hại trên cây hoa cúc tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
lượt xem 2
download
Hoa cúc là một trong những cây trồng chiếm diện tích lớn ở Đà Lạt. Canh tác hoa cúc trong những năm gần đây dần chuyển sang canh tác trong nhà kính. Tuy nhiên, sản suất hoa cúc gặp rất nhiều khó khăn do dịch hại, làm giảm từ 20 - 60% năng suất, cá biệt năm 2019, năng suất giảm từ 60 - 80% với số lần phun thuốc trừ dịch hại lên đến 45 lần/ vụ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực trạng sản xuất và sâu bệnh hại trên cây hoa cúc tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
- THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ SÂU BỆNH HẠI TRÊN CÂY HOA CÚC TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT, TỈNH LÂM ĐỒNG Phạm Hữu Sang, Lê Hoài Bảo Ân, Huỳnh Thị Kim Ngân Viện Khoa học Ứng dụng HUTECH, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Thị Hai TÓM TẮT Hoa cúc là một trong những cây trồng chiếm diện tích lớn ở Đà Lạt. Canh tác hoa cúc trong những năm gần đây dần chuyển sang canh tác trong nhà kính. Tuy nhiên, sản suất hoa cúc gặp rất nhiều khó khăn do dịch hại, làm giảm từ 20 - 60% năng suất, cá biệt năm 2019, năng suất giảm từ 60 - 80% với số lần phun thuốc trừ dịch hại lên đến 45 lần/ vụ. Kết quả điều tra từ năm 2019 - 2020 đã thu thập được 5 loài sâu hại và 10 loài bệnh hại xuất hiện phổ biến trên cây hoa cúc. Trong đó có bọ trĩ, nhện đỏ, dòi đục lá, bệnh đố m đen, đố m vòng và bệnh sọ c thân do virus là dịch hại chính trên cây hoa cúc tại Đà Lạt. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Cây hoa cúc (Chrysanthemum spp.) có xuất xứ từ Trung Quốc, Nhật Bản và là một trong những loại hoa được trồng và sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam. Từ lâu đời, hoa cúc là một phần không thể thiếu trong văn hóa người Việt. Không chỉ được ưa chuộng vì nhiều chủng loại và màu sắc, hoa cúc còn có đặc tính rất bền, tươi lâu, không bị rụng. Vì vậy hoa cúc được tiêu thụ nhiều trên thị trường Việt Nam. Đà Lạt là địa phương có diện tích trồng hoa cúc khá lớn, hơn 70% nông dân ở Đà Lạt trồng hoa cúc, cung cấp cho hơn 80% thị trường hoa cúc cho các tỉnh phía Nam. Tuy nhiên những năm gần đây, nhiều nông dân ở Đà Lạt phải nhổ bỏ cả ruộng vì dịch bệnh gây chết hàng loạt. Bài báo này trình bày kết quả điều tra tình hình sản xuất và dịch hại trên cây hoa cúc tại Đà Lạt. 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Giống hoa: các giống hoa cúc (Chrysanthemum spp.) được trồng ở Đà Lạt. - Điều tra thực trạng sản xuất hoa cúc: tiến hành điều tra phỏng vấn nông dân ở các vùng trồng hoa và rau tại thành phố Đà Lạt. - Đ iều tra tình hình sâu, bệnh hại hoa cúc: điều tra trên 5 ruộ ng ở mỗ i phường. Trên ruộ ng tiến hành điều tra 5 điểm chéo góc. Mỗ i điểm điều tra 10 cây. Ghi nhận sự có mặt và gây hại củ a các loài dịch hại dựa vào sách kỹ thuật trồ ng và chă m sóc hoa cúc (Viện Khoa họ c Nông nghiệp Việt Nam). Cuố i vụ , tiến hành thu mẫu bệnh hại và tác nhân gây bệnh (từ 11/2020 đến 03/2021). 512
