Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018<br />
<br />
<br />
THỰC TRẠNG TỰ ĐIỀU TRỊ THUỐC TÂN DƯỢC<br />
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN:<br />
NGHIÊN CỨU CẮT NGANG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG<br />
Trương Thị Lê Huyền*, Hoàng Đình Đông**, Nguyễn Thị Ngọc Diễm***<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở Đầu: Ngày nay, thực hành tự điều trị thuốc tân dược ngày càng được quan tâm bởi vì các nhóm<br />
thuốc bắt buộc kê đơn như kháng sinh, kháng viêm non-steroid, thuốc ngủ được bán ngày càng nhiều mà<br />
không tham khảo ý kiến bác sĩ, y sĩ. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định thực trạng tự điều trị<br />
thuốc tân dược và các yếu tố liên quan đến thực hành tự điều trị thuốc tân dược.<br />
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ tự điều trị thuốc tân dược và các yếu tố liên quan đến tỷ lệ tự điều trị<br />
thuốc tân dược.<br />
Đối tượng - phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang sử dụng bộ câu hỏi soạn sẵn,<br />
thực hiện phỏng vấn mặt đối mặt kết hợp với quan sát và mô tả thuốc tân dược tự điều trị trong vòng 6<br />
tháng trước thời điểm khảo sát của 291 người dân từ 18 tuổi trở lên đang sinh sống tại xã Bình Phục,<br />
huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam được chọn vào nghiên cứu một cách ngẫu nhiên hệ thống.<br />
Kết quả: Có đến 65,8% đối tượng tham gia tự điều trị thuốc tân dược và có đến 90% thuốc tân dược<br />
được tự sử dụng hoàn toàn không có nhãn. Trong đó kháng sinh và kháng viêm non-steroid chiếm tỷ lệ lần<br />
lượt là 47,6% và 35,3%. Các triệu chứng mà người dân tự điều trị là đau đầu (37,5%), cảm cúm (33,1%),<br />
ho khan (27,5%), sốt (20%), đau họng (19,4%), đau dạ dày (13,1%) và các triệu chứng khác (đau cơ, trật<br />
chân, chóng mặt, ngứa, mỏi tay chân) chiếm 45,4%. Có đến 88,2% đối tượng tự điều trị thuốc vì nghĩ bệnh<br />
nhẹ, 48,8% vì sự tiện lợi và 16,9% tin tưởng nhân viên nhà thuốc. Nữ (PR = 1,5, KTC 95% 1,2 – 1,8, p<br />