Thực trạng và giải pháp đào tạo nguồn nhân lực ở nước ta trước yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0
lượt xem 2
download
Bài viết sử dụng phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp, nghiên cứu về tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay. Kết quả nghiên cứu cho thấy, công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay bên cạnh những kết quả đạt được, còn tồn tại nhiều hạn chế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực trạng và giải pháp đào tạo nguồn nhân lực ở nước ta trước yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0
- HUFLIT International Conference On Ensuring A High-Quality Human Resource In The Modern Age - Oct 16, 2020 doi: 10.15625/vap.2020.0068 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC Ở NƯỚC TA TRƯỚC YÊU CẦU CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Nguyễn Duy Quý1, Lê Nguyên Tịnh2 1 Khoa Giáo dục Chính trị, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng 2 Khoa Mác - Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Học viện Kỹ thuật quân sự, Bộ Quốc phòng nduyquy@gmail.com TÓM TẮT: Bài viết sử dụng phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp, nghiên cứu về tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay. Kết quả nghiên cứu cho thấy, công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay bên cạnh những kết quả đạt được, còn tồn tại nhiều hạn chế. Từ đó, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam hiện nay. Từ khóa: Nguồn nhân lực chất lượng cao; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; cách mạng công nghiệp 4.0. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang diễn ra với tốc độ nhanh, nhiều biến động khó lường, tác động đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Dưới tác động của công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, những thách thức đặt ra đối với đời sống xã hội ngày càng lớn. Những yêu cầu về nguồn nhân lực đối với từng ngành, từng lĩnh vực đang thay đổi theo hướng ngày càng coi trọng năng lực tự làm việc của người lao động. Điều này đặt ra yêu cầu cần có những chính sách hợp lí đối với hệ thống giáo dục và đào tạo của nước ta để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao có năng lực chuyên môn, có khả năng sử dụng công nghệ tiên tiến nhằm tận dụng những cơ hội cũng như vượt qua những thách thức mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại. II. NỘI DUNG A. Bối cảnh lịch sử và đặc trưng của cách mạng công nghiệp 4.0 Trong hơn ba thế kỷ qua, nhân loại đã trải qua nhiều thay đổi sâu sắc về kinh tế - xã hội, những thay đổi đó đều nhờ vào các cuộc cách mạng công nghiệp. Lần thứ nhất, diễn ra tại Tây Âu và Bắc Mỹ từ nửa cuối thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX với thành tựu nổi bật là việc chế tạo máy móc (đặc biệt là đầu máy hơi nước), phát triển giao thông (đường sắt và đường biển). Đây là cuộc cách mạng công nghiệp hình thành nên chủ nghĩa tư bản. Lần thứ hai, được bắt đầu từ nửa cuối thế kỷ XIX đến đầu Thế chiến thứ nhất (1914) với thành tựu cơ bản là động cơ đốt trong (gắn với sự hình thành của các xe cơ giới) và điện. Phạm vi của cuộc cách mạng công nghiệp lần II diễn ra rộng hơn so với lần thứ nhất, tuy nhiên trung tâm của nó vẫn nằm tại châu Âu và Bắc Mỹ. Lần thứ ba, được bắt đầu vào cuối những năm 1960 với sự xuất hiện của ngành điện tử và công nghệ thông tin. Cuộc cách mạng này vẫn còn tiếp diễn và hiện chưa xác định được thời điểm kết thúc. Đây là cuộc cách mạng gắn với quá trình toàn cầu hóa sâu rộng, với phạm vi ảnh hưởng đến hầu hết mọi quốc gia trên thế giới. Thuật ngữ cách mạng công nghiệp 4.0 khá mới, lần đầu tiên được đề cập đến tại Hội nghị triển lãm công nghệ tại Hannover, Đức và sau đó thuật ngữ công nghiệp 4.0 chính thức được đưa vào Kế hoạch hành động chiến lược công nghệ cao được Chính phủ Đức thông qua vào năm 2012. Tuy nhiên, vì tầm quan trọng và cấp bách của cách mạng 4.0 chính phủ nhiều nước đã có chiến lược ứng phó, trong đó Nhật Bản với chính sách “Sáng kiến chuỗi giá trị công nghiệp”, Hàn Quốc với chiến lược “Sáng kiến đổi mới sản xuất 3.0”, Trung Quốc với “Made in China 2025”, Đài Loan với “Sáng kiến năng suất 4.0”. Những chiến lược nói trên cung cấp cách tiếp cận và góp phần xây dựng hệ thống giải pháp nhằm tận dụng những cơ hội, hạn chế những tác động tiêu cực của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Xuất phát từ sự hiểu biết còn hạn chế của con người về cuộc cách mạng công nghiệp, các tổ chức và cá nhân đã bắt đầu có những nghiên cứu vấn đề này dưới nhiều cách tiếp cận khác nhau. Trong đó, hầu hết các công trình tập trung tìm hiểu về tác động của cuộc cách mạng đối với lĩnh vực sản xuất và vấn đề việc làm của nguời lao động. Chủ tịch WEF ASEAN Klaus Schwab: “Những ai muốn thành công trong tương lai cần tận dụng lợi thế đến từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Đầu tiên, họ cần nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của sự chuyển mình này. Sự kết hợp của công nghệ trong các lĩnh vực vật lý, số hóa và sinh học, tạo ra những khả năng hoàn toàn mới và có tác động sâu sắc đối với các hệ thống chính trị, xã hội, kinh tế của thế giới. Khi đó, một thế giới chạy bằng rôbốt và máy tính và trí tuệ nhân taọ sẽ phát triển tới mức thay thế con người trong việc phán đoán và quản lý các hệ thống phức tạp” [6].
- 108 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC Ở NƯỚC TA TRƯỚC YÊU CẦU CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Hình 1. Tiến trình các cuộc cách mạng công nghiệp. (Nguồn: Nguyễn Hoàng Hà, 2017) Theo Nguyễn Hoàng Hà, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ có 03 đặc trưng nổi trội gắn với những đột phá công nghệ trong 03 thế giới: “Thứ nhất, những tiến bộ căn bản trong thế giới thực (vật lý) với sự phát triển của các thiết bị tự động hóa, công nghệ in 3D, rô-bốt hiện đại và các dạng vật liệu mới. Thứ hai, nhân loại đạt được những bước tiến vượt bậc về thế giới số (ảo) làm tăng khả năng tương tác với thế giới thực nhờ phát triển của Internet of Things – IoT (Mọi vật kết nối) và sự ra đời của các cảm biến hiện đại. Thứ ba, những đột phá về thế giới sinh vật với việc xây dựng biểu đồ gen tiết kiệm rất nhiều nguồn lực tài chính và thời gian so với trước” [5, tr. 405-415]. Bên cạnh đó, cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ làm cho sự kết nối giữa con người và máy móc trở nên chặt chẽ, máy móc sẽ trở nên thông minh hơn dẫn đến mối quan hệ giữa con người và máy móc trở thành mối quan hệ cộng tác chứ không đơn thuần là sự điều khiển. Sự cộng tác dựa trên nền tảng công nghệ thông tin được gọi là internet kết nối vạn vật (IoT). Ngoài ra, năng lực sản xuất của xã hội xét về mặt thời gian sẽ được rút ngắn bởi quy trình sản xuất được thực hiện thông minh, các vấn đề phát sinh được giải quyết nhanh chóng. Đồng thời, sự hao phí trong quá trình sản xuất sẽ được hạn chế tối đa góp phần tiết kiệm chi phí, nguyên, nhiên liệu. Từ những đặc trưng nói trên có thể nhận thấy sự tác động mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến toàn bộ mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. B. Các yêu cầu đặt ra đối với Việt Nam trong cách mạng công nghiệp 4.0 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ tác động mạnh mẽ đến toàn bộ nền kinh tế - xã hội và văn hóa của nhân loại nói chung và Việt Nam nói riêng. Đối diện với những thời cơ, thách thức đó, Việt Nam cần đáp ứng đầy đủ những yêu cầu mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đặt ra trên một số phương diện sau: Thứ nhất, cách mạng công nghiệp lần thứ tư đòi hỏi Việt Nam cần quyết liệt hơn trong việc tích hợp công nghệ thông tin, đẩy mạnh hoạt động khoa học phân tích và quản lý dữ liệu, ứng dụng công nghệ điện toán đám mây, nâng cao hiệu quả hoạt động và không ngừng học hỏi, tiếp thu công nghệ mới vào quá trình quản lý, điều hành các hoạt động liên quan đến đời sống –xã hội. Cụ thể Việt Nam cần triển khai và đưa vào hoạt động các giải pháp công nghệ thông tin mới như: cảm biến, hệ thống kết nối, hệ thông điều khiển và các ứng dụng kinh doanh, chăm sóc khách hàng. Những giải pháp nâng cấp hệ thống thông tin sẽ góp phần tạo ra nguồn dữ liệu lớn đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với công tác thu thập, phân