- 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Thực trạng sản xuất hoa cúc tại Đ Lạt 3.1.1. Hình thức canh tác Đà Lạt là vùng có khí hậu thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi về khí hậu, Đà Lạt còn thường xuyên chịu ảnh hưởng của một số cơn bão, ấp thấp nhiệt đới và mưa kéo dài. Do đó rất khó có thể kiểm soát được độ ẩm trong đất và phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật dễ bị rửa trôi và gia tăng sự phát triển của sâu bệnh, cuối cùng ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng hoa. Để khắc phục được tình trạng đó, năm 2004 một số nông dân ở Đà Lạt đã tiến hành chuyển hình thức canh tác ở ngoài trời bằng canh tác trong nhà có mái che Plastic (Nhà kính), bước đầu đã mang lại hiệu quả. Sau đó mô hình này được nhân rộng khắp thành phố Đà Lạt. Mô hình trồng hoa trong nhà kính đã giúp người nông dân kiểm soát được thời gian tưới tiêu, hạn chế dịch bệnh. Tuy nhiên, việc phát triển nhà kính ồ ạt như hiện nay đã làm giảm diện tích bề mặt hấp thụ nước mưa, gây tình trạng ngập lụt cho Đà Lạt (vấn đề chưa có trước đây), gây hiệu ứng nhà kinh[2]. So sánh nhiệt độ trung bình giai đoạn 2000 - 2005 đến giai đoạn 2011 - 2015 thì khoảng cách chênh lệch nhiệt độ tăng lên 0,40C. Có sự biến động về nhiệt độ cao nhất, nhiệt độ cao nhất giai đoạn 2000 - 2005 là 18,10C và giá trị này đo được trong giai đoạn 2011 - 2015 là 18,90C sự chênh lệch lên đến 0,90C. Vì vậy, cần phải có chiến lược để quản lý duy trì mảng xanh và phát triển bền vững cho Đà Lạt. 3.2 Tình hình sâu bệnh hại tại địa phương Sâu hại: Sâu hại xuất hiện trên cây hóa cúc tại Đà Lạt bao gồm: Dòi đục lá, rầy cánh phấn, bọ trĩ, rầy xanh, rệp muội, nhện. Trong đó, phổ biến nhất là dòi đục lá và bọ trĩ. Bệnh hại: Bệnh hại xuất hiện khá phong phú trên cây hoa cúc tại Đà Lạt. Kết quả điều tra thể hiện ở bảng 6 cho thấy có những loài bệnh hại phổ biến trên cây hoa cúc, bao gồm: bệnh gỉ sắt, (do nấm), bệnh đốm lá (do nấm), bệnh lở cổ rễ (do nấm), bệnh phấn trắng (do nấm), bệnh đốm vàng (do nấm), bệnh đốm đen (do nấm), bệnh héo vàng (do nấm), bệnh héo xanh vi khuẩn (do vi khuẩn), bệnh khô lá (do virus). 3.2.1 Thành phần sâu bệnh trên hoa cúc tại Đ Lạt. Bảng 1. Thành phân sâu, bệnh hại chính trên cây hoa cúc tại Đà Lạt Tên thường gọi Tên khoa học Mức độ phổ biến Sâu hại 1. Dòi đục lá Lyriomiza sp. +++ 2. Rệp muội Myzuss persicae Sulzer + 3. Bọ phấn trắng Bemisia tabaci + 4. Bọ trĩ Frankliniella occidentalis +++ 5. Nhện đỏ Tetranichus sp. + 513
