intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng triển khai doanh nghiệp ưu tiên tại Việt Nam

Chia sẻ: Vân Hi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Thực trạng triển khai doanh nghiệp ưu tiên tại Việt Nam" đã phân tích thực trạng triển khai doanh nghiệp ưu tiên và những phương hướng để triển khai hiệu quả công tác quản lý doanh nghiệp ưu tiên. Điều này làm tiền đề phát triển quản lý các doanh nghiệp trên cả nước trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng triển khai doanh nghiệp ưu tiên tại Việt Nam

  1. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI DOANH NGHIỆP ƯU TIÊN TẠI VIỆT NAM Nguyễn Hồng Anh Kiểm tra viên, Cục Kiểm tra Sau Thông quan I. Đặt vấn đề Từ những năm 2000, bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội ở phạm vi quốc tế đã có những thay đổi sâu sắc: Hoạt động khủng bố quốc tế diễn ra mạnh mẽ (năm 2001 tại nước Mỹ; năm 2002 tại Bali - Indonesia; năm 2003 tại Bombay v.v); khủng hoảng, suy thoái kinh tế xã hội diễn ra một cách trầm trọng trên quy mô toàn cầu; các thảm hoạ thiên nhiên xảy ra liên tục do sự biến đổi của khí hậu và hiệu ứng nhà kính; các băng nhóm tội phạm xuyên quốc gia hoạt động có tổ chức với quy mô, cách thức tinh vi và phức tạp hơn v.v. Bối cảnh thế giới trên đã đặt ra hàng loạt yêu cầu về đảm bảo yêu cầu về an ninh, an toàn, cho giao lưu thương mại cũng như yêu cầu về chống buôn lậu, gian lận thương mại để đảm bảo nguồn thu quốc gia, bảo vệ sản xuất trong nước, chống buôn lậu ma túy để bảo vệ cộng đồng, yêu cầu về bảo vệ môi trường,… và đặc biệt yêu cầu về tạo thuận lợi cho thương mại để không ngừng tăng cường giao lưu thương mại trong điều kiện nguyên vật liệu sản xuất, sản phẩm hàng hóa đa dạng được cung cấp cho thị trường toàn cầu. Để đáp ứng được các yêu cầu trên, Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) cùng với các tổ chức quốc tế, khu vực liên quan đã tập hợp các thông lệ hải quan tiên tiến để đúc kết thành các chuẩn mực nghiệp vụ hải quan hiện đại ở tầm quốc tế thể hiện ở các Điều ước quốc tế về hải quan như Công ước Kyoto sửa đổi (RKC), Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO TFA), CVA, HS, …. Từ đó đặt ra yêu cầu cho các cơ quan Hải quan trên toàn thế giới phải thóng nhất thực hiện các chuẩn mực hải quan hiện đại này. Nhận thức được rủi ro an ninh và để hỗ trợ chuỗi cung ứng thương mại quốc tế, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan các nước đã ký thông qua Khung tiêu chuẩn an ninh và thuận lợi hóa thương mại toàn cầu SAFE (gọi tắt là Khung tiêu chuẩn SAFE) vào tháng 6/2005. Trong đó, chương trình doanh nghiệp ưu tiên (chương trình AEO) được WCO khuyến nghị tại phần quan hệ Hải quan - Doanh nghiệp trong Khung tiêu chuẩn SAFE. Việc thực hiện, đưa vào thực tế áp dụng Khung tiêu chuẩn SAFE nói chung và AEO nói riêng không hoàn toàn giống nhau giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ tùy thuộc vào thực tiễn quản lý thương mại, tình hình an ninh, an toàn, trật tự xã hội, nguy cơ khủng bố, v.v Tuy nhiên, phần lớn các nước đều lồng ghép, thiết lập mối 252
  2. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” quan hệ cân bằng giữa tạo điều kiện thuận lợi thương mại và yêu cầu an ninh an toàn chuỗi cung ứng. Phương thức này vừa thu hút sự tham gia tích cức của các đối tác thương mại, đồng thời đảm bảo thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn khuyến nghị của Khung tiêu chuẩn SAFE về an ninh an toàn hàng hóa nói riêng, an ninh an toàn chuỗi cung ứng toàn cầu nói chung. Trong khi chưa định hình Chương trình AEO, một số nước đã tiên phong trong việc xây dựng cơ chế ưu tiên cho các doanh nghiệp có quá trình chấp hành tốt pháp luật Hải quan như chương trình Bảo hộ đối tác của Canada (Partners in Protection); chương trình Quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp chống khủng bố của Mỹ (Customs - Trade Partnership against Terrorism); Chương trình An ninh đối tác thương mại của Singapore (Secure Trade Partnership),… Tại Việt Nam, trên cơ sở kết quả cải cách thủ tục hành chính, thủ tục hải quan và những bước đi ban đầu vào tiến trình hiện đại hóa với việc áp dụng thủ tục hải quan điện tử, khai báo điện tử, quản lý rủi ro, quản lý tuân thủ, quan lý doanh nghiệp, kiểm tra sau thông quan, tình báo hải quan, triển khai áp dụng hệ thống máy soi công ten nơ,… trong những năm đầu thế kỷ 21 đến giai đoạn bắt đầu dự án VNACCS, dự án Một cửa quốc gia, dự án một cửa ASEAN,… với những chương trình cụ thể, đồng bộ song song với việc tham gia và thực hiện các cam kết quốc tế về hải quan, thực hiện các chương trình hợp tác trong các tổ chức quốc tế và khu vực. Nhờ đó đã đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa và Tổng cục Hải quan được tín nhiệm là Cơ quan Thường trực Ủy ban Chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại. Cũng trong giai đoạn này, ngành Hải quan đã tập trung hoàn thiện để trình ban hành Luật Hải quan 2014 khắc phục tất cả các khó khăn vướng mắc để tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai hiệu quả công cuộc hiện đại hóa toàn diện của ngành và thực hiện các chủ trương lớn của Chính phủ tại các Nghị quyết 19-2017, 19-2018/NQ-CP và Nghị quyết 02-2019/NQ-CP về thực hiện những giải pháp, nhiệm vụ để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và cải thiện môi trường kinh doanh. Công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại cũng được đẩy mạnh với những kết quả rất đáng khích lệ, nhờ đó Tổng cục Hải quan trở thành Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia. Từ những bối cảnh nêu trên đã đặt ra một yêu cầu nhiệm vụ cụ thể, cấp bách cho Việt Nam và ngành Hải quan tiếp cận và triển khai thực hiện Khung tiêu chuẩn SAFE nói chung và chương trình AEO nói riêng. 