tích và xử lý để đưa ra những quyết định tạo lợi thế cạnh tranh cho nền kinh tế Việt Nam. Do đó, vấn đề lưu giữ và sử dụng hiệu quả các dữ liệu nói trên cần có những ứng dụng điện toán đám mây. Nguồn thông tin chất lượng từ việc phân tích dữ liệu lớn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động bằng việc rút ngắn thời gian đưa ra các các quyết định chính xác nhằm cải thiện an toàn lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, hoàn thiện dịch vụ bảo trì. Vì vậy để tận dụng tốt các nguồn lực sẵn có và tiếp thu các thành tựu khoa học tiên tiến của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Việt Nam cần không ngừng tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước, thu hút nguồn nhân lực chất lượng từ thị trường lao động quốc tế. Thứ hai, cách mạng công nghiệp lần thứ tư đòi hỏi Việt Nam cần tối ưu hóa mô hình kinh doanh trong doanh nghiệp, xây dựng chuỗi cung ứng, hậu cần thông minh, tăng cường quản lý an ninh mạng, triển khai mô hình Chính phủ điện tử, thay đổi hệ thống quản lý sở hữu trí tuệ mới phù hợp với xu thế phát triển của nhân loại. Tóm lại, những yêu cầu cơ bản mà cuộc cách mạng lần thứ tư đặt ra đối với Việt Nam là: (1) Có giải pháp thiết thực tăng cường hợp tác giữa khoa học công nghệ và sản xuất kinh doanh; (2) Đẩy mạnh đổi mới công nghệ trong khu vực doanh nghiệp tư nhân; (3) Ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, kinh doanh; (4) Hợp tác quốc tế trong nghiên cứu và chuyển giao công nghệ; (5) Ưu tiên tài trợ cho các tổ chức, cá nhân có thành tích trong lĩnh vực khoa học công nghệ xuất sắc.
- Nguyễn Duy Quý, Lê Nguyên Tịnh 109 Dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, những công việc truyền thống sẽ được đảm nhận bởi người máy, thiết bị thông minh. Do đó, nguồn nhân lực trong tương lai phải sở hữu nhiều năng lực ưu việt mà máy móc không thể có. Khả năng sáng tạo, linh hoạt trong nhận thức, cảm xúc, khả năng ra quyết định sẽ là chìa khóa để con người nắm bắt được những xu thế chuyển dịch lao động. Trong thời gian vừa qua thực trạng giáo dục – đào tạo ở Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực, góp phần vào việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Theo Tổng cục Thống kê, tính đến năm 2016, cả nước hiện có 229 trường đại học, trong đó bao gồm 169 trường công lập và 60 trường ngoài công lập. Số lượng giảng viên đại học là 72,3 nghìn người với quy mô đào tạo số sinh viên là 1,8 triệu người. Trong những năm qua Đảng và Nhà nước luôn nhất quán thực hiện công bằng trong giáo dục góp phần phát triển trí tuệ con người Việt Nam, công bằng xã hội trong giáo dục luôn được coi là một nội dung quan trọng của chính sách giáo dục. Điều 10 Luật Giáo dục (2005) xác định: “Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập. Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để người nghèo được học tập, tạo điều kiện để những người có năng khiếu phát triển tài năng. Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tật, khuyết tật và đối tượng được hưởng chính sách xã hội khác thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình”. Trong định hướng chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Văn kiện hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng chỉ rõ: “Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục – đào tạo. Tạo điều kiện để ai cũng được học. Người nghèo được Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để học tập. Bảo đảm cho những người học giỏi phát triển tài năng”. Từ năm 2012, chi cho giáo dục là 20 % tổng chi ngân sách. Đây là mức đầu tư cao so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Do đó, quy mô, hình thức giáo dục – đào tạo không ngừng được mở rộng, tạo ra cơ hội học tập cho mọi người dân. Hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay khá hoàn chỉnh, bao gồm cấp học, bậc học, trình độ đào tạo, loại hình trường lớp, từng bước hội nhập với xu thế phát triển giáo dục chung của thế giới. Với những hành động cụ thể, kịp thời đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Theo báo cáo Vốn con người năm 2016 của Diễn đàn Kinh tế thế giới, Việt Nam hiện đứng thứ 68 trên tổng số 130 nước tham gia khảo sát về chỉ số vốn con người. Bên cạnh đó, sau hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, trong lĩnh vực giáo dục Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tỷ lệ người dân biết chữ tăng cao đạt trên 95 % dân số, Việt Nam đã hoàn thành 3/8 Mục tiêu thiên nhiên kỷ trước thời hạn, trong đó có mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học. Tuy nhiên, hiện nay các chỉ số giáo dục của Việt Nam vẫn được đánh giá là chậm chuyển biến, nặng về lý thuyết, chưa coi trọng đào tạo kỹ năng lao động, cơ sở vật chất còn lạc hậu. “Theo báo cáo của Ngân hành Thế giới năm 2012, chỉ số giáo dục và nguồn nhân lực Việt Nam đạt 2,99 điểm đứng thứ 106 trong tổng số 146 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia khảo sát. Ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Việt Nam đứng thứ 15 trong tổng số 18 nước tham gia xếp hạng, riêng khu vực Đông Nam Á, Việt Nam xếp thứ 6, chỉ trên Lào, Campuchia, Mianma. Cũng theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, năm 2012 chỉ số đổi mới công nghệ của Việt Nam đạt 2,8 điểm, đứng thứ 113 trong 146 nước tham gia xếp hạng. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương Việt Nam xếp thứ 15 trong tổng số 18 nước, khoảng cách chênh lệch về chỉ số đổi mới công nghệ cuả nước ta so với Singapo (1), Malaixia (8) và Thái Lan (10) còn quá lớn” [7]. Có thể khẳng định rằng, Việt Nam cần phải chuẩn bị rất nhiều điều kiện để ứng phó với cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Trong thời gian tới, năng lực làm việc, kỹ năng sử dụng công nghệ thông minh của đội ngũ lao động sẽ là trụ cột của nền kinh tế. Nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực có tay nghề cao, có năng lực sáng tạo, khả năng ngoại ngữ, tin học sẽ ngày càng tăng. Điều này đặt ra cho ngành giáo dục và đào tạo cần đổi mới chính sách hợp lý nhằm tận dụng cơ hội vượt qua thách thức mà cuộc cách mạng này mang lại. Có thể nhận thấy, cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tác động đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực dưới nhiều góc độ, cụ thể là: Một là, việc ứng dụng rộng rãi những công nghệ mới trong quá trình giáo dục, làm cho hoạt động dạy, học có nhiều thay đổi, đòi hỏi hoạt động quản lý điều hành, tổ chức thực thi của cơ quan quản lý, cơ sở giáo dục, của người dạy và người học cũng thay đổi theo sao cho phù hợp. Xu hướng học qua mạng sẽ ngày càng phát triển, tính tự chủ trong học tập sẽ tăng lên, góp phần tích cực vào mục tiêu hoàn thiện nhân cách của bản thân người học. Hai là, do những yêu cầu của thị trường lao động trong tương lai dưới sự tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 dẫn đến sự thay đổi trong xác định cơ cấu ngành nghề và nội dung chương trình đào tạo. Xu hướng đào tạo theo mô hình STEM ra đời và phát triển mạnh, đây là mô hình đào tạo tích hợp 4 môn học riêng biệt Khoa học (Science), Công nghệ (Technogogy), Kỹ thuật (Engineering) và Toán (Mathematics). Bên cạnh đó, nhu cầu đào tạo cho người lao động về kỹ năng công nghệ thông tin, giao tiếp bằng nhiều ngôn ngữ và xử lý dữ liệu cũng cần được chú trọng. Thứ ba, vấn đề đổi mới phương thức quản trị trong các cơ sở giáo dục là yêu cầu cấp bách do sự tác động từ hai yếu tố nói trên. Ngành giáo dục và đào tạo là ngành có tác động trực tiếp đến nguồn nhân lực thông qua các hoạt động đào tạo
- 110 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC Ở NƯỚC TA TRƯỚC YÊU CẦU CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng và giáo dục thái độ làm việc cho người lao động. Do đó, hệ thống giáo dục quốc dân cần thay đổi toàn diện, từ nhà quản lý đến nhà giáo dục để có thể tạo ra được lực lượng lao động có năng lực làm việc đáp ứng yêu cầu của sự phát triển. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang đặt ra những yêu cầu mới cho nguồn nhân lực trong tương lai. Điều này đòi hỏi hệ thống giáo dục Việt Nam cần đổi mới để đào tạo được nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, năng lực làm việc vượt trội, khả năng làm việc trong môi trường công nghệ thông minh, giao tiếp tốt để tận dụng cơ hội của cuộc cách mạng này, đưa nước ta phát triển mạnh hơn trong tương lai. C. Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay Chủ trương xây dựng đất nước trở thành nước công nghiệp ở Việt Nam đã được nhất quán trong đường lối và chiến lược phát triển đất nước qua nhiều kỳ đại hội Đảng cụ thể là: Tại Đại hội VIII (1996), “… xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện đại” [1, tr.18]. Đại hội X của Đảng (2006) khẳng định: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020” [2, tr.186]. Đến Đại hội XII của Đảng (2016), mục tiêu này tiếp tục được xác định: “Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại” [3, tr.76]. Mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại đã và đang chịu tác động của xu thế toàn cầu hóa, biến đổi khi hậu và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Sự thay đổi về địa chính trị, xu thế công nghệ trên thế giới đều tạo ra những cơ hội và thách thức đặt ra cho nền kinh tế, đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách cần nhạy bén để xây dựng, điều chỉnh chiến lược phát triển sao cho phù hợp với xu thế chung của thời đại. Nhận thấy tầm quan trọng của cách mạng công nghệp 4.0 đối với sự phát triển quốc gia, ngày 04 tháng 05 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg “về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4”. Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ: “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với xu hướng phát triển dựa trên nền tảng tích hợp cao độ của hệ thống kết nối số hóa – vật lý – sinh học với sự đột phá của Internet vạn vật và Trí tuệ nhân tạo đang làm thay đổi căn bản nền sản xuất của thế giới. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với đặc điểm là tận dụng một cách triệt để sức mạnh lan tỏa của số hóa và công nghệ thông tin. Làn sóng công nghệ mới nay đang diễn ra với tốc độ khác nhau ở các quốc gia trên thế giới, nhưng đang tạo ra tác động mạnh mẽ, ngày một gia tăng tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, dẫn đến việc thay đổi phương thức và lực lượng sản xuất của xã hội”, với nhận định “Việt Nam là quốc gia đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mở ra nhiều cơ hội trong việc nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh trong chuỗi sản phẩm” [8]. Bên cạnh cơ hội thì nhiều thách thức cũng đặt ra đối với nước ta “sự tụt hậu về công nghệ, suy giảm sản xuất, kinh doanh; dư thừa lao động có kỹ năng và trình độ thấp gây phá vỡ thị trường lao động truyền thống, ảnh hưởng đến tình hình kinh tế - xã hội đất nước; mất an toàn, an ninh thông tin, xâm phạm bản quyền, thếu hụt nguồn nhân lực trình độ cao. Mặt khác, có khả năng xuất hiện làn sóng đẩy công nghệ lạc hậu từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển và chậm phát triển. Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tác động mạnh đến một số ngành, lĩnh vực: công nghệ thông tin, phân tích và xử lý dữ liệu lớn, mô hình quản lý sản xuất, yêu cầu mới về sở hữu trí tuệ, an toàn, an ninh mạng” [8]. 1. Đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, giáo dục nghề nghiệp để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực Từ Trung ương đến các địa phương, từ cơ sở giáo dục đến các doanh nghiệp cần quán triệt và thực hiện đầy đủ, nghiêm túc Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Muốn vậy, phải xác định rõ mục tiêu đào tạo đối với từng cấp học, bậc học, trên cơ sở đó, phân luồng, định hướng nghề nghiệp cho học sinh theo nhu cầu nhân lực của xã hội và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai. Cùng với đó, đổi mới cách dạy, cách học theo tiếp cận năng lực, tăng cường quản lý quá trình giáo dục và đào tạo theo tiếp cận năng lực, thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo. Với giáo dục đại học, cần tiến hành đổi mới từ khâu xây dựng chương trình đào tạo, tổ chức tuyển sinh đến quản lý hoạt động đào tạo, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị để đổi mới phương pháp dạy học, gắn dạy lý thuyết với thực hành, đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo và kiểm định chất lượng để có những sản phẩm đào tạo có giá trị và phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động. Cùng với đó, nên rà soát lại năng lực đào tạo của các trường đại học, cao đẳng; quan tâm cải thiện chế độ lương, thu nhập khác, đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên, giáo viên cho phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu công việc; tạo cơ chế và động lực để họ yên tâm cống hiến cho sự nghiệp đào tạo. Đồng thời, có chế độ và chính sách phù hợp để thu hút sinh viên học và sau khi tốt nghiệp yên tâm làm việc trong các ngành kinh tế, xã hội tại các vùng miền mà nhà nước đang có nhu cầu. Các trường đại học, cao đẳng cần chú trọng vào công tác đào tạo thực hành thực tế, các kỹ năng chuyên môn cũng như kỹ năng mềm. Nhà trường cần phân tích và định hướng các luồng hướng nghiệp, giúp sinh viên xác định được hướng nghề nghiệp phù hợp với năng lực. Từ đó đảm bảo chất lượng cho giải pháp đào tạo nhân sự trước khi đi xin việc, giảm
- Nguyễn Duy Quý, Lê Nguyên Tịnh 111 thiểu tình trạng thất nghiệp. Để làm được điều đó, thay đổi phương pháp đào tạo nhân lực, hướng tới việc phát triển năng lực và bổ sung đầy đủ kiến thức theo phương pháp tiên tiến là việc cần phải làm. 2. Chiến lược đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phải gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Một giải pháp quan trọng là tập trung gắn kết việc xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực gắn với chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế; gắn quy hoạch phát triển nhân lực của mỗi bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đồng bộ với chiến lược, kế hoạch phát triển chung của đất nước. Nên tổ chức điều tra khảo sát nhân lực hiện đang làm việc và nhu cầu nhân lực trong các năm tới của các ngành kinh tế, vùng miền để có định hướng trong việc phân bổ nhân lực hợp lý về trình độ, cơ cấu ngành nghề phù hợp quy hoạch phát triển nhân lực của địa phương, đất nước trong các giai đoạn. 3. Đẩy mạnh sự liên kết giữa nhà trường và nhà doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao Cần xây dựng và vận hành cơ chế hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đây là cơ chế rất quan trọng, phù hợp với việc đào tạo, phát triển nhân lực trong nền kinh tế thị trường đã được nhiều nước trên thế giới thực hiện thành công. Các cơ quan quản lý phát triển nhân lực thông qua cơ chế này để gắn kết nhà trường, người học và doanh nghiệp trong đào tạo, cung cầu nhân lực theo nhu cầu của thị trường lao động. Đồng thời, qua đó đánh giá thực trạng nguồn nhân lực để phối hợp tổ chức bồi dưỡng, nâng cao kiến thức nghề nghiệp và kỹ năng cho người lao động. Cơ sở đào tạo cần có sự nghiên cứu hợp tác với các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội trong việc biên soạn chương trình đào tạo để tiến hành đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực theo yêu cầu xã hội. Đồng thời, cơ sở đào tạo cần lắng nghe, tiếp nhận sự đánh giá, góp ý từ các cơ sở sử dụng lao động cả về việc xây dựng mục tiêu, chương trình, nội dung đào tạo và chất lượng của nguồn nhân lực do cơ sở đào tạo cung cấp. Từ đó bổ sung, điều chỉnh kiến thức chuyên môn, rèn kỹ năng, nghiệp vụ cho sinh viên sau đào tạo nhằm đáp ứng tốt nhất công việc. Thông qua các hình thức liên kết đào tạo giữa nhà trường với các cơ sở, doanh nghiệp để chương trình đào tạo của nhà trường luôn được điều chỉnh, cập nhật cái mới, hiện đại hơn, thích ứng hơn với trình độ công nghệ mới. 4. Coi trọng việc phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực, trọng dụng nhân tài và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải gắn với phát triển xã hội học Cụ thể, tiến hành phát hiện, bồi dưỡng, tuyển dụng, trọng dụng nhân lực chất lượng cao, nhân tài, phải vừa khai thác được chất xám của họ trong nghiên cứu, chế tạo, ứng dụng thành quả nghiên cứu, vừa khuyến khích họ tranh thủ học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng; từ đó, xây dựng đội ngũ cán bộ đầu ngành, chuyên gia giỏi ở các lĩnh vực, tổ chức, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, phương châm học tập suốt đời phải làm cho mỗi lao động thấu hiểu, tự giác, chủ động học tập; tạo điều kiện cho