- Bệnh hai 1. Bệnh lở cổ rễ Rhizoctonia Solani +++ 2. Bệnh gỉ sắt Puccinia Chrysanthemi + 3. Bệnh phấn trắng Oidium Chrysanthemi ++ 4. Bệnh đốm vòng Alternaria sp ++ 5. Bệnh đốm đen Curvularia sp +++ 6. Bệnh thán thư Colletotrichum chrysanthemi +++ 7. Bệnh héo vàng Fusarium sp +++ 8. Bệnh héo xanh vi khuẩn Ralstonia solani + 9. Bệnh khô lá Aphelenchoides ++ ritzemabosi 10. Bệnh sọc thân Tomato spotted wilt +++ Ghi chú: +: Tỷ lệ bệnh 10%; ++: TLB từ 10- 30%; TLB > 30%. So với năm 2019 và 2020 (Thực trạng sản xuất và sâu bệnh hại trên cây hoa cúc tại thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng của Phạm Hữu Sang 2020) [5] thì tình hình dịch hại có một số thay đổi: Rệp muội, bọ phấn trắng, nhện đỏ, bệnh gỉ sắt, bệnh đốm vòng mức độ phổ biến giảm. Bệnh lở cổ rễ, bệnh thán thư và bệnh héo xanh vi khuẩn có mức độ phổ biến tăng. 3.2.2 Một số sâu hại chính trên hoa cúc 3.2.2.1 Bọ tr (Frankliniella occidentalis) Bọ trĩ kích thước rất nhỏ và thường nằm ở mặt dưới của lá nên bằng mắt thường khó nhìn thấy. Chúng chích hút nhựa ở phần lá, đọt non và hoa của cây làm biến dạng lá non, cánh hoa mất sắc tố dẫn đến mất giá trị thẩm mỹ và hoa không đạt chất lượng. Bọ trĩ còn là môi giới truyền bệnh virus cho cây. Bọ trĩ phát triển mạnh trong điều kiện khô và nóng, vòng đời ngắn, sinh sản mạnh và có khả năng kháng thuốc cao nên cẩn luân phiên thay đổi các loại thuốc. Triệu chứng cánh hoa quăn lại, nhạt màu hoặc hoa bị lỗi. 3.2.2.2 Dòi đục lá (Liriomyza sp.) Ruồi trưởng thành có kích thước rất nhỏ, có mắt kép đỏ, có sọc mờ ở 2 hông, đẻ trứng vào dưới biểu bì lá. Ấu trùng dạng dòi không chân, màu trắng trong, phần trước hơi vàng, ăn biểu bì lá, tạo nên những đường đục ngoằn nghèo không cắt nhau. Ấu trùng thường ở ngoài mép lá hoặc chui xuống đất hóa nhộng. Ruồi thường gây hại nặng vào tháng 2 đến tháng 5 hàng năm. Vết hại đầu tiên là những chấm nhỏ màu trắng trên lá (nơi ruồi ăn và đẻ trứng), sau đó xuất hiện những đường đục ngoằn ngoèo màu trắng, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm xâm nhập.Khi bị hại nặng sẽ làm cháy lá, giảm khả năng quang hợp, cây còi cọc và chết, đôi khi làm giảm năng suất.Trưởng thành cái dùng gai đẻ trứng vào dưới biểu bì của lá, mỗi con cái có thể đẻ 250 quả trứng. Sâu non gây hại tạo những đường đục ngoằn ngoèo, màu trắng. Vòng đời trung bình từ 20 - 28 ngày. 514
- 3.2.3 Bệnh hại trên hoa cúc tại Đ Lạt 3.2.3.1 Bệnh đốm đen (Septoria chrysanthemella) Trên lá vết bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ màu nâu đen, về sau vết bệnh lớn lên thành những đốm tròn hoặc bầu dục, đường kính 5 - 10mm. Bệnh nặng các đốm liên kết liền nhau tạo thành vết cháy lớn, trên đó có nhiều chấm nhỏ màu đen (ổ bào tử), lá vàng và rụng, cây sinh trưởng kém, hoa nhỏ. Nguyên nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh, phát triển: Do nấm Septoria chrysanthemella gây ra, Nấm phát triển thích hợp ở nhiệt độ từ 24 - 280C. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cao. Mức độ nhiễm bệnh của các giống cúc có khác nhau. 3.2.3.2 Bệnh thối rễ, thân cây con (Rhizoctonia solani) Bệnh lở cổ rể do nấm Rhizoctonia solani gây ra. Ban đầu vết bệnh chỉ là những chấm nhỏ trên rễ, cổ rễ hoặc phần gốc sát với mặt đất, sau đó phát triển lan rộng dần ra xung quanh. Nếu gặp điều kiện thời tiết thuận lợi thì cổ rễ, rễ già và gốc thân bị hư thối mục, chuyển dần sang màu thâm đen, úng nước hoặc hơi khô, làm cho cây ngã ngang, khi nhổ cây lên sẽ bị đứt gốc, chỗ đứt bị thối nham nhở. Bộ lá vẫn còn xanh nhưng toàn thân đã bị héo rũ, làm cho cây bị chết từng chòm, từng vạt, khuyết cây trên ruộng. Nếu ruộng bị ẩm ướt có thể thấy chỗ bị bệnh phủ một lớp nấm màu trắng. Bệnh thường xuất hiện khi độ ẩm cao và không khí nóng. 3.2.3.3 Bệnh héo vàng (Fusarium sp.) Ban đầu lá cong cuộn lại, héo vàng, sau đó biến thành màu đỏ tía, lá khô và chết, gốc cổ rễ bị thối có màu nâu, vỏ bong ra, khi nhổ cây lên rễ trong đất đứt rời ra. Bệnh do nấm Fusarium sp. lây lan rất nhanh theo nguồn nước tưới và nước mưa, theo cây vào trong đất rồi xâm nhập qua vết thương ở rễ non hoặc vết gãy cuống lá, làm tắc nghẽn mạch dẫn. Cây nhiễm bệnh nặng giai đoạn ra nụ. 3.2.3.4 Bệnh gỉ s t (Puccinia chrysanthemi) Bệnh do nấm Puccinia chrysanthemi gây ra. Bệnh thường xuất hiện trên lá (nhất là những lá già), triệu chứng đầu tiên là những chấm nhỏ màu vàng ở mặt lá, sau đó nổi dần lên thành những cục u nhỏ, bên trong chứa bột màu da cam hoặc nâu đỏ giống như gỉ sắt. Bệnh nặng, lá trở nên vàng úa và rụng sớm, hoa nhỏ, màu sắc hoa kém tươi, cây xơ xác.Bệnh do nấm Puccinia horiana (gỉ sắt có màu trắng) và Puccinia chrysanthemi (gỉ sắt có màu nâu) gây ra. Nấm bệnh tồn tại chủ yếu trên tàn dư vụ trước và phát tán lan truyền trong không khí nhờ gió. Bệnh phát triển mạnh khi gặp điều kiện ẩm độ cao, nhiệt độ từ 18-210C. 3.2.3.5 Bệnh héo xanh vi khuẩn Khi bị nhiễm bệnh cây đột ngột bị héo, cây héo nhưng vẫn giữ được màu xanh vì thế gọi là bệnh héo xanh. Hiện tượng héo xảy ra rất nhanh, chỉ 1 - 2 ngày là cây đã bị héo hoàn toàn. Trên cây những lá non bị héo trước, rồi héo dần ra toàn cây. Nếu dùng dao sắc cắt ngang thân cành, bạn sẽ thấy trên bó mạch dẫn mô gỗ có màu nâu đen, nâu sẫm, kèm dịch màu trắng (vi khuẩn). Bệnh do vi khuẩn Ralstonia solani gây ra, chúng lây lan qua nước tưới, nước mưa, qua hạt giống, qua tuyến trùng nốt sưng hại rễ, qua hoạt động chăm sóc của con người. Việc phòng trị bệnh này khá phức tạp và hiện nay chưa có thuốc đặc trị. 515
- Từ tháng 11 năm 2020 đến tháng 3 năm 2021, đã thu thập được 2 loài sâu hại, 5 bệnh hại trên cây hoa cúc ở vùng Đà Lạt. Trong đó sâu hại hầu hết là sâu chích hút và dòi đục lá. Trong số 5 bệnh hại, có 4 bệnh do nấm và 1 bệnh do vi khuẩn. Các bệnh hại chủ yếu phổ biến và gây hại nặng trên cây hoa cúc là bệnh đốm đen, bệnh héo xanh do vi khuẩn. Kết quả điều tra năm 2005 của Nguyễn Kim Vân [1] Bệnh hại cây hoa lan, hồng, cúc tại vùng Hà Nội và phụ cận năm 2005 cho biết, trên cây hoa cúc ở Hà Nội và vùng phụ cận có 11 bệnh nấm, 1 bệnh vi khuẩn, 1 bệnh virus. Các bệnh hại chủ yếu phổ biến trên cây hoa cúc là và bệnh đốm đen lá, bệnh gỉ sắt, héo gốc, héo vàng, héo xanh vi khuẩn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Kim Vân (2006). Bệnh hại cây hoa Lan, Hồng, Cúc