1. Quá trình ngành Hải quan xây dựng chương trình AEO tại Việt Nam 1.1. Quá trình tiếp cận và triển khai thí điểm Trong suốt thời kỳ cải cách, đặc biệt giai đoạn bước vào hiện đại hóa, ngành Hải quan đã chú trọng phối hợp chặt chẽ kịp thời, có hiệu quả với doanh nghiệp thông qua VCCI, các Hiệp hội ngành nghề lĩnh vực liên quan qua việc ký kết Biên bản thoả thuận giữa Hải quan với các doanh nghiệp làm dịch vụ liên quan như hãng vận tải, hãng giao nhận, bưu 253
  3. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” chính, khai thuê để giúp Hải quan chống buôn lậu và gian lận thương mại, chống buôn bán, vận chuyển ma tuý. Đổi lại, doanh nghiệp được ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi trong việc làm thủ tục hải quan. Những ưu đãi này dần tiếp cận sát với chế độ ưu tiên theo chuẩn của Chương trình AEO. Chương trình doanh nghiệp ưu tiên bắt đầu áp dụng ở Việt Nam từ năm 2011 theo Thông tư 63/2011/TT-BTC, Thông tư số 105/2011/TT-BTC về việc áp dụng thí điểm chế độ ưu tiên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan đối với doanh nghiệp đủ điều kiện và kết thúc giai đoạn này bằng Thông tư số 86/2013/TT-BTC. 1.2. Quá trình triển khai chính thức Sau 02 năm thí điểm, với việc ban hành Thông tư 86/2013/TT-BTC, Bộ Tài chính đã đưa ra các Thông tư quy định chi tiết về việc thẩm định, công nhận, gia hạn, tạm đình chỉ, đỉnh chỉ, quản lý doanh nghiệp ưu tiên với những thay đổi đáng kể về điều kiện công nhận, bổ sung thêm một số ưu tiên ở khâu thông quan cho phù hợp với thủ tục hải quan điện tử nhưng vẫn đảm bảo sự quản lý nhà nước về hải quan cũng như tăng cường sự hợp tác giữa 03 bên: đầu mối của doanh nghiệp, đầu mối quản lý của Hải quan địa phương và cán bộ chuyên quản của Tổng cục. Trong giai đoạn này, các quy định về điều kiện doanh nghiệp ưu tiên mới chỉ tập trung vào các điều kiện tuân thủ pháp luật. Vì vậy, Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) đánh giá chương trình doanh nghiệp ưu tiên của Việt Nam mới là chương trình tuân thủ, chưa phải chương trình AEO. Tiếp đó, Thông tư 72/2015/TT-BTC được ban hành để thay thế Thông tư 86/2013/TT- BTC. Thông tư này bổ sung thêm quy định về điều kiện kiểm soát nội bộ. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc đưa chương trình doanh nghiệp ưu tiên của Việt Nam tiệm cận với chương trình AEO của WCO. Tháng 9/2015, một số chuyên gia của WCO đã có đợt làm việc với Tổng cục hải quan (Cục Kiểm tra sau thông quan) để khảo sát về chương trình doanh nghiệp ưu tiên của Việt Nam. Theo đó, đoàn đã đi thăm thực tế một số doanh nghiệp ưu tiên của Việt Nam và tiến hành so sánh các quy định về chương trình doanh nghiệp ưu tiên của Việt Nam với chương trình AEO theo Khung tiêu chuẩn SAFE của WCO. Kết thúc đợt làm việc, WCO kết luận chương trình doanh nghiệp ưu tiên của Việt Nam về cơ bản là tương đồng với chương trình AEO/ WCO. Đồng thời công nhận chương trình doanh nghiệp ưu tiên của Việt nam là chương trình AEO (trong khi trước đó, chương trình doanh nghiệp ưu tiên của Việt Nam chưa được WCO công nhận là chương trình AEO theo Khung tiêu chuẩn SAFE). Năm 2019, Bộ Tài chính ban hành thông tư 07/2019/TT-BTC sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 72/2015/TT-BTC, theo đó, nội dung sửa đổi quan trọng nhất của Thông tư này là quy định Tổng cục Hải quan là cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên và đồng thời là đơn vị thẩm định để xem xét, công nhận. Trong khi Thông tư 72/2015/TT-BTC quy định hải quan địa phương là cơ quan tiếp nhận và thẩm định doanh nghiệp ưu tiên, sau khi hoàn tất hồ sơ, gửi Tổng cục Hải quan 254