người lao động học tập, bồi dưỡng thường xuyên. Đồng thời, thông qua các hình thức đào tạo không chính quy, tạo điều kiện để người lao động giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, cập nhật kiến thức và kỹ thuật công nghệ mới ở các trung tâm đào tạo trong nước và trên thế giới. 5. Cùng với việc coi trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cần đặt ra yêu cầu phải gắn kết chặt chẽ với phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ Đây là hai trụ cột, đồng thời là động lực mới cho sự phát triển đất nước. Cùng với giáo dục và đào tạo, khoa học - công nghệ cũng phải thật sự là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng nhất để phát triển đất nước. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ về hệ thống tổ chức các cơ quan khoa học, cơ chế đầu tư, cơ chế quản lý hoạt động khoa học - công nghệ; nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của nguồn nhân lực khoa học - công nghệ, coi đây là nhân tố quyết định đối với sự nghiệp phát triển khoa học - công nghệ và là nhân tố giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 6. Tăng cường đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng Đây cũng là kỹ năng cần thiết để Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong xu thế toàn cầu hóa thì việc biết chia sẻ, hợp tác, biết phối hợp, biết giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quan hệ là điều cơ bản quyết định thành công trong công việc. Thực tế là trong các trường đại học, cao đẳng hầu như ít quan tâm tới việc giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên, cái mà các nhà tuyển dụng đang rất quan tâm và ngày càng đánh giá cao, nhất là những công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Chính vì vậy, việc làm cần thiết lúc này là cả hệ thống giáo dục từ phổ thông cho đến bậc đại học, cao đẳng cần sửa đổi chương trình đào tạo, chú trọng hơn đến rèn luyện các kỹ năng mềm cho sinh viên. Bản thân mỗi sinh viên cũng cần nỗ lực phấn đấu, trau dồi các kỹ năng cần thiết, để khi bước vào cuộc sống, mỗi sinh viên có đủ tự tin làm chủ bản thân, đáp ứng được yêu cầu của công việc và xã hội.
- 112 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC Ở NƯỚC TA TRƯỚC YÊU CẦU CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 7. Tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao Việt Nam đặc biệt quan tâm tới việc tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế để phát triển nhân lực, trong đó tập trung ưu tiên xây dựng các cơ sở đào tạo đạt trình độ quốc tế và đào tạo đội ngũ chuyên gia đầu ngành, các nhóm nhân lực trình độ cao trong các ngành trọng điểm đạt trình độ của các nước tiên tiến. Nghiên cứu mô hình và kinh nghiệm đào tạo phát triển nhân lực trình độ cao thành công của các nước như Mỹ, Nhật Bản, Cộng hòa liên bang Đức, Hàn Quốc… Tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo, các cơ sở sử dụng lao động và nhân lực trình độ cao tham gia giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Ký kết hợp tác giữa các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Việt Nam với các nước tiên tiến trong việc đào tạo, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam. Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập, cạnh tranh và hướng tới nền kinh tế tri thức, các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đều phải chú trọng đầu tư đào tạo phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt nhân lực chất lượng cao. Để không tụt hậu xa so với trình độ chung của các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới, ngay từ bây giờ, chúng ta phải thực hiện đổi mới hoạt động đào tạo nguồn nhân lực cho tương lai, đồng thời, nghiên cứu tìm cơ chế, chính sách và giải pháp phù hợp để nhanh chóng nâng cao chất lượng nhân lực hiện có. Đây là chiến lược quan trọng và lâu dài để hình thành và phát triển bền vững đội ngũ nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước. III. KẾT LUẬN Có thể nói, cách mạng công nghiệp 4.0 đang mở ra nhiều cơ hội cho các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam, nâng cao năng suất và rút ngắn khoảng cách phát triển. Để phù hợp với xu thế này, nền kinh tế Việt Nam cần phải tận dụng cơ hội, khắc phục những hạn chế và thách thức, chuyển đổi mạnh mẽ từ mô hình tăng trưởng dựa vào tài nguyên, lao động giản đơn chi phí thấp sang nền kinh tế tri thức, trọng tâm là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phát huy lợi thế từ cơ cấu dân số vàng và tiềm năng trí tuệ của người Việt Nam để nắm bắt những cơ hội mới mà Cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại. VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.18. [2] Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.186. [3] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.76. [4] Lê Văn Phục (2014): Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố Đà Nẵng, Nxb. Chính trị Quốc gia, HN. [5] Nguyễn Hoàng Hà (2017): Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Thách thức và cơ hội cho phát triển, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Cải cách quốc gia để phát triển, Hà Nội, trang 405-415. [6] Trần Thị Vân Hoa (2017): Cách mạng công nghiệp 4.0 vấn đề đặt ra cho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội. [7] Nguyễn Kế Tuấn (2015), Phát triển đất nước thành nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. [8] Thủ tướng Chính phủ (2017), Chỉ thị số 16 CT-TTg ngày 04 tháng 05 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ “về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4”. CURRENT SITUATION AND SOLUTIONS FOR TRAINING HUMAN RESOURCES IN OUR COUNTRY BEFORE REQUESTING INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 Nguyen Duy Quy, Le Nguyen Tinh ABSTRACT: The paper uses the method of collecting secondary documents, researching the impact of the industrial revolution 4.0 on the training of high quality human resources in our country today. The research results show that the training of high quality human resources in Vietnam today, besides the achieved results, still has many shortcomings. Since then, the article proposes a number of solutions to improve the efficiency of training high-quality human resources to meet the requirements of the current industrial revolution in Vietnam today.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện mô hình đào tạo cho các doanh nghiệp
9 p | 327 | 143
-
Xây dựng bộ quy tắc đạo đức kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam: Thực trạng và một số khuyến nghị
9 p | 194 | 21
-
Giáo trình phân tích phương pháp quản lý nguồn nhân lực với thực trạng và giải pháp về số lượng p5
5 p | 101 | 15
-
Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị
9 p | 97 | 13
-
Đào tạo nguồn nhân lực dịch vụ logistics cảng biển ở thành phố Đà Nẵng: Thực trạng và giải pháp
10 p | 18 | 7
-
Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực logistics Việt Nam
14 p | 14 | 7
-
Đào tạo nhân lực cho logistics quốc tế - thực trạng và giải pháp
3 p | 31 | 7
-
Giáo trình hình thành quy trình vận hành kỹ năng vận dụng nguồn nhân lực với thực trạng và giải pháp p5
5 p | 70 | 6
-
Giải pháp quản trị nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật ở miền Bắc Việt Nam
9 p | 67 | 6
-
Thực trạng, thách thức và giải pháp đối với nguồn lao động Việt Nam trước thềm cách mạng công nghiệp 4.0
6 p | 30 | 5
-
Giải pháp marketing tăng cường thu hút sinh viên vào học tại trường Đại học Tây Bắc
19 p | 48 | 4
-
Nâng cao sự gắn kết giữa doanh nghiệp và nhà trường trong đào tạo nguồn nhân lực
5 p | 32 | 4
-
Năng lực lãnh đạo của đội ngũ quản lý cấp cao trẻ tuổi trong các doanh nghiệp khu vực tư nhân trên địa bàn Hà Nội - thực trạng và một số giải pháp
3 p | 11 | 3
-
Thực trạng và giải pháp đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam: Phần 1
121 p | 12 | 3
-
Thực trạng và giải pháp nâng cao sự phù hợp giữa chương trình đào tạo bậc đại học với việc làm tại các Khu chế xuất Linh Trung
12 p | 35 | 3
-
Giải pháp tăng cường hoạt động kết nối doanh nghiệp của khoa thương mại – du lịch, trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
12 p | 42 | 2
-
Một số giải pháp trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng duyên hải miền Trung
7 p | 19 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn