JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br />
Natural Sci. 2017, Vol. 62, No. 3, pp. 127-134<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1059.2017-0016<br />
<br />
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC<br />
VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN CỦA SINH VIÊN<br />
TRƯỜNG CAO ĐẲNG ASEAN, TỈNH HƯNG YÊN<br />
<br />
Dương Thị Anh Đào 1 và Nguyễn Thị Quyên2<br />
1<br />
<br />
Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2 Trường Cao đẳng Asean<br />
<br />
Tóm tắt. Nghiên cứu được thực hiện trên 550 sinh viên từ 18 - 20 tuổi tại Trường Cao đẳng<br />
Asean, tỉnh Hưng Yên nhằm tìm hiểu thực trạng kiến thức, thái độ của sinh viên về sức khỏe<br />
sinh sản và đánh giá giải pháp nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho sinh viên.<br />
Kết quả cho thấy nhận thức của sinh viên về sức khỏe sinh sản tương đối cao. Đa số sinh viên<br />
ủng hộ quan điểm truyền thống cho rằng chỉ nên quan hệ tình dục sau khi kết hôn (73,3%), có<br />
92,0% sinh viên cho rằng nên sử dụng biện pháp tránh thai khi quan hệ tình dục, 96,8% sinh<br />
viên cho rằng nên giáo dục sức khỏe sinh sản ở trường đại học, và đa số các em mong muốn<br />
được học tất cả các nội dung liên quan đến sức khỏe sinh sản. Biện pháp can thiệp nhằm nâng<br />
cao nhận thức cho sinh viên đã cho kết quả tốt, điểm trung bình nhận thức về sức khỏe sinh<br />
sản của nhóm thực nghiệm (24,92 điểm) cao hơn nhóm đối chứng (14,00 điểm) (P < 0,001).<br />
Do vậy, cần tăng cường giáo dục về sức khỏe sinh sản, thực hiện tình dục an toàn để sinh viên<br />
nâng cao hiểu biết cũng như chủ động bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.<br />
Từ khóa: Sinh viên, giáo dục sức khỏe sinh sản, quan hệ tình dục.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Ở Việt Nam, trung bình mỗi năm có khoảng 300.000 ca nạo phá thai ở độ tuổi từ 15 - 19,<br />
trong đó 60% - 70% là học sinh, sinh viên. Mỗi năm, có khoảng 800.000 - 1.000.000 người điều<br />
trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục (BLTQĐTD), 40% trong đó là thanh thiếu niên [1].<br />
Độ tuổi quan hệ tình dục lần đầu ở vị thành niên Việt Nam ngày càng sớm nhưng kiến thức của vị<br />
thành niên về phòng tránh thai, HIV và các BLTQĐTD khác vẫn còn rất hạn chế, chỉ có khoảng<br />
20,7 % sử dụng biện pháp tránh thai trong lần quan hệ tình dục đầu tiên [2].<br />
Mặc dù giáo dục sức khỏe sinh sản đã được đưa vào chương trình tích hợp ở phổ thông và<br />
một số môn học như Sinh học ở các trường chuyên nghiệp nhưng kiến thức về sức khỏe sinh sản<br />
và các BLTQĐTD của vị thành niên, thanh niên vẫn hạn chế. Vì thế, việc chăm sóc sức khỏe sinh<br />
sản cho thanh thiếu niên nhất là ở lứa tuổi sinh viên là rất quan trọng. Bởi vì, sinh viên là nguồn<br />
lao động trí óc chính của một quốc gia trong tương lai, Nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh<br />
giá thực trạng kiến thức, thái độ về sức khỏe sinh sản và đưa ra giải pháp nâng cao sức khỏe sinh<br />
sản cho sinh viên ở sinh viên Trường Cao đẳng ASEAN, tỉnh Hưng Yên. Kết quả của nghiên cứu<br />
là cơ sở để đề ra các giải pháp phù hợp cho công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản thanh thiếu niên,<br />
góp phần đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho sự phát triển của đất nước.<br />
<br />
Ngày nhận bài: 28/2/2017. Ngày nhận đăng: 27/3/2017.<br />
Tác giả liên hệ: Dương Thị Anh Đào, e-mail: daodangduc@gmail.com<br />
<br />
127<br />
<br />
Dương Thị Anh Đào và Nguyễn Thị Quyên<br />
<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu<br />
* Đối tượng nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu là khoảng 550 sinh viên đang học tập tại Trường Cao đẳng ASEAN,<br />
tỉnh Hưng yên. Tất cả các đối tượng có sức khỏe bình thường, không có dị tật bẩm sinh hoặc bệnh<br />
truyền nhiễm, có trạng thái tâm sinh lí bình thường. Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 08 năm<br />
2015 đến tháng 06 năm 2016.<br />
* Thiết kế nghiên cứu<br />
Nghiên cứu được chia thành 2 giai đoạn:<br />
- Giai nghiên cứu cắt ngang: Tiến hành trên 450 sinh viên Khoa Điều dưỡng và khoa Dược.<br />
Các đối tượng được chọn ngẫu nhiên và chia thành ba nhóm gồm sinh viên năm thứ nhất (khối I khoa Điều dưỡng), sinh viên năm thứ 2 (khối II - khoa Dược ) và sinh viên năm thứ 3 (khối III Hệ liên thông ngành Dược).<br />
- Giai đoạn nghiên cứu can thiệp: Chọn ra 100 sinh viên năm thứ nhất, khoa Dược để tiến<br />
hành nghiên cứu can thiệp. Chia thành 2 nhóm: đối chứng (ĐC) - nhóm không được can thiệp và<br />
thực nghiệm (TN) - nhóm được can thiệp. Biện pháp can thiệp là giảng dạy các nội dung về SKSS<br />
trong thời gian 4 tiết.<br />
* Phương pháp nghiên cứu<br />
- Phương pháp phỏng vấn bằng phiếu: Sử dụng bộ câu hỏi thiết kế sẵn, đã được phê duyệt bởi<br />
Trung tâm SKSS và Kế hoạch hóa gia đình, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội để thu thập số liệu<br />
về đặc điểm của đối tượng nghiên cứu, các thông tin về mức độ nhận thức, thái độ về sức khỏe<br />
sinh sản (đặc điểm tuổi dậy thì, phòng tránh mang thai ngoài ý muốn, các bệnh lây truyền qua<br />
đường tình dục...) và quan điểm về giáo dục SKSS.<br />
- Phương pháp thiết kế bài giảng, hoạt động: Các hoạt động và bài giảng được thiết kế theo<br />
hướng tiết học riêng: dạy kiến thức về SKSS như tuổi dậy thì, sức khỏe tình dục, tình dục an toàn,<br />
các bệnh LTQĐTD, các BPTT trong 4 tiết học; cósử dụng các phương pháp dạy học tích cực như<br />
phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp đóng vai; phương pháp trò chơi.<br />
- Phương pháp kiểm tra đánh giá: Sau thời gian can thiệp tiến hành kiểm tra đánh giá bằng bộ<br />
câu hỏi trắc nghiệm được thiết kế sẵn, gồm 30 câu, mỗi câu trả lời đúng được tính 1 điểm.<br />
- Phương pháp xử lí số liệu: Số liệu thu thập được sẽ được nhập và quản lí bằng phần mềm<br />
Epidata 3.1. Các phân tích thống kê được thực hiện trên phần mềm SPSS 16.0. Ý nghĩa thống kê<br />
được xác định với giá trị P < 0,05 theo 2 phía. So sánh tỉ lệ phần trăm bằng 2– test.<br />
<br />
2.2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận<br />
2.2.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu<br />
Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu được trình bày ở Bảng 1.<br />
Đối tượng nghiên cứu được chia làm 3 khối, mỗi khối có 150 sinh viên. Trong đó 80,4% là<br />
nữ giới; dân tộc Kinh là chủ yếu (95,1%), 4,9% còn lại là các dân tộc khác (gồm các dân tộc Dao,<br />
Ê Đê, Hơ Mông, Mường, Nùng, Sán Chỉ, Sán Dìu, Tày, Thái). Về tình trạng hôn nhân có sự khác<br />
biệt giữa 3 khối (P < 0,001), sinh viên chưa kết hôn chiếm 74,4%, sinh viên đang có gia đình<br />
chiếm 23,8%, đặc biệt có 1,3% sinh viên góa vợ (chồng) và 0,5% sinh viên sống chung và không<br />
kết hôn. Về khu vực sống nông thôn chiếm 87,3 %, thành thị chiếm 12,7%.<br />
<br />
128<br />
<br />
Thực trạng và giải pháp nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản của sinh viên Trường Cao đẳng Asean…<br />
<br />
Bảng 1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu<br />
Đặc điểm<br />
<br />
Khối I<br />
(%)<br />
<br />
Khối II<br />
(%)<br />
<br />
Khối III<br />
(%)<br />
<br />
Tổng<br />
(%)<br />
<br />
P<br />
<br />
Giới tính<br />
Nam<br />
<br />
18,0<br />
<br />
23,3<br />
<br />
17,3<br />
<br />
19,6<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
82,0<br />
<br />
76,7<br />
<br />
82,7<br />
<br />
80,4<br />
<br />
0,357<br />
<br />
Dân tộc<br />
Kinh<br />
<br />
92,0<br />
<br />
96,7<br />
<br />
96,7<br />
<br />
95,1<br />
<br />
Khác<br />
<br />
8,0<br />
<br />
3,3<br />
<br />
3,3<br />
<br />
4,9<br />
<br />
0,096<br />
<br />
Tình trạng hôn nhân<br />
Chưa kết hôn<br />
<br />
95,3<br />
<br />
90,0<br />
<br />
38,0<br />
<br />
74,4<br />
<br />
Đang có gia đình<br />
<br />
2,0<br />
<br />
7,3<br />
<br />
62,0<br />
<br />
23,8<br />
<br />
Góa vợ/chồng<br />
<br />
2,0<br />
<br />
2,0<br />
<br />
0,0<br />
<br />
1,3<br />
<br />
Sống chung, không kết<br />
hôn<br />
<br />
0,7<br />
<br />
0,7<br />
<br />
0,0<br />
<br />
0,5<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
Khu vực sống<br />
Nông thôn<br />
<br />
87,3<br />
<br />
85,3<br />
<br />
89,3<br />
<br />
87,3<br />
<br />
Thành thị<br />
<br />
12,7<br />
<br />
14,7<br />
<br />
10,7<br />
<br />
12,7<br />
<br />
0,581<br />
<br />
2.2.2. Thực trạng nhận thức về sức khỏe sinh sản của sinh viên<br />
* Hiểu biết về tuổi dậy thì<br />
Nghiên cứu nhận thức của sinh viên về các dấu hiệu của tuổi dậy thì (sự thay đổi thể chất,<br />
sinh lí và tâm lí) cho thấy hầu hết các em có hiểu biết tốt về vấn đề này.<br />
