Thực trạng và giải pháp hoàn thiện chuyển đổi số trong các ngân hàng thương mại Việt Nam
lượt xem 4
download
Mục tiêu của bài viết "Thực trạng và giải pháp hoàn thiện chuyển đổi số trong các ngân hàng thương mại Việt Nam" nhằm đánh giá thực trạng chuyển đổi số của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất các giải pháp để giúp các ngân hàng thương mại Việt Nam hoàn thiện quá trình chuyển đổi số thành công.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện chuyển đổi số trong các ngân hàng thương mại Việt Nam
- 292 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM The situation and solutions to improve the digital transformation of Vietnamese commercial banks Ths. Nguyễn Thị Liên Hương, TS. Võ Văn Cần Khoa Kế toán – Tài chính, trường Đại học Nha Trang Email