intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng sức khỏe tâm thần ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

63
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở (THCS), đây được coi là thời kì phát triển phức tạp nhất. Đồng thời là giai đoạn khiến học sinh (HS) THCS dễ nảy sinh, có các vấn đề về sức khoẻ tâm thần (SKTT). Việc quan tâm đến SKTT cho HS THCS là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng sức khỏe tâm thần ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở

  1. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN | 12/2019 THỰC TRẠNG SỨC KHỎE TÂM THẦN Ở LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ HỒ THỊ HÃO Khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế, Đại học Huế Tóm tắt: Ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở (THCS), đây được coi là thời kì phát triển phức tạp nhất. Đồng thời là giai đoạn khiến học sinh (HS) THCS dễ nảy sinh, có các vấn đề về sức khoẻ tâm thần (SKTT). Việc quan tâm đến SKTT cho HS THCS là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng. Bảng kiểm kê hành vi ở trẻ em từ 6 đến 18 tuổi (Youth Self Report - YRS) của Achenbach đã được sử dụng để tìm hiểu thực trạng SKTT của học sinh THCS. Nghiên cứu tiến hành trên 278 HS được lựa chọn ngẫu nhiên từ khối 8 và khối 9. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ HS có nguy cơ về các vấn đề SKTT và HS có các vấn đề về SKTT ở mức độ khá cao. Tỉ lệ HS có những hành vi hướng nội cao hơn hướng ngoại. Than phiền cơ thể và lo âu trầm cảm là những hành vi có vấn đề về SKTT thường gặp nhất ở các em. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng SKTT ở lứa tuổi HS THCS, nghiên cứu cũng đã đề xuất các biện pháp giúp cải thiện SKTT ở lứa tuổi HS THCS. Từ khóa: Sức khỏe tâm thần, hành vi hướng nội, hành vi hướng ngoại, học sinh trung học cơ sở. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Lứa tuổi HS THCS, lứa tuổi được gọi với nhiều cái tên khác nhau như: “thời kỳ quá độ”, “tuổi khó bảo”, “tuổi khủng hoảng”, “tuổi bất trị”,... Đây được coi là thời kì phát triển phức tạp nhất, và cũng là thời kì chuẩn bị quan trọng cho những bước trưởng thành sau này, với sự phát triển có nhiều biến động nhất. Ở lứa tuổi này, trẻ sẽ có sự khủng hoảng trong quan hệ với người lớn, trẻ muốn tự khẳng định bản thân, trong khi đó sự phụ thuộc vào cha mẹ ở trẻ là rất lớn. Từ đây, có thể dễ tạo ra mâu thuẫn giữa trẻ và cha mẹ. Đối với trẻ ở lứa tuổi này, cảm xúc của các em rất phong phú và phức tạp, bồng bột, không kiềm chế được cảm xúc của bản thân. Tính dễ kích động ở HS THCS dễ khiến cho các em rơi vào trạng thái tiêu cực (buồn bực, muốn ở mình, khép kín bản thân), hành vi là rối loạn cảm xúc, ứng xử, tăng động, có vấn đề với bạn bè, chống đối thầy cô và ba mẹ, trầm cảm, lo âu,... Những rối loạn này đã ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập, các mối quan hệ cũng như cuộc sống của các em. Những yếu tố này có thể khiến HS THCS dễ nảy sinh các vấn đề về SKTT. Thành phố Huế, thành phố được mệnh danh là thành phố mộng mơ, mang trong mình một truyền thống hiếu học lâu đời với những con người hiền hòa, nhưng với sự xuất hiện của công nghệ 4.0 và nền kinh tế thị trường thì SKTT của HS nói chung và của THCS nói riêng không thể tránh khỏi các tác động tiêu cực. Chính vì vậy, đây là vấn đề cần được phụ huynh, giáo viên, nhà trường và xã hội quan tâm. Để có những giải pháp cải thiện SKTT ở HS THCS, cần thiết tiến hành các nghiên cứu về thực trạng SKTT của lứa tuổi này. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để đánh giá thực trạng SKTT của HS Trường THCS Phạm Văn Đồng và HS Trường THCS Thống Nhất, Thành phố Huế, chúng tôi sử dụng bảng kiểm kê hành vi ở trẻ em từ 6 đến 18 tuổi, bản tự báo cáo (Youth Self Report - YRS) – một trong những thang đo trong hệ thống đánh giá dựa vào thực chứng của Achenbach. Bảng kiểm kê này nhằm đánh giá 09 nhóm hành vi SKTT, bao gồm hành vi thu mình, than phiền cơ thể, lo âu - trầm cảm (thuộc dạng hành vi hướng nội); hành vi vấn đề xã hội, rối loạn tư duy, rối loạn chú ý (thuộc dạng hành vi trung 87
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKH 2019 gian); hành vi sai phạm, công kích (thuộc hành vi hướng ngoại) và nhóm hành vi hỗn hợp. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành đánh giá các nhóm hành vi về SKTT. Các biểu hiện hành vi được đánh giá theo ba mức độ: mức 1: không có hành vi (tương ứng với không có vấn đề về SKTT); mức 2: hành vi thỉnh thoảng hoặc đôi khi có (tương ứng với có nguy cơ về SKTT – mức ranh giới giữa có và không có các vấn đề về SKTT); mức 3: hành vi biểu hiện thường xuyên (tương ứng với có vấn đề về SKTT). Để thu thập thông tin và số liệu về thực trạng SKTT ở HS, chúng tôi đã sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phương pháp thống kê toán học. Sử dụng phần mềm SPSS để phân tích và xử lí số liệu. Nghiên cứu tiến hành khảo sát trên 278 HS các khối 8, 9 Trường THCS Phạm Văn Đồng và Trường THCS Thống Nhất thuộc Thành phố Huế. Các lớp được chọn ngẫu nhiên. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đánh giá chung về tình trạng sức khỏe tâm thần của học sinh trường trung học cơ sở Như đã nói ở các phần trên, trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung đánh giá về nhóm hành vi hướng nội và hướng ngoại, các hành vi rối loạn khác. Qua nghiên cứu phân tích, xử lý kết quả trắc nghiệm, chúng tôi đã lọc ra các hành vi theo nhóm hướng nội, hướng ngoại và tổng chung SKTT, kết quả được thể hiện ở bảng 1. Bảng 1. Sức khỏe tâm thần của học sinh THCS Hướng nội Hướng ngoại Tổng Tham số M1 M2 M3 M1 M2 M3 M1 M2 M3 SL 98 9 48 119 12 24 95 15 45 Nam % 63,2 5,8 31,0 76,8 7,7 15,5 61,3 9,7 29,0 SL 70 24 29 92 9 22 60 19 44 Nữ % 56,9 19,5 23,6 74,8 7,3 17,9 48,8 15,4 35,8 SL 168 33 77 211 21 46 155 34 89 Chung % 120,1 25,3 54,6 151,6 15 33,4 110,1 25,1 64,8 Từ kết quả của bảng 1 cho thấy, trong mẫu HS được nghiên cứu, tỉ lệ HS có nguy cơ về SKTT và có vấn đề về SKTT khá cao. Trong tổng số 278 HS được khảo sát tại địa bàn Thành phố Huế, có tới 32,4% HS có vấn đề về SKTT và 12,6% HS có nguy cơ có vấn đề về SKTT. Đồng thời, kết quả nghiên cứu ở bảng 1 cũng cho thấy, tỉ lệ HS có vấn đề về hướng nội cao hơn hướng ngoại (27,3% so với 16,7%). Dưới góc độ giới tính, trong mẫu nghiên cứu này, chúng tôi tìm thấy được sự khác biệt. Học sinh nữ có các vấn đề về SKTT chiếm tỉ lệ cao hơn HS nam (35,8% so với 29,0%), tỉ lệ các hành vi hướng nội ở HS nam cao hơn HS nữ (31,0% so với 23,6%), ngược lại tỉ lệ các hành vi hướng ngoại ở HS nữ cao hơn HS nam (17,9% so với 15,5%). 3.2. Các biểu hiện của các nhóm hành vi 3.2.1. Nhóm hành vi hướng nội Thu mình Hành vi thu mình của HS THCS được xem xét ở 7 biểu hiện và kết quả được trình bày ở bảng 2. 88
  3. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN | 12/2019 Bảng 2. Các biểu hiện của hành vi thu mình Các biểu hiện thu mình X SD Thích ở một mình hơn là với mọi người 0,81 0,75 Từ chối không nói chuyện với mọi người 0,34 0,53 Kín đáo, luôn tự giữ kín mọi chuyện (hay bí mật) 0,96 0,66 Rụt rè nhút nhát (xấu hổ) 0,65 0,70 Cảm thấy quá mệt mỏi, kiệt sức (ít hoạt động) 0,55 0,64 Cảm thấy thất vọng, buồn rầu chán nản 0,55 0,66 Né tránh, không muốn hòa nhập với mọi người 0,32 0,52 Trong số những biểu hiện hành vi nêu trên, hành vi kín đáo, luôn tự giữ kín mọi chuyện là hành vi phổ biến nhất ở HS THCS ở cả 2 Trường THCS được khảo sát ( X = 0,96). Con số trên phản ánh cho chúng ta thấy sự phát triển nhảy vọt về mặt thể chất ở lứa tuổi HS THCS, đây là thời kỳ trưởng thành và phát triển mạnh mẽ của cơ thể. Đặc biệt, Sự trưởng thành về mặt sinh dục là yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển cơ thể của thiếu niên. Thiếu niên hay lóng ngóng vụng về, cố gắng che giấu sự vụng về của mình bằng điệu bộ không tự nhiên, cầu kỳ. Mặt khác, các em ở lứa tuổi này có tâm lý e ngại, xấu hổ, có nhiều tâm sự, thắc mắc (đặc biệt là ở các em gái). Các em cũng rất sợ sự quan sát, sự nhận xét của bạn bè, người lớn. Thực tế, ở một số gia đình, các em vẫn còn được cha mẹ nuông chiều, chăm sóc như trẻ con, làm cho các em có cảm giác bị xúc phạm. Hoặc ở các gia đình mà mối quan hệ giữa cha mẹ và trẻ không được tốt, làm cho các em có những phản ứng mạnh mẽ hay ngấm ngầm chống đối. Chính điều đó, làm cho các em ít chia sẻ hay không muốn chia sẻ với ba, mẹ (luôn tự giữ kín mọi chuyện) và khiến các em thích ở một mình hơn là với mọi người ( X = 0,81). Vì vậy, người lớn (đặc biệt là cha mẹ) cần tôn trọng, tin tưởng, quan tâm các em và không quên động viên, chia sẻ với các em để các em có thể chia sẻ những cảm xúc thật của bản thân. Học tập của thiếu niên ở lứa tuổi này có nhiều thay đổi, bên cạnh việc học tập, các em còn rất tích cực, hăng hái tham gia vào các họat động ở trường. Do vậy, giao tiếp được mở rộng (bạn bè, thầy cô), vốn hiểu biết tăng và các em khẳng định được vai trò của mình trong nhóm, tập thể. Từ đó, né tránh không muốn hòa nhập với mọi người là biểu hiện các em ít mắc phải nhất ( X = 0,32). Để giúp các em phát triển về mặt giao tiếp cũng như các mối quan hệ khác và tránh được hiện tượng né tránh, không muốn giao tiếp; thích ở một mình hơn ở các em thì cần tạo điều kiện cho các em tham gia vào các hoạt động tập thể, lành mạnh; tạo ra các sân chơi bổ ích. Thông qua các hoạt động đó, các em sẽ có cơ hội chia sẻ những băn khoăn, suy nghĩ, tình cảm của mình. Than phiền cơ thể Bảng 3. Các biểu hiện của hành vi than phiền cơ thể Các biểu hiện X SD Cảm thấy hoa mắt, chóng mặt 0,49 0,60 Cảm thấy quá mệt mỏi 0,67 0,68 Đau nhức cơ thể 0,48 0,65 Đau đầu 0.65 0,63 Buồn nôn hoặc lợm giọng 0,29 0,52 Mắt bị rối loạn (tích về đau mắt) 0,41 0,63 Nổi ban hoặc các biểu hiện ngoài gia 0,32 0,60 Đau dạ dày hoặc đau nữa bụng 0,54 0,66 Bị nôn mữa 0,25 0,50 89
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKH 2019 Hành vi than phiền cơ thể là khá phổ biến ở lứa tuổi HS THCS. Trong những biểu hiện hành vi mà chúng tôi đã tiến hành khảo sát được thể hiện ở bảng 3. Qua bảng số liệu trên, ta thấy biểu hiện cảm thấy quá mệt mỏi xấu hiện nhiều nhất với giá trị trung bình ( X = 0,67), tiếp đó là biểu hiện đau đầu ( X = 0,65). Sự không cân đối ngay trong sự phát triển của hệ thống tim mạch (thể tích tim tăng rất nhanh, tim trở nên hoạt động mạnh mẽ hơn, nhưng đường kính của các mạch máu phát triển chậm). Đo đó đôi khi ta thường thấy ở một số thiếu niên có hiện tượng mệt mỏi, đau đầu, đặc biệt khi các em tham gia vào các hoạt động có thời gian dài, lao động nặng nhọc và trong môi tường khắc nghiệt. Ngoài sự phát triển không đồng đều của hệ thống tim mạch, còn có các áp lực từ việc học tập, thi cử, hệ thần kinh của thiếu niên còn chưa thể chịu đựng được những kích thích có cường độ mạnh, đơn điệu, tác động kéo dài. Các mối quan hệ có vấn đề không tốt như đã nêu ở phần trên cũng là một các nguyên nhân gây nên các hiện tượng như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt. Vì vậy, cần có sự quan tâm đúng mức của gia đình và nhà trường trong việc khuyến khích, động viên các em tham gia vào các hoạt động văn nghệ, thể thao, vui chơi lành mạnh, phù hợp với lứa tuổi của các em. Mặc khác, Bị nôn mữa ( X = 0,25) và buồn nôn hoặc lợm giọng ( X = 0,29) là các hành vi các em ít mắc phải nhất. Tuy các chỉ số ở mức thấp, nhưng chúng ta không được bỏ qua các biểu hiện này. Vì hành vi này có thể gây ra cho trẻ sự mệt mỏi, chán ăn, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như công việc học tập và hoạt động của trẻ. Bởi vậy, điều cần thiết trước mắt là các bậc cha mẹ, nhà giáo dục cần phát hiện kịp thời các hành vi trên, đồng thời nhanh chóng tìm ra nguyên nhân cụ thể để có biện pháp điều trị kịp thời. Lo âu - trầm cảm Bảng 4. Các biểu hiện của hành vi lo âu – trầm cảm Các biểu hiện X SD Cô đơn 0,76 0,72 Hay khóc lóc 0,49 0,62 Cố tình gây thương tích hoặc có hành động định tự tử 0,16 0,60 Sợ mình nghĩ hoặc làm gì đó xấu 0,59 0,68 Cảm thấy mình là người hoàn hảo 0,55 0,66 Không ai yêu mình cả (không ai quý) 0,61 0,66 Thấy mọi người xa lánh, hay làm hại mình 0,50 0,62 Cảm thấy mình vô dụng, kém cõi 0,74 0,60 Cảm thấy bối rối hoặc căng thẳng 0,79 0,66 Quá lo lắng, sợ hãi 0,47 0,60 Cảm thấy có nhiều tội lỗi 0,42 0,59 E thẹn, dễ bối rối, xấu hổ 0,86 0,70 Hay đa nghi 0,66 0,66 Có ý nghĩ chán đời muốn chết 0,21 0,50 Thất vọng, buồn rầu, chán nản 0,55 0,66 Quá lo lắng 0,62 0,69 Theo nghiên cứu về một số yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm trí của HS ở một số Trường THCS của một số thành phố ở Việt Nam có những phát hiện đáng chú ý về tình trạng lo âu và trầm cảm ở HS. Tỉ lệ học sinh có biểu hiện lo âu là 12,3% và trầm cảm là 8,4%. (Lê Thị Kim Dung, 2007). 90
  5. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN | 12/2019 Trong số 16 biểu hiện ở bảng 4, hành vi e thẹn, dễ bối rối, xấu hổ là biểu hiện HS THCS mắc phải nhiều nhất lên tới ( X = 0,86). Như đã nói ở các phần trên, sự phát triển không đồng đều của hệ xương (đặc biệt là xương tay, xương chân) gây cho các em sự lóng lóng, vụng về. Điều đó khiến cho các em sự xấu hổ về sự vụng về đó. Hơn nữa hiện tượng dậy thì tạo cho các em tâm lí bối rối, e thẹn khi giao tiếp, quan tâm với bạn bè khác giới. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến cho các em cảm thấy bối rối hoặc căng thẳng ( X = 0,79). Kết quả khảo sát cho thấy, trong số những biểu hiện lo âu – trầm cảm trên thì hành vi cố tình gây thương tích hoặc có hành động định tự tử ( X = 0,16), có ý nghĩ chán đời muốn chết ( X = 0,21) là những hành vi xuất hiện ít nhất. Mặc dù những hành vi này chiếm không nhiều, nhưng nó thực sự đáng để chúng ta lo ngại về xu hướng gia tăng tự tử ở nước ta. Những áp lực về học hành, thi cử; xung đột giữa cha mẹ và con cái; sức ép từ gia đình, môi trường sống, học tập; các mối quan hệ, sợ hãi thất bại; thiếu kỹ năng xử lý tình huống, các kỹ năng xã hội, giải quyết xung đột… khiến các em chưa biết cách cân bằng tâm lý dẫn tới những hành động dại dột. Vì vậy, việc trang bị những kiến thức, kỹ năng cho các em ở lứa tuổi này là điều cần thiết và có ý nghĩa rất quan trọng để các em có một cuộc sống tinh thần khỏe mạnh và có những kỹ năng mềm cấn thiết trong các hoàn cảnh khó khăn. 3.2.2. Nhóm hành vi hướng ngoại Hành vi sai phạm Bảng 5 cho thấy, trong các biểu hiện của hành vi sai phạm còn tồn tại ở các HS THCS trên địa bàn Tp. Huế. Bảng 5. Các biểu hiện của hành vi sai phạm Các biểu hiện X SD Không cảm thấy có lỗi sau khi làm những việc không nên làm 0,29 0,53 Chơi với những bạn hay quấy rối, phá phách 0,27 0,74 Hay nói dối và gian lận 0,45 0,54 Thích chơi với các bạn lớn tuổi hơn mình 0,84 0,73 Bỏ nhà đi qua đêm 0,09 0,33 Thích nghịch lửa 0,34 0,60 Lấy cắp của nhà 0,11 0,35 Lấy cắp của người khác 0,07 0,28 Nói tục, chửi bậy 0,73 0,68 Hay bỏ học, trốn lớp 0,22 0,44 Nghiện rượu hoặc các chất gây nghiện 0,13 0,40 Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy các hành vi như: Thích chơi với các bạn lớn tuổi hơn mình ( X = 0,84); nói tục, chửi bậy ( X = 0,73); hay nói dối và gian lận ( X = 0,45); thích nghịch lửa ( X = 0,34) còn xuất hiện nhiều ở trẻ. Ở lứa tuổi HS THCS, sự tự nhận thức của các em còn hời hợt, chủ quan, nông cạn. Mặt khác, sự tự đánh giá người khác ở các em còn mang tính cứng nhắc, hạn chế, chưa đủ khách quan. Các giá trị sống chưa được hình thành một cách vững chắc nên các em dễ bị tiêm nhiễm các thói hư, tật xấu từ môi trường xung quanh, từ đó ảnh hường đến nhân cách của các em sau này. Do vậy, cần xây dựng cuộc sống tập thể của các em, nơi mà nhiều mối quan hệ có giá trị 91
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKH 2019 đúng đắn, mối quan hệ này sẽ hình thành ở các em lòng tự tin vào sự đánh giá của mình, là những yêu cầu ngày càng cao đối với hành vi, hoạt động của các em... cũng đồng thời cho sự phát triển về mặt tự ý thức của các em. Hành vi công kích Hành vi công kích là những hành vi mang tính chất gây hấn, khiêu khích, chống đối lại người khác, nó được thể hiện ra bên ngoài bằng các biểu hiện cụ thể trong bảng 6. Bảng 6. Các biểu hiện của hành vi công kích Các biểu hiện X SD Hay cãi cọ 0,91 0,58 Hay khoe khoang, khoác lác 0,28 0,49 Thấy mình có ý nghĩa với mọi người 0,17 0,39 Đòi được chú ý 0,47 0,62 Phá đồ đạc của mình 0,25 0,48 Phá đồ đạc của người khác 0,13 0,36 Không vâng lời thầy cô 0,33 0,50 Hay ghen tức người khác 0,42 0,57 Hay đánh nhau 0,18 0,41 Hay đánh người 0,25 0,48 La hét, kêu la quá nhiều 0,38 0,59 Làm trò hề và nói khoác 0,45 0,61 Bướng bỉnh 0,76 0,68 Thay đổi tình cảm, cảm xúc đột ngột 0,97 0,71 Nói quá nhiều 0,81 0,69 Hay trêu chọc mọi người 0,64 0,67 Hay cáu giận 0,78 0,71 Đe dọa, đánh mọi người 0,16 0,40 ồn ào hơn các bạn khác 0,46 0,66 Trong các biểu hiện của hành vi công kích, hành vi thay đổi tình cảm, cảm xúc đột ngột ( X = 0,97); hay cãi cọ ( X = 0,91); nói quá nhiều; hay cáu giận là những hành vi khá nghiêm trọng xuất hiện nhiều ở HS THCS. Tâm lí của trẻ ở lứa tuổi này luôn khẳng định rằng mình đúng nên dễ xảy ra các mâu thuẫn với bạn bè và mọi người xung quanh, hơn nữa sự phát triển về mặt tâm sinh lý không đồng đều, đặc biệt là quá trình hưng phấn mạnh hơn quá trình ức chế khiến các em gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát các hành vi của bản thân. Ngoài ra, trong nghiên cứu này chúng tôi cũng tiến hành nghiên cứu về hành vi vấn đề xã hội, rối loạn chú ý, rối loạn tư duy (thuộc nhóm hành vi trung gian) và nhóm hành vi hỗn hợp. Nhưng trong bài báo này, chúng tôi xin đề cập tới nhóm hành vi hướng nội và nhóm hành vi hướng ngoại, vì đây là những nhóm hành vi phổ biến về vấn đề SKTTở lứa tuổi HS THCS. 4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết quả khảo sát thực trạng SKTT ở lứa tuổi HS THCS tại 2 Trường THCS trên địa bàn Thành phố Huế cho thấy tỉ lệ HS có vấn đề về SKTT và có nguy cơ có vấn đề về SKTT khá cao, các dạng hành vi hướng nội cao hơn các dạng hành vi hướng ngoại, tỉ lệ HS nữ có các vấn đề về SKTT cao hơn HS nam. Thu mình, than phiền cơ thể, lo âu trầm cảm là các dạng hành vi 92
  7. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN | 12/2019 xuất hiện nhiều nhất ở các em. Sự phát triển về tâm sinh lí, áp lực học tập, gia đình, các mối quan hệ khác đã có những tác động không hề nhỏ đến SKTT ở lứa tuổi HS THCS. Nếu những áp lực này ở các em ko được tháo gỡ thì sẽ ảnh hưởng không những tới SKTT ở các em mà còn ảnh hưởng tới hoạt động học tập, văn nghệ thể thao của các em. Từ kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi đưa ra một số biện pháp giúp cải thiện sức khỏe tâm thần ở lứa tuổi HS THCS tại Thành phố Huế: - Giáo viên trong các trường cần được trang bị những kiến thức, hiểu biết cơ bản về SKTT, từ đó họ có thể nhận biết, phát hiện kịp thời các hành vi, biểu hiện SKTT ở HS THCS và có những biện pháp cải thiện phù hợp. - Nhà trường cần có sự quản lý chặt chẽ việc dạy, học thêm để giảm các áp lực học tập cho HS, đồng thời, xây dựng các chương trình học ngoại khóa phù hợp cho từng khối lớp. - Các tổ chức đoàn, đội phải tạo nhiều sân chơi và hoạt động bổ ích thu hút sự tham gia tích cực của HS. - Giáo dục các giá trị sống, giá trị đạo đức, kỹ năng sống cho HS, giúp HS có thể đối mặt với những khó khăn trong học tập, cuộc sống bằng một cảm xúc, suy nghĩ tích cực. Thông qua đó, giúp HS hình thành và phát triển nhân cách một cách tốt nhất. - Xây dựng gia đình êm ấm. hạnh phúc; các thành viên trong gia đình có sự gắn kết, chia sẻ với nhau. Từ đó, các em có thể bày tỏ ý kiến, chia sẻ những cảm xúc thật của mình với người khác. - Giáo viên phải là cầu nối giữa gia đình với nhà trường, xã hội trong việc giáo dục, phát hiện và phòng ngừa các vấn đề SKTT ở HS THCS. - Thành lập các văn phòng hỗ trợ tâm lí/ tham vấn tâm lí trong các trường học để hỗ trợ kịp thời, giải quyết các vấn đề, khó khăn trong tâm lí mà các em đang gặp phải. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Bá Phu (2011). Tâm lý học phát triển, Đại học Sư phạm Huế. [2] Vũ Thị Nho (2000). Tâm lý học phát triển, NXB, Đại học Quốc gia, Hà Nội. [3] Năm 2018, Tình trạng rối loạn tâm thần tuổi vị thành niên, 16/11/2019, https://vnexpress.net/suc-khoe/tinh-trang-roi-loan-tam-than-tuoi-vi-thanh-nien-3709019.html. [4] Năm 2018, Báo cáo tóm tắt Sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh niên tại một số tỉnh và thành phố ở Việt Nam, 8/10/2019, https://www.unicef.org/vietnam/media/1016/file/B%C3%A1o%20c%C3%A1o%20t%C3%B3 m%20t%E1%BA%AFt.pdf. 93
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0