  4. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” để xem xét công nhận. Đây là một bước tiến mới nhằm thống nhất, chuẩn hóa các qui trình xem xét, công nhân, theo dõi thực hiện và gia hạn/chấm dứt doanh nghiệp ưu tiên để nâng cao chất lượng quản lý, và giúp DN khai thác hiệu quả hơn cơ chế AEO trong tình hình hiện nay. 2. Các lợi ích mà doanh nghiệp được hưởng khi tham gia Chương trình AEO 2.1. Các chế độ ưu tiên doanh nghiệp được hưởng theo quy định pháp luật Các lợi ích mà doanh nghiệp được hưởng khi tham gia Chương trình AEO được quy định tại Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 06 năm 2014, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 ( được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 04 năm 2018) và Thông tư số 72/2015/TT-BTC ngày 12 tháng 05 năm 2015 (được sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 07/2019/TT-BTC ngày 28 tháng 01 năm 2019). Cụ thể như sau: a. Miễn kiểm tra chứng từ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa - Miễn kiểm tra chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc kiểm tra ngẫu nhiên để đánh giá sự tuân thủ pháp luật. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định việc kiểm tra ngẫu nhiên quy định. - Việc kiểm tra thực tế hàng hóa phải được thực hiện bằng máy soi. + Đối với doanh nghiệp chế xuất, việc kiểm tra thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan. + Đối với doanh nghiệp khác, tỷ lệ kiểm tra ngẫu nhiên không quá 0,5% trên tổng số tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp. b. Thông quan bằng tờ khai chưa hoàn chỉnh - Được làm thủ tục hải quan bằng tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan của cơ quan hải quan. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai, người khai hải quan cập nhật dữ liệu và các chứng từ có liên quan thuộc hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều 24 Luật Hải quan số 54/2014/QH13 vào hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan của cơ quan hải quan. - Trường hợp hệ thống dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan gặp sự cố hoặc tạm dừng hoạt động, doanh nghiệp được làm thủ tục hải quan bằng Tờ khai giấy (mẫu 01/DNUT ban hành kèm theo Thông tư này), trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai, người khai hải quan nộp bộ hồ sơ hải quan hoàn chỉnh cho Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp mở tờ khai. Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp ưu tiên mở tờ khai hướng dẫn doanh nghiệp ưu tiên cập nhật dữ liệu tờ khai hải quan. 255
  5. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” c. Ưu tiên thứ tự làm thủ tục hải quan - Được cơ quan hải quan ưu tiên kiểm tra thực tế hàng hóa trước bằng máy soi đối với trường hợp kiểm tra ngẫu nhiên để đánh giá tuân thủ khai báo hải quan. - Trường hợp doanh nghiệp gặp vướng mắc trong khâu thông quan, Chi cục Hải quan có trách nhiệm trả lời doanh nghiệp bằng văn bản trong thời gian 8 (tám) giờ làm việc kể từ thời điểm phát sinh vướng mắc. - Được cơ quan Hải quan ưu tiên kiểm tra trước, giám sát trước trong khâu giám sát hải quan. - Trường hợp doanh nghiệp có yêu cầu xem hàng hóa trước hoặc lấy mẫu thì được ưu tiên làm thủ tục xem hàng trước, lấy mẫu trước. - Được cơ quan kinh doanh cảng, kho bãi ưu tiên xếp dỡ, giao nhận hàng hóa trước. d. Kiểm tra chuyên ngành - Trường hợp hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành thì cơ quan Hải quan chấp nhận khai báo của doanh nghiệp về việc hàng hóa đã đáp ứng quy định chuyên ngành để thông quan. Doanh nghiệp có trách nhiệm lưu trữ đầy đủ kết quả kiểm tra chuyên ngành của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, xuất trình khi có yêu cầu kiểm tra của cơ quan Hải quan. - Doanh nghiệp được đưa hàng hóa nhập khẩu về kho của doanh nghiệp để bảo quản trong khi chờ kết quả kiểm tra chuyên ngành. - Trường hợp cần lấy mẫu để kiểm tra thì được ưu tiên lấy mẫu hàng hóa trước. e. Thủ tục thuế - Được hoàn thuế trước, kiểm tra sau. Hồ sơ đề nghị hoàn thuế, thủ tục hoàn thuế theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015. Căn cứ trên kết quả tự tính toán của doanh nghiệp, cơ quan Hải quan kiểm tra tính phù hợp về hồ sơ. Thời gian ra quyết định hoàn thuế không quá 01 (một) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp. - Được nộp báo cáo quyết toán đối với hàng hóa nhập gia công, nhập sản xuất xuất khẩu trong thời gian 90 (chín mươi) ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính của doanh nghiệp. Căn cứ báo cáo quyết toán của doanh nghiệp, cơ quan Hải quan nhập dữ liệu vào hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo quy định và thực hiện kiểm tra sau. - Việc kiểm tra đối với các trường hợp nêu tại khoản 1, khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định tại Điều 25 Thông tư này. - Được ưu tiên khi thực hiện các thủ tục về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế. 256
  6. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” f. Thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ; nguyên liệu, linh kiện, phụ tùng phục vụ sản xuất của doanh nghiệp mua từ kho ngoại quan được thực hiện nhập khẩu hàng hóa trước, khai hải quan sau. Thủ tục hải quan thực hiện như khoản 6 Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015. g. Kiểm tra sau thông quan - Được ưu tiên miễn kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan Hải quan trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật. - Cơ quan Hải quan kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan không quá 1 lần trong 3 năm liên tục trên cơ sở quản lý rủi ro kể từ ngày được Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan công nhận là doanh nghiệp ưu tiên trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan. h. Ưu đãi trong thương mại quốc tế (Chế độ ưu đãi thuế quan và giảm phí) Các doanh nghiệp được công nhận là Doanh nghiệp ưu tiên AEO có thể được hưởng các ưu đãi về thuế quan và giảm phí trong hoạt động thương mại quốc tế, bao gồm các ưu đãi như: - Giảm thuế quan: Các doanh nghiệp có thể được áp dụng mức thuế quan thấp hơn hoặc miễn thuế quan đối với một số loại hàng hóa. - Giảm phí: Các doanh nghiệp có thể được hưởng các ưu đãi về giảm phí trong các thủ tục hải quan và thương mại. i. Hỗ trợ tài chính và tín dụng Các doanh nghiệp được công nhận là Doanh nghiệp ưu tiên AEO có thể được hỗ trợ tài chính và tín dụng từ các cơ quan tài chính và ngân hàng, có thể bao gồm: - Hỗ trợ vay vốn: Các ngân hàng có thể cung cấp các gói vay vốn ưu đãi cho các doanh nghiệp ưu tiên AEO để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu và thương mại quốc tế. - Tín dụng ưu đãi: Các doanh nghiệp ưu tiên AEO có thể được áp dụng các điều khoản tín dụng ưu đãi trong các giao dịch tài chính quốc tế. k. Hỗ trợ trong giải quyết tranh chấp: Các doanh nghiệp ưu tiên AEO có thể được hỗ trợ trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu và thương mại quốc tế, bao gồm: - Hỗ trợ pháp lý: Các doanh nghiệp có thể được tư vấn và hỗ trợ pháp lý trong việc giải quyết các vụ tranh chấp hải quan và thương mại quốc tế. - Các doanh nghiệp có thể được hỗ trợ về cơ sở dữ liệu và thông tin để giúp họ có cái nhìn rõ ràng hơn về các quy định và thủ tục hải quan, từ đó giúp họ tránh những rủi ro trong hoạt động kinh doanh. 257
  7. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” 2.2. Lợi ích thực tế doanh nghiệp nhận được Theo báo cáo của các doanh nghiệp ưu tiên hiện nay, chương trình doanh nghiệp ưu tiên đã đưa lại cho doanh nghiệp một số lợi ích thực tiễn, cụ thể: a. Rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa Doanh nghiệp ưu tiên được miễn kiểm tra chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa, được ưu tiên thứ tự làm thủ tục hải quan, được thực hiện thủ tục hải quan bằng tờ khai chưa hoàn chỉnh, góp phần tạo điều kiện giúp doanh nghiệp đưa hàng về nhà máy và giải phóng hàng nhanh chóng khi hàng đến cảng. Qua đó, không chỉ giảm được chi phí lưu container, lưu kho hàng hóa, không gây ứ đọng tại các cảng, mà còn đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất, giảm đáng kể thời gian, nhân lực làm việc. b. Giao hàng và nhận hàng nhanh Từ khi được công nhận AEO, việc được ưu tiên về thủ tục hải quan giúp doanh nghiệp đơn giản hóa quy trình, chủ động trong việc lấy hàng, đảm bảo thời gian giao hàng. Trong khi trước đây, đôi khi việc kiểm hóa lô hàng phát sinh dẫn đến kế hoạch sản xuất bị lùi lại gây ảnh hướng tới kế hoạch giao hàng. Một số doanh nghiệp có chỉ số đo lường OTD commit (cam kết giao hàng đúng hẹn) đã tăng từ 85% (trước khi là AEO) lên 98% (sau khi là AEO). c. Doanh nghiệp ưu tiên được chậm nộp thuế Đối với hàng hóa nhập khẩu, trong khi các doanh nghiệp thông thường phải nộp thuế trước khi thông quan hàng hóa, doanh nghiệp ưu tiên được chậm nộp thuế lên đến 40 ngày (Thời hạn nộp thuế cho các tờ khai hải quan đã thông quan hoặc giải phóng hàng hóa trong tháng chậm nhất là ngày thứ mười của tháng kế tiếp). Bên cạnh đó là được hoàn thuế trước, kiểm tra sau. Do vậy, doanh nghiệp chủ động được nguồn vốn kinh doanh, có được lợi ích không nhỏ về quản lý dòng tiền so với các doanh nghiệp thông thường. d. Khẳng định uy tín và nâng cao vị thế trên thương trường Hiện nay, trong khoảng 190.000 doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam, chỉ có 74 doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp ưu tiên. Đây được coi như một chứng chỉ đảm bảo về độ tin cậy, năng lực kinh tế và tính tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp. Ngoài ra, tham gia vào cộng đồng doanh nghiệp ưu tiên sẽ giúp các doanh nghiệp có cơ hội hợp tác kinh doanh, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn về quản lý doanh nghiệp và hoạt động xuất nhập khẩu, đóng góp vào quá trình xây dựng và điều chỉnh chính sách quản lý. Về thương mại quốc tế, chương trình AEO đã được áp dụng tại hơn 100 quốc gia, do đó, các đối tác nước ngoài đều biết về chương trình này. Việc được cơ quan hải quan công nhận là AEO giúp cho doanh nghiệp ưu tiên của Việt Nam có thể tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế khi được tiếp cận gần hơn, nhanh hơn với nhiều khách hàng mới và tiềm năng tại các nước đối tác. 258
  8. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” e. Nâng cao uy tín thương hiệu của doanh nghiệp Lợi ích lớn nhất khi được công nhận doanh nghiệp ưu tiên là góp phần nâng cao uy tín thương hiệu của doanh nghiệp trên thương trường. Khách hàng của doanh nghiệp hoàn toàn yên tâm về uy tín của công ty khi biết được doanh nghiệp được Hải quan Việt Nam công nhận là AEO, cùng với đó sẽ tạo ra uy tín lớn đối với các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại. Đây chính là những yếu tố tích cực thúc đẩy doanh nghiệp tiếp cận được các nguồn vốn dễ dàng hơn và tăng cơ hội phát triển kinh doanh. f. Doanh nghiệp được hưởng lợi ích khi ký kết thỏa thuận công nhận lẫn nhau Được tạo thuận lợi thương mại, hưởng các lợi ích tương tự của AEO ở các nước khác khi nước đó có ký kết thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRA) với Việt Nam. Thông qua việc công nhận lẫn nhau, các doanh nghiệp ưu tiên sẽ được hưởng lợi từ: tăng lợi ích kinh tế do giảm tỷ lệ kiểm tra, giảm thời gian thông quan và chi phí liên quan (chi phí lưu kho bãi, chi phí nhân công,…); đảm bảo giao hàng đúng thời hạn, nâng cao lợi thế cạnh tranh; tăng cường an ninh chuỗi cung ứng hàng hóa giữa các quốc gia ký kết;… g. Doanh nghiệp có thể cải thiện, tăng cường khả năng tự tuân thủ và kiểm soát nội bộ Khi đề nghị để được công nhận là AEO, doanh nghiệp sẽ được thẩm định hồ sơ, thẩm định thực tế tại doanh nghiệp, quy trình này tiếp tục được thực hiện khi gia hạn áp dụng chế độ ưu tiên. Do đó, doanh nghiệp có thể cải thiện, tăng cường khả năng tự tuân thủ và kiểm soát nội bộ thông qua các đánh giá, tư vấn chuyên môn của cơ quan hải quan. Bên cạnh đó, đầu mối của Hải quan từ cấp chi cục, cấp cục đến cấp Tổng cục (Cục Kiểm tra sau thông quan) hỗ trợ trực tiếp, kịp thời khi doanh nghiệp gặp vướng mắc: được các cán bộ chuyên quản hướng dẫn cụ thể và rõ ràng trong trường hợp công ty có vướng mắc. Trong khi trước kia, kể cả đối với những vấn đề rất nhỏ, doanh nghiệp vẫn phải làm văn bản hỏi cơ quan hải quan, và mất thời gian dài để nhận được phản hồi. III. Thực trạng triển khai chương trình doanh nghiệp ưu tiên tại Việt Nam 1. Kết quả thực hiện chương trình doanh nghiệp ưu tiên tại Việt Nam Sau 12 năm triển khai, với những bước phát triển theo lộ trình triển khai, chương trình doanh nghiệp ưu tiên của Hải quan Việt Nam đã cho thấy nhiều mặt tích cực, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế xã hội, thu hút đầu tư nước ngoài, nâng vị thế quốc gia trong cộng đồng quốc tế và đặc biệt là một chương trình mà cộng đồng doanh nghiệp luôn mong muốn được tham gia. Và đây cũng là một bước tiến quan trọng để thời gian tới, Việt Nam có cơ sở tiến tới việc đàm phán, ký kết việc công nhận lẫn nhau với Hải quan các nước. Từ đó, các doanh nghiệp Việt Nam không những được hưởng chế độ ưu tiên tại nước mình mà còn được hưởng chế độ ưu tiên ở các nước mà Việt Nam đã ký kết. Việc ký kết MRA là mục tiêu chiến lược mà các quốc gia có chương trình AEO hoàn thiện đều mong muốn hướng tới trong tương lai. 259
  9. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” Tính đến tháng 7/2023, trên cả nước có tất cả 74 doanh nghiệp ưu tiên, trong đó có 25 doanh nghiệp Việt Nam, 16 doanh nghiệp Hàn Quốc, 14 doanh nghiệp Nhật Bản, còn lại là các doanh nghiệp Hoa Kỳ, Đài Loan, Ý, Đan Mạch, liên doanh Việt - Nga... Theo số liệu báo cáo các doanh nghiệp năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của doanh nghiệp ưu tiên là khoảng 266 tỷ USD, chiểm khoảng 36 % tổng kim ngạch XNK của các doanh nghiệp trên cả nước. Các lĩnh vực hoạt động của AEO khá đa dạng, từ lĩnh vực công nghiệp, gia công, chế biến; chế tạo đến nông nghiệp và giải quyết việc làm cho hàng trăm nghìn lao động. Công tác quản lý doanh nghiệp ưu tiên cũng được chú trọng. Trong thời gian qua, Tổng cục Hải quan đã ban hành một số công văn hướng dẫn, chấn chỉnh các doanh nghiệp ưu tiên trên toàn quốc nhằm đánh giá đầy đủ, thực chất về doanh nghiệp ưu tiên trong quá trình hoạt động, từ đó có thể đánh giá, áp dụng các biện pháp quản lý, kiểm tra, giám sát phù hợp, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp ưu tiên trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cụ thể: - Ngày 27/12/2022, Tổng cục Hải quan đã ban hành công văn số 5669/TCHQ-KTSTQ về việc chấn chỉnh, hướng dẫn doanh nghiệp ưu tiên. Trong đó, Tổng cục Hải quan đã đề nghị các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ trách nhiệm của doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên theo đúng quy định; chấp hành các quy định về kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan; tăng cường trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp và cơ quan Hải quan thông qua email điện tử aeo@customs.gov.vn. - Ngày 3/1/2023, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 02/TCHQ-KTSTQ gửi các Cục HQ tỉnh, thành phố và Cục Giám sát quản lý về Hải quan về việc áp dụng các biện pháp kiểm tra đối với doanh nghiệp ưu tiên. Theo đó, Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo các đơn vị thực hiện kiểm tra DNUT đúng quy định nhằm thống nhất quản lý DNUT theo đúng thẩm quyền, tránh chồng chéo trong thanh tra, kiểm tra. - Định kỳ hàng năm, căn cứ việc quản lý doanh nghiệp ưu tiên và thu thập thông tin từ các Cục HQ tỉnh, thành phố, Cục Kiểm tra sau thông quan - Tổng cục Hải quan thực hiện phân tích, phân loại doanh nghiệp ưu tiên để đề xuất, xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá phù hợp đối với doanh nghiệp phải gia hạn chế độ ưu tiên. 2. Thực trạng chương trình doanh nghiệp ưu tiên hiện nay: a. Về việc áp dụng chương trình doanh nghiệp ưu tiên với các chủ thể kinh tế khác Chương trình AEO của Việt Nam mới chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và chưa mở rộng cho tất cả chủ thể khác tham gia vào chuỗi cung ứng gồm doanh nghiệp kinh doanh kho bãi/logistics, nhà sản xuất… theo khuyến nghị của WCO tại Khung tiêu chuẩn SAFE. Hiện nay, Việt Nam chưa có khuôn khổ pháp lý để dành tiêu chí ưu tiên cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo Tổng cục Thống kê, các doanh nghiệp nước ta chủ yếu là doanh 260
  10. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” nghiệp vừa và nhỏ, chiếm trên 97% số doanh nghiệp trên cả nước. Sự lớn mạnh cả về số lượng, quy mô hoạt động và cả về nội lực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ có tác động to lớn, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội và quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay chưa có đủ nguồn lực tài chính để tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu nên rào cản lớn nhất đối với các doanh nghiệp này khi tham gia chương trình AEO chưa đáp ứng được điều kiện về các kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật. b. Về việc kết nối hệ thống công nghệ thông tin đảm bảo kiểm soát nội bộ Việc xây dựng hệ thống trung gian kết nối giữa cơ quan Hải quan và dữ liệu của doanh nghiệp sẽ góp phần không nhỏ trong việc cải cách và hiện đại hóa quản lý doanh nghiệp ưu tiên. Với những thông tin được thu thập trên hệ thống, cơ quan Hải quan sẽ đánh giá, phân tích. Trường hợp không phát hiện rủi ro, cơ quan Hải quan sẽ tiến hành gia hạn chế độ ưu tiên tự động mà không cần phải tiến hành kiểm tra, thẩm định. Trường hợp phát hiện dấu hiệu vi phạm, cơ quan Hải quan mới tiến hành kiểm tra. Hơn nữa, việc này còn giảm khối lượng báo cáo định kỳ của doanh nghiệp, tiết kiệm được các chi phí hành chính tối đa cho doanh nghiệp. Cơ sở dữ liệu của Hệ thống tự động hóa để đảm bảo quản lý chặt chẽ, hiệu quả trong công tác quản lý các doanh nghiệp ưu tiên là công việc rất cần thiết. Tại Khoản 39 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi Điều 60 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu đã hướng dẫn chi tiết về cách thức trao đổi thông tin giữa cơ quan Hải quan và tổ chức cá nhân có hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu thông qua hệ thống. Mặc dù cơ sở pháp lý đã đầy đủ, tuy nhiên, từ khi Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính có hiệu lực đến nay vẫn chưa có doanh nghiệp hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu triển khai kết nối, cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động xuất nhập kho nguyên liệu, thành phẩm đến cơ quan hải quan qua Hệ thống. Nguyên nhân chủ yếu là do việc triển khai Hệ thống kết nối chưa phải là điều kiện bắt buộc và cần có sự đầu tư nâng cấp Hệ thống quản trị của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này thực hiện việc báo cáo quyết toán theo phương thức truyền thống khi kết thúc năm tài chính theo mẫu số 15 Phụ lục II Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính. Yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với cơ quan Hải quan là phải xây dựng một mô hình đáp ứng được khả năng đầu tư của các doanh nghiệp. c. Về việc ký kết thỏa thuận công nhận lẫn nhau đối với doanh nghiệp ưu tiên AEO là một chương trình hợp tác mà nhiều cơ quan hải quan đang áp dụng như một phương tiện để đảm bảo an ninh an toàn và tạo thuận lợi cho thương mại toàn cầu. Một trong những mục tiêu chính của cơ quan Hải quan là thiết lập các MRA về doanh nghiệp ưu tiên giữa các nước. MRA cung cấp nền tảng cho các chương trình AEO để nối dài thêm lợi ích cho các thành viên của họ thông qua sự công nhận quốc tế với các quốc gia đối tác. 261
  11. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” Theo định nghĩa tại Khung tiêu chuẩn SAFE của Tổ chức Hải quan thế giới: “Thỏa thuận công nhận lẫn nhau là việc ký kết một văn bản chính thức giữa hai hoặc nhiều cơ quan hải quan, đưa ra các nội dung, điều kiện mà theo đó, các chương trình AEO được công nhận và chấp nhận giữa các bên ký kết”. Có nghĩa là, doanh nghiệp ưu tiên được công nhận tại quốc gia này thì sẽ được công nhận và hưởng các chế độ ưu tiên trong lĩnh vực hải quan tại quốc gia có tham gia ký kết thỏa thuận và ngược lại. Những thoả thuận này giúp cơ quan Hải quan quản lý rủi ro hiệu quả hơn thông qua việc trao đổi thông tin kịp thời và chính xác, tăng cường khả năng phát hiện hàng hoá có độ rủi ro cao, quản lý chuỗi cung ứng và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của mình. Ngoài ra, những thoả thuận này giúp đẩy mạnh quan hệ hợp tác giữa các cơ quan hải quan và cho phép tiến hành quản lý sớm đối với dây chuyền cung ứng, ví dụ cơ quan Hải quan nước nhập khẩu yêu cầu cơ quan Hải quan nước xuất khẩu tiến hành kiểm tra trên danh nghĩa của họ. Đến nay, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã ký MRA về Chương trình doanh nghiệp ưu tiên với các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bao gồm 10 nước: Indonesia, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philipine, Lào, Campuchia, Myanmar, Brunei, Việt Nam. Theo đó, các biện pháp tạo thuận lợi thương mại trong Thỏa thuận gồm có: thông quan nhanh chóng bằng cách giảm việc kiểm tra hồ sơ và/hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa, đối với hàng hóa xuất phát từ hoặc vận chuyển cho một thành viên của chương trình của các bên tham gia khác, tùy thuộc vào việc đánh giá mức độ rủi ro an ninh; ưu tiên kiểm tra cho hàng hóa xuất phát từ hoặc vận chuyển cho một thành viên của chương trình của các bên tham gia khác đã được lựa chọn để kiểm tra thực tế; trường hợp có sự gián đoạn đối với thương mại quốc tế, cố gắng ưu tiên thông quan nhanh cho hàng hóa có nguồn gốc từ hoặc được chuyển đến một thành viên của chương trình của các bên tham gia khác. Từ năm 2016, Tổng cục Hải quan Việt Nam và Hải quan Hàn Quốc (trực thuộc Bộ Kinh tế và Tài chính) của Hàn Quốc đã bắt đầu khởi động đàm phán Thỏa thuận MRA. Hiện nay, căn cứ vào lộ trình 04 giai đoạn theo hướng dẫn của WCO, hai bên đã hoàn thành giai đoạn 1 (so sánh về sự tương đồng giữa quy định pháp luật về doanh nghiệp ưu tiên của hai nước) và giai đoạn 2 (hai bên cùng tiến hành thẩm định AEO của hai nước), đang thực hiện giai đoạn 3 (việc đàm phán về nội dung dự thảo Thỏa thuận được thực hiện song song cùng với các giai đoạn trước). Tuy nhiên, tại thời điểm thực hiện giai đoạn này, phía Việt Nam bị vướng về thẩm quyền ký MRA. Do đó, Thỏa thuận tạm thời bị dừng lại từ năm 2017. Đến năm 2020, Tổng cục Hải quan đã giải quyết vướng mắc trên thống qua việc quy định về thẩm quyền tại Nghị định. Theo đó, thẩm quyền ký MRA là Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Ngày 05/12/2022, Chính phủ hai nước ký Nghị định thư sửa đổi Hiệp định hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau trong lĩnh vực hải quan. Sau khi hoàn tất các thủ tục để phê duyệt Nghị đinh thư, TCHQ sẽ làm việc với phía bạn để nối lại đàm phán. 262
  12. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” IV. Phương hướng phát triển thời gian tới đối với chương trình doanh nghiệp ưu tiên của ngành Hải quan Trong thời gian tới, hướng phát triển chương trình doanh nghiệp ưu tiên của ngành Hải quan tập trung vào một số việc cụ thể như sau: 4.1. Hoàn thiện Chương trình doanh nghiệp ưu tiên theo khuyến nghị của WCO và phù hợp với luật pháp quốc gia Hoàn thiện Chương trình doanh nghiệp ưu tiên để tiệm cận với chương trình AEO của WCO là một trong những nhiệm vụ quan trọng và cần thiết của Hải quan Việt Nam trong thời gian tới. Trước tình hình phát triển nhanh chóng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Tổng cục Hải quan đã có dự thảo nghị định sửa đổi bổ sung Nghị định 08/2015-NĐ-CP. Trong đó, chương trình AEO được áp dụng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ đồng thời các điều kiện để trở thành AEO được sửa đổi phù hợp với khuyến nghị của Hải quan thế giới (WCO) theo Khung tiêu chuẩn SAFE. Như vậy, việc mở rộng phạm vi đăng ký của chương trình và điều chỉnh tiêu chí kim ngạch sẽ giúp Việt Nam thúc đẩy gia tăng số lượng AEO nhờ đó nâng cao vị thế và tầm ảnh hưởng của Chương trình AEO của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu. 4.2. Triển khai đàm phán ký kết Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên với hải quan các nước AEO là một chương trình hợp tác mà nhiều cơ quan hải quan đang áp dụng như một phương tiện để đảm bảo an ninh an toàn và tạo thuận lợi cho thương mại toàn cầu. Một trong những mục tiêu chính của cơ quan Hải quan là thiết lập các MRA về doanh nghiệp ưu tiên giữa các nước. MRA cung cấp nền tảng cho các chương trình AEO để nối dài thêm lợi ích cho các thành viên của họ thông qua sự công nhận quốc tế với các quốc gia đối tác. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ thúc đẩy triển khai MRA với Hải quan Hàn Quốc sau khi Nghị định thư với Hàn Quốc được phê duyệt. Ngoài ra, một số cơ quan Hải quan các nước như Nga, Trung Quốc, Chi-Lê, Anh cũng đã có đề nghị với Hải quan Việt Nam về việc xem xét khả năng đàm phán ký kết MRA. Đồng thời, Tổng cục Hải quan cũng đang sửa đổi các điều kiện áp dụng chế độ ưu tiên tại dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 08/2015/NĐ-CP của Chính phủ để đảm bảo tương đồng với các quy định của các nước ASEAN nói riêng, của WCO nói chung. 4.3. Xây dựng hệ thống/phần mềm trung gian để kết nối dữ liệu của doanh nghiệp với cơ quan Jải quan Căn cứ Điều 42 Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/06/2014 thì một trong những điều kiện công nhận doanh nghiệp ưu tiên là doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục hải quan điện tử, thủ tục thuế điện tử; có chương trình công nghệ thông tin quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp nối mạng với cơ quan Hải quan. Tuy nhiên, trên thực tế quy định 263