tại vùng Hà Nội và phụ cận năm 2005. Tạp chí Bảo vệ thực vật, số 4 năm 2006, trang 25-28. [2] Phạm Hồng Hải (2017). Thích ứng với biến đổi khí hậu trong trồng trọt của người dân thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng: Nghiên cứu trường hợp tại phường 7. Tạp chí Khoa học Đại học Đà Lạt Tập 7, Số 4, 2017 509–531. [3] Kỹ thuật trồng hoa đồng tiền, cúc, lay ơn (Trung tâm Khuyến Nông Quốc Gia – NXB Nông nghiệp 2006). [4] Phạm Hữu Sang (2020). Thực trạng sản xuất và sâu bệnh hại trên cây hoa cúc tại thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng. 516
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Đóng gói, bảo quản và sử dụng thức ăn - MĐ05: Sản xuất thức ăn hỗn hợp chăn nuôi
106 p | 209 | 51
-
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VÀ KHẢ NĂNG XÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC THUỐC TRỪ SÂU SINH HỌC TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
6 p | 205 | 50
-
Thực trạng đời sống dân cư và hoạt động sản xuất tại các điểm tái định cư thủy điện Sơn La (Kết quả khảo sát tại một số điểm ở huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La)
8 p | 78 | 11
-
Thực trạng canh tác dừa tại tỉnh Bến Tre, Việt Nam
14 p | 7 | 5
-
Đánh giá thực trạng lượng thuốc trừ sâu, phân bón của rau trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa và biện pháp hạn chế
9 p | 58 | 5
-
Hướng dẫn thực hành Lập kế hoạch khuyến nông - ĐH Lâm Nghiệp
37 p | 42 | 4
-
Phát triển sản xuất cây thạch đen trên địa bàn xã Canh Tân, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng
10 p | 8 | 4
-
Thực trạng sản xuất và giải pháp phát triển bền vững cây dong riềng tại huyện Bình Liêu và Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh
9 p | 44 | 3
-
Nhận diện tác động và rủi ro thực hiện kế hoạch rà soát và chuyển đổi rừng phòng hộ ít xung yếu sang rừng sản xuất
18 p | 6 | 3
-
Thực trạng sản xuất, đặc điểm nông sinh học và khả năng chống chịu sâu bệnh hại của giống nếp ngự Sa Huỳnh tại tỉnh Quảng Ngãi
12 p | 12 | 2
-
Kết quả điều tra thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ nhện đỏ Panonychus citri trên cây ăn quả có múi tại các vùng sản xuất trọng điểm (Hòa Bình, Nghệ An, Phú Thọ và Hậu Giang), năm 2013
6 p | 7 | 2
-
Hiện trạng sản xuất và lưu tồn thuốc trừ sâu trong đất, nước trên rau xà lách xoong (Nasturtium offocinale) tại xã Thuận An, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long
10 p | 22 | 2
-
Đánh giá thực trạng sản xuất lâm nghiệp của hộ gia đình tại Tây Nguyên
9 p | 29 | 2
-
Thực trạng sản xuất và sâu bệnh hại trên cây hoa cúc tại thành phố Đ Lạt, Lâm Đồng
6 p | 48 | 2
-
Thực trạng và định hướng phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
7 p | 39 | 2
-
Phát triển sản xuất điều ở tỉnh Bình Phước: Thực trạng và giải pháp
11 p | 52 | 2
-
Quản lý cây giống trồng rừng sản xuất tại tỉnh Đồng Nai
9 p | 68 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn