intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng ứng dụng công nghệ số trên thị trường chứng khoán và một số kiến nghị

Chia sẻ: ViMarkzuckerberg Markzuckerberg | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

77
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ứng dụng công nghệ số vào hoạt động sản xuất, kinh doanh và cung cấp dịch vụ là tất yếu mà các doanh nghiệp phải thay đổi để theo kịp xu hướng chung nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển trên thị trường. Đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ số là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thị trường chứng khoán. Bài viết này trình bày thực trạng ứng dụng công nghệ số trên thị trường chứng khoán hiện nay và đề xuất một số khuyến nghị nhằm khắc phục những khó khăn và hạn chế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng ứng dụng công nghệ số trên thị trường chứng khoán và một số kiến nghị

  1. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ThS Trần Văn Trung* TÓM TẮT Ứng dụng công nghệ số vào hoạt động sản xuất, kinh doanh và cung cấp dịch vụ là tất yếu mà các doanh nghiệp phải thay đổi để theo kịp xu hướng chung nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển trên thị trường. Đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ số là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thị trường chứng khoán. Bài viết này trình bày thực trạng ứng dụng công nghệ số trên thị trường chứng hoán hiện nay và đề xuất một số khuyến nghị nhằm khắc phục những khó khăn và hạn chế. Từ khóa: Công nghệ số, dữ liệu lớn, cổ phiếu, thị trường chứng khoán. 1. GIỚI THIỆU Việt Nam đứng trước một kỷ nguyên mới về công nghệ, kỷ nguyên của cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động to lớn đến sự phát triển của tất cả các quốc gia, các ngành và lĩnh vực. Việt Nam đã đưa ra lộ trình ứng dụng các giải pháp công nghệ đặc trưng của cách mạng công nghiệp 4.0 để kết nối cung ứng dịch vụ công, dịch vụ thương mại, hay dịch vụ tài chính thông minh. Việc ứng dụng công nghệ để cải tiến hay đổi mới sản phẩm, dịch vụ tài chính thường gọi là số hóa không chỉ mới xuất hiện gần đây, mà đã diễn ra từ hơn nửa thế kỷ trước. Các sản phẩm tài chính số hóa dựa trên công nghệ trong chiến lược chuyển đổi số của các tổ chức tài chính và dựa trên nền tảng sử dụng Big data, AI, Machine learning trong quản trị. Hàng loạt các công ty chứng khoán đã đầu tư mạnh vào hệ thống máy tính để ghi nhận và xử lý các giao dịch chứng khoán. Nhờ đó giảm thiểu sai sót và cắt giảm chi phí. Bên cạnh đó, các công ty chứng khoán cũng trở nên nhanh nhạy và hiểu biết khách hàng hơn nhờ việc phân tích số liệu thu thập được từ hệ thống máy tính. 2. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ CÔNG NGHỆ SỐ 2.1. Tổng quan về thị trường chứng khoán Chứng khoán là loại tài sản bao gồm các loại: Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; Chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký; Chứng Khoa TC-NH, Trường Đại học Tài chính – Marketing. * - 247
  2. khoán phái sinh; Các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định (Điều 4 Luật Chứng khoán 2019). Hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán bao gồm hoạt động chào bán, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, cung cấp dịch vụ về chứng khoán, công bố thông tin, quản trị công ty đại chúng và các hoạt động khác được quy định tại Luật này (Khoản 14, Điều 4, Luật Chứng khoán) Các tổ chức và cá nhân tham gia thị trường chứng khoán có thể được chia thành 4 nhóm sau: nhà phát hành, nhà đầu tư, nhà cung cấp dịch vụ, cơ quan quản lý và các tổ chức có liên quan khác. – Cơ quan quản lý thị trường chứng khoán: cơ quan này do chính phủ thành lập, nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của người đầu tư và bảo đảm cho thị trường chứng khoán hoạt động lành mạnh, suôn sẻ và phát triển vững chắc. Cơ quan này ở Việt Nam là Ủy ban chứng khoán Nhà nước. – Nhà phát hành: là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán. Nhà phát hành là người cung cấp các chứng khoán – hàng hoá của thị trường chứng khoán. Chính phủ và chính quyền địa phương là nhà phát hành các trái phiếu chính phủ và trái phiếu địa phương. Công ty là nhà phát hành các cổ phiếu và trái phiếu công ty. Các tổ chức tài chính là nhà phát hành các công cụ tài chính như các trái phiếu, chứng chỉ thụ hưởng... phục vụ cho hoạt động của họ. – Nhà đầu tư: là những người thực sự mua và bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán. Nhà đầu tư gồm nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức. Hình 1. Mô hình tổ chức thị trường chứng khoán Việt Nam 248 -
  3. – Công ty dịch vụ trung gian chứng khoán: + Công ty chứng khoán là những công ty hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, có thể đảm nhận một hoặc nhiều trong số các nghiệp vụ chính là bảo lãnh phát hành, môi giới, tự doanh, quản lý quỹ đầu tư và tư vấn đầu tư chứng khoán. Để có thể được thực hiện mỗi nghiệp vụ, các công ty chứng khoán phải đảm bảo được một số vốn nhất định và phải được phép của cơ quan có thẩm quyền. + Sở giao dịch chứng khoán: thực hiện vận hành thị trường thông qua bộ máy tổ chức bao gồm nhiều bộ phận khác nhau phục vụ các hoạt động trên sở giao dịch. Ngoài ra, sở giao dịch cũng ban hành những quy định điều chỉnh các hoạt động giao dịch chứng khoán trên sở, phù hợp với các quy định của luật pháp và uỷ ban chứng khoán. + Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán: là tổ chức của các công ty chứng khoán và một số thành viên khác hoạt động trong ngành chứng khoán, được thành lập với mục đích bảo vệ lợi ích cho các công ty thành viên nói riêng và cho toàn ngành chửng khoán nói chung. + Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán: là tổ chức nhận lưu giữ các chứng khoán và tiến hành các nghiệp vụ thanh toán bù trừ cho các giao dịch chứng khoán. 2.2. Tổng quan về công nghệ số Công nghệ số là quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới như: dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud),… thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty. Công nghệ số mở ra những dạng thức đổi mới, sáng tạo trong cả một lĩnh vực thay vì chỉ nâng cấp và hỗ trợ những phương pháp truyền thống. Theo nghĩa hẹp, công nghệ số có thể hình dung bằng khái niệm “Văn phòng không giấy tờ”. Những lợi ích khi chuyển đổi số trong doanh nghiệp: – Chuyển đổi số giúp kết nối, thu ngắn khoảng cách của các bộ phận trong doanh nghiệp. Với những doanh nghiệp truyền thống, các phòng ban thường hoạt động riêng rẽ với nhau. Luồng xử lý công việc theo đó cũng thường chậm trễ và rắc rối do phải qua nhiều “cửa”, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, tiếp cận khách hàng và doanh số. Ngược lại, việc ứng dụng công nghệ trong chuyển đổi số lại giúp doanh nghiệp phá bỏ bức rào ngăn cách giữa các phòng ban nhờ nền tảng kết nối số hóa đa chiều, đa chức năng giữa các bộ phận. Theo đó, giúp doanh nghiệp cải thiện hoạt động, luồng công việc diễn ra trôi chảy, trơn tru, ít bị phụ thuộc vào nguồn nhân lực do hầu hết công việc đã được tự động hóa hoặc bán tự động. - 249
  4. – Thúc đẩy hiệu quả trong quản trị doanh nghiệp. Với việc áp dụng lợi ích của công nghệ trong giai đoạn chuyển đổi số, lãnh đạo hoàn toàn chủ động trong việc theo dõi các báo cáo, đánh giá hoạt động của doanh nghiệp, hiệu suất làm việc của nhân viên bất cứ lúc nào mà không cần đợi nhân viên ngồi làm báo cáo qua email hay thống kê số liệu qua bản cứng. Cũng vậy, mọi thông tin, số hóa về hoạt động của doanh nghiệp đều được thể hiện minh bạch, cụ thể, chi tiết bằng con số rõ ràng, xóa bỏ những vùng tối, kém minh bạch trong quản trị doanh nghiệp. Những rủi ro về chi phí ẩn, quỹ đen cũng sẽ được hạn chế giúp doanh nghiệp quản lý và tối ưu doanh thu hiệu quả nhất. – Tối ưu năng suất làm việc của nhân viên. Tối ưu năng suất làm việc của nhân viên là điều mọi doanh nghiệp nên làm. Ứng dụng chuyển đổi số cho phép doanh nghiệp cộng hưởng và  tối ưu năng suất làm việc của nhân viên giúp tạo ra giá trị cao hơn nữa. Bên cạnh đó, hệ thống tự động của chuyển đổi công nghệ số cũng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tự động thao tác những công việc tạo ra giá thấp. Thay vào đó, nhân lực quý sẽ được tập trung phát triển và tham dự vào những công việc tạo ra giá trị cao hơn. – Gia tăng chất lượng sản phẩm. Không thể phủ nhận rằng chuyển đổi số giúp doanh nghiệp hoạt động 24/7 và không ngừng sáng tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, hạn chế lỗi nhờ dây chuyền sản xuất ứng dụng công nghệ hiện đại. Song song với đó, nhân viên cũng có thêm thời gian để hoàn thiện, nâng cao chuyên môn và nghiên cứu cải thiện và tối ưu hơn giá trị cũng như chất lượng sản phẩm. Về phía nhà quản lý cũng dễ dàng hơn trong việc theo dõi, đánh giá chất lượng công việc của nhân viên dựa trên chính thành quả thực tế thay vì “chấm công” như trước đây. – Nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Có thể nhận thấy rõ rằng, hiện tại, doanh nghiệp nào ứng dụng thành công nền tảng số hóa thì việc triển khai và vận hành đạt hiệu quả cao hơn các doanh nghiệp khác là điều hiển nhiên.  Điều này một lần nữa khẳng định vai trò của chuyển đổi số với các doanh nghiệp trong thời đại 4.0. Đồng thời, cho thấy việc ứng dụng việc áp dụng công nghệ số không chỉ nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến khả năng sống còn. Chưa kể việc chuyển đổi công nghệ số còn giúp doanh nghiệp chiếm ưu thế hơn trong việc tạo dựng mối tương tác mật thiết, nhanh chóng với khách hàng, cá nhân hóa trải nghiệm người dùng và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng nhằm thúc đẩy tiến trình mua bán và doanh thu vượt trội hơn so với các phương thức tiếp thị truyền thống. 3. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 3.1. Ứng dụng công nghệ số của Ủy ban chứng khoán Nhà nước Triển khai những mục tiêu quan trọng trong Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 tại Quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 250 -
  5. 01/03/2012 của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã từng bước hiện đại hóa công nghệ thông tin (CNTT), ứng dụng nhiều hệ thống CNTT quan trọng vào công tác hỗ trợ và nâng cao công tác quản lý nhà nước về chứng khoán và giám sát hoạt động trên TTCK.  Tính đến tháng 02/2017, UBCKNN đã xây dựng và đưa vào sử dụng hiệu quả các hệ thống ứng dụng quy mô lớn và các hệ thống cơ sở dữ liệu cốt lõi, mang tính tích hợp cao của UBCKNN gồm: Hệ thống cổng thông tin điện tử của UBCKNN; Hệ thống công bố thông tin – IDS; Hệ thống giám sát giao dịch trên TTCK – MSS; Hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý công ty chứng khoán – SCMS; Hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý Công ty Quản lý Quỹ và Quỹ đầu tư chứng khoán – FMS; Hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý Nhà đầu tư nước ngoài; Hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý Người hành nghề chứng khoán; Hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác Thanh tra; và Hệ thống Quản lý thống kê nội bộ. Tất cả các hệ thống này đều có độ sẵn sàng đạt tỷ lệ trên 95%, được đầu tư trang bị ở mức dự phòng nóng nên hầu hết không bị gián đoạn, thời gian hoạt động tương đối ổn định. Ngoài ra, UBCKNN còn xây dựng hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức 3, đó là trong các hoạt động chào bán, phát hành chứng khoán của công ty đại chúng và các hoạt động của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán. Hệ thống đưa vào hoạt động và khai thác với mức độ ổn định cao.       Từ một hệ thống hạ tầng CNTT với hầu hết các trang thiết bị được đầu tư từ lâu, hiệu năng yếu và rất thiếu, hiện nay UBCKNN đã xây dựng một hạ tầng kỹ thuật CNTT hoàn chỉnh và đồng bộ, đáp ứng được nhu cầu khai thác thông tin, hiện đại hóa trong công tác chuyên môn, bắt kịp với các đơn vị khác về mặt công nghệ và mức độ ứng dụng CNTT. 3.2. Ứng dụng công nghệ số trong hoạt động kinh doanh của một số công ty chứng khoán Với sự phát triển của mạng lưới vạn vật kết nối (Internet of Things – IoT) và dữ liệu lớn (Big Data), hệ thống công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của các công ty trong ngành dịch vụ chứng khoán. Công nghệ phát triển đã thay đổi hoàn toàn nền tảng giao dịch chứng khoán. Trong những năm gần đây, hàng loạt công ty chứng khoán đã tập trung cải thiện, cải tiến và đầu tư sâu cho công nghệ, nền tảng giao dịch số, từ những công ty hàng đầu như SSI, HSC, VCSC đến các công ty được thị trường biết đến có thế mạnh công nghệ như VNDS, TCBS, VPS, BSC, MBS và cả những tên tuổi mới trên thị trường như Yuanta Việt Nam, AIS, hay Chứng khoán Đại Nam. Ứng dụng công nghệ, trực tuyến hóa hoạt động đầu tư chứng khoán là xu thế tất yếu và chuyển động mạnh mẽ hơn tại các công ty chứng khoán khi đại dịch Covid-19 xuất hiện để đáp ứng việc giãn cách xã hội nhưng vẫn thông suốt trong công việc, đầu tư. - 251
  6. Không phải đợi đến thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, cuộc đua đầu tư hệ thống hạ tầng công nghệ tại các công ty chứng khoán mới nóng, mà bởi đặc thù hệ thống công nghệ trên thị trường tài chính thay đổi nhanh nên các công ty bắt buộc phải tham gia nhằm đảm bảo tính cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Hàng loạt công ty chứng khoán đang tăng tốc trong cuộc đua công nghệ lấy trải nghiệm của khách hàng làm trọng tâm phát triển, với mục tiêu cung cấp nhiều hơn công cụ cho khách hàng có chi phí thấp, dễ sử dụng, tốc độ cao, bảo mật và thông tin chuyên sâu.  Nhiều công ty chứng khoán khác cũng đang triển khai hệ thống phần mềm giao dịch mới cho phép ứng dụng EKYC cũng như tích hợp các dịch vụ khác trong một ứng dụng để đưa vào vận hành khi pháp lý lĩnh vực chứng khoán chính thức mở đường. Chỉ sau một vài thao tác đơn giản, khách hàng đã có tài khoản chứng khoán, nộp tiền và giao dịch được ngay, sử dụng phương thức giao dịch trực tuyến chủ động và nhanh chóng thông qua các kênh như bảng giá Lightning, Protrade, Mobile App. Công ty Tên phần chứng mềm/ứng Tính năng khoán dụng VPBS Smartrobo • Tương tác trên các nền tảng chat: Skype, Facebook, Website VPBS. • Cập nhật liên tục thông tin thị trường, mã chứng khoán. • Cập nhật thông tin khuyến nghị thị trường, khuyến nghị mã chứng khoán. • Hỗ trợ quản lý tài khoản, giao dịch chứng khoán HSC Myhsc • Hệ thống ổn định: Truy cập dễ dàng, tính ổn định của hệ thống được đảm bảo. • Giao diện hiện đại: Giao diện thông minh, thân thiện người dùng, phù hợp cho từng mục đích giao dịch. • Tích hợp nhiều tính năng: Quản lý danh mục, Chuyển tiền nhanh chóng, Sao kê tiền và chứng khoán, cập nhật thông tin cá nhân. • Cập nhật thông tin nhanh chóng: Thông tin thị trường, biểu đồ phân tích, chỉ số phân tích cổ phiếu, giá lịch sử,… được cập nhật đầy đủ, kịp thời. 252 -
  7. Công ty Tên phần chứng mềm/ứng Tính năng khoán dụng HSC HSC iTrade • Giao dịch đồng thời trên nhiều tài khoản với tính bảo mật cao, vận hành ổn định. • Giao dịch thuận tiện, dễ dàng phân tích thông tin và ra quyết định. • Cập nhật thông tin về thị trường, cổ phiếu nhanh và chính xác với thời gian thực • Hỗ trợ quản lý danh mục, truy vấn lịch sử giao dịch, báo cáo • Trải nghiệm 2 in 1: HSC iTrade mang lại cho người dùng trải nghiệm thống nhất khi giao dịch đồng thời chứng khoán cơ sở và phái sinh trên cùng một ứng dụng; Thuận tiện khi chuyển đổi qua lại giữa các tài khoản. • Chuyển tiền nhanh chóng: Người dùng có thể dễ dàng chuyển tiền qua lại giữa tài khoản giao dịch chứng khoán cơ sở và phái sinh. Công ty chứng khoán không chỉ cung cấp dịch vụ về chứng khoán mà đang mở rộng nghiệp vụ quản lý tài sản, đầu tư trái phiếu, quản lý tiền gửi. Có công ty hoạt động không khác gì một ngân hàng khi khách hàng ngồi nhà có thể gửi tiền qua đêm, gửi tiền có kỳ hạn với lãi suất tốt hơn tiết kiệm thông qua các sản phẩm tài chính do công ty chứng khoán xây dựng. Có công ty đưa vào cả sản phẩm đầu tư bất động sản, đầu tư quỹ,... 3.3. Ứng dụng công nghệ số trong hoạt động cung cấp dữ liệu và phân tích kết quả kinh doanh của một số công ty dịch vụ Để đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư phải theo dõi kết quả kinh doanh dựa vào báo cáo cáo tái chính mà các công ty niêm yết phải công bố định kỳ. Tuy nhiên việc phân tích báo cáo tài chính và định giá cổ phiếu là một việc khó khăn và phức tạp đối với đa số nhà đầu tư. Để giúp nhà đầu tư tiện theo dõi, một số công ty cung cấp dữ liệu đã tiến hành so sánh kết quả kinh doanh giữa các kỳ, tính toán các hệ số tài chính và sơ đồ hóa cho nhà đầu tư dễ dàng theo dõi. - 253
  8. Hình 2. Kết quả kinh doanh của cổ phiếu HPG được phân tích tự động tại web https://fialda.com/ Hình 3. Kết quả kinh doanh của cổ phiếu HPG đã được sơ đồ hóa tại web https://24hmoney.vn/ 254 -
  9. Hình 4. Hệ số tài chính của cổ phiếu HPG được sơ đồ hóa tại web https://24hmoney.vn/ Hình 5: Các hệ số tài chính của cổ phiếu HPG được phân tích tự động tại web https://fialda.com/ - 255
  10. 3.4. Ứng dụng công nghệ số trong hoạt động cung cấp dữ liệu giao dịch và phân tích kết kỹ thuật của một số công ty dịch vụ Khi đầu tư chứng khoán, ngoài việc phân tích cơ bản để thấy được tiềm năng tăng trưởng của công ty niêm yết, nhà đầu tư phải phân tích kỹ thuật để xác định điểm mua và điểm bán khi tham gia thị trường. Trước khi công nghệ chưa phát triển nhà đầu tư phải tải dữ liệu giao dịch về máy tính và chạy trên các phần mềm như Amibroker hoặc Metastock để phân tích. Tuy nhiên ngày nay với sự cung cấp dữ liệu của Tradingview, một số công ty chứng khóa, công ty cung cấp dịch vụ chuyển sang hỗ trợ cho nhà đầu tư phân tích dữ liệu realtime mà không cần cài đặt phần mềm và cập nhật dữ liệu. Hơn nữa có thể dùng nhiều thiết bị khác nhau như máy tính bảng, điện thoại, laptop cho cùng một tài khoản và rất tiện lợi cho việc theo dõi, phân tích mọi lúc, mọi nơi. Hình 5: Phân tích kỹ thuật trên nền tảng dữ liệu online do Tradingview cung cấp tại web https://chart.fpts.com.vn/ 3.5. Ứng dụng công nghệ số của một số quỹ đầu tư chứng khoán Dựa trên số liệu của thị trường chứng khoán, một số quỹ đầu tư sử dụng những thuật toán chạy trên hệ thống máy tính để lựa chọn chiến lược và phân bổ danh mục hợp lý phục vụ cho hoạt động đầu tư. Quỹ đầu tư VFA sử dụng mô hình đầu tư Phân Tích Định Lượng (Quant) để thực hiện các chiến lược đầu tư trên TTCK Việt Nam. Quant là sự phối hợp khoa học của cả ba loại 256 -
  11. phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật và phân tích thống kê. Bằng việc sử dụng những mô hình toán học thông minh, Quant tổng hợp phân tích và xử lý số liệu trên các hệ thống máy tính hiện đại để tìm kiếm các cơ hội đầu tư trên TTCK, xác định dấu hiệu mua bán và đưa ra chiến lược phân bổ đầu tư hợp lý. Mô hình Quant dựa trên hệ thống máy tính để xử lý khối lượng thông tin khổng lồ mà không bị chi phối bởi cảm tính của con người trong hoạt động đầu tư. 4. MỘT SỐ KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỨNG KHOÁN 4.1. Một số công ty cung cấp dịch vụ chứng khoán còn chậm đổi mới để theo kịp sự phát triển của công nghệ Hạn chế: Bên cạnh một số tổ chức, công ty lớn đẩy mạnh định hướng để bắt kịp sự phát triển công nghệ, nâng cao tín cạnh trạnh trên thị trường chứng khoán vẫn còn nhiều công ty chưa kịp thời triển khai chuyển đổi số. Chính điều này làm ảnh hưởng đến dịch vụ cung cấp cho khách hàng, và khách hàng buộc phải lựa chọn công ty nào có dịch vụ tốt hơn. Nguyên nhân: Một số công ty chứng khoán hoạt động với quy mô nhỏ, thị phần môi giới hạn chế nên doanh thu từ lĩnh vực môi giới thấp không tạo động lực cho công ty đẩy mạnh hoạt động dịch dụ phát triển theo công nghệ số. Giải pháp: Các công ty chứng khoán này phải nhanh chóng thay đổi về định hướng và dịch vụ, lấy công nghệ số làm nền tảng. Chuyển đổi dần một số dịch vụ như mở tài khoản giao dịch qua internet. Số hóa và xây dựng nền tảng kinh doanh trực tuyến tạo cơ hội bứt phá cho các công ty chứng khoán và bức tranh dịch vụ chứng khoán chắc chắn sẽ có nhiều thay đổi. Nếu thực hiện được điều này sẽ giữ chân khách hàng ở lại sử dụng dịch vụ của công ty chứng khoán và nâng cao năng lực cạnh tranh của chính công ty trên thị trường chứng khoán. 4.2. Thiếu hụt về nhận sự có trình độ công nghệ cao am hiểu về sản phẩm, dịch vụ của công ty chứng khoán Khó khăn: Khi chuyển đổi công nghệ số thì đòi hỏi đội ngũ nhân sự có trình độ công nghệ, đồng thời cả trình độ về lĩnh vực chứng khoán. Lực lượng chuyên gia như vậy rất hạn chế nên làm chậm tiến độ triển khai chuyển đổi công nghệ của một số tổ chức. Nguyên nhân: Sự thiếu hụt này là do tốc độ phát triển của việc chuyển đổi số nhanh hơn tốc độ gia tăng nguồn nhân lực có trình độ công nghệ được đào tạo phù hợp với lĩnh vực. Giải pháp: Chứng khoán là lĩnh vực kinh doanh đặc thù, để thực hiện chuyển đổi số cần đào tạo đội ngũ nhân sự nòng cốt, có trình độ chuyên môn về công nghệ, đồng thời - 257
  12. am hiểu các sản phẩm, dịch vụ chứng khoán. Giai đoạn đầu có thể sử dụng nguồn lực bên ngoài, tuy nhiên công nghệ là nền tảng cho cung cấp dịch vụ nên lâu dài cần có người của công ty để chủ động phát triển và hỗ trợ kịp thời cho người dùng. Để thu hút được đội ngũ nhân tài, các công ty cần có chính sách lương thưởng hợp lý nhằm tuyển dụng được người đủ năng lực đảm nhiệm công việc lâu dài và tạo nền tảng phát triển đội ngũ theo thời gian. 4.3. Người dùng chưa thích ứng kịp với sự thay đổi công nghệ hiện đại và có thế đối mặt với vấn đề rủi ro công nghệ Khó khăn: Các thao tác đăng ký sử dụng dịch vụ hoặc tư vấn tự động được thực qua các robot mà người dùng phải cài đặt các ứng dụng trên điện thoại thông minh. Việc ứng dụng công nghệ thông tin nói chung và chuyển đổi công nghệ số nói riêng luôn tìm ẩn những rủi ro như bị hacker tấn công, dữ liệu bị mất cắp. Nguyên nhân: Hầu hết các công nghệ hiện đại phù hợp với những người trẻ tuổi hoặc những người làm công việc trên máy tính nhiều. Sự chưa thích ứng về thay đổi công nghệ liên quan đến một số nhà đầu tư làm công việc ít liên quan đến máy móc và công nghệ sẽ rất lúng túng và cảm thấy rất phiền phức khi sử dụng công nghệ. Một số cá nhân, tổ chức lợi tạo những trang web, ứng dụng và dụng uy tín, thương hiệu của các tổ chức để phục vụ những hành vi xấu, gây mất uy tín cho các tổ chức, gây hiểu nhầm và tổn thất cho khách hàng. Giải pháp: Khi thực hiện chuyển đổi sang công nghệ số, hầu hết các thao tác được người dùng thực hiện với máy tính và điện thoại thông minh nên giai đoạn đầu có khả năng gây bối rối cho người dùng, các công ty cần hướng dẫn các bước thao tác rõ ràng đồng thời lắng nghe sự phản hồi từ phía khách hàng để khác phục những hạn chế, nâng cao chất lượng dịch vụ. Kịp thời phát hiện và khuyến cáo những hành vi gian lận của kẻ xấu lợi dụng thương hiệu của côn ty và lòng tin của khách hàng, lừa gạt khách hàng qua những dịch vụ hay đầu tư qua app. 5. KẾT LUẬN Trong một giai đoạn nhất định của quá trình chuyển đổi số, các công ty chứng khoán có mức độ chuyển đổi cao có thể cung cấp các sản phẩm dịch vụ khác biệt và nhờ đó tạo ra các khoản lợi nhuận lớn. Việc đạt được mức chi phí thấp hơn trong ngắn hạn và tạo ra lợi nhuận cao hơn trong trung dài hạn phụ thuộc vào lựa chọn đúng đắn khi đầu tư chuyển đổi số, nỗ lực và thái độ của công ty chứng khoán trước các thay đổi. Xu hướng phát triển của công nghệ số tại Việt Nam cũng không nằm ngoài những xu hướng trên. Sự tăng trưởng của mảng dịch vụ này tại Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục khởi sắc trong tương lai do tỷ lệ người sử dụng điện thoại thông minh ngày càng tăng, thị trường tiêu dùng bán lẻ phát triển. Chính phủ và NHNN nên xem xét và nghiên cứu xây dựng quy 258 -
  13. định cho việc phát triển công nghệ tài chính nói chung, công nghệ số trong lĩnh vực chứng khoán nói riêng. Khung pháp lý cần quy định rõ ràng về lĩnh vực phạm vi hoạt động; sản phẩm dịch vụ; lợi ích của người tiêu dùng và nền kinh tế. Xu hướng đầu tư của thị trường chứng khoán Việt Nam trong quá trình chuyển đổi số và đã ghi nhận những thành công bước đầu với sự đón nhận tích cực của khách hàng. Cho dù quá trình này đòi hỏi chi phí rất lớn và các khoản đầu tư cho việc chuyển đổi có thể chưa mang lại lợi nhuận trong ngắn hạn. Nhưng xét về lâu dài, đầu tư vào công nghệ và chuyển đổi mô hình hoạt động nhằm tinh giản bộ máy cồng kềnh và cắt giảm chi phí vận hành. TÀI LIỆU THAM KHẢO Cris Doloc (2020). Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong phân tích thị trường chứng khoán (Đỗ Phan Thu Hà dịch). Nhà xuất bản Công Thương. https://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/ung-dung-cong-nghe-thong-tin-trong-linh-vuc-chung- khoan-126484.html https://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/ung-dung-cong-nghe-thong-tin-giai-doan-20182020- trong-linh-vuc-chung-khoan-135702.html Quốc hội (2019). Luật số 54/2019/QH14 về Luật chứng khoán, ban hành ngày 26/11/2019. Nguyễn Sơn (2021). Giao dịch thuật toán và hàm ý chính sách cho thị trường chứng khoán Việt Nam. Tạp chí Kinh tế – Tài chính Việt Nam. - 259
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2