Thực trạng sử dụng thức ăn nhanh của trẻ mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 4
download
Bài viết phân tích thực trạng sử dụng thức ăn nhanh (TAN) của trẻ mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) từ kết quả nghiên cứu trên 240 trẻ mẫu giáo, 168 phụ huynh và 122 giáo viên, khảo sát trên 10 trường mầm non tại TPHCM. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhận thức của phụ huynh về tác động của TAN đối với cơ thể trẻ là bình thường chiếm 51,19% số ý kiến thu được.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực trạng sử dụng thức ăn nhanh của trẻ mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh
- Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THỨC ĂN NHANH CỦA TRẺ MẦM NON TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Quỳnh Anh, Nguyễn Thị Huyền Chang, Nguyễn Thị Kim Ngọc, Nguyễn Thị Như Thảo (Sinh viên năm 3, Khoa Giáo dục Mầm non) GVHD: ThS Đào Thị Minh Tâm TÓM TẮT Bài viết phân tích thực trạng sử dụng thức ăn nhanh (TAN) của trẻ mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) từ kết quả nghiên cứu trên 240 trẻ mẫu giáo, 168 phụ huynh và 122 giáo viên, khảo sát trên 10 trường mầm non tại TPHCM. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhận thức của phụ huynh về tác động của TAN đối với cơ thể trẻ là bình thường chiếm 51,19% số ý kiến thu được. Qua khảo sát giáo viên một số trường có sử dụng TAN cho trẻ chiếm 56%. Trong khi TAN gây ra nhiều tác hại đối với cơ thể như: béo phì, tim mạch, tiểu đường, thiếu chất dinh dưỡng và các bệnh về đường tiêu hóa… Từ những nhận định thiếu chính xác về tác hại của TAN này có thể dẫn đến sự gia tăng mức độ sử dụng TAN, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mọi lứa tuổi đặc biệt là trẻ em. Từ khóa: thức ăn nhanh, tác hại, trẻ mầm non, phụ huynh trẻ mầm non, mức độ sử dụng. 1. Về thực trạng sử dụng thức ăn nhanh cho trẻ mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh TAN hiện nay được sử dụng rộng rãi trên nhiều đối tượng, đặc biệt là trẻ mầm non. Đứng trước những tiện ích đến từ TAN, mọi người dường như quên mất hoặc không để ý rằng chúng vẫn ẩn chứa những tác hại tiềm tàng. TAN có thể gây ra các bệnh như: béo phì, tim mạch, tiểu đường, thiếu các chất dinh dưỡng và các bệnh về đường tiêu hóa, tổn thương gan, gây nghiện thực phẩm, hen suyễn, giảm trí thông minh, các bệnh về xương khớp và một phát hiện mới đây đó là có thể gây vô sinh ở nam giới. Vì vậy, việc nhận thức về TAN và giúp hạn chế sử dụng chúng là một vấn đề vô cùng cấp thiết. Do mọi người vẫn còn rất thờ ơ với tác hại mà TAN gây ra, không những người lớn mà ngay cả trẻ nhỏ cũng được người lớn cho sử dụng rất nhiều. Trên cơ sở xác định thực trạng sử dụng TAN của trẻ mầm non tại TPHCM, chúng tôi đề xuất một số ý kiến điều chỉnh việc ăn uống của trẻ mầm non một cách khoa học và hợp lí nhằm giúp trẻ phát triển tốt. 176
- Năm học 2016 - 2017 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng khảo sát - 240 trẻ lứa tuổi mẫu giáo (47 trẻ béo phì, 193 trẻ bình thường) tại một số trường mầm non trên địa bàn TPHCM. - 168 Phụ huynh trẻ mầm non. - 122 Giáo viên mầm non. 2.2. Địa bàn khảo sát Chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng tại các trường mầm non tại TPHCM sau: - Trường Mầm non Hoa Mai, Quận 3; - Trường Mầm non 9, Quận 3; - Trường Mầm non 12, Quận 3; - Trường Mầm non Nam Sài Gòn, Quận 7; - Trường Mầm non Hoàng Yến, quận Gò Vấp; - Trường Mầm non Hồng Nhung, quận Gò Vấp; - Trường Mầm non 13, quận Tân Bình; - Trường Mầm non 11, quận Tân Bình; - Trường Mầm non Họa Mi 2, Quận 5; - Trường Mầm non Họa Mi 3, Quận 5. 2.3. Phương pháp nghiên cứu Để nắm được thực trạng sử dụng TAN của trẻ mầm non tại TPHCM, chúng tôi sử dụng các phương pháp: phương pháp nghiên cứu bằng bảng hỏi, phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn và phương pháp thống kê số liệu. 2.4. Quy trình nghiên cứu Bước 1: Được sự giới thiệu của Trường Đại học Sư phạm TPHCM, chúng tôi đến các trường mầm non tiến hành khảo sát giáo viên, phụ huynh và phỏng vấn trẻ bằng hệ thống câu hỏi mà chúng tôi đưa ra. Bước 2: Sau khi có được kết quả khảo sát, chúng tôi tiến hành thống kê, so sánh, phân tích số liệu, lập biểu đồ để có được kết quả khảo sát. Bước 3: Từ kết quả có được chúng tôi đưa ra một số ý kiến, kiến nghị sư phạm. 3. Kết quả nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mức độ yêu thích của trẻ mầm non đối với thức ăn nhanh Theo kết quả nghiên cứu từ việc phỏng vấn 240 trẻ, chúng tôi nhận được kết quả là 235 trẻ thích ăn TAN, chiếm tỉ lệ 97.92 % trên tổng số trẻ và 5 trẻ không thích sử dụng TAN chiếm tỉ lệ rất nhỏ: 2.08 %. Bảng 1. Thực trạng ý kiến của trẻ đối với TAN STT Ý kiến của trẻ đối với TAN Số lượng (n=240) Tỉ lệ (%) 1 Thích ăn TAN 235 97.92 2 Không thích TAN 5 2.08 177
- Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH Theo kết quả từ phiếu hỏi phụ huynh thì trên 168 phụ huynh mà chúng tôi làm khảo sát, có 3 phụ huynh cho biết không thích TAN chiếm tỉ lệ 1.79%, và 165 phụ huynh nói rằng thích sử dụng TAN chiếm 98.21%. Bảng 2. Thực trạng ý kiến của phụ huynh về thái độ yêu thích của trẻ mầm non đối với TAN STT Ý kiến của PH đối với TAN Số lượng (n=168) Tỉ lệ (%) 1 Thích ăn TAN 165 98.21 2 Không thích TAN 3 1.79 Việc sử dụng TAN của trẻ mầm non hiện nay rất phổ biến, theo kết quả khảo sát từ phụ huynh và trẻ, chúng ta đều nhận thấy, tỉ lệ trẻ và phụ huynh không thích ăn ít hơn rất nhiều so với tỉ lệ yêu thích của trẻ và phụ huynh. 3.2. Mức độ sử dụng thức ăn nhanh của phụ huynh cho trẻ Biểu đồ 1. Mức độ sử dụng TAN của phụ huynh cho trẻ mầm non Nhìn vào bảng thống kê mức độ sử dụng TAN trên phụ huynh thì tần suất sử dụng TAN 3-6 lần/tuần chiếm tỉ lệ rất ít chỉ 1.78%. Nhiều nhất là 2-3 lần/ tháng đạt 37.5%. Trung bình 25% là 1-2 lần/tuần, 26.19% 1 lần/tháng và mức độ sử dụng TAN thấp nhất 2-5 lần/6 tháng chiếm 9.52 %. 178
- Năm học 2016 - 2017 Biểu đồ 2. Mức độ sẵn sàng sử dụng TAN của phụ huynh Nhìn vào mức độ sẵn sàng sử dụng TAN của phụ huynh ta nhận thấy hầu hết các phụ huynh đều không sẵn sàng sử dụng TAN, với tỉ lệ lên đến 60.71%. Kết quả trên cho thấy phản ứng khá tích cực vì đa phần phụ huynh đều không sẵn sàng sử dụng TAN thay cho bữa ăn hằng ngày. 3.3. Các yếu tố khiến phụ huynh chọn thức ăn nhanh cho trẻ Dựa vào phiếu khảo sát trên phụ huynh. Chúng tôi thu được kết quả như sau: Biểu đồ 3. Lí