Với các dấu hiệu thay đổi về thể chất và sinh lí thì dấu hiệu “Tăng lên về chiều cao và cân<br />
nặng” có tỉ lệ hiểu biết cao nhất chiếm 94,9% (khối I, II, III lần lượt là 96,7%; 99,3% và 88,7%).<br />
Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của tác giả Tôn Thất Chiểu chỉ có 54,4 % [3]. Dấu hiệu<br />
“Xuất tinh lần đầu (với nam)” có tỉ lệ hiểu biết thấp nhất, chỉ chiếm 41,4%. Kết quả này cao hơn<br />
so với nghiên cứu của tác giả Tôn Thất Chiểu (22,4 %) [3] và nghiên cứu của Nguyễn Thị Nga<br />
cùng cộng sự thực hiện tại Na Rì, Bắc Kạn (22,8 %) [4].<br />
Dấu hiệu thay đổi về tâm lí mà sinh viên nhận thấy rõ nhất khi bắt đầu tuổi dậy thì là<br />
“Tính tình thay đổi” chiếm 73,3% và có sự sai khác giữa các khối (P = 0,01), tiếp đến là<br />
“Quan tâm nhiều đến hình thức” chiếm 72,2%; “Muốn người khác chú ý đến mình” chiếm 54,7%;<br />
“Tò mò” chiếm 51,1%; “Thích giao tiếp với bạn khác giới” chiếm 48,4% và “Hiếu thắng” là<br />
26,0%; các lí do khác như “Thích nhìn cơ thể bạn khác giới”, “Thích chơi với bạn khác giới”<br />
chiếm 2,1%. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của tác giả Tôn Thất Chiểu tiến hành ở Thừa<br />
Thiên Huế với “Tính tình thay đổi” là 30,1 % và “Thích giao tiếp với bạn khác giới” là 27,1 % [3].<br />
Tỉ lệ sinh viên nhận biết được trên 5 dấu hiệu thay đổi về thể chất và sinh lí chiếm 45,3%, về<br />
tâm lí chỉ có 11,1%. Điều này cho thấy mặc dù các em đã cảm nhận được và chú ý đến những<br />
thay đổi của mình trong giai đoạn này, nhưng những dấu hiệu về tâm lí là những dấu hiệu không<br />
rõ ràng nên các em vẫn khó nhận biết.<br />
* Hiểu biết về quan hệ tình dục<br />
Hiểu biết về quan hệ tình dục (QHTD) của sinh viên được thể hiện như trong Bảng 2.<br />
129<br />
<br />
Dương Thị Anh Đào và Nguyễn Thị Quyên<br />
<br />
Bảng 2. Hiểu biết về quan hệ tình dục của sinh viên<br />
Đặc điểm<br />
<br />
Ý<br />
kiến về<br />
QHTD<br />
trong và<br />
ngoài<br />
hôn<br />
nhân<br />
<br />
Hậu quả<br />
của việc<br />
QHTD<br />
trước và<br />
ngoài<br />
hôn<br />
nhân<br />
<br />
Khối I<br />
(n = 150)<br />
<br />
Khối II<br />
(n = 150)<br />
<br />
Khối III<br />
(n = 150)<br />
<br />
Tổng<br />
(n = 450)<br />
<br />
P<br />
<br />
%<br />
<br />
%<br />
<br />
%<br />
<br />
%<br />
<br />
Chỉ nên có QHTD<br />
trong hôn nhân<br />
<br />
72,0<br />
<br />
64,0<br />
<br />
84,0<br />
<br />
73,3<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
Có thể QHTD khi<br />
yêu nhưng chắc chắn<br />
sẽ kết hôn<br />
<br />
42,7<br />
<br />
36,7<br />
<br />
28,0<br />
<br />
35,8<br />
<br />
0,029<br />
<br />
Có thể QHTD khi<br />
yêu nhau<br />
<br />
31,3<br />
<br />
22,7<br />
<br />
18,0<br />
<br />
24,0<br />
<br />
0,023<br />
<br />
Có thể QHTD khi có<br />
ham muốn<br />
<br />
5,3<br />
<br />
16,0<br />
<br />
16,0<br />
<br />
12,4<br />
<br />
0,005<br />
<br />
Không biết<br />
<br />
3,3<br />
<br />
3,3<br />
<br />
7,0<br />
<br />
2,4<br />
<br />
0,225<br />
<br />
Có thể có thai ngoài<br />
ý muốn<br />
<br />
96,7<br />
<br />
86,7<br />
<br />
97,3<br />
<br />
93,6<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
Có thể phải nghỉ học<br />
và kết hôn sớm<br />
<br />
84,0<br />
<br />
80,7<br />
<br />
86,7<br />
<br />
83,8<br />
<br />
0,369<br />
<br />
Có thể mắc các bệnh<br />
LTQĐTD<br />
<br />
98,0<br />
<br />
84,0<br />
<br />
92,0<br />
<br />
91,3<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
Ý kiến của sinh viên về QHTD trong và ngoài hôn nhân có sự khác biệt đáng kể giữa 3 khối<br />
(P < 0,05). Đa số các em cho rằng “Chỉ nên có QHTD trong hôn nhân” (73,3%), 35,8% sinh viên<br />
cho rằng “Có thể QHTD khi yêu nhưng chắc chắn là sẽ kết hôn”; 24,0% chọn “Có thể QHTD khi<br />
yêu”, đặc biệt có 12,4% sinh viên cho rằng “Có thể QHTD khi có ham muốn”. Kết quả này thấp<br />
hơn với nghiên cứu của Nguyễn Thị Nga và cộng sự (80,6 % vị thành niên trả lời “Không thể<br />
chấp nhận việc QHTD trước hôn nhân”) [5]. Điều này cho thấy các em có suy nghĩ hiện đại hơn<br />
về tình dục trong và ngoài hôn nhân và đây là một xu hướng đang dần được giới trẻ chấp nhận.<br />
Do đó, việc giáo dục theo quan niệm truyền thống chỉ nên QHTD sau hôn nhân hoặc theo hướng<br />
“ngăn cấm” là không còn phù hợp. Điều cần thiết bây giờ là trang bị kiến thức, kĩ năng và cung<br />
cấp phương tiện để vị thành niên, thanh niên có được một đời sống tình dục an toàn và lành mạnh.<br />
Hậu quả có thể xảy ra khi có QHTD trước hôn nhân mà sinh viên lựa chọn nhiều nhất là “Có<br />
thể có thai ngoài ý muốn” chiếm 93,6%; “Có thể phải nghỉ học và kết hôn sớm” chiếm 83,8 %<br />
“Có thể mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục” chiếm 76,2 %. Tuy nhiên, còn 2,4% sinh<br />
viên trả lời “Không biết”. Mặc dù kết quả này thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi ở sinh viên<br />
trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình (tỉ lệ sinh viên trả lời “Không biết” là 9,1%) [2] nhưng cho<br />
thấy vẫn còn một tỉ lệ nhỏ sinh viên chưa nhận thức được hậu quả của việc QHTD trước hôn nhân.<br />
* Hiểu biết về các biện pháp tránh thai và hậu quả của nạo phá thai<br />
Kết quả nghiên cứu hiểu biết của sinh viên về các biện pháp tránh thai (BPTT) được thể hiện<br />
trong Hình 1.<br />
Có 92,0% sinh viên cho rằng nên sử dụng BPTT khi QHTD, 6,2% các em không đưa ra được<br />
quan điểm nên lựa chọn “Không biết” và 1,8% cho rằng không nên sử dụng BPTT khi QHTD.<br />
Biện pháp tránh thai sinh viên biết đến và nghĩ nên sử dụng nhiều nhất là bao cao su (93,6%).<br />
Kết quả này cao hơn với nghiên cứu của Phạm Thị Hương Trà Linh trên đối tượng sinh viên<br />
Trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ là 80% [5] và sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình<br />
130<br />
<br />
Thực trạng và giải pháp nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản của sinh viên Trường Cao đẳng Asean…<br />
<br />
(80,2%) [6]. Điều này có lẽ do bao cao su là BPTT được tuyên truyền, quảng cáo nhiều, dễ sử<br />
dụng và có hiệu quả tránh thai cũng như phòng bệnh lây truyền qua đường tình dục cao.<br />
Về nạo, phá thai, có 88,2 % sinh viên hiểu đúng về nạo, phá thai không phải là BPTT. Còn<br />
khi được hỏi về “Hậu quả của nạo phá thai”, hầu hết các em đều nhận thức rõ được các tác hại của<br />
nạo, phá thai. Hậu quả mà các em biết đến nhiều nhất là vô sinh (96,9%).<br />
Tuy nhiên, vẫn còn 8% sinh viên không biết hoặc cho rằng không nên sử dụng BPTT khi<br />
QHTD; 7,3% không biết bất kì một BPTT nào; và 11,8% sinh viên không biết hoặc hiểu không<br />
đúng về nạo, phá thai.<br />
<br />
Hình 1. Tỉ lệ hiểu biết của sinh viên về các BPTT<br />
* Hiểu biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục<br />
Điều tra hiểu biết của sinh viên về bệnh lây truyền qua đường tình dục (BLTQĐTD) cho thấy<br />
bệnh mà sinh viên biết nhiều nhất là bệnh giang mai (91,3%), tiếp đến là bệnh lậu (90,9%), bệnh<br />
nấm cơ quan sinh sinh dục (84,2%). Tỉ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng<br />
Hạnh và cộng sự (bệnh giang mai 89,9%; bệnh lậu 88,3%) [7] và nghiên cứu ở sinh viên Cao đẳng<br />
Sư phạm Thái Bình (bệnh giang mai 75,3%, bệnh lậu 71,3%) [6]. Tuy nhiên, còn một tỉ lệ lớn<br />
sinh viên (chiếm 87,1%) cho rằng “Bệnh viêm nhiễm cơ quan sinh dục” là BLTQĐTD và 5,1%<br />
sinh viên không biết về các BLTQĐTD.<br />
Về các con đường lây truyền BLTQĐTD, có 97,1% sinh viên cho rằng “Qua QHTD”. Nhưng<br />
vẫn còn nhiều sinh viên cho rằng việc muỗi đốt (14,4%), việc sử dụng bể bơi, nhà vệ sinh công<br />
cộng (17,8%), việc tiếp xúc, ôm hôn, bắt tay với người mắc bệnh (9,6%) là con đường lây truyền<br />
các BLTQĐTD. Đây là những hiểu biết sai lệch, làm ảnh hưởng đến tâm lí sợ bệnh quá mức và có<br />
thái độ xa lánh người bệnh.<br />
Hầu hết các em đều hiểu biết khá cao về cách phòng tránh cơ bản các BLTQĐTD như “Sử<br />
dụng bao cao su khi QHTD” (92,0%); “Không QHTD với gái mại dâm” (90,0%); “Không QHTD<br />
với nhiều người” (89,6%); “Không dùng chung bơm kim tiêm” (76,9%). Kết quả này tương<br />
đương với nghiên cứu SAVY 2 (hầu hết VTN, TN đều biết BCS có thể giúp phòng tránh các bệnh<br />
LTQĐTD và HIV (93,7%) [1].<br />
2.2.3. Quan điểm của sinh viên về giáo dục sức khỏe sinh sản<br />
* Ý kiến của sinh viên về giáo dục tình dục cho vị thành niên, thanh niên<br />
Hầu hết tất cả sinh viên cho rằng cần thiết phải giáo dục tình dục cho vị thành niên, thanh<br />
niên (98,9%). Các lí do nên giáo dục tình dục chủ yếu mà các em đưa ra là “Để nâng cao kiến<br />
thức về SKSS và tình dục” (96,0%); tiếp đến là “Để tránh những hiểu biết sai lầm trong QHTD”<br />
chiếm 90,9%, “Để tránh mang thai ngoài ý muốn” chiếm 82,2%.<br />
131<br />
<br />