intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng, thách thức và giải pháp đối với nguồn lao động Việt Nam trước thềm cách mạng công nghiệp 4.0

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

24
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Thực trạng, thách thức và giải pháp đối với nguồn lao động Việt Nam trước thềm cách mạng công nghiệp 4.0" đưa ra 02 giải pháp chính: nâng cao trình độ chuyên môn cho lao động và điều chỉnh đào tạo nhân lực theo xu hướng nghề nghiệp mới...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng, thách thức và giải pháp đối với nguồn lao động Việt Nam trước thềm cách mạng công nghiệp 4.0

  1. THỰC TRẠNG, THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NGUỒN LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRƯỚC THỀM CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ThS. Ngô Thị Ái Vân1, ThS. Lê Thị Thanh Bình2 (1),(2) Trường Đại học Quy Nhơn Tóm tắt: Cách mạng Công nghiệp 4.0 – cách mạng của trí tuệ nhân tạo, Internet of Things, Robot, đã và đang ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế xã hội của các quốc gia trên Thế giới. Nó làm thay đổi cấu trúc các ngành công nghiệp, sản xuất, quản lý; tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng đồng thời cũng mang lại nhiều cơ hội mới bắt buộc các quốc gia phải thay đổi để thích ứng. Một trong số các thay đổi đó là nguồn lao động các nước, khi đứng trước nguy cơ nhiều ngành, nhiều người bị thất nghiệp. Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ từng là lợi thế cạnh tranh của Việt Nam, nhưng trước Cách mạng Công nghiệp 4.0, đây có vẻ không còn là lợi thế. Ngoài ra, với trình độ chuyên môn và năng suất lao động thấp, nguồn lao động Việt Nam dễ gặp nhiều nguy cơ mất việc hơn. Dựa trên quan sát của cá nhân và thống kê của các tổ chức, để cải thiện tình trạng này tác giả đưa ra 02 giải pháp chính: nâng cao trình độ chuyên môn cho lao động và điều chỉnh đào tạo nhân lực theo xu hướng nghề nghiệp mới. Từ khóa: Cách mạng Công nghiệp 4.0; nguồn lao động Việt Nam; thất nghiệp. 1. Cách mạng Công nghiệp 4.0 và tác động đến nguồn lao động các nước Xuất hiện từ năm 2013 trong một báo cáo của Chính phủ Đức, Cách mạng Công nghiệp 4.0 được biết đến là sự “kết nối các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự hội tụ kỹ thuật số giữa Công nghiệp, Kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong”. Thế giới chúng ta đã trải qua 04 cuộc Cách mạng Công nghiệp (Hình 1), và theo đó Cách mạng Công nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng “nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học” (Klaus Schwab, người sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế Giới). Hình 1: Lịch sử 4 cuộc cách mạng công nghiệp Các chuyên gia trên thế giới nhận định Cách mạng Công nghiệp 4.0 tiến triển theo một hàm số mũ chứ không phải là tốc độ tuyến tính như các cuộc Cách mạng Công nghiệp trước. Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang phá vỡ hầu hết ngành công nghiệp ở mọi quốc gia, báo trước sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị. Do đó, Cách mạng Công nghiệp 4.0 mang đến cho nhân loại nhiều cơ hội để thay đổi bộ mặt nền kinh tế nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, hiểm họa khôn lường. Một trong số các thay đổi đó là nguồn lao động - Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ phá vỡ thị trường lao động của các nước. Thật vậy, công nghệ đột phá như trí tuệ nhân tạo ở Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã và đang thay đổi hệ thống sản xuất trên toàn cầu. Chuỗi cung ứng của các nhà máy trên toàn thế giới đã và đang bị tác động. Điều này đã tạo ra làn sóng cạnh tranh mới giữa các quốc gia bởi vì Công nghiệp 4.0 có thể làm tăng 30 – 40% năng suất lao động. Khi đó, nếu lao động không đuổi kịp các tiến bộ công nghệ này, một lượng lớn lao động sẽ rơi vào cảnh thất nghiệp. , 327
  2. Diễn đàn Kinh tế thế giới nhận định giới lao động văn phòng, trí thức, lao động kỹ thuật sẽ bị thách thức đầu tiên, tiếp đó sẽ là lao động giá rẻ. Đến năm 2020, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực sản xuất sẽ giảm 1,63% (Báo cáo “Future of Jobs”, Diễn đàn kinh tế thế giới, 2016). Trong khi các cuộc Cách mạng Công nghiệp trước mang lại nhiều cơ hội việc làm, Cách mạng Công nghiệp 4.0 lần này, ngược lại, được ví như xóa bỏ việc làm và dẫn đến tình trạng thất nghiệp nhiều hơn (Shirley Santoso, Công ty tư vấn toàn cầu A.T. Kearney, Mỹ). Theo dự báo, khi Robot xuất hiện, số lượng nhân viên cần thiết cho doanh nghiệp sẽ chỉ còn 1/10 so với hiện nay ở một số ngành. Và như thế, số không được lại sẽ phải chuyển nghề hoặc không may sẽ thất nghiệp. Cuối năm 2015, Ngân hàng Anh quốc đã dự báo rằng trong vòng 10 – 20 năm tới, khoảng 95 triệu lao động truyền thống của Anh và Mỹ sẽ bị mất việc, tương đương 50% lực lượng lao động ở hai nước này. Các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam, chắc chắc cũng xảy ra tình trạng tương tự. 2. Thực trạng và thách thức đối với nguồn lao động Việt Nam Có thể thấy Việt Nam có một lợi thế rất lớn là có nguồn nhân lực dồi dào giá rẻ, còn trẻ, do đó dễ hấp thụ tốt nhất về khoa học và công nghệ. Theo số liệu thống kê từng quý của Bộ Lao Động - Thương binh và Xã hội, lực lượng lao động của Việt Nam chiếm tỷ lệ tương đối cao (trên 76%) và giữ ổn định từ năm 2015 đến đầu năm 2017. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng lao động giá rẻ sẽ không còn là lợi thế cạnh tranh của các thị trường mới nổi ở châu Mỹ La-tinh và châu Á, bao gồm Việt Nam chúng ta. Bảng 1: Lực lượng lao động Việt Nam từ Q1/2015 – Q1/2017 2015 2016 2017 Chỉ tiêu Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Lực lượng lao động 77,3 76,2 76,4 78,8 77,5 77,2 77,24 76,82 76,55 (%) Tỷ lệ lao động qua đào tạo, có bằng cấp, 21,24 20,06 20,22 20,2 20,71 20,62 21,50 21,39 21,52 chứng chỉ (%) Nguồn: Theo báo cáo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, 2015, 2016, 2017. Ngoài ra, do một số hạn chế về trình độ giáo dục và khả năng ngoại ngữ, nguồn lao động Việt Nam lại gặp một số vấn đề trong tiếp cận các ứng dụng của công nghệ thông tin, điều khiển, tự động hóa mà cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 mang lại. Cụ thể như: - Trình độ chuyên môn kỹ thuật còn thấp Theo báo cáo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, lao động có trình độ kỹ thuật chuyên môn là lao động đã qua đào tạo, có bằng cấp, chứng chỉ. Theo Bảng 1, tỷ lệ này chỉ chiếm khoảng 20 – 21% trong tổng lực lượng lao động, mặc dù tỷ lệ này có xu hướng tăng nhẹ nhưng nhìn chung vẫn nằm ở mức thấp. Đây là bất lợi đối với chất lượng lao động Việt Nam; đặc biệt trong giai đoạn Cách mạng Công nghiệp 4.0 và xu hướng hội nhập, lao động có trình độ chuyên môn được tìm kiếm nhiều hơn so với lao động phổ thông. Theo diễn đàn Kinh tế thế giới (2016), năm 2015 lực lượng lao động Việt Nam được đánh giá hầu hết là trình độ thấp (low-skilled: 41%) và trung bình (medium-skilled: 49%), trong khi trình độ cao lại giữ tỷ lệ khiêm tốn 10% (high-skilled). Con số này thấp hơn nhiều so với các nước khác trong khu vực ASEAN, như Singapore (low-skilled: 8% và high- skilled: 55%), Malaysia (low-skilled: 13% và high-skilled: 25%), vv. Qua thống kê ở Biểu đồ 1, có thể thấy mặc dù lượng lao động trình độ cao của Việt Nam chiếm 10%, xếp vị thứ 5 trong tổng số các nước, nhưng lượng lao động trình độ thấp lại chiếm tỷ lệ cao nhất 41%. Nếu so với Lào và Campuchia, 2 quốc gia có tỷ lệ lao động trình độ cao lần lượt 6% và 4% - thấp nhất trong danh sách trên, thì mức độ cạnh tranh của Việt Nam vẫn thấp hơn, khi mà Lào không có lao động trình độ thấp còn Campuchia thì chỉ có 17% lao động là low-skilled. , 328
  3. Biểu đồ 1: Thị trường lao động ASEAN năm 2015 Nguồn: Theo Diễn đàn Kinh tế thế giới, 2016. Ngoài ra, theo báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu, Việt Nam xếp hạng chung là 59, xếp thứ 5 trong khối ASEAN, nhưng các chỉ số liên quan đến đổi mới sáng tạo lại khá thấp. Cụ thể như: chất lượng tổ chức nghiên cứu khoa học: 95; Giáo dục và đào tạo sau phổ thông: 95; Mức độ phức tạp của quy trình sản xuất: 101; Năng lực hấp thụ công nghệ: 121 trong bảng xếp hạng chung. Bảng 2: Chỉ số nguồn nhân lực 2015 – xếp hạng các quốc gia ASEAN Xếp hạng Xếp hạng Quốc gia Điểm Quốc gia Điểm toàn cầu toàn cầu 24 Singapore 78 69 Indonesia 67 46 Philippines 71 97 Cambodia 59 52 Malaysia 70 105 Lao PDR 56 57 Thailand 69 112 Myanmar 53 59 Vietnam 68 * Thống kê trên còn thiếu Brunei Darussalam* Nguồn: Theo Diễn đàn kinh tế Thế giới, 2016. - Năng suất lao động còn thấp Biểu đồ 2: Mức NSLĐ năm 2013 và tốc độ tăng năng suất 2000 – 2013 của Việt Nam và một số nước châu Á Nguồn: Báo cáo Năng suất lao động Việt Nam, 2015. , 329
  4. Theo báo cáo năng suất lao động (NSLĐ) Việt Nam năm 2015, mặc dù Việt Nam có mức tăng NSLĐ thuộc dạng khá nhanh ở châu Á, nhưng mức NSLĐ Việt Nam lại thấp hơn mức trung bình của các nước ASEAN và nhiều nước khác trong khu vực. Ở biểu đồ 2, có thể thấy mặc dù mức tăng NSLĐ của Việt Nam là 4,6%, xếp sau Trung Quốc (9,3%) và Ấn Độ (5,1%), nhưng mức NSLĐ của Việt Nam theo bảng trên chỉ xếp trên Campuchia. Bảng 3: So sánh NSLĐ Việt Nam và một số nước (NSLĐ tính theo GDP theo sức mua tương đương ở giá cố định năm 2011) So với Việt Nam (VN = 1 USD) Quốc gia Năm 1990 Năm 2000 Năm 2010 Năm 2013 Singapore 23,4 20,6 15,6 14,5 Nhật Bản 20,5 13,7 11,7 10,8 Malaysia 9,3 9,1 7,9 7,3 Hàn Quốc 9,1 8,1 6,4 6,0 Thái Lan 4,0 3,7 3,0 2,9 Indonesia 3,9 3,0 2,6 2,6 Philippines 3,6 2,4 1,9 1,9 Lào 1,1 0,98 0,96 1,0 Trung Quốc 0,9 0,98 2,0 2,2 Myanmar 0,6 0,53 0,88 0,92 Campuchia - 0,57 0,55 0,58 Trung bình ASEAN 3,6 2,8 2,3 2,3 Nguồn: Báo cáo Năng suất lao động Việt Nam, 2015. Đây thực sự là một bất lợi trong chất lượng lao động Việt Nam, bởi nói nôm na, ví dụ nếu thuê một lao động người Singapore có thể cho năng suất bằng hơn 23 lao động người Việt Nam, điều này giúp tiết kiệm được thời gian và chi phí cho chính chủ doanh nghiệp. - Lĩnh vực lao động chủ yếu là nông nghiệp Ngoài ra, lao động Việt Nam chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp (trên 45% giai đoạn 2005 – 2015), lượng lao động công nghiệp và dịch vụ ngược lại chiếm tỷ lệ thấp. Điều này cũng dễ hiểu đối với cấu trúc “nông nghiệp” của nền kinh tế Việt Nam nhưng sẽ gây khó khăn trong việc thích ứng tiến bộ khoa học công nghệ của thời đại công nghiệp 4.0. (Số liệu Tổng cục Thống kê, 2005 – 2015) Với các thuận lợi và bất lợi nêu trên, khi cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 xảy ra, lao động Việt Nam sẽ đối mặt với một vài thách thức nhất định. Lực lượng lao động trình độ thấp và giá rẻ là một lợi thế cạnh tranh của Việt Nam, nhưng khi chi phí tự động hóa giảm đi vì Cách mạng Công nghiệp 4.0, thì lượng lao động như thế này có nguy cơ không có việc làm vì doanh nghiệp sẽ chuyển dần sang máy móc tự động hóa, thay thế cho con người. Ví dụ như ngành dệt may của Việt Nam, với lợi thế cạnh tranh là nguồn lao động giá rẻ, kim ngạch xuất khẩu từ ngành dệt may chiếm tỷ trọng khá lớn, đồng thời tạo ra được công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động phổ thông Việt Nam. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây của tổ chức Lao động quốc tế của Liên hợp quốc (ILO) đưa ra dự đoán rằng robot sẽ thay thế 85% lượng lao động trong ngành dệt may Việt Nam trong vài thập kỷ tới. Đồng thời, ILO còn nhận định lượng lao động gặp rủi ro trong thời đại tự động hóa sẽ cao nhất ở Việt Nam, Campuchia và Indonesia. 3. Giải pháp cho nguồn lao động Việt Nam 3.1. Nâng cao trình độ chuyên môn cho lao động Với các thực trạng về chất lượng và thách thức đặt ra cho lao động Việt Nam, thiết nghĩ Chính phủ Việt Nam nên có các giải pháp để thúc đẩy trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc cho người lao động. , 330
  5. - Giáo dục sau phổ thông cần chú trọng đến thực hành nhiều hơn, đầu tư tiến bộ khoa học công nghệ mới nhanh nhất có thể. Như vậy mới có thể trang bị cho lực lượng lao động tương lai các kỹ năng cần thiết để không bị bỡ ngỡ với công nghệ mới khi được tuyển dụng. Hiện nay, một thực trạng được nhắc đến khá thường xuyên ở giáo dục Đại học, Cao đẳng Việt Nam là chương trình còn mang nặng tính lý thuyết, chưa khơi được đam mê và kỹ năng tiếp cận thực tế cho người học dẫn đến nhiều người học sau khi tốt nghiệp đã khá bỡ ngỡ và lạ lẫm với các vấn đề xung quanh. Ngoài ra, việc này không chỉ nên được thực hiện trong chương trình giáo dục cho Đại học, Cao đẳng mà còn nên được thực hiện trong cả các trường dạy nghề. - Giáo dục trước phổ thông cần trang bị cho người học kỹ năng xã hội, tính sáng tạo và nhạy bén trong tư duy nhiều hơn. Thực tế cũng cho thấy, nếu so với các nước phát triển, học sinh Việt Nam được trang bị kiến thức về học thuật nhiều hơn là các kỹ năng xã hội, tư duy sáng tạo. Theo ý kiến chủ quan và quan sát có được của tác giả, học sinh Việt Nam tương đối thụ động hơn và tư duy sáng tạo cũng tương đối thấp hơn. Các kiến thức về học thuật mang nặng tính lý thuyết kế thừa, và với cách giáo dục của phần đông nhà trường hiện nay, học sinh dường như trở nên rập khuôn vô định. Điều này vô tình gây hại khi thế hệ này trưởng thành – là nguồn lao động trong tương lai, mỗi khi có công nghệ mới, phải có người chỉ dạy để “rập khuôn” mới có thể thực hiện được. Ngoài ra, nếu không có tư duy, học sinh khó có thể tiếp thu được những nguồn tri thức, công nghệ mới. 3.2. Điều chỉnh đào tạo nhân lực theo xu hướng nghề nghiệp mới Ngoài việc cải thiện chất lượng giáo dục sau phổ thông, Chính phủ cũng nên quan tâm đến điều chỉnh lĩnh vực đào tạo nhân lực. Các ngành học liên quan đến sử dụng khoa học công nghệ nên được chú trọng nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu thị trường việc làm không chỉ trong nước mà còn ngoài nước. Theo báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới (2016), ở một vài nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, số đông sinh viên đang theo học các ngành khoa học xã hội, kinh doanh và luật trong khi các ngành học nghiên cứu về thay đổi công nghệ như kỹ sư, y tế và khoa học tự nhiên lại ít được ưa chuộng. Tuy nhiên, báo cáo “Future of Jobs” dự báo rằng nhóm nghề kiến trúc sư và kỹ sư sẽ tăng 2,71% theo nhu cầu về nhân lực có trình độ có thể sử dụng hệ thống robot và in 3D, nhóm ngành Toán học và máy tính sẽ tăng 3,21%. Biểu đồ 3: Lĩnh vực đăng ký học sinh viên ở một số quốc gia năm 2015 (Theo Diễn đàn Kinh tế thế giới, 2016) Theo biểu đồ 3, ngành học được sinh viên Việt Nam quan tâm đăng ký nhiều là Khoa học xã hội, Kinh doanh, Luật, Sư phạm, Sản xuất, Xây dựng, ngược lại các ngành như Y tế và sức khỏe, Khoa học tự nhiên thì số lượng đăng ký lại ít hơn nhiều. Do vậy, để tận dụng các cơ hội nghề nghiệp mà cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 mang lại, chúng ta cần thiết phải chuyển đổi phần nào chương trình học, cho cả bậc Đại học, Cao đẳng, cũng như trường Đào tạo dạy nghề. Điều này cần được hỗ trợ từ nhiều phía: Chính phủ, xã hội và gia đình. Cụ thể như: , 331
  6. - Gia đình không nên hướng con cái theo học các ngành mà “sau này dễ kiếm được việc ổn định”, hoặc các ngành mà “sau này làm việc nhẹ nhàng, ít vất vả”, hoặc có không ít gia đình chọn ngành học cho con trùng với ngành mà có người trong gia đình đang làm việc (ví dụ: gia đình có người làm giáo dục thì bố mẹ sẽ hướng con học ngành Sư phạm, vì tâm lý sau này dễ xin việc cho con). Điều này sẽ ảnh hưởng không chỉ đến chất lượng học tập (không đúng đam mê của người học) mà còn sai lệch quan hệ cung – cầu của thị trường việc làm. - Xã hội, cụ thể là các trung tâm tư vấn hướng nghiệp, nên có các giải pháp hướng nghiệp đúng đắn và rõ ràng, sát thực cho học sinh hơn. Việc tư vấn nên chọn nghề nào cần phù hợp với thị trường lao động cả trong và ngoài nước, đồng thời phải hợp với xu hướng phát triển của thời đại. - Chính phủ, cụ thể là các Bộ ngành trong lĩnh vực giáo dục, nên có các chính sách điều chỉnh số lượng tuyển học viên ở các ngành học cho phù hợp; không nên cho phép mở nhiều trường Đại học đào tạo các ngành mà hiện nay số lượng ra trường bị thất nghiệp nhiều. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội năm 2015, 2016, 2017. 2. Báo cáo Năng suất lao động Việt Nam năm 2015. 3. Số liệu của Tổng cục Thống kê, 2005 – 2015. 4. Các nghiên cứu của tổ chức Lao động quốc tế của Liên hợp quốc (ILO) 5. Future of Jobs report, 2016, World Economic Forum. 6. Global Competitiveness Report, 2016 – 2017, World economic Forum. 7. The human capital report, 2016, World Economic Forum. , 332
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2