intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tái cấu trúc tài chính: cơ hội nào cho doanh nghiệp?

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

124
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những bất ổn từ chỉ số vĩ mô Doanh nghiệp và các điểm yếu của quản trị tài chính Theo đó, trước khi triển khai công việc này phải phân tích, rà soát lại tình hình thực trạng của doanh nghiệp; xác định lại nguồn vốn; xác định các chỉ tiêu đo lường quen thuộc như KPI (Key Performance Indicator, chỉ số đánh giá thực hiện công việc), KRI (Key Risk Indicator, chỉ số quản trị rủi ro)… Và sau cùng là kiểm soát chất lượng tài chính của doanh nghiệp. Trong kinh nghiệm tư vấn, huấn luyện của mình,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tái cấu trúc tài chính: cơ hội nào cho doanh nghiệp?

  1. Tái cấu trúc tài chính: cơ hội nào cho doanh nghiệp? Những bất ổn từ chỉ số vĩ mô Doanh nghiệp và các điểm yếu của quản trị tài chính Theo đó, trước khi triển khai công việc này phải phân tích, rà soát lại tình hình thực trạng của doanh nghiệp; xác định lại nguồn vốn; xác định các chỉ tiêu đo lường quen thuộc như KPI (Key Performance Indicator, chỉ số đánh giá thực hiện công việc), KRI (Key Risk Indicator, chỉ số quản trị rủi ro)… Và sau cùng là kiểm soát chất lượng tài chính của doanh nghiệp. Trong kinh nghiệm tư vấn, huấn luyện của mình, ông Luân cho rằng: “Nền tảng tài chính của các doanh nghiệp còn sơ khai. Đôi khi, họ nhìn nhận trong két sắc còn bao nhiêu tiền là lợi nhuận và cũng không biết lợi nhuận đến từ đâu? Đôi khi chính người thân sử dụng nguồn tiền để đầu tư vào các lĩnh vực khác mà họ cũng không hề biết.” Đó là một thực tế. Chính vì vậy, doanh nghiệp muốn tái cấu trúc lại tài chính của mình cần phải nhìn ra những điểm yếu cố hữu trong công tác quản trị tài chính như: Thông tin về tài chính bị cung cấp trễ; tài khoản tăng nhanh hoặc sụt giảm quá nhanh so với tốc độ doanh thu; tỷ lệ tăng trưởng thấp hơn tỷ lệ lạm phát; các khoản chênh lệch không được giải thích thỏa đáng; dòng tiền kinh doanh bị âm; không giải quyết được nợ đến hạn… Tất cả những dấu hiệu trên cho thấy rằng, doanh nghiệp đang lâm vào một tình trạng hỗn loạn về mặt quản lý và cần ngay một “liệu pháp” để trị dứt điểm căn bệnh quản trị yếu kém về tài chính. Phương pháp tái cấu trúc tài chính cho doanh nghiệp
  2. Trước hết, cần xác định được cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Sau khi nhìn thấy được cơ cấu vốn thì bước tiếp theo, theo ông Luân, cần tối ưu hóa vốn cố định của doanh nghiệp. Theo đó, cần huy động vốn từ cán bộ, nhân viên bằng các đợt phát hành cổ phiếu nội bộ. Và điều quan trọng là tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng qua việc trả nợ đúng hạn để nhận được nguồn vốn vay trong tình hình khó khăn. . Bên cạnh những phương pháp cần thiết trên thì cần các biện pháp rốt ráo để nâng cao hiệu suất, năng lực tài chính như: lập quỹ dự phòng khi kinh doanh có lãi; đầu tư vào các dự án sinh lợi nhanh; tối ưu hóa năng suất, máy móc; thực hiện quản lý theo kiểu “thu đủ, chi đúng”; nâng cao năng lực của đội ngũ kinh doanh; rút ngắn quy trình sản xuất… cũng giúp tái cấu trúc lại năng lực tài chính cho doanh nghiệp. Trong khủng hoảng, việc tái cấu trúc doanh nghiệp là cần thiết. Và một trong những việc cần làm là tái cấu trúc tài chính. “Nó sẽ mang lại một sinh khí mới giúp cơ thể doanh nghiệp khỏe mạnh trở lại để đương đầu với những khó khăn sắp tới”, ông Luân chia sẻ thêm Khi các bất ổn vĩ mô như lạm phát, lãi suất cho vay, giá cả các yếu tố đầu vào như điện, nước,… tăng cao, tổng rủi ro mà doanh nghiệp phải gánh chịu chắc chắn gia tăng. Như đã biết: Tổng rủi ro = Rủi ro kinh doanh + Rủi ro tài chính. Thoạt nhìn thì tưởng các bất ổn trên chỉ làm gia tăng rủi ro tài chính của doanh nghiệp nhưng trên thực tế các bất ổn này cũng làm tăng rủi ro kinh doanh theo phản ứng dây chuyền. Để đơn giản, chúng ta tạm thời gác qua một bên rủi ro kinh doanh chưa đề cập đến. Trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn, lạm phát tăng cao chưa nói đến việc phải sinh lợi để đáp ứng yêu cầu tối thiểu của cổ đông, để tồn tại doanh nghiệp bắt buộc phải giảm thiểu rủi ro tài chính. Do rủi ro tài chính hình thành chủ yếu dựa trên cách
  3. thức doanh nghiệp huy động các nguồn vốn vay do đó với tình hình bất ổn hiện nay thì doanh nghiệp cần: + Đánh giá lại qui mô của doanh nghiệp: thực tế cho thấy các doanh nghiệp đang được phình to, hoành tráng quá mức cần thiết. Trong trường hợp này giải pháp chia, tách, thanh lý các công ty con, các bộ phận không thiết yếu, thanh lý các tài sản không sinh lợi… hoặc sinh lợi kém là nhiệm vụ trọng tâm phải làm. + Đánh giá khả năng thanh toán nợ vay và chi phí tài chính để biết được chỉ nên huy động tối đa bao nhiêu nợ vay và lên kế hoạch trả nợ phù hợp. Đừng trông chờ vào cái gọi là “Lá chắn thuế” vì khi doanh nghiệp kinh doanh lỗ thì lá chắn thuế chẳng có tác dụng gì và trong trường hợp này chỉ là “Cốc mò cò xơi” làm để nuôi hệ thống Ngân hàng mà thôi. Thực hiện đàm phán ngay với các chủ nợ thông qua các giải pháp như chuyển đổi nợ thành vốn góp, bán nợ cho chủ nợ khác, cơ cấu lại thời hạn thanh toán, cho phép thêm vào các điều khoản bổ sung hợp lý vào các hợp đồng để giảm thiểu lãi suất vay phải trả…để tránh tình trạng bị dồn vào chân tường khi các hợp đồng vay đến hạn. + Xem xét việc huy động thêm vốn chủ sở hữu. Trong giai đoạn kinh tế vĩ mô bất ổn như hiện nay, huy động được vốn chủ để giảm thiểu gánh nặng nợ vay là vô cùng quan trọng. Mặt khác, một tỷ lệ Nợ/Vôn chủ hợp lý cũng là cơ sở giúp cho việc đàm phán với các chủ nợ dễ dàng hơn. Tuy vậy cần có kế hoạch sử dụng vốn huy động được một cách hiệu quả, đúng mục đích chứ không thể dùng mua lại nợ xấu hay ném vào đầu tư Bất động sản… + Cân nhắc lại chính sách phân chia cổ tức bằng cách tối thiểu hóa chi trả cổ tức bằng tiền mặt, gia tăng chi trả bằng cổ phiếu. Việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu dù làm pha loãng giá trị của cổ phiếu doanh nghiệp trên thị trường và
  4. có thể dn đến nhiều phản ứng tiêu cực từ phía thị trường nhưng quan trọng là giữ lại nguồn tiền cho doanh nghiệp để đảm bảo sự tồn tại trong giai đoạn khó khăn. Đây cũng là điều mà các công ty cổ phần đưa vào chương trình đại hội cổ đông vừa rồi. Hội đồng quản trị và các cổ đông lớn trong trường hợp này cần có sự giải thích và cam kết để làm yên lòng thị trường, tránh tình trạng cổ đông hoang mang bán tháo cổ phiếu, đặt doanh nghiệp vào rủi ro có thể bị thôn tính. Trên đây là vài ý kiến đóng góp với tác giả bài viết. Thực tế việc tái - cấu trúc tài chính của doanh nghiệp là một quá trình phức tạp, khó khăn và đau đớn đối với tất cả các bên có lợi ích liên quan (Stakeholders) và không thể chỉ thể hiện qua vài chỉ tiêu quản trị đơn giản hay cải tiến công tác quản trị vốn lưu động (tiền mặt, hàng tồn kho, các khoản phải thu, phải trả…) như tác giả đề cập.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2