Thực trạng và giải pháp nâng cao hoạt động dược lâm sàng tại các bệnh viện, trung tâm y tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2023
lượt xem 1
download
Bài viết khảo sát thực trạng triển khai, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động dược lâm sàng tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Phương pháp: Nghiên cứu định lượng thông qua phỏng vấn bằng bộ câu hỏi điều tra khảo sát trên đối tượng lãnh đạo khoa Dược tại các khoa Dược.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực trạng và giải pháp nâng cao hoạt động dược lâm sàng tại các bệnh viện, trung tâm y tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2023
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ MỞ RỘNG NĂM 2024 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA VINH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TẠI CÁC BỆNH VIỆN, TRUNG TÂM Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN NĂM 2023 Nguyễn Thị Cần1 TÓM TẮT 39 SUMMARY Mục tiêu: Khảo sát thực trạng triển khai, đề CURRENT SITUATION AND SOLUTION xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động TO IMPROVE CLINICAL PHARMACY dược lâm sàng tại các bệnh viện trên địa bàn ACTIVITIES AT HOSPITALS AND tỉnh Nghệ An. Phương pháp: Nghiên cứu định MEDICAL CENTERS IN NGHE AN lượng thông qua phỏng vấn bằng bộ câu hỏi PROVINCE IN 2023 điều tra khảo sát trên đối tượng lãnh đạo khoa Objective: To assess the current status and Dược tại các khoa Dược. Kết quả: Trong mẫu propose solutions to improve clinical pharmacy nghiên cứu chủ yếu bệnh viện hạng 3 chiếm activities in hospitals in Nghe An Province. 58,1%. Giường kế hoạch có giá trị trung bình là 372,9 ± 80,5, số dược sĩ trong tổ dược lâm Methods: A quantitative study was conducted sàng/thông tin thuốc là 3 (2-4). Đánh giá các through interviews using a survey hoạt động dược lâm sàng ở mức độ rất thường questionnaire targeting the leadership of xuyên và thường xuyên: Hoạt động chuyên môn pharmacy departments in various hospitals. chủ yếu là hội đồng thuốc điều trị (chiếm Results: The study sample predominantly 87,1%). Hoạt động xây dựng, sửa đổi quy trình consisted of level 3 hospitals (58.1%). The chuyên môn đến sử dụng thuốc chủ yếu là xây average number of planned beds was 372.9 ± dựng hướng dẫn điều trị (chiếm 67,8%). Hoạt 80.5, and the number of clinical pharmacists in động giám sát sử dụng thuốc chủ yếu là quy the clinical pharmacy/drug information team trình giám sát ADR (chiếm 96,7%) và quy trình was 3 (range: 2-4). The evaluation of clinical thông tin thuốc (chiếm 100%). Hoạt động giám pharmacy activities showed frequent or very sát sử dụng thuốc chủ yếu là nghiên cứu đánh frequent participation in therapeutic drug giá sử dụng thuốc tại bệnh viện (chiếm 54,9%). committees (87.1%). Activities related to Kết luận: Triển khai tốt các hoạt động dược developing and revising professional lâm sàng tại các bệnh viện nhằm mục đích nâng cao hiệu quả điều trị bệnh và giảm thiểu nguy guidelines focused on creating treatment cơ cho bệnh nhân. guidelines (67.8%). Monitoring drug use Từ khóa: Thực trạng, giải pháp, hoạt động primarily involved ADR surveillance (96.7%) dược lâm sàng. and drug information processes (100%). Drug utilization reviews in hospitals accounted for 54.9%. Conclusion: Effective implementation 1 Khoa Dược – Trường Đại học Y khoa Vinh of clinical pharmacy activities in hospitals Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thị Cần improves treatment outcomes and reduces risks SĐT: 0979674434 for patients. Email: pharmacistcannguyen@gmail.com Keywords: Current status, solutions, clinical Ngày nhận bài: 31/8/2024 pharmacy activities. Ngày phản biện khoa học: 20/9/2024 Ngày duyệt bài: 02/10/2024 254
- TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 544 - THÁNG 11 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 I. ĐẶT VẤN ĐỀ các bệnh viện Việt Nam; nghiên cứu của một Căn cứ vào Bộ tiêu chí chất lượng bệnh số tác giả khác về dịch vụ Dược lâm sàng ở viện Việt Nam cùng với mục tiêu hàng đầu Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cho biết của các cơ sở khám, chữa bệnh là nâng cao các hoạt động Dược lâm sàng chủ yếu là các hiệu quả điều trị và an toàn người bệnh kết hoạt động không dành riêng cho bệnh nhân, hợp, vai trò dược sỹ lâm sàng rất quan trọng hoạt động chăm sóc trực tiếp bệnh nhân còn trong công tác phối hợp điều trị như cung hạn chế. Ở Nghệ An, chưa có một nghiên cấp thông tin thuốc, hỗ trợ bác sĩ kê đơn, lựa cứu nào khảo sát thực trạng triển khai hoạt chọn thuốc tối ưu, theo dõi, phát hiện, xử trí động Dược lâm sàng. Theo Quyết định số các biến cố do thuốc xảy ra trên người bệnh 1165/QĐ – TTg – Quyết định phê duyệt để đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, chiến lược Quốc gia phát triển ngành Dược hiệu quả [1],[8]. Các bệnh viện muốn làm tốt Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm công tác quản lý sử dụng thuốc theo hướng nhìn đến năm 2045 đề ra giải pháp 5 trong hiệu quả, an toàn-tiện dụng và kinh tế, trước nhóm 9 giải pháp về đảm bảo sử dụng thuốc hết cần phải tổ chức và hoạt động tốt công hợp lý, an toàn hiệu quả: Triển khai có hiệu tác DLS. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng quả các hoạt động dược lâm sàng theo lộ Dược lâm sàng góp phần giảm chi phí chăm trình. Thêm vào đó, hiện nay có rất nhiều sóc, mà còn giảm số lượng sai sót thuốc, số bệnh viện, trung tâm y tế huyện trên địa bàn lượng phản ứng có hại của thuốc và cuối tỉnh Nghệ An có số lượng bệnh nhân thăm cùng là thời gian nằm viện và tỷ lệ tử vong. khám ngày càng cao, cũng như số lượng Hiện nay, khái niệm DLS đối với nhiều dược sĩ công tác tại các bệnh viện chiếm tỷ lệ người, ngay cả ở cấp lãnh đạo cũng chưa lớn, nhóm nghiên cứu chúng tôi tiến hành nắm bắt hết các tiêu chí, nội dung và mục thực hiện đề tài "Thực trạng và giải pháp đích của công tác DLS, nhất là ở bệnh viện. nâng cao hoạt động Dược lâm sàng tại các Vẫn còn tồn tại quan niệm khoa dược bệnh bệnh viện, trung tâm y tế trên địa bàn tỉnh viện chỉ là cái kho giữ thuốc và cấp phát theo Nghệ An năm 2023" với mục đích khảo sát yêu cầu của bác sĩ. Việc kê đơn, sử dụng thực trạng triển khai hoạt động dược lâm thuốc chưa hợp lý, chưa hiệu quả làm tăng sàng trong các bệnh viện thuộc địa bàn tỉnh đáng kể chi phí người bệnh, tăng nguy cơ Nghệ An cũng như phát hiện những khó tương tác thuốc, kể cả nguy cơ tử vong. Vì khăn, bất cập khi thực hiện và triển khai theo vậy, có thể nói, ở đâu làm tốt công tác DLS, các thông tư của Bộ Y tế ban hành. Từ đó, đề thì ở đó người bệnh được chăm sóc bằng xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt thuốc tốt nhất, tiết kiệm được chi phí điều trị động dược lâm sàng tại các bệnh viện trên [5], [6], [7]. Một số nghiên cứu trên thế giới địa bàn tỉnh Nghệ An. chủ yếu khảo sát hoạt động Dược lâm sàng tại các nhà thuốc bệnh viện, có nhiều hoạt II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU động tới dịch vụ liên quan đến bệnh nhân. 2.1. Đối tượng nghiên cứu: Lãnh đạo Tại Việt Nam, nghiên cứu của tác giả Đồng khoa Dược của các bệnh viện, trung tâm Y tế Thị Xuân Phương và cộng sự (2017) đã cung trên địa bàn tỉnh Nghệ An. cấp một cái nhìn tổng quan về thực trạng 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: hành nghề và hoạt động Dược lâm sàng tại Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 05/2023 255
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ MỞ RỘNG NĂM 2024 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA VINH đến tháng 09/2023 tại các bệnh viện, trung Bộ câu hỏi khảo sát sau khi được xây tâm y tế tuyến huyện; bệnh viện tuyến tỉnh, dựng, được thiết kế thành 2 dạng: Phiếu điều tư nhân trên địa bàn tỉnh Nghệ An. tra phỏng vấn đối tượng NC (trực tiếp), và 2.3. Phương pháp nghiên cứu: Bộ câu hỏi google form hay phiếu điều tra - Nghiên cứu định lượng được thực hiện bản điện tử theo đường link dành cho đối thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp hoặc tượng ở xa không gặp trực tiếp được. trực tuyến bằng Bộ câu hỏi điều tra khảo sát Phiếu điều tra gồm 14 câu hỏi. Mẫu câu được đo lường bằng công cụ google form. hỏi trong Phiếu điều tra phỏng vấn được xây - Phương pháp phân tích, nghiên cứu tài dựng và phân loại bằng Tiếng Việt. liệu - Các thông tư của Bộ Y tế. 2.7. Phương pháp phân tích dữ liệu: 2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn Sử dụng phần mềm Excel, SPSS 20.0. mẫu: Chọn mẫu thuận tiện Các biến định tính được trình bày dưới dạng 2.5. Phương pháp thu thập số liệu: số lượng, tỷ lệ phần trăm, kết quả nghiên cứu Việc thu thập dữ liệu cho bảng câu hỏi được trình bày dưới dạng bảng, biểu đồ và được hỗ trợ và tạo điều kiện bởi các bệnh hình vẽ bằng phần mềm SPSS 27.0 và viện, trung tâm Y tế. Đầu tiên, thư mời tham Microsoft Excel 2016. Thang đo Likert được gia nghiên cứu được gửi về các khoa Dược sử dụng để đánh giá mức độ cung cấp các tại các bệnh viện, trung tâm Y tế huyện; bệnh hoạt động dược lâm sàng với 1 = không bao viện tuyến tỉnh, tư nhân trên địa bàn tỉnh giờ, 2 = hiếm khi, 3 = thỉnh thoảng, 4 = Nghệ An. Các khoa Dược nhận lời mời tham thường xuyên, 5 = rất thường xuyên. gia nghiên cứu. Nhóm điều tra sẽ trực tiếp 2.8. Đạo đức nghiên cứu: Nghiên cứu điều tra phỏng vấn bằng Phiếu điều tra phỏng được thực hiện trên tinh thần tôn trọng bí mật vấn được in sẵn hoặc sử dụng mã QR có riêng tư của đối tượng nghiên cứu và được đường link chứa Biểu mẫu Phiếu điều tra chấp nhận của đối tượng nghiên cứu. phỏng vấn được tạo bằng công cụ Google form có sẵn từ tháng 05 năm 2023 đến tháng III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 07 năm 2023. 3.1. Khảo sát thực trạng triển khai hoạt 2.6. Công cụ nghiên cứu động Dược lâm sàng tại các bệnh viện, Bộ câu hỏi khảo sát được xây dựng dựa trung tâm Y tế tại Nghệ An năm 2023 trên Điều 6, 7 – Chương III. Hoạt động Dược Bảng 1 cho thấy các bệnh viện tham gia lâm sàng - Nghị định 131/2020/NĐ – CP quy khảo sát: Có 45,1% bệnh viện, trung tâm Y định về tổ chức, hoạt động dược lâm sàng tế huyện; 32,3% bệnh viện tuyến Tỉnh; của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban hành 22,6% bệnh viện tư nhân. Trong đó, bệnh ngày 2 tháng 11 năm 2020 [2] và Điều 80. viện hạng 3 chiếm 58,1%. Giường kế hoạch Nội dung hoạt động Dược lâm sàng – có giá trị trung bình là 372,9 ± 80,5, số dược Chương IX. Dược lâm sàng - Luật Dược sĩ trong tổ dược lâm sàng/TTT là 3 (2 -4). 105/2016/QH13 [4]. 256
- TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 544 - THÁNG 11 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 Bảng 1. Đặc điểm các bệnh viện, trung tâm Y tế tham gia khảo sát Đặc điểm n % Tỉnh 10 32,3 Huyện 14 45,1 Tuyến bệnh viện Tư nhân 7 22,6 Tổng 31 100 Chuyên khoa 9 29 Đa khoa 22 71 Loại bệnh viện Tổng 31 100 Hạng 1 4 12,9 Hạng 2 9 29 Hạng bệnh viện Hạng 3 18 58,1 Tổng 31 100 Lớn nhất 2300 Nhỏ nhất 100 Giường kế hoạch TB 372,9 ± 80,5 Dược sĩ Đại học 4 (3-6) Nguồn nhân lực Dược Dược sĩ trung học 0 (0 - 0) Trung vị (Tứ phân vị) Dược sĩ cao đẳng 5 (4 - 11) Số dược sĩ trong tổ DLS/TTT 3 (2 -4) Có 64,52% bệnh viện tham gia khảo sát đã thành lập đơn vị Dược lâm sàng TTT; 29,03% bệnh viện chưa thành lập đơn vị Dược lâm sàng, TTT; 6,45% bệnh viện chưa thành lập đơn vị Dược lâm sàng, TTT nhưng đã có tổ Dược lâm sàng. Hình 1. Thành lập đơn vị dược lâm sàng Mức độ của DSLS tham gia các hoạt động DLS tham gia với sự đánh giá của các lãnh đạo khoa Dược các bệnh viện, trung tâm Y tế. Tỉ lệ các hoạt động của DSLS được trình bày ở các bảng 2,3,4,5 dưới đây: Hoạt động xây dựng, sửa đổi quy trình chuyên môn đến sử dụng thuốc chủ yếu là xây dựng hướng dẫn điều trị (chiếm 67,8%). Hoạt động giám sát sử dụng thuốc chủ yếu là quy trình giám sát ADR (chiếm 96,7%) và quy trình thông tin thuốc (chiếm 100%). Hoạt động nghiên cứu khoa họcchủ yếu là nghiên cứu đánh giá sử dụng thuốc tại bệnh viện (chiếm 54,9%). 257
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ MỞ RỘNG NĂM 2024 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA VINH Bảng 2. Mức độ của DSLS tham gia các hoạt động chuyên môn Mức độ Rất thường Thường Thỉnh Không Tổng Hoạt động DLS Hiếm khi xuyên xuyên thoảng bao giờ (n,%) (n,%) (n,%) (n,%) (n,%) (n,%) Hội đồng thuốc điều trị 21 (67,7) 6 (19,4) 3 (9,7) 0 (0) 1 (3,2) 31 (100) Hội đồng khoa học bệnh viện 4 (12,9) 17 (54,8) 9 (29,0) 1 (3,2) 0 (0) 31 (100) Quản lý chất lượng 6 (19,4) 17 (54,8) 5 (16,1) 2 (6,5) 1 (3,2) 31 (100) Kiểm soát nhiễm khuẩn 4 (12,9) 10 (32,3) 13 (41,9) 4 (12,9) 0 (0) 31 (100) An toàn người bệnh 2 (6,5) 11 (35,5) 9 (29,0) 6 (19,4) 3 (9,7) 31 (100) Quản lý vệ sinh bệnh viện 0 (0) 7 (22,6) 13 (41,9) 7 (22,6) 4 (12,90) 31 (100) Dinh dưỡng 1 (3,2) 4 (12,9) 11 (35,5) 10 (32,3) 5 (16,1) 31 (100) Tỉ lệ các hoạt động chuyên môn của DSLS được thực hiện ở mức độ rất thường xuyên và thường xuyên của DSLS chủ yếu là hội đồng thuốc điều trị (chiếm 87,1%), tiếp theo là quản lý chất lượng và hội đồng khoa học bệnh viện lần lượt là 74,2%; 67,7%. Bảng 3. Mức độ của DSLS tham gia các hoạt động xây dựng, sửa đổi quy trình chuyên môn đến sử dụng thuốc Mức độ Rất thường Thường Thỉnh Không Tổng Hoạt động DLS Hiếm khi xuyên xuyên thoảng bao giờ (n,%) (n,%) (n,%) (n,%) (n,%) (n,%) Xây dựng hướng dẫn điều trị 3 (9,7) 18 (58,1) 9 (29,0) 1 (3,2) 0 (0) 31 (100) QT giám sát các thuốc cần chia liều 2 (6,5) 15 (48,4) 9 (29,0) 3 (9,7) 2 (6,5) 31 (100) QT kỹ thuật tại Bệnh viện 3 (9,7) 15 (48,4) 8 (25,8) 4 (12,9) 1 (3,2) 31 (100) QT pha chế/chia nhỏ thuốc 2 (6,5) 10 (32,3) 