  13. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” này vẫn chưa được thực hiện triệt để. Hiện nay, cơ quan Hải quan hoàn toàn không có thông tin của doanh nghiệp trong suốt quá trình sản xuất ra sản phẩm. Chỉ khi tiến hành kiểm tra sau thông quan, doanh nghiệp mới cung cấp dữ liệu cho cơ quan Hải quan. Cục Kiểm tra sau thông quan sẽ nghiên cứu đề cương để xây dựng hệ thống trung gian kết nối giữa cơ quan Hải quan và dữ liệu của doanh nghiệp trong đó nêu rõ các dữ liệu doanh nghiệp cần cung cấp đảm bảo yêu cầu quản lý của cơ quan Hải quan và theo quy định của pháp luật. Việc đưa hệ thống này vào hoạt động sẽ góp phần không nhỏ trong việc cải cách và hiện đại hóa quản lý doanh nghiệp ưu tiên. Với những thông tin được thu thập trên hệ thống, cơ quan Hải quan sẽ đánh giá, phân tích. Trường hợp nhận thấy hoạt động của doanh nghiệp không có rủi ro vi phạm pháp luật, cơ quan Hải quan sẽ tiến hành gia hạn chế độ ưu tiên tự động mà không cần phải tiến hành kiểm tra, thẩm định. Trường hợp phát hiện dấu hiệu vi phạm, cơ quan Hải quan mới tiến hành kiểm tra. Hơn nữa, việc này còn giảm khối lượng báo cáo định kỳ của doanh nghiệp, tiết kiệm được các chi phí hành chính tối đa cho doanh nghiệp. Ngoài ra, song song với việc xây dựng phần mềm trung gian, các cán bộ trực tiếp quản lý các doanh nghiệp ưu tiên cần khai thác tối đa ưu việt của các cơ sở dữ liệu của Hệ thống tự động hóa để đảm bảo quản lý chặt chẽ, hiệu quả các doanh nghiệp ưu tiên này. 4.4. Tăng cường hợp tác và truyền thông về chương trình AEO Để phủ sóng rộng rãi về chương trình Doanh nghiệp ưu tiên tới cộng đồng doanh nghiệp, Cục Kiểm tra sau thông quan phối hợp với Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam VCCI để tuyên truyền, đào tạo cho doanh nghiệp về lợi ích và điều kiện để trở thành doanh nghiệp ưu tiên, qua đó tăng cường sự hợp tác trực tiếp với các doanh nghiệp trong việc giới thiệu và thúc đẩy chương trình AEO. Điều này có thể bao gồm việc tổ chức các buổi hội thảo, đào tạo, và tư vấn để giải đáp các thắc mắc và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về lợi ích và thủ tục tham gia chương trình. Xây dựng liên kết với các cơ quan và tổ chức liên quan khác như Bộ Công Thương, Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam, Hiệp hội Logistics Việt Nam…, để tạo ra sự đồng thuận và ủng hộ về chương trình DNUT, phát triển thông tin đồng thuận và giới thiệu chương trình tới một lượng lớn doanh nghiệp. Liên tục đánh giá hiệu quả của các hoạt động truyền thông và tăng cường sự tương tác với doanh nghiệp để hiểu rõ hơn về nhu cầu và phản hồi của họ, từ đó điều chỉnh và cải thiện các hoạt động truyền thông về lĩnh vực này trong tương lai. 4.5. Hợp tác với các cơ quan Chính phủ khác để mở rộng chế độ ưu tiên cho doanh nghiệp ưu tiên Chế độ ưu tiên cần tạo ra một môi trường thực sự khác biệt, vượt trội, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp ưu tiên. Có như vậy mới tạo ra được động lực để các doanh nghiệp phấn đấu tự hoàn thiện nhằm duy trì trạng thái doanh nghiệp 264
  14. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” ưu tiên, đồng thời các doanh nghiệp khác cũng phấn đấu để trở thành doanh nghiệp ưu tiên. Hiện nay, thế giới đang nói về chương trình AEO 2.0 - một cấp độ tiếp theo của chương trình AEO hiện tại. Trong đó, các quốc gia đề cao vấn đề hợp tác giữa cơ quan hải quan với các cơ quan chính phủ khác để mở rộng ưu tiên hơn nữa cho các doanh nghiệp ưu tiên. Đây cũng là nội dung chính được nêu tại Trụ cột thứ 3 về quan hệ giữa cơ quan hải quan và các cơ quan chính phủ khác của Khung tiêu chuẩn SAFE/WCO. Như đã nêu ở phần vướng mắc của doanh nghiệp, các thủ tục về kiểm tra chuyên ngành đang là một cản trở cho dòng chảy thông suốt của hàng hóa. Do đó, Tổng cục Hải quan dự kiến sẽ kiến nghị Bộ Tài chính về việc hợp tác với các cơ quan quản lý nhà nước về các lĩnh vực khác như thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ; Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm; thủ tục kiểm tra chuyên ngành… Từ đó các cơ quan này sẽ dành những ưu tiên đặc biệt về thủ tục đối với các doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực hải quan. V. Kết luận Chương trình doanh nghiệp ưu tiên được triển khai tại Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao. Để triển khai chương trình doanh nghiệp ưu tiên hiệu quả, tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, trong thời gian tới, Tổng cục Hải quan cần tiếp tục phát triển hơn nữa các quy định, hành lang pháp lý hiệu quả, thiết thực nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện tối đa cho hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời nâng cao năng lực quản lý của cơ quan hải quan. Đặc biệt, nhưng không kém phần quan trọng là công tác quản lý doanh nghiệp ưu tiên phù hợp và đáp ứng các chuẩn mực quốc tế, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại trong công tác quản lý. Bài viết đã phân tích thực trạng triển khai doanh nghiệp ưu tiên và những phương hướng để triển khai hiệu quả công tác quản lý doanh nghiêp ưu tiên. Điều này làm tiền đề phát triển quản lý các doanh nghiệp trên cả nước trong thời gian tới./. 265
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2