do phụ huynh lựa chọn TAN cho trẻ Đa số các phụ huynh đều cho rằng TAN là loại thức ăn tiện dụng (56.55%), số liệu trên nói lên rằng sự lựa chọn TAN của họ chủ yếu là vì sự tiện lợi mà chúng mang lại chứ không phải vì nó cung cấp chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe (5.36%). Ngoài ra, phụ huynh còn rất nhiều lí do khác nhau như đổi khẩu vị, thay đổi không khí, vì bé thích, khi bé bỏ bữa, ăn cho vui, có đồ chơi tặng kèm, sử dụng TAN là nơi để bé tiếp xúc bạn bè... những lí do đó chiếm đến 11,9% số phụ huynh lựa chọn. 179
- Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 3.4. Quan điểm của giáo viên mầm non, phụ huynh trẻ mầm non về thức ăn nhanh Biểu đồ 4. Nhận định của giáo viên mầm non và phụ huynh về TAN Từ kết quả trên, nhóm nghiên cứu chúng tôi nhận thấy rằng đa số giáo viên chỉ xem TAN là đồ ăn cho vui, thay đổi không khí. Chính vì thế nên giáo viên chưa thật sự quan tâm đến tác hại của TAN đối với trẻ mầm non. Từ đó, việc tác động đến phụ huynh về ảnh hưởng của TAN với trẻ cũng chưa được sâu sát. Xét về yếu tố dinh dưỡng, sự lựa chọn của phụ huynh về TAN là thực phẩm giàu dinh dưỡng chiếm 1.79% và không có phụ huynh nào đánh giá TAN là thực phẩm nghèo dinh dưỡng, điều này thể hiện sự kém hiểu biết về tác hại của TAN của phụ huynh. Tỉ lệ % cho rằng TAN là thực phẩm ngon, tiện lợi, có thể thay thế cho bữa ăn chính vẫn còn chiếm khá cao ở cả giáo viên và phụ huynh, điều này cho thấy sự nguy hiểm tiềm ẩn của TAN vẫn chưa được quan tâm và biết đến. Nhận thức về tác hại của TAN đối với trẻ mầm non còn hạn chế. Tuy tỉ lệ rất ít, nhưng vấn đề là vẫn có phụ huynh cho rằng TAN là thực phẩm giàu dinh dưỡng, điều này sẽ trở nên rất đáng lo ngại nếu như tỉ lệ lựa chọn cao hơn trong vài năm tới. Phụ huynh sẽ vô tư cho con mình sử dụng TAN mà không nghĩ đến tác hại của nó. 3.5. Thời gian thường sử dụng thức ăn nhanh, dịp sử dụng thức ăn nhanh của trẻ Dựa theo bảng hỏi phụ huynh với câu hỏi: “Anh/chị thường cho bé ăn TAN vào thời gian nào?”, kết quả mà chúng tôi thu được như sau: 180
- Năm học 2016 - 2017 Biểu đồ 5. Thời gian phụ huynh thường dùng TAN cho trẻ Nhìn vào biểu đồ trên, ta thấy được TAN được phụ huynh sử dụng cho trẻ vào buổi tối chiếm tỉ lệ rất cao, gấp nhiều lần so với các bữa ăn khác trong khi buổi tối là thời điểm trẻ ít vận động nhất trong ngày, năng lượng thu vào nhiều hơn năng lượng mất đi. Điều này có thể làm tồn đọng lượng calo trong cơ thể trẻ, lâu dần dẫn đến bệnh béo phì và các bệnh liên quan khác. 3.6. Tình hình sử dụng thức ăn nhanh tại trường mầm non Biểu đồ 6. Tình trạng sử dụng TAN ở trường mầm non Qua khảo sát 122 giáo viên, chúng tôi nhận được 68 phiếu có sử dụng TAN và 54 phiếu không sử dụng TAN ở trường mầm non. Theo sự trao đổi với giáo viên và ban giám hiệu thì trường chỉ sử dụng TAN cho các bữa tiệc nhẹ, sinh nhật, buffet, các ngày lễ/ lễ hội của trẻ, chứ không sử dụng thường xuyên và không có trong thực đơn bữa ăn chính của trẻ. Đa số thức ăn của trẻ đều do trường tự nấu. Những trường có sử dụng 181
- Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH TAN cho trẻ thì hầu như đều tự chế biến thức ăn cho trẻ, ngay cả các loại TAN trường cũng tự chế biến. Số trường tự nấu thức ăn cho trẻ ăn với tỉ lệ không thấp, nhưng với những trường có sử dụng TAN thì vẫn còn ít hơn 18.04%. Nếu các trường có thể thực hiện nấu đa dạng các món ăn kể cả TAN cho trẻ thì đó là một điều đáng mừng. Vì nếu là TAN, so với việc mua ở cửa hàng bên ngoài thì việc tự chế biến sẽ tốt hơn cho trẻ, trường sẽ có một thực đơn hợp lí với các chất dinh dưỡng cần thiết dành cho trẻ. 3.7. Suy nghĩ của giáo viên và phụ huynh về tác động của thức ăn nhanh đối với cơ thể trẻ Dựa vào bảng khảo sát giáo viên và khảo sát phụ huynh, chúng tôi có những ghi nhận về tác động của TAN đối với cơ thể trẻ qua ý kiến của họ như sau: Biểu đồ 7. Suy nghĩ của giáo viên và phụ huynh về tác động của TAN đối với cơ thể trẻ Số liệu trên cho thấy mức độ nhận thức của phụ huynh và giáo viên về tác hại của TAN. Ở giáo viên thì tỉ lệ % số GVMN cho rằng TAN là có hại cao hơn hẳn so với phụ huynh (cao hơn 7.37%). Đa phần phụ huynh đều nghĩ TAN không có ảnh hưởng gì đến cơ thể trẻ (bình thường) và có cả ý kiến cho rằng TAN rất có lợi đối với cơ thể trẻ. Từ những nhận định thiếu chính xác về tác hại của TAN này có thể dẫn đến sự gia tăng mức độ sử dụng TAN cho mọi lứa tuổi nói chung và trẻ em nói riêng. 3.8. Suy nghĩ của giáo viên và phụ huynh về tác hại của thức ăn nhanh Dựa trên bảng khảo sát giáo viên và phụ huynh, chúng tôi thu nhận được kết quả như sau: 182
- Năm học 2016 - 2017 Biểu đồ 8. Suy nghĩ của giáo viên và phụ huynh về những tác hại do TAN gây ra Ta có thể thấy tỉ lệ % số giáo viên và số phụ huynh cho rằng TAN có thể gây ra béo phì cao nhất và cao gấp nhiều lần các tác hại còn lại. Theo như đã liệt kê ở phần trước thì TAN có thể là nguy cơ gây ra tất cả các bệnh kể trên, nhưng phần nhiều giáo viên và phụ huynh chỉ nghĩ đến các bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì, thiếu chất dinh dưỡng, gây nghiện thực phẩm… điều đó cho thấy mặt hạn chế trong kiến thức về TAN của phụ huynh và giáo viên, ảnh hưởng gián tiếp đến sức khỏe của trẻ. 4. Kết luận Như đã nói, TAN đang từng bước một chiếm lĩnh thị trường thực phẩm. Cơn sốt TAN vẫn đang lớn mạnh và chưa có dấu hiệu sẽ suy giảm. Đối tượng mà TAN đang đang hướng đến thuộc mọi lứa tuổi, trong đó có cả trẻ mầm non. Trẻ lứa tuổi mầm non đang ở trong giai đoạn phát triển toàn diện về mọi mặt, các bộ phận của cơ thể phát triển chưa hoàn chỉnh, vì vậy việc sử dụng TAN không hợp lí có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng và lâu dài cho cơ thể trẻ. Trước sự nguy hại của TAN đối với sự phát triển của trẻ mầm non, chúng tôi đã tiến hành khảo sát về những vấn đề liên quan đến trình trạng này. Kết quả chúng tôi thu được cho thấy hiện nay có rất nhiều trẻ ở lứa tuổi mầm non, cụ thể là trẻ từ 3 – 6 tuổi, sử dụng TAN với sự nhận thức chưa toàn diện của phụ huynh và giáo viên. Đa số PH và giáo viên vẫn chưa nắm rõ những tác hại mà TAN gây ra đối với cơ thể trẻ, vì thế họ còn vô tư trong việc sử dụng TAN cho con em mình. 183
- Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự thảo Thông tư sửa đổi bổ sung một số nội dung Chương trình giáo dục mầm non, (Ban hành kèm theo thông tư số: 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). 2. Bộ Y tế, Viện dinh dưỡng (2016), Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam, Nxb Y học Hà Nội. 3. Đào Thị Minh Tâm (2016), Sinh lí đại cương và sinh lí trẻ em, Nxb Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh. 4. Đào Thị Minh Tâm (2016), Dinh dưỡng trẻ em, Nxb Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh. 5. US National Library of Medicine National Institutes of Health. (2015), The effect of providing nutritional information about fast-food restaurant menus on parents' meal choices for their children, 12/12/2016, 6. PubMed. (2009), What people buy from fast-food restaurants: caloc content and menu item selection, New York City 2007,12/11/2016, 7. Wikipedia. (2016), TAN, 31/12/2016, 8. Caloking. (2017), Calos in French fries, 12/1/2017, 184
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thực trạng và biến đổi trong quản lý và sử dụng đất nông nghiệp của người Hmông ở xã Huổi Tụ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An - Phạm Thị Cẩm Vân
6 p | 91 | 15
-
Thực trạng việc sử dụng các biện pháp khắc phục tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ từ 1 đến 6 tuổi của các phụ huynh hiện nay - TS. Huỳnh Văn Sơn
11 p | 107 | 10
-
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh tại trường Đại học An Giang
11 p | 34 | 6
-
Áp dụng phương pháp nghiên cứu khoa học trong thực hiện luận án tiến sĩ tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân: So sánh giữa cách tiếp cận “truyền thống” và “hiện đại”
8 p | 122 | 6
-
Ảnh hưởng của Islam giáo tới việc giáo dục tiếng Chăm ở Nam bộ
12 p | 69 | 6
-
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng sinh viên nội trú Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
9 p | 80 | 5
-
Thực trạng của việc sử dụng bài tập Vật Lý trong hoạt động bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh Trung học phổ thông Long An
7 p | 74 | 4
-
Thực trạng mức độ sử dụng Internet và mạng xã hội của sinh viên chuyên ngành Giáo dục thể chất trường Đại học Sư phạm Hà Nội
4 p | 32 | 4
-
Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học theo dự án của giảng viên Trường Cao đẳng Sơn La
3 p | 13 | 4
-
Khảo sát đánh giá hiện trạng sử dụng tiếng Anh của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch trong thị trấn Dương Đông, Phú Quốc, Kiên Giang
6 p | 63 | 3
-
Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giáo án của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội
13 p | 32 | 3
-
Thực trạng thực hiện các nội dung cơ bản của văn hóa học đường tại Trường Cao đẳng Sư phạm Long An
6 p | 9 | 3
-
Khảo sát việc học tiếng Anh của công an cấp xã tại thành phố Hồ Chí Minh
9 p | 3 | 2
-
Ebook Lịch sử Bộ đội biên phòng tỉnh Sóc Trăng (1960-2000): Phần 2
121 p | 8 | 2
-
Kỹ năng thiết kế và sử dụng giáo án điện tử tại trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân II
5 p | 46 | 2
-
Giá trị chiến thắng Điện Biên Phủ với việc nâng cao chất lượng giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên ở nước ta hiện nay
10 p | 6 | 2
-
Thực trạng vận dụng dạy học dựa trên dự án ở các trường trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh
10 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn