TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015<br />
<br />
<br />
<br />
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG<br />
TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ TRONG THỜI GIAN TỚI<br />
Trịnh Thị Thùy1<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
<br />
Huy động vốn thông qua thị trường trái phiếu chính phủ (TPCP) thời gian qua đã<br />
đạt được những kết quả khả quan, là kênh huy động vốn quan trọng cho Ngân sách Nhà<br />
nước (NSNN) và cho đầu tư phát triển kinh tế. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động thị<br />
trường TPCP ở Việt Nam còn bộc lộ không ít hạn chế, chưa xứng với tiềm năng của nền<br />
kinh tế. Để khai thác có hiệu quả các nguồn vốn thông qua thị trường TPCP, đáp ứng nhu<br />
cầu về vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển, đòi hỏi thị trường TPCP phải ngày càng<br />
được củng cố, phát triển và hoàn thiện hơn nữa. Bài viết đi vào tìm hiểu thực trạng thị<br />
trường TPCP, những vấn đề còn tồn tại, nhằm đưa ra giải pháp phát triển thị trường<br />
TPCP trong thời gian tới.<br />
Từ khóa: Trái phiếu chính phủ<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Ngày 24/9/2009, thị trƣờng TPCP đƣợc chính thức khai trƣơng và đi vào hoạt động.<br />
Đây là kết quả của nhiều năm chuẩn bị của Bộ Tài chính, NHNN, Ủy ban chứng khoán<br />
Nhà nƣớc, sàn giao dịch chứng khoán (SGDCK) Hà Nội và các đơn vị liên quan kể từ khi<br />
Đề án xây dựng thị trƣờng TPCP chuyên biệt đƣợc chính thức phê duyệt vào ngày<br />
15/01/2008. Đến nay, thị trƣờng hoạt động đã đƣợc hơn 5 năm, thị trƣờng TPCP đã đạt<br />
nhiều kết quả đáng ghi nhận, trở thành kênh huy động quan trọng cho đầu tƣ phát triển,<br />
cung cấp công cụ chỉ báo để phục vụ điều hành kinh tế vĩ mô, đặc biệt là trong việc phối<br />
hợp điều hành chính sách tài chính - tiền tệ của Chính phủ, đồng thời góp phần củng cố<br />
hình ảnh và độ tín nhiệm của Việt Nam trên thị trƣờng tài chính quốc tế. Đặc biệt trong<br />
năm 2014, thị trƣờng TPCP tiếp tục ghi nhận những bƣớc tiến vƣợt bậc, khẳng định rõ vai<br />
trò là kênh huy động vốn quan trọng cho ngân sách nhà nƣớc. Trên thị trƣờng sơ cấp, tính<br />
đến ngày 31/12/2014, SGDCK Hà Nội đã tổ chức 228 phiên đấu thầu TPCP, huy động<br />
đƣợc hơn 240,8 nghìn tỷ đồng, tăng gần 24% so với năm 2013. Thị trƣờng thứ cấp TPCP<br />
có sự tăng trƣởng mạnh về quy mô niêm yết và giao dịch. Hiện thị trƣờng có 535 mã niêm<br />
yết với giá trị là 691 nghìn tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2013, tƣơng đƣơng khoảng 19%<br />
GDP 2013. Mặc dù có sự phát triển vƣợt bậc nhƣng quy mô thị trƣờng TPCP vẫn chƣa<br />
xứng với tiềm năng của nền kinh tế, sản phẩm thì còn đơn điệu, thị phần trên thị trƣờng thì<br />
chủ yếu tập trung vào NHTM… Vì vậy, những giải pháp giúp thị trƣờng TPCP vƣợt qua<br />
những khó khăn và phát triển trong thời điểm hiện tại là rất cần thiết.<br />
<br />
1<br />
CN. Giảng viên khoa KT-QTKD, Trường Đại học Hồng Đức<br />
<br />
<br />
220<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015<br />
<br />
<br />
<br />
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Thực trạng thị trƣờng trái phiếu chính phủ trong thời gian qua<br />
2.1.1. Thị trường sơ cấp trái phiếu chính phủ<br />
Hơn 5 năm hoạt động, đấu thầu TPCP đã trở thành kênh huy động vốn chính và hiệu<br />
quả cho NSNN, đáp ứng kịp thời yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội<br />
của đất nƣớc. Khối lƣợng TPCP huy động giai đoạn 2009 - 2014 tăng đều qua các năm.<br />
Tổng số vốn huy động đƣợc từ năm 2009 - 2014 cho ngân sách đã đạt đến con số 715,8<br />
nghìn tỷ đồng. Riêng năm 2014, đã huy động đƣợc 240,8 nghìn tỷ đồng, gấp 92 lần so với<br />
năm 2009, với lãi suất phát hành luôn thấp hơn khoảng 1 - 1,5%/năm so với lãi suất huy<br />
động của hệ thống NHTM, qua đó góp phần giảm chi phí vay cho NSNN.<br />
Biểu đồ 1. khối lƣợng vốn huy động qua đấu thầu TPCP 2009 - 2014<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(Nguồn: Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội)<br />
2.1.2. Thị trường TPCP thứ cấp<br />
2.1.2.1. Về phương thức phát hành<br />
Phƣơng thức phát hành TPCP đã chuyển dịch dần từ bảo lãnh sang đấu thầu. Trƣớc<br />
năm 2010, TPCP đƣợc phát hành chủ yếu qua phƣơng thức bảo lãnh (chiếm trên 80% khối<br />
lƣợng phát hành). Từ năm 2011 đến nay, TPCP đƣợc phát hành chủ yếu bằng phƣơng thức<br />
đấu thầu (chiếm đến 95% khối lƣợng phát hành).<br />
2.1.2.2. Về dư nợ thị trường trái phiếu và TPCP<br />
Về dư nợ thị trường trái phiếu: Trong giai đoạn 2009 - 2014, dƣ nợ thị trƣờng trái<br />
phiếu tăng từ 18,22% GDP lên 21,77% GDP. Năm 2009, dƣ nợ TTTP đạt 299.827 tỷ đồng,<br />
thì năm 2014 tăng lên 864.952 tỷ đồng, tăng 188,5% so với năm 2009. Quy mô thị trƣờng<br />
có sự tăng đều qua các năm.<br />
<br />
<br />
221<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015<br />
<br />
<br />
<br />
Về dư nợ thị trường TPCP: Giai đoạn 2009 - 2014, dƣ nợ thị trƣờng TPCP không<br />
ngừng tăng lên so với GDP. Nếu nhƣ năm 2009, dƣ nợ TPCP đạt 131.188 tỷ đồng bằng<br />
7,97% GDP thì năm 2014 con số này đã tăng lên 549.991 tỷ đồng bằng 13,82% GDP. Dƣ<br />
nợ TPCP năm 2014 đã tăng 319,2% so với năm 2009 tƣơng ứng với 418.803 tỷ đồng. Còn<br />
so với năm 2013, dƣ nợ TPCP năm 2014 tăng tƣơng ứng với 113.169 tỷ đồng tăng 25,9%.<br />
Năm 2014 là năm dƣ nợ trái phiếu chính phủ tăng nhiều nhất trong 5 năm qua.<br />
Biểu đồ 2. Dƣ nợ TTTP và TPCP giai đoạn 2009 - 2014<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(Nguồn: Bộ Tài chính)<br />
Biều đồ 3. Dƣ nợ TPCP so với GDP giai đoạn 2009 - 2014<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(Nguồn: Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội)<br />
Trong năm 2014, thị trƣờng TPCP tiếp tục ghi nhận những bƣớc tiến vƣợt bậc,<br />
khẳng định rõ vai trò là kênh huy động vốn quan trọng cho ngân sách nhà nƣớc. Trên thị<br />
trƣờng sơ cấp, tính đến ngày 31/12, SGDCK Hà Nội đã tổ chức 228 phiên đấu thầu TPCP,<br />
huy động đƣợc hơn 241 nghìn tỷ đồng, tăng gần 24% so với năm 2013. Thị trƣờng thứ cấp<br />
TPCP có sự tăng trƣởng mạnh về quy mô niêm yết và giao dịch. Hiện thị trƣờng có 535 mã<br />
niêm yết với giá trị là 691 nghìn tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2013, tƣơng đƣơng khoảng<br />
19% GDP 2013.<br />
Về khối lượng phát hành: Khối lƣợng phát hành TPCP giai đoạn 2009 - 2014 tăng<br />
đều qua các năm. Khối lƣợng phát hành TPCP năm 2014 đạt 234.067 tỷ đồng, tăng 30% so<br />
<br />
<br />
222<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015<br />
<br />
<br />
<br />
với khối lƣợng phát hành năm 2013 và gấp 4 lần so với năm 2009. Khối lƣợng phát hành<br />
tăng mạnh nhất trong giai đoạn năm 2011 - 2012, năm 2011 khối lƣợng phát hành đạt<br />
80.704 thì đến năm 2012 đạt mức 141.340 tỷ đồng, gấp 1,75 lần, tƣơng ứng với 60.636 tỷ<br />
đồng so với năm 2011. Khối lƣợng phát hành tăng nhƣ vậy là do tác động của cuộc khủng<br />
hoảng kinh tế, nợ xấu tăng cao và các NHTM đã tìm đến phƣơng thức đầu tƣ vào TPCP để<br />
đảm bảo hoạt động có hiệu quả.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(Nguồn: Bộ Tài chính)<br />
Về lãi suất phát hành: Bộ Tài chính thực hiện điều hành lãi suất phát hành phù hợp<br />
với lãi suất của thị trƣờng. Giai đoạn 2009 - 2014, mặc dù khối lƣợng TPCP phát hành tăng<br />
nhƣng lãi suất TPCP có xu hƣớng giảm. Lãi suất phát hành trong năm 2014 liên tục giảm<br />
kể từ đầu năm và đã giảm khoảng 3 - 4,5%/năm so với năm 2009. Đặc biệt, từ năm 2012<br />
đến 2014, lãi suất phát hành TPCP đã giảm hoàn toàn tƣơng ứng với điều hành giảm lãi<br />
suất của NHNN. Do áp lực đầu tƣ, năm 2011, ngân sách phải huy động TPCP với lãi suất<br />
lên đến 11,9%/năm; năm 2012 lãi suất 10,03%/năm. Lãi suất huy động cao, thời gian huy<br />
động ngắn, nhƣng lại đầu tƣ dài hạn vừa rủi ro, vừa gây áp lực trả nợ hàng năm. Tuy nhiên,<br />
năm 2013, lãi suất huy động TPCP chỉ còn 7,96%/năm và năm 2014 tiếp tục giảm xuống<br />
còn 6,81%/năm. Đây là cơ hội lớn để cơ cấu lại nợ, tăng hiệu quả đầu tƣ từ nguồn vốn<br />
TPCP.<br />
Lãi suất huy động thấp thể hiện không chỉ ở việc huy động TPCP tại thị trƣờng vốn<br />
trong nƣớc mà còn ở các đợt phát hành TPCP trên thị trƣờng vốn quốc tế. Cụ thể với mức<br />
lãi suất cố định 4,8%/năm đối với 1 tỷ USD trái phiếu quốc tế do Bộ Tài chính phát hành<br />
thành công tháng 11/2014. Mức lãi suất này là mức thấp nhất trong các đợt phát hành từ<br />
trƣớc đến nay, so với 2 đợt năm 2005 là 7,15%/năm và năm 2010 là 6,755%/năm.<br />
Về cơ cấu nhà đầu tư: Cơ cấu nhà đầu tƣ TPCP chƣa có chuyển biến, tập trung chủ<br />
yếu vào các NHTM (chiếm khoảng 87% khối lƣợng trái phiếu đang niêm yết). TTTP trong<br />
nƣớc vẫn chƣa thực sự thu hút đƣợc các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài (chỉ chiếm 13,33% khối<br />
lƣợng trái phiếu đang niêm yết) và các tổ chức tài chính khác tham gia đầu tƣ dài hạn trên<br />
<br />
<br />
223<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015<br />
<br />
<br />
<br />
thị trƣờng. Các NHTM tham gia đầu tƣ vào thị trƣờng TPCP chỉ trong điều kiện thanh<br />
khoản tốt, dừ thừa về vốn khả dụng, tín dụng đang ứ đọng.<br />
Tính thanh khoản: Thanh khoản thị trƣờng TPCP thứ cấp đã chuyển biến tích cực<br />
trong năm 2013 và tiếp tục duy trì trong năm 2014. Trong năm 2013, khối lƣợng giao dịch<br />
bình quân khoảng 1.600 tỷ đồng/ngày và duy trì ở mức 2.200 - 2.400 tỷ đồng/ngày trong<br />
6 tháng đầu năm 2014. Trƣớc đó, trong năm 2013, KBNN đã tổ chức 4 đợt hoán đổi trái<br />
phiếu và đã hợp nhất đƣợc 15 mã trái phiếu.<br />
Từ năm 2009 giá trị giao dịch bình quân theo phiên đã tăng gấp 7,5 lần từ 365 tỷ<br />
đồng/phiên lên 2.734 tỷ đồng/phiên cuối năm 2014. Tỷ lệ doanh số giao dịch thứ cấp so<br />
với giá trị TPCP đang lƣu hành tăng gấp 2,6 lần trong vòng 5 năm vừa qua. Sự tăng trƣởng<br />
ấn tƣợng này một phần nhờ khối lƣợng TPCP niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng<br />
khoán tăng dần ở quy mô từng mã TPCP với tất cả các kỳ hạn. Giá trị niêm yết TPCP năm<br />
2014 đạt 691.206 tỷ đồng, tăng gấp 4,4 lần so với năm 2009, tƣơng đƣơng 17,55% GDP.<br />
Đây là một dấu hiệu đáng mừng bởi số lƣợng TPCP đƣợc tiêu chuẩn hóa đã tăng lên, tạo<br />
điều kiện cho các nhà đầu tƣ trên thị trƣờng trong việc mua bán.<br />
Biểu đồ 6. Quy mô niêm yết TPCP 2009 - 2014<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(Nguồn: Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội)<br />
Về kỳ hạn phát hành: Năm 2014, TPCP khá thành công về kỳ hạn phát hành và lãi<br />
suất huy động vốn cho đầu tƣ phát triển và đảo nợ. Cụ thể, kỳ hạn phát hành TPCP bình<br />
quân đạt 4,95 năm, tăng 1,74 năm so với năm 2013 với mức lãi suất giảm tƣơng đối mạnh<br />
(giảm từ 1% - 2,5%) so với mặt bằng lãi suất năm 2013. Trên thị trƣờng TPCP, bên cạnh<br />
các kỳ hạn ngắn từ dƣới 5 năm, đã có kỳ hạn trung và dài hạn: 5 năm, 10 năm, 15 năm.<br />
Đáng chú ý, tỷ trọng TPCP phát hành kỳ hạn dài từ 5 năm trở lên có xu hƣớng tăng, chiếm<br />
đến 44,5% tổng khối lƣợng TPCP phát hành trong năm 2014. Đây cũng là thị trƣờng hỗ trợ<br />
<br />
<br />
224<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015<br />
<br />
<br />
<br />
tăng cƣờng luân chuyển vốn trong nền kinh tế, là công cụ để hệ thống các NHTM sử dụng<br />
để cân đối dòng tiền khi sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi để đầu tƣ vào TPCP, gia tăng hiệu<br />
quả hoạt động.<br />
Về hệ thống thành viên: Hệ thống thành viên trên thị trƣờng thứ cấp từ 29 thành viên<br />
ban đầu trong năm 2009, đến năm 2014 hệ thống thành viên đã tăng lên 55 thành viên,<br />
trong đó có 27 công ty chứng khoán và 28 ngân hàng thƣơng mại với tỷ trọng tham gia chủ<br />
yếu của khối NHTM (chiếm 55,5% giá trị giao dịch toàn thị trƣờng).<br />
2.2. Những khó khăn, tồn tại của thị trƣờng trái phiếu chính phủ trong thời<br />
gian qua<br />
Mặc dù thị trƣờng TPCP những năm qua đã đạt đƣợc nhiều kết quả tích cực, là kênh<br />
huy động vốn quan trọng cho đầu tƣ phát triển. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động thị<br />
trƣờng vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhƣ sau:<br />
Thứ nhất, quy mô của thị trường trái phiếu Chính phủ nhìn chung chưa xứng với<br />
tiềm năng kinh tế. Đó là quy mô và thanh khoản vẫn ở mức thấp so với thị trƣờng TPCP<br />
của các nƣớc trong khu vực. Trong cấu trúc tổng thể của thị trƣờng tài chính nƣớc ta, thị<br />
trƣờng TPCP vẫn chiếm thị phần khá khiêm tốn so với thị trƣờng cổ phiếu và hoạt động tín<br />
dụng của các ngân hàng thƣơng mại.<br />
Thứ hai, sản phẩm trái phiếu Chính phủ phát hành còn đơn điệu. Tuy công tác phát<br />
hành đã có nhiều cải tiến về phƣơng thức, lịch biểu, kỳ hạn, truyền thông cũng nhƣ việc<br />
hoán đổi trái phiếu bƣớc đầu đƣợc thực hiện hiệu quả,… nhƣng sản phẩm TPCP phát hành<br />
vẫn còn khá đơn điệu, chƣa đa dạng về loại hình trái phiếu nói chung và cấu trúc lãi suất<br />
phát hành nói riêng. Và kỳ hạn của các loại TPCP chủ yếu ở mức ngắn, thiếu những kỳ hạn<br />
trung, dài hạn khiến điều hành ngân sách dễ bị động.<br />
Thứ ba, thị phần trên thị trường TPCP chủ yếu tập trung vào các NHTM. Hệ thống<br />
các nhà đầu tƣ chủ yếu tập trung vào các NHTM, chƣa có các quỹ đầu tƣ, các công ty bảo<br />
hiểm, hay công ty tài chính tham gia thị trƣờng. Khối lƣợng huy động giai đoạn 2009 -<br />
2014 chƣa thực sự bền vững, do TPCP huy động chủ yếu có kỳ hạn ngắn, trong khi số vốn<br />
đó lại đem đi đầu tƣ dài hạn. Trong trƣờng hợp tín dụng khởi sắc, tốc độ tăng trƣởng tín<br />
dụng tăng cao, lãi suất quay đầu tăng trở lại sẽ dẫn tới các ngân hàng tập trung nguồn vốn<br />
cho hoạt động tín dụng dẫn tới “hiệu ứng lấn át” giảm việc đầu tƣ và kinh doanh TPCP.<br />
Thứ tư, quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên đấu thầu vẫn chưa cân đối. Nhìn<br />
chung, các thành viên đấu thầu đều tham gia rất tích cực, nên góp phần phát triển thị<br />
trƣờng. Tuy nhiên, hiện các quyền lợi và nghĩa vụ của thành viên đấu thầu TPCP vẫn chƣa<br />
cân đối, vì chƣa có hệ thống hỗ trợ thanh khoản cho thành viên do điều kiện về pháp lý, cơ<br />
sở hạ tầng chƣa đủ để triển khai.<br />
Thứ năm, cơ cấu thị trường chưa hoàn chỉnh, thị trường phái sinh chưa được thiết<br />
lập. Thị trƣờng TPCP chƣa đƣợc hỗ trợ nhiều cơ chế phòng ngừa rủi ro, chƣa thực sự giúp<br />
các thành viên tìm kiếm đối tác dễ dàng khi có nhu cầu; cơ chế thanh toán bù trừ giao dịch<br />
trái phiếu còn nhiều hạn chế; cơ cấu thành viên thị trƣờng chƣa đa dạng.<br />
<br />
<br />
225<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015<br />
<br />
<br />
<br />
2.3. Giải pháp phát triển thị trƣờng trái phiếu chính phủ trong thời gian tới<br />
Thứ nhất, để có được thị trường TPCP phát triển cần tiếp tục tái cơ cấu hoạt động<br />
của thị trường TPCP. Bộ Tài chính phải tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan trình<br />
Chính phủ hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đồng bộ về phát hành, quản lý sử dụng, đánh giá<br />
hiệu quả sử dụng nguồn vốn TPCP cùng với cơ chế chính sách liên quan để tại điều kiện<br />
cho thị trƣờng TPCP phát triển và phát huy hiệu quả.<br />
Thứ hai, tiếp tục phát triển sản phẩm, công cụ giao dịch mới. Cần phối hợp triển<br />
khai các sản phẩm, công cụ giao dịch mới đồng bộ trên cả thị trƣờng sơ cấp, thị trƣờng thứ<br />
cấp giao ngay, kỳ hạn và thị trƣờng phái sinh nhƣ When-issued, bộ sản phẩm Repo; Hỗ trợ<br />
các NHTM và CTCK, gắn kết rõ hơn trách nhiệm và quyền lợi của thành viên đấu thầu<br />
trên thị trƣờng sơ cấp và thứ cấp.<br />
Thứ ba, cần đa dạng hóa loại hình nhà đầu tư. Để thị trƣờng trái phiếu không quá<br />
phụ thuộc vào nguồn vốn của hệ thống NHTM nhƣ hiện nay, thì trong thời gian tới Bộ Tài<br />
chính cần phối hợp với các cơ quan chức năng, các tổ chức, các tổ chức cung cấp dịch vụ<br />
thị trƣờng triển khai các biện pháp để đa dạng hóa loại hình nhà đầu tƣ nhƣ: phát triển hệ<br />
thống quỹ đầu tƣ chứng khoán, quỹ hƣu trí tự nguyện, nhằm hình thành cơ sở nhà đầu tƣ<br />
vốn dài hạn trên thị trƣờng TPCP.<br />
Thứ tư, cần có các quy định pháp lý nhằm ưu tiên quyền lợi đối với các thành viên<br />
đấu thầu trên thị trường TPCP. Để có hệ thống hỗ trợ thanh khoản cho các thành viên<br />
tham gia thị trƣờng TPCP, qua đó khuyến khích các thành viên đấu thầu TPCP tham gia thị<br />
trƣờng tích cực hơn, Bộ Tài chính cần hoàn thiện, sửa đổi các quy định pháp lý theo hƣớng<br />
áp dụng các quyền lợi ƣu tiên đối với các thành viên tham gia tích cực trên thị trƣờng nhƣ:<br />
đƣợc ƣu tiên lựa chọn làm tổ chức bảo lãnh chính; cho phép đăng ký mua thêm trái phiếu<br />
ngay sau mỗi phiên đấu thầu TPCP, các thành viên tham gia tích cực trên thị trƣờng đƣợc<br />
phép mua thêm khối lƣợng TPCP ở một mức nhất định, tùy theo khối lƣợng trúng thầu của<br />
từng thành viên tại phiên đấu thầu đó…<br />
Thứ năm, hoàn thiện các cơ sở pháp lý, công nghệ để đưa vào các sản phẩm phái<br />
sinh TPCP như Bond Index, Bond Forward, Bond Option, Cross repos currency.... Bộ Tài<br />
chính cần xem xét và phối hợp với Hiệp hội thị trƣờng trái phiếu Việt Nam (VBMA) thực<br />
hiện cơ chế thí điểm cho phép một số thành viên tạo lập thị trƣờng thực hiện giao dịch với<br />
nhau một số các sản phẩm phái sinh nêu trên trên cơ sở tự nguyện. Trên thực tế tổng kết từ<br />
cơ chế thí điểm này, hoàn thiện và bổ sung để áp dụng cho toàn thị trƣờng.<br />
<br />
3. KẾT LUẬN<br />
Thị trƣờng TPCP trong thời gian qua đã những sự thay đổi mạnh mẽ về chất và<br />
lƣợng. Toàn bộ TPCP phát hành qua kênh đấu thầu và bảo lãnh đều đƣợc thực hiện niêm<br />
yết và giao dịch trên thị trƣờng TPCP chuyên biệt theo quy định. Quy mô thị trƣờng đƣợc<br />
mở rộng, chất lƣợng thanh khoản dần đƣợc cải thiện. Tuy nhiên, trong thời gian qua sự<br />
phát triển của thị trƣờng TPCP vẫn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng vốn có của nó. Bài báo<br />
<br />
<br />
226<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015<br />
<br />
<br />
<br />
đã đánh giá thực trạng thị trƣờng TPCP trong thời gian qua, đồng thời chỉ ra đƣợc những<br />
khó khăn, tồn tại của thị trƣờng TPCP, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển thị<br />
trƣờng trong thời gian tới.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1] Báo cáo năm 2013, 2014 của Hiệp hội thị trường trái phiếu chính phủ (VAMA).<br />
[2] Báo cáo tổng kết 5 năm của thị trường TPCP của Bộ Tài chính, giai đoạn 2009 -<br />
2014.<br />
[3] Báo cáo tổng kết giao dịch thị trường TPCP năm 2014, Sở Giao dịch Chứng khoán<br />
Hà Nội.<br />
[4] Chiến lược phát triển thị trường TPCP đến năm 2020, Quyết định số 261/QĐ-BTC<br />
của Bộ Tài chính.<br />
[5] Lê Thị Tuấn Nghĩa, Trần Huy Tùng (2014), “Đặc điểm của thị trường trái phiếu<br />
chính phủ Việt Nam giai đoạn 2011 - 2014 và một số khuyến nghị”, Tạp chí Ngân<br />
hàng, số 24, tr.39-43.<br />
[6] Lƣu Tuấn Anh (2014), “Một số giải pháp phát triển thị trường trái phiếu chính phủ<br />
Việt Nam”, Tạp chí Thị trƣờng tài chính tiền tệ, số 16, tr.26-27.<br />
[7] Nguyễn Cao Hoàng (2014), “Ngân hàng thương mại đầu tư mua trái phiếu chính phủ và<br />
giải quyết vấn đề nợ công”, Tạp chí Thị trƣờng tài chính tiền tệ; số 8, tr.16-19.<br />
<br />
STATUS AND SOLUTIONS TO DEVELOP THE GOVERNMENT<br />
BOND MARKET IN COMING TIME<br />
Trinh Thi Thuy<br />
<br />
ASBTRACT<br />
<br />
Capital mobilization through government bond market over time have achieved<br />
satisfactory results, it is a important capital mobilization channel for State budget and for<br />
investment in economic development. However, in the course of operation the Government<br />
bond market in Vietnam also reveal restrictives, inconsistent with the potential of the<br />
economy. To the effective exploitation of resources through the government bond market,<br />
meet the needs of capital for State budget and for investment and development, requires the<br />
Government bond market is increasingly being consolidated developed and perfected over<br />
again. The article explores the reality of government bond market, the problem still<br />
exists,from which give some solutions in order to develop the government bond market in<br />
the coming time.<br />
Keywords: Government bond<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
227<br />