JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0228<br />
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8C, pp. 92-101<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TRÒ CHƠI NHẰM PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG<br />
BẮT CHƯỚC CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ 3 - 4 TUỔI<br />
<br />
Phạm Thị Hải Yến<br />
Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
<br />
Tóm tắt. Rối loạn phổ tự kỉ (RLPTK) là rối loạn phát triển với những khiếm khuyết phức<br />
tạp thể hiện ở lĩnh vực tương tác xã hội, giao tiếp ngôn ngữ, phi ngôn ngữ và tư duy dập<br />
khuôn. Trẻ RLPTK do thiếu hụt về giao tiếp và tương tác xã hội nên trẻ cũng thể hiện<br />
những thiếu hụt kĩ năng bắt chước trong tương tác và giao tiếp. Việc sử dụng các trò chơi<br />
nhằm phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK là rất cần thiết. Bài báo này nghiên cứu<br />
về thực trạng sử dụng trò chơi nhằm phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK 3 - 4 tuổi<br />
tại 2 trung tâm can thiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.<br />
Từ khóa: Rối loạn phổ tự kỉ, kĩ năng bắt chước, trò chơi.<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Bắt chước đóng vai trò quan trọng trong phát triển nhận thức, hành vi giao tiếp xã hội, đời<br />
sống cũng như các quan hệ cá nhân trong xã hội. Thông qua bắt chước con người có thể học tập<br />
các hành động, cách ứng xử, hành vi, ngôn ngữ, sự tập trung chú ý (chú ý có trước bắt chước), sự<br />
luân phiên, cách chơi,.... từ những người khác. Trẻ RLPTK có khiếm khuyết đặc trưng là kĩ năng<br />
bắt chước. Những khiếm khuyết thể hiện ở những nhiệm vụ khác nhau như chuyển động của cơ thể<br />
mang tính biểu tượng và không biểu tượng, biểu tượng và chức năng sử dụng đồ vật, sự thể hiện<br />
của nét mặt, điệu bộ cử chỉ [8]. Thiếu hụt khả năng bắt chước ảnh hưởng lớn đến quá trình học tập<br />
ngôn ngữ và phát triển của trẻ RLPTK cũng như hòa nhập cộng đồng.<br />
Với trẻ mầm non, chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ, tạo cơ hội cho sự tương tác và giao tiếp<br />
xã hội với bạn cùng trang lứa, làm gia tăng khả năng học tập một cách tự nhiên trong môi trường<br />
hòa nhập, tạo nền tảng cho sự phát triển các kĩ năng. Chơi là một phương tiện trung gian nhằm<br />
giúp trẻ phát triển kĩ năng như tập trung chú ý, quan sát, lắng nghe, bắt chước, luân phiên,... Hoạt<br />
động chơi cũng hỗ trợ sự phát triển của ngôn ngữ, kĩ năng vận động, tương tác xã hội và hiểu biết<br />
cũng như kĩ năng giao tiếp với người khác.<br />
Nhiều công trình nghiên cứu về trò chơi trên thế giới tập trung vào nghiên cứu về lí luận sử<br />
dụng trò chơi vào việc giáo dục cho trẻ RLPTK như: Jannik Beyer & Lone Gammeltoft [5], Lone<br />
Gammeltoft & Marianne SollokNordenhof [6], Julia Moor [7],...<br />
Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về cách thức, biện pháp sử dụng các trò chơi để<br />
giáo dục trẻ khuyết tật như Bùi Thị Lâm (2011) [1], Trần Thị Minh Thành (2013) [3], Nguyễn<br />
<br />
Ngày nhận bài: 25/7/2015. Ngày nhận đăng: 7/9/2015.<br />
Tác giả liên lạc: Phạm Thị Hải Yến, địa chỉ e-mail: yenphamhai12@gmail.com<br />
<br />
<br />
<br />
92<br />
Thực trạng sử dụng trò chơi nhằm phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 3 - 4 tuổi<br />
<br />
<br />
Minh Phượng (2015) [2],. . . . Các nghiên cứu trên chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu trò chơi học tập,<br />
tổ chức, hướng dẫn cách chơi cho trẻ khiếm thính, trẻ khuyết tật trí tuệ. Việc nghiên cứu sử dụng<br />
trò chơi nhằm phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK rất cần thiết nhưng hầu như chưa có<br />
công trình nào nghiên cứu về lĩnh vực này ở Việt Nam. Vì vậy chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu<br />
về Thực trạng sử dụng trò chơi nhằm phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK 3 - 4 tuổi tại 2<br />
trung tâm can thiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.<br />
<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Những vấn đề chung về tổ chức khảo sát<br />
Mục đích khảo sát: Tìm hiểu thực trạng sử dụng trò chơi nhằm phát triển kĩ năng bắt chước<br />
cho trẻ RLPTK 3 - 4 tuổi.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp điều tra, quan sát, phỏng vấn sâu các giáo viên về<br />
vai trò của dạy kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK 3 - 4 tuổi, việc sử dụng trò chơi nhằm phát triển<br />
kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK và biện pháp sử dụng trò chơi nhằm phát triển kĩ năng bắt chước<br />
cho trẻ RLPTK.<br />
Nội dung khảo sát bao gồm: Nhận thức của giáo viên về vai trò của việc dạy kĩ năng bắt<br />
chước cho trẻ RLPTK và việc sử dụng trò chơi phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK 3 -<br />
4 tuổi; các nguồn trò chơi để phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK; cơ sở trò chơi để phát<br />
triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK; mức độ kĩ năng bắt chước cũng như việc sử dụng trò chơi<br />
để phát triển kĩ năng bắt chước của trẻ RLPTK; những khó khăn khi tổ chức trò chơi để phát triển<br />
kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK.<br />
Thời gian khảo sát: Từ tháng 1 - 4 năm 2015.<br />
Khách thể khảo sát: Khảo sát thực trạng sử dụng trò chơi nhằm phát triển kĩ năng bắt chước<br />
cho trẻ RLPTK 3 - 4 tuổi.<br />
Đối tượng khảo sát: 30 giáo viên tại 2 trung tâm can thiệp sớm trên địa bàn Hà Nội.<br />
<br />
Bảng 1. Trình độ đào tạo của giáo viên<br />
Stt Trình độ Số lượng Tỉ lệ (%)<br />
1 Thạc sĩ 6 20<br />
2 Cử nhân 21 70<br />
3 Cao đẳng 3 10<br />
4 Trung cấp 0 0<br />
<br />
<br />
Bảng 2. Kinh nghiệm dạy trẻ RLPTK của giáo viên<br />
Stt Số năm Số lượng Tỉ lệ (%)<br />
1 2 năm 0 0<br />
2 3 năm 2 6,7<br />
3 4 năm 3 10<br />
4 5 năm 7 23,3<br />
5 Trên 5 năm 18 60<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
93<br />
Phạm Thị Hải Yến<br />
<br />
<br />
Trình độ của các giáo viên là thạc sĩ chiếm 20%, cử nhân chiếm 70%, cao đẳng chiếm 10%<br />
và không có hệ trung cấp. Giáo viên có số năm kinh nghiệm công tác trong ngành giáo dục đặc<br />
biệt từ 5 năm chiếm 83,3%. Giáo viên có trình độ về giáo dục đặc biệt và kinh nghiệm dạy trẻ<br />
RLPTK từ 5 năm trở lên chính là điều kiện thuận lợi để can thiệp và hỗ trợ cho trẻ RLPTK.<br />
<br />
2.2. Kết quả khảo sát thực trạng<br />
2.2.1. Thực trạng sử dụng trò chơi phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK<br />
* Nhận thức của giáo viên về mức độ quan trọng của việc dạy kĩ năng bắt chước cho trẻ<br />
RLPTK 3 - 4 tuổi<br />
100% giáo viên được hỏi ý kiến đều cho rằng việc dạy kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK<br />
3 - 4 tuổi là quan trọng, trong đó có 76,7% giáo viên cho rằng việc dạy kĩ năng bắt chước cho trẻ<br />
RLPTK 3 - 4 tuổi là hết sức quan trọng. Điều này rất có ý nghĩa, chứng tỏ các giáo viên đều có<br />
quan điểm đúng đắn về vấn đề dạy kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK 3 - 4 tuổi, giúp trẻ có thể<br />
rèn luyện khả bắt chước tốt hơn, từ đó phát triển khả năng giao tiếp cũng như tương tác của trẻ<br />
RLPTK.<br />
* Nhận thức của giáo viên về cách thức phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Nhận thức của giáo viên về cách thức phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK<br />
<br />
Biểu đồ trên đã thể hiện cách thức mà giáo viên thường sử dụng để phát triển kĩ năng bắt<br />
chước cho trẻ RLPTK. Khi phỏng vấn sâu các giáo viên thì chúng tôi nhận được ý kiến rằng việc<br />
cho trẻ tham gia vào các trò chơi đã bao gồm việc giao tiếp với trẻ, thao tác với đồ vật, đồ chơi<br />
cũng như cho trẻ tương tác với các bạn. Thông qua việc giáo viên cho trẻ tham gia vào các trò chơi,<br />
trẻ sẽ tương tác với bạn, hay được thao tác với đồ vật thì trẻ sẽ học bắt chước nhanh hơn, tốt hơn.<br />
* Nhận thức của giáo viên về vai trò của trò chơi đối với sự phát triển kĩ năng bắt chước<br />
cho trẻ RLPTK<br />
Hầu hết các giáo viên được hỏi ý kiến đều cho rằng việc sử dụng trò chơi nhằm phát triển kĩ<br />
năng bắt chước cho trẻ RLPTK là quan trọng. Giáo viên cho rằng sử dụng trò chơi để dạy kĩ năng<br />
bắt chước cho trẻ RLPTK mang lại hiệu quả dạy học cao, học sinh hứng thú và tiếp thu bài dễ hơn,<br />
nhưng thực tế một số giáo viên lại không có nhiều thời gian để nghĩ ra các trò chơi cho học sinh,<br />
tài liệu tham khảo thì rất ít. Vì vậy, việc sử dụng trò chơi nhằm phát triển kĩ năng bắt chước là rất<br />
quan trọng và cần thiết.<br />
<br />
94<br />
Thực trạng sử dụng trò chơi nhằm phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 3 - 4 tuổi<br />
<br />
<br />
* Nhận thức của giáo viên về sử dụng trò chơi để phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ<br />
RLPTK<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Nhận thức của giáo viên về sử dụng trò chơi<br />
nhằm phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK<br />
<br />
Có 56,7% giáo viên thường xuyên sử dụng trò chơi để dạy kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK,<br />
33,3% thỉnh thoảng sử dụng trò chơi để dạy kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK, còn 10% giáo viên<br />
để dạy kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK cho thấy các giáo viên cũng đã nhận thức được tầm<br />
quan trọng của trò chơi tới sự phát triển kĩ năng bắt chước, tương tác xã hội, giao tiếp xã hội. Khi<br />
phỏng vấn sâu các giáo viên về việc thỉnh thoảng sử dụng trò chơi để dạy kĩ năng bắt chước cho<br />
trẻ RLPTK là do giáo viên không có nhiều thời gian để chuẩn bị trò chơi, sưu tầm trò chơi. Những<br />
giáo viên không bao giờ sử dụng trò chơi để dạy kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK là do giáo viên<br />
gặp khó khăn trong kĩ năng tổ chức trò chơi.<br />
* Đánh giá của giáo viên về hệ thống trò chơi phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK<br />
hiện nay<br />
Hiện nay hệ thống trò chơi để phát triển kĩ năng bắt chước trong giao tiếp cho trẻ RLPTK<br />
còn thiếu và cần xây dựng thêm.<br />
Hầu hết các giáo viên sử dụng trò chơi dạy kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK từ các nguồn<br />
tham khảo khác hoặc sưu tầm từ sách, báo, internet. Các trò chơi do giáo viên tự thiết kế còn ít.<br />
Thực tế này dẫn đến hiệu quả tổ chức trò chơi không đạt hiệu quả như mong muốn.<br />
* Những lưu ý của giáo viên khi tổ chức trò chơi cho trẻ RLPTK<br />
Có 76,7% giáo viên cho rằng khi thiết kế trò chơi nên chú ý đến khả năng tham gia trò chơi<br />
của trẻ. Khả năng tham gia trò chơi của trẻ vô cùng quan trọng khi giáo viên tổ chức trò chơi cho<br />
trẻ. Nếu trò chơi không phù hợp với khả năng của trẻ thì trẻ không chơi được trò chơi và như vậy<br />
mục tiêu phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK bằng trò chơi sẽ không thực hiện được. Vì<br />
vậy, để tổ chức trò chơi cho trẻ RLPTK một cách có hiệu quả thì việc xem xét khả năng thực hiện<br />
trò chơi cũng như mức độ tham gia và thực hiện trò chơi của trẻ RLPTK là cần thiết.<br />
Có 46,7% giáo viên chú trọng đến nội dung trò chơi khi tổ chức trò chơi cho trẻ RLPTK.<br />
Nội dung trò chơi phong phú, hấp dẫn sẽ thu hút sự chú ý tập trung và bắt chước của trẻ vào trò<br />
chơi. Tuy nhiên, hình thức tổ chức trò chơi và thời gian thực hiện trò chơi cũng rất quan trọng vì<br />
hình thức tổ chức trò chơi, thời gian tổ chức và điều kiện tiến hành thực hiện trò chơi có phù hợp<br />
với trẻ thì trẻ mới có thể tham gia vào trò chơi một cách tích cực và dễ dàng tham gia vào trò chơi.<br />
<br />
95<br />
Phạm Thị Hải Yến<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Những lưu ý của giáo viên khi tổ chức trò chơi cho trẻ RLPTK<br />
<br />
<br />
* Nhận thức của giáo viên về hình thức tổ chức trò chơi nhằm phát triển kĩ năng bắt chước<br />
cho trẻ RLPTK<br />
Các hình thức giáo viên sử dụng gồm: hình thức cả lớp, theo nhóm và cá nhân. Tuy nhiên,<br />
mức độ sử dụng của các hình thức là khác nhau. Đa số các giáo viên thường xuyên sử dụng hình<br />
thức cá nhân (86,7%) và nhóm (66,7%). Hai hình thức này được đánh giá là có hiệu quả với việc<br />
dạy kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK. Hai hình thức này dễ thực hiện trong giờ học cũng như<br />
trong các hoạt động ngoại khóa. Điều này có ý nghĩa hơn trong việc phát triển kĩ năng bắt chước<br />
cho trẻ RLPTK.<br />
Hình thức cả lớp hầu như các giáo viên ít sử dụng (63,3%) vì theo các giáo viên tại 2 cơ sở<br />
cho biết việc thực hiện đối với cả lớp là rất khó vì không có thời gian, điều kiện tổ chức, không<br />
gian lớp học hạn chế và hai cơ sở này chủ yếu là can thiệp cá nhân nên số lượng học sinh theo lớp<br />
học hầu như không có.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Nhận thức của giáo viên về hình thức tổ chức trò chơi<br />
nhằm phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK<br />
<br />
96<br />
Thực trạng sử dụng trò chơi nhằm phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 3 - 4 tuổi<br />
<br />
<br />
Việc tổ chức của các giáo viên có lợi thế ở chỗ giáo viên có thể phát triển kĩ năng bắt chước<br />
không chỉ cho trẻ RLPTK mà thông qua nhóm sẽ tạo điều kiện cho trẻ cơ hội tham gia tích cực<br />
hơn. Trẻ có thể vận dụng các kĩ năng học được từ các tiết học cá nhân để có thể tham gia tương tác<br />
với các bạn trong nhóm.<br />
Nếu không tổ chức cho trẻ ở hình thức lớp học, khi trẻ bước vào giai đoạn tiểu học, trẻ sẽ<br />
khó hòa nhập với các nhóm lớn hay các bạn trong lớp. Vì vậy, khi phát triển các kĩ năng cho trẻ<br />
RLPTK thì giáo viên phải kết hợp hài hòa giữa các hình thức để đạt hiệu quả tốt nhất.<br />
* Đánh giá của giáo viên về điểm mạnh và hạn chế của trẻ RLPTK khi tham gia trò chơi<br />
Qua điều tra cho thấy có 53,3% giáo viên cho rằng những hạn chế của trẻ RLPTK dẫn đến<br />
những khó khăn khi tổ chức trò chơi. Các giáo viên cho rằng, trẻ RLPTK do có khó khăn về giao<br />
tiếp xã hội, không thích tương tác với người khác, có kĩ năng xã hội kém, không hợp tác với giáo<br />
viên và các bạn. Một số trẻ có vấn đề về hành vi như mất tập trung, hay cáu giận cũng như có<br />
nhiều trẻ chỉ thích chơi một số trò chơi nhất định, không chịu tham gia các trò chơi khác.<br />
Khi đánh giá điểm mạnh của trẻ RLPTK, một số giáo viên (26,7%) nhận định: trẻ RLPTK<br />
hứng thú với trò chơi và đáp ứng với môi trường chơi, biết tham gia vào trò chơi khi giáo viên khởi<br />
xướng và khuyến khích.<br />
* Đánh giá của giáo viên về việc tổ chức các trò chơi nhằm phát triển kĩ năng bắt chước<br />
cho trẻ RLPTK<br />
Bảng 3. Mức độ tổ chức các trò chơi nhằm phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK<br />
Mức độ<br />
Thứ<br />
Stt Nội dung Thường xuyên Thỉnh thoảng Ko bao giờ X<br />
bậc<br />
SL % SL % SL %<br />
1 Trò chơi với đồ vật 20 66,7 6 20,0 4 13,3 2,5 1<br />
Trò chơi đóng vai theo<br />
2 8 26,7 12 40,0 10 33,3 1,9 5<br />
chủ đề<br />
3 Trò chơi xây dựng 12 40,0 11 36,7 7 23,3 2,2 3<br />
4 Trò chơi có luật 10 33,3 11 36,7 9 30,0 2,0 4<br />
5 Trò chơi vận động 17 56,7 9 30,0 4 13,3 2,4 2<br />
<br />
Hầu hết các giáo viên cho rằng, do đặc điểm của trẻ RLPTK nên trò chơi được tổ chức<br />
nhiều nhất nhằm phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK là trò chơi với đồ vật (chiếm 66,7%,<br />
X = 2,5, bậc 1), tiếp đó là trò chơi vận động (chiếm 56,7%, X = 2,4, bậc 2), trò chơi xây dựng,<br />
đóng vai, có luật. Do đặc điểm của trẻ RLPTK là tương tác với đồ vật tốt hơn. Vì vậy, giáo viên sử<br />
dụng các trò chơi với đồ vật và trò chơi vận động nhiều hơn. Đây là những trò chơi đòi hỏi có sự<br />
bắt chước những hành động, cử chỉ, điệu bộ, âm thanh và lời nói....<br />
* Mức độ sử dụng các biện pháp phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK thông qua<br />
việc sử dụng trò chơi<br />
Từ việc điều tra mức độ sử dụng các biện pháp phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK<br />
thông qua việc sử dụng trò chơi cho thấy:<br />
Giáo viên quan tâm nhất là biện pháp hướng dẫn, làm mẫu cụ thể, chi tiết với 100% giáo<br />
viên sử dụng biện này (xếp bậc 1, X = 3đ). Thông qua hướng dẫn, làm mẫu cụ thể, trẻ có thể tiếp<br />
nhận nguyên vẹn hành động trong trò chơi đó. Với trẻ RLPTK việc làm mẫu là vô cùng quan trọng<br />
<br />
97<br />
Phạm Thị Hải Yến<br />
<br />
<br />
vì nó cụ thể, dễ dàng tái tạo lại trò chơi và bắt chước nhanh hơn. Tiếp đến là biện pháp lựa chọn trò<br />
chơi mang tính tương tác, bắt chước (xếp bậc 2 với X = 2,97đ). Trẻ RLPTK không thích tương tác<br />
với người khác nên giáo viên lựa chọn những trò chơi mang tính tương tác, bắt chước phù hợp với<br />
trẻ sẽ thu hút được sự chú ý của trẻ, trẻ sẽ tham gia và bắt chước một cách tốt nhất. Xếp bậc 3 là<br />
biện pháp Can thiệp cá nhân rồi hướng dẫn trẻ vào nhóm (X = 2,87đ) vì mỗi trẻ RLPTK có những<br />
khả năng tham gia trò chơi khác nhau nên giáo viên phải xem xét khả năng, khó khăn của từng trẻ<br />
để giúp đỡ và hướng dẫn học sinh trong nhóm. Xếp bậc 4 là biện pháp tổ chức trò chơi trong giờ<br />
hoạt động tự do (X = 2,73đ). Xếp bậc 5 là biện pháp thu hút sự tập trung chú ý của trẻ với (X =<br />
2,6đ). Các giáo viên sử dụng biện pháp này nhằm thu hút sự chú ý của trẻ vào hoạt động vui chơi<br />
và học tập. Xếp bậc 6 là biện pháp khuyến khích, động viên, khen thưởng trẻ (X = 2,53đ). Biện<br />
pháp này chưa được các giáo viên quan tâm và sử dụng nhiều. Nhưng biện pháp này có ý nghĩa rất<br />
lớn với trẻ RLPTK. Giáo viên khuyến khích, động viên, khen thưởng trẻ để tạo cho trẻ động lực,<br />
cổ vũ, khích lệ trẻ để trẻ có thể làm tốt nhiệm vụ. Từ đó, trẻ sẽ tự tin hơn khi tham gia vào các trò<br />
chơi và hoạt động vui chơi cùng các bạn. Xếp bậc 7 là xây dựng nhóm bạn bè (X = 2,4đ). Trong<br />
nhóm bạn bè, trẻ RLPK có thể tham gia trò chơi cùng với các bạn khác. Vì thế, việc xây dựng<br />
nhóm bạn thân quen để trẻ có thể chơi, tương tác và học bắt chước từ các bạn là rất quan trọng.<br />
Các giáo viên hiện chưa quan tâm cũng như tiến hành thực hiện biện pháp này. Xếp cuối cùng là<br />
biện pháp hướng dẫn trò chơi bằng cách xem băng mẫu (X = 2,27đ). Đặc điểm của trẻ RLPTK là<br />
ghi nhớ hình ảnh tốt nên việc cho trẻ xem video hướng dẫn về trò chơi giúp trẻ tiếp nhận trò chơi<br />
một cách đầy đủ và tiếp cận công nghệ hiện đại.<br />
<br />
Bảng 4. Mức độ sử dụng các biện pháp phát triển kĩ năng bắt chước<br />
cho trẻ RLPTK thông qua việc sử dụng trò chơi<br />
Mức độ<br />
Điểm Thứ<br />
Stt Biện pháp Thường xuyên Thỉnh thoảng Ko bao giờ<br />
TB bậc<br />
Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ<br />
SL SL SL<br />
(%) (%) (%)<br />
1 Thu hút sự chú ý của trẻ 19 63,3 10 33,3 1 3,33 2,6 5<br />
Hướng dẫn trò chơi bằng<br />
2 14 46,7 10 33,3 6 20 2,27 8<br />
cách xem băng mẫu<br />
Hướng dẫn, làm mẫu cụ<br />
3 30 100 0 0 0 0 3 1<br />
thể, chi tiết<br />
Lựa chọn trò chơi mang<br />
4 29 96,7 1 3,33 0 0 2,97 2<br />
tính tương tác, bắt chước<br />
5 Xây dựng nhóm bạn bè 17 56,7 8 26,7 5 16,7 2,4 7<br />
Khuyến khích, động<br />
6 20 66,7 6 20 4 13,3 2,53 6<br />
viên, khen thưởng trẻ<br />
Tổ chức trò chơi trong<br />
7 24 80 4 13,3 2 6,67 2,73 4<br />
giờ hoạt động tự do<br />
Can thiệp cá nhân rồi<br />
8 27 90 2 6,67 1 3,33 2,87 3<br />
hướng dẫn trẻ vào nhóm<br />
<br />
Kết quả điều tra cho thấy giáo viên thường quan tâm đến những biện pháp khi tổ chức trò<br />
chơi cho trẻ RLPTK như hướng dẫn, làm mẫu chi tiết, lựa chọn trò chơi mang tính tương tác, bắt<br />
<br />
98<br />
Thực trạng sử dụng trò chơi nhằm phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 3 - 4 tuổi<br />
<br />
<br />
chước, can thiệp cá nhân rồi hướng dẫn trẻ vào nhóm, tổ chức trò chơi trong giờ hoạt động tự do<br />
mà chưa thực sự quan tâm đến các biện pháp khuyến khích, động viên, khen thưởng trẻ, xây dựng<br />
nhóm bạn bè, hướng dẫn trò chơi bằng cách xem băng mẫu. Các biện pháp này đều có mối quan<br />
hệ tương hỗ với nhau. Nếu giáo viên sử dụng kết hợp các biện pháp trong việc tổ chức trò chơi cho<br />
trẻ RLPTK thì hiệu quả sẽ rất cao.<br />
* Những khó khăn của giáo viên khi tổ chức trò chơi nhằm phát triển kĩ năng bắt chước cho<br />
trẻ RLPTK<br />
Khó khăn lớn nhất mà giáo viên gặp phải khi tổ chức trò chơi là khó khăn do thiếu trò chơi,<br />
thiếu sách, tài liệu hướng dẫn cụ thể là 83,3% (X = 2,8, xếp bậc 1). Khó khăn này xuất phát từ<br />
việc vấn đề RLPTK còn tương đối mới ở Việt Nam cũng như các trường, trung tâm. Vì vậy, hệ<br />
thống các trò chơi, sách, cũng như tài liệu hướng dẫn cụ thể còn ít. Khó khăn này đòi hỏi chúng<br />
ta phải sưu tầm, thiết kế, xây dựng các trò chơi, tài liệu hướng dẫn cụ thể về cách tổ chức trò chơi<br />
nhằm phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK một cách cụ thể, chi tiết. Tiếp đến là khó khăn<br />
về kĩ năng tổ chức trò chơi chiếm 60% (X = 2,53đ, xếp bậc 2). Khó khăn này đòi hỏi chúng ta tăng<br />
cường các lớp bồi dưỡng năng lực tổ chức trò chơi cho giáo viên. Kết quả cho thấy giáo viên gặp ít<br />
khó khăn hơn về cơ sở vật chất chiếm 56,7% (X = 2,4đ, xếp bậc 3). Giáo viên hầu như không gặp<br />
khó khăn về việc trẻ không hứng thú, không có khả năng học bằng phương pháp trò chơi chiếm<br />
46,7% (X = 2,33đ, xếp bậc 4). Hầu hết các giáo viên cho rằng trẻ sẽ hứng thú với các trò chơi nếu<br />
giáo viên lựa chọn trò chơi hấp dẫn, phù hợp với khả năng của trẻ. Có 30% giáo viên cho rằng ít<br />
khó khăn trong việc không có thời gian tổ chức trò chơi (X =1,87đ, xếp bậc 5). Các giáo viên cũng<br />
cho rằng việc xây dựng hệ thống trò chơi cho trẻ RLPTK cũng chiếm khá nhiều thời gian. Vì vậy,<br />
để tổ chức trò chơi nhằm phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK đạt hiệu quả tốt hơn, chúng<br />
ta nên bồi dưỡng giáo viên về phương pháp tổ chức trò chơi, nâng cao năng lực tổ chức trò chơi,<br />
cung cấp tài liệu hướng dẫn tổ chức trò chơi cũng như bổ sung đồ chơi.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5. Những khó khăn của giáo viên trong quá trình tổ chức trò chơi<br />
nhằm phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK<br />
<br />
<br />
<br />
99<br />
Phạm Thị Hải Yến<br />
<br />
<br />
3. Kết luận<br />
Về nhận thức, các giáo viên đều thấy được tầm quan trọng của kĩ năng bắt chước, cách thức<br />
phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK 3 - 4 tuổi, tầm quan trọng của trò chơi cũng như tác<br />
dụng của các trò chơi đó. Tuy nhiên, trong thực tế do điều kiện khách quan và chủ quan từ phía<br />
giáo viên, các giáo viên lại chưa sử dụng thường xuyên và cân đối các loại trò chơi trong quá trình<br />
phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK.<br />
Hiện nay, hệ thống trò chơi nhằm phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK được giáo<br />
viên đánh giá là thiếu và cần xây dựng thêm. Hầu hết các giáo viên đều tổ chức các trò chơi nhằm<br />
phát triển kĩ năng bắt chước do tham khảo các giáo viên khác, việc sưu tầm từ các sách, báo,<br />
internet và sử dụng các trò chơi do chuyên gia trị liệu - can thiệp cung cấp và trò chơi giáo viên tự<br />
thiết còn ít.<br />
Các trò chơi nhằm phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK 3 - 4 tuổi đã được giáo viên<br />
thiết kế dựa trên các yếu tố: khả năng tham gia trò chơi của trẻ RLPTK, nội dung của trò chơi, hình<br />
thức tổ chức trò chơi, điều kiện tiến hành trò chơi và thời gian thực hiện trò chơi.<br />
Như vậy, đa số giáo viên cho rằng khi thiết kế trò chơi nên chú ý đến khả năng tham gia trò<br />
chơi của trẻ. Khi giáo viên thiết kế trò chơi phù hợp với khả năng của trẻ thì sẽ đạt được mục tiêu<br />
cũng như hiệu quả trong phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK.<br />
Khi tổ chức trò chơi nhằm phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK, khó khăn lớn nhất<br />
mà giáo viên gặp phải là khó khăn do thiếu trò chơi, thiếu sách, tài liệu hướng dẫn cụ thể và kĩ<br />
năng tổ chức trò chơi. Những khó khăn này đòi hỏi cần phải thiết kế những tài liệu hướng dẫn tổ<br />
chức trò chơi nhằm phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK một cách cụ thể, chi tiết, đồng thời<br />
phải tăng cường các lớp bồi dưỡng năng lực tổ chức trò chơi cho giáo viên. Xuất phát từ những<br />
khó khăn trên, theo các giáo viên để việc tổ chức trò chơi nhằm phát triển kĩ năng bắt chước cho<br />
trẻ RLPTK đạt hiệu quả cao hơn, cần phải cải thiện những điều kiện sau: Nâng cao kĩ năng tổ chức<br />
trò chơi, cung cấp tài liệu hướng dẫn tổ chức trò chơi, bồi dưỡng giáo viên về phương pháp tổ chức<br />
trò chơi, thời gian, hình thức tổ chức trò chơi. Thực tế này đòi hỏi chúng ta phải nhìn nhận và có<br />
hướng giải quyết để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ RLPTK.<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
[1] Bùi Thị Lâm, 2011. Tổ chức trò chơi nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo khiếm thính<br />
3 - 4 tuổi ở trường mầm non. Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.<br />
[2] Nguyễn Minh Phượng, 2015. Xây dựng và sử dụng trò chơi học tập để dạy học vần cho học<br />
sinh khiếm thính học lớp 1 hòa nhập. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội,<br />
Volume 60, Number 6BC, 2015, tr. 210-216.<br />
[3] Trần Thị Minh Thành, 2013. Một số biện pháp tổ chức trò chơi xây dựng nhằm phát triển<br />
tính sáng tạo cho trẻ khuyết tật trí tuệ 5-6 tuổi. Tạp chí khoa học, Trường Đại học Sư phạm<br />
Hà Nội, Vol. 58số 1, tr. 120-129.<br />
[4] Nguyễn Thị Hoàng Yến và cộng sự, 2014. Nghiên cứu biện pháp can thiệp sớm và giáo dục<br />
hoà nhập cho trẻ tự kỉ ở nước ta hiện nay và trong giai đoạn 2011 - 2020. Đề tài khoa học độc<br />
lập cấp Nhà nước (Mã số: 11/2011/ĐTĐL).<br />
[5] Jannik Beyer & Lone Gammeltoft, 1999. Autism and Play, Nxb Jessica Kingsley.<br />
<br />
100<br />
Thực trạng sử dụng trò chơi nhằm phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 3 - 4 tuổi<br />
<br />
<br />
[6] Lone Gammeltoft & Marianne SollokNordenhof, 2007. Autism, Play and Social Interaction,<br />
Nxb Jessica Kingsley.<br />
[7] Julia Moor, 2008. Playing, Laughing and Learning with Children on the Autism Spectrum.<br />
Nxb Jessica Kingsley.<br />
[8] Rogers, S. J., Ian Cook & Adrienne Meryl., 2005. Handbook of Autism & Pervasive<br />
Developmental Disorder. John Willey & Sons, Inc.<br />
<br />
<br />
ABSTRACT<br />
Methods for using play to develop imitation skill for the autistic<br />
Autism is a developmental disorder with complex defects that hinder good social<br />
interaction, verbal and communication non-verbal language, and is sometimes characterized by<br />
stereotyped thinking. Autism limits communication and social interaction and so children might<br />
also lack imitation and communication skills. The use of play to develop imitation skills is<br />
necessary. In this paper, we look at the use of play to develop imitation skills among autistic<br />
children aged 3 - 4 in two intervention centers in Hanoi.<br />
Keywords: Autism, imitation skill, plays.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
101<br />