8 (25,8) 6 (19,4) 5 (16,1) 31 (100) QT sử dụng nuôi dưỡng tĩnh mạch 1 (3,2) 3 (9,7) 8 (25,8) 10 (32,3) 9 (29,0) 31 (100) Tỉ lệ các hoạt động xây dựng, sửa đổi quy trình chuyên môn đến sử dụng thuốc của DSLS được thực hiện ở mức độ rất thường xuyên và thường xuyên của DSLS chủ yếu là xây dựng hướng dẫn điều trị (chiếm 67,8%), tiếp đến là hoạt động xây dựng QT giám sát các thuốc cần chia liều và QT kỹ thuật tại Bệnh viện có tỷ lệ lần lượt là 54,9% và 57,4%. Bảng 4. Mức độ của DSLS tham gia các hoạt động giám sát sử dụng thuốc Mức độ Rất thường Thường Thỉnh Không Tổng Hoạt động DLS Hiếm khi xuyên xuyên thoảng bao giờ (n,%) (n,%) (n,%) (n,%) (n,%) (n,%) QT giám sát ADR 13 (41,9) 17 (54,8) 1 (3,2) 0 (0) 0 (0) 31 (100) QT thông tin thuốc 12 (38,7) 19 (61,3) 0 (0) 0 (0) 0 (0) 31 (100) QT giám sát ME 6 (19,4) 12 (38,7) 7 (22,6) 4 (12,9) 2 (6,5) 31 (100) 258
- TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 544 - THÁNG 11 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 Tỉ lệ các hoạt động giám sát sử dụng thuốc của DSLS được thực hiện ở mức độ rất thường xuyên và thường xuyên của DSLS chủ yếu là quy trình giám sát ADR (chiếm 96,7%) và quy trình thông tin thuốc (chiếm 100%). Bảng 5. Mức độ của DSLS tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học Mức độ Rất thường Thường Thỉnh Tổng Hoạt động DLS Hiếm Không xuyên xuyên thoảng khi bao giờ (n,%) (n,%) (n,%) (n,%) (n,%) (n,%) Nghiên cứu đánh giá sử dụng thuốc 3 (9,7) 14 (45,2) 11 (35,5) 2 (6,5) 1 (3,2) 31 (100) tại bệnh viện Nghiên cứu công tác cải tiến công 0 (0) 9 (29,0) 14 (45,2) 6 (19,4) 2 (6,5) 31 (100) tác Dược lâm sàng Nghiên cứu tham gia thử nghiệm 0 (0) 0 (0) 2 (6,5) 3 (9,7) 26 (83,9) 31 (100) lâm sàng Nghiên cứu quy trình giám sát 0 (0) 6 (19,4) 9 (29,0) 9 (29,0) 7 (22,6) 31 (100) Tỉ lệ các hoạt động nghiên cứu khoa học số người phụ trách công tác dược lâm sàng của DSLS được thực hiện ở mức độ rất và người làm công tác dược lâm sàng [2]. thường xuyên và thường xuyên của DSLS Biểu đồ hình 1. Cho thấy các bệnh viện chủ yếu nghiên cứu đánh giá sử dụng thuốc đã đảm bảo được quy định khoản I, Điều 3, tại bệnh viện (chiếm 54,9%). Chữ viết tắt: chương II – Nghị định 131/2020 về điều kiện DSLS: Dược sĩ lâm sàng, QT: Quy trình, bắt buộc thành lập đơn vị Dược lâm sàng ADR: Phản ứng có hại của thuốc, ME: Sai hoặc tổ dược lâm sàng tại các cơ sở khám sót liên quan đến thuốc. chữa bệnh. Khảo sát mức độ hoạt động DLS của các IV. BÀN LUẬN bệnh viện và Trung tâm Y tế thông qua các 4.1. Khảo sát thực trạng triển khai hoạt lãnh đạo khoa Dược cũng chỉ ra rằng hoạt động Dược lâm sàng tại các bệnh viện, động chuyên môn Hội đồng thuốc điều trị có trung tâm Y tế tại Nghệ An năm 2023 mức độ rất thường xuyên và thường xuyên Bảng 1 cho thấy nhóm bệnh viện đưa vào chiếm tỷ lệ chủ yếu. Điều này cho thấy về cơ nghiên cứu chủ yếu là bệnh viện hạng 3 và bản các DSLS đã nhận thức rõ được vai trò loại bệnh viện là đa khoa. Điều này cũng dẫn của Hội đồng thuốc và điều trị. Đây là hoạt đến việc đánh giá hoạt động dược lâm sàng động mang tính chất chiều sâu quyết định cũng có một số vấn đề bất cập. Lý do là việc nhiều trong hoạt động điều trị. Hoạt động phân hạng bệnh viện là cơ sở để định hướng chuyên môn này quy định rất rõ ở Thông tư hoạt động dược lâm sàng. Kết quả Bảng 1 22/2011/TT – BYT – Quy định tổ chức và cũng chỉ ra số lượng DSLS trong nghiên cứu hoạt động của khoa Dược bệnh viện, cụ thể: có tỷ lệ cao hơn nghiên cứu của tác giả Mục b, khoản 2, Điều 11 – DSLS có nhiệm Nguyễn Thị Hải Yến và cộng sự năm 2020, vụ tư vấn về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý số lượng CP trung bình là 2 (1 – 4) [3]. Điều cho Hội đồng Thuốc và điều trị, cán bộ y tế này cho thấy, các bệnh viện đảm bảo số và người bệnh; mục b, khoản 4, Điều 6 – lượng DSLS theo Khoản 2, Điều 3, Chương DSLS phối hợp với Hội đồng Thuốc và điều II - Nghị định 131/2020/NĐ – CP quy định trị tại cơ sở khám chữa bệnh xây dựng quy 259
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ MỞ RỘNG NĂM 2024 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA VINH trình giám sát sử dụng thuốc có khoảng điều là một quy trình rất quan trọng và rất cần trị hẹp... thiết trong sử dụng thuốc. Có thể là do đây là Hoạt động xây dựng, sửa đổi quy trình vấn đề nhạy cảm. Tuy nhiên, các DSLS cần chuyên môn đến sử dụng thuốc còn ở mức nhận thức rõ vấn đề sai sót trong sử dụng thấp, mặc dù các hoạt động này là hoạt động thuốc ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tính thường quy và bắt buộc được quy định rõ mạng của BN. trong Luật Dược 105/2016/QH13 và Nghị Hoạt động nghiên cứu khoa học của định 131/2020/NĐ – CP [2], [4]. Lý do có DSLS chủ yếu là nghiên cứu đánh giá sử thể là các DSLS còn hạn chế về kỹ năng để dụng thuốc tại bệnh viện (chiếm 54,9%). Có xây dựng, hướng dẫn các quy trình. Để cải rất nhiều nghiên cứu đánh giá về sử dụng thiện vấn đề này, các DSLS cần tìm tòi, học thuốc tại bệnh viện như nghiên cứu tại Bệnh hỏi kinh nghiệm các Bệnh viện như Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình Nghệ An: viện Bạch Mai, Vinmec... và tham gia các Phân tích tình hình sử dụng thuốc giảm đau lớp đào tạo liên tục về Dược lâm sàng. tại chỗ; Khảo sát tình hình sử dụng thuốc Trong 31 bệnh viện tham gia khảo sát, chống đông trên bệnh nhân thay khớp 6 nhóm thuốc kháng sinh là nhóm thuốc được tháng đầu năm 2021...và nghiên cứu tại Bệnh xây dựng Hướng dẫn/QT phổ biến nhất. viện Mắt Nghệ An: Khảo sát thực trạng sử Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt dụng kháng sinh trước khi khám bệnh tại Nam là một trong những quốc gia chứng kiến Bệnh viện Mắt Nghệ An. Theo nhận định của mối đe dọa kháng kháng sinh ngày càng gia Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2011, tăng. Bên cạnh đó, Quyết định 5631/QĐ – thực trạng sử dụng thuốc bất hợp lý đang là BYT về việc ban hành Hướng dẫn thực hiện vấn đề rất nghiêm trọng, mang tính toàn cầu. sử dụng kháng sinh trong bệnh viện cũng Một số hậu quả điển hình của việc sử dụng quy định rõ trách nhiệm của Trưởng khoa thuốc bất hợp lý là nguy cơ tăng các biến cố Dược trong quản lý sử dụng kháng sinh tại bất lợi của thuốc không đáng có, tăng tỷ lệ Bệnh viện. nhập viện cũng như tỷ lệ tử vong và gia tăng QT giám sát ADR và QT thông tin thuốc gánh nặng kinh tế. Để can thiệp một cách có là các hoạt động giám sát sử dụng thuốc mà hiệu quả nằm nâng cao tính hợp lý trong sử các DSLS thực hiện thường xuyên nhất. Đây dụng thuốc cần có các nghiên cứu khảo sát, cũng là một trong những hoạt động cần thiết phân tích, đáng giá sử dụng thuốc tại Bệnh được quy định rõ trong Nghị định viện. Bên cạnh đó, hoạt động tham gia 131/2020/NĐ – CP nhằm nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học của DSLS là một trong điều trị cũng như phát hiện những phản ứng 7 hoạt động DLS được quy định tại mục 7, có hại khi dùng thuốc để có hướng xử trí kịp Điều 80, chương IX trong Luật Dược thời [4]. Hoạt động thông tin thuốc là hoạt 105/2016/QH 13 [2]. động đóng vai trò quan trọng và cơ bản, là 4.2. Đề xuất giải pháp nâng cao hoạt hoạt động DSL dễ tiếp cận nhất, dễ đào tạo động Dược lâm sàng tại tại các bệnh viện, và nếu cung cấp tốt sẽ dự phòng hạn chế sai trung tâm Y tế tại Nghệ An năm 2023 sót thuốc khi dùng thuốc trong điều trị. Tuy Giải pháp phát triển cơ sở vật chất: Các nhiên, hoạt động tham gia QT giám sát ME lãnh đạo Khoa Dược các bệnh viện cần tận chưa được chú trọng. Quy trình giám sát ME dụng mối quan tâm của Bộ Y tế về việc nâng 260
- TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 544 - THÁNG 11 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 cao chất lượng khám chữa bệnh, chủ trương V. KẾT LUẬN tăng cường đầu tư kinh phí, trang thiết bị cho Triển khai tốt các hoạt động dược lâm bệnh viện, đặc biệt là khoa Dược bệnh viện. sàng tại các bệnh viện nhằm mục đích nâng Tham mưu, tư vấn cho ban giám đốc bệnh cao hiệu quả điều trị bệnh và giảm thiểu viện tăng cường diện tích của khoa Dược nguy cơ cho bệnh nhân. bệnh viện để triển khai, bố trí đầy đủ các tổ TÀI LIỆU THAM KHẢO chuyên môn. Đặc biệt quan tâm xây dựng 1. Bộ Y tế (2016), Quyết định về việc ban hành các phòng chức năng đáp ứng quy định của Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam bộ Y tế. Tăng cường đầu tư thiết bị cho khoa ngày 18 tháng 01 năm 2016. Dược, xây dựng mô hình Dược lâm sàng. 2. Chính phủ (2020), Nghị định 131/2020/NĐ Phần mềm ứng dụng trong công tác quản lý – CP Quy định về tổ chức, hoạt động dược luôn được cập nhật, điều chỉnh đáp ứng yêu lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. cầu pháp luật hiện hành. 3. Hai-Yen Nguyen-Thi , Thuy-Tram Giải pháp phát triển tổ chức: Tận dụng Nguyen-Ngoc et al, Current status of clinical cơ hội Bộ Y tế quan tâm phát triển công tác pharmacy workforce, services and clinical dược bệnh viện bằng một loạt các văn bản pharmacist recruitment in Ho Chi Minh City, quy phạm pháp luật về cơ cấu tổ chức khoa Vietnam; Int J Health Plann Manage 2020 dược bệnh viện, hoạt động khoa dược bệnh Sep;35(5):1205-1218 viện. Lãnh đạo khoa Dược cần có quy định 4. Luật Dược 105/2016/QH13. cụ thể trong việc phân công tổ chức cũng 5. Raehl CL Bond CA, Franke T., Clinical như việc quản trị nguồn nhân lực nên chuẩn Pharmacy Services, Hospital Pharmacy Staffing, and Medication, Errors in United hóa thực hiện theo đúng quy định của Bộ Y States Hospitals. Pharmacotherapy 2002; tế. Đồng thời đẩy mạnh công tác đào tạo 22:134-47. cũng như nghiên cứu khoa học tại bệnh viện. 6. Raehl CL. Clinical Pharmacy Services Bond Giải pháp phát triển nhân sự: Để khoa CA, Pharmacy Staffing, and Adverse Drug Dược thực hiện tốt công tác Dược lâm sàng Reactions in, United States Hospitals. đòi hỏi lực lượng nhân sự phải đầy đủ về mặt Pharmacotherapy 2006;26:735-47. số lượng cũng như chất lượng và kỹ năng 7. Raehl CL Bond CA, Franke T., mềm cần thiết. Cố gắng đáp ứng số lượng Interrelationships among Mortality Rates, dược sỹ lâm sàng chiếm trên 30% tổng số Drug Costs, Total Cost of Care, and Length dược sĩ khoa Dược.Lãnh đạo các khoa Dược of Stay in United States Hospitals: Summary cần đề xuất ý kiến áp dụng hợp đồng làm and Recommendations for Clinical việc bán thời gian với các dược sỹ có trình Pharmacy, Services and Staffing. độ chuyên môn và năng lực về dược lâm Pharmacotherapy 2001;21:129-41. sàng. Ví dụ như: Các dược sĩ tốt nghiệp thạc 8. Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (2020), Tài liệu đào tạo liên tục Hướng dẫn hoạt động sĩ Dược sĩ - Dược lâm sàng giảng dạy tại Dược lâm sàg tại bệnh viện, NXB Y học. trường Đại học Y khoa Vinh. 261
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Thực trạng và hiệu quả giải pháp can thiệp thực thi pháp luật an toàn thực phẩm của một số cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
194 p | 144 | 38
-
Triệu chứng báo hiệu ung thư và giải pháp trị liệu khoa học
8 p | 208 | 23
-
Thực trạng sức khỏe tâm thần của học sinh ở một số trường Trung học Cơ sở thành phố Long Xuyên
5 p | 327 | 10
-
Thực trạng và giải pháp nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản của sinh viên trường Cao đẳng Asean, tỉnh Hưng Yên
8 p | 130 | 7
-
Thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi
9 p | 89 | 7
-
Đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng ghi chép hồ sơ bệnh án cải tiến của điều dưỡng tại Bệnh viện An Giang
12 p | 73 | 7
-
Đánh giá thực trạng bệnh sâu răng và giải pháp nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành chăm sóc răng miệng của nhóm sinh viên Học viện Quân y
6 p | 125 | 6
-
Thực trạng và giải pháp phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em tại xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh
8 p | 49 | 5
-
Đánh giá vai trò của việc hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị của hệ thống trạm y tế xã đối với nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe khu vực nông thôn giai đoạn 2010-2020, định hướng và giải pháp 2021–2025
12 p | 75 | 5
-
Thực trạng dịch vụ phục hồi chức năng tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và một số giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả
4 p | 11 | 4
-
Thực trạng dinh dưỡng của thanh niên 18 tuổi tại hai quận Đống Đa và Nam Từ Liêm Hà Nội năm 2019
4 p | 17 | 4
-
Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng sự hài lòng của người bệnh về khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Cà Mau và đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp năm 2022-2023
5 p | 12 | 3
-
Thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của việc dạy học một số nội dung học phần bằng ngôn ngữ tiếng Anh trong chương trình đào tạo năm thứ nhất ngành Y khoa tại trường Đại học Y Dược Cần Thơ
9 p | 12 | 3
-
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tham mưu của phòng tổ chức hành chính tại Bệnh viện phổi Hải Phòng năm 2019
4 p | 53 | 3
-
Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh đáp ứng chuẩn đầu ra tại Học viện Quân y
10 p | 31 | 3
-
Thực trạng và giải pháp quản lý các điều kiện, phương tiện hỗ trợ hoạt động thực tập lâm sàng của sinh viên chuyên ngành Bác sĩ đa khoa trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
12 p | 7 | 3
-
Nâng cao chất lượng dạy học lâm sàng trong hồi sức cấp cứu đáp ứng mục tiêu kiến thức - kỹ năng - thái độ: Thực trạng và giải pháp tại Học viện Quân y
12 p | 55 | 2
-
Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học môn Tin học cho sinh viên ngành Y khoa trường Đại học Y khoa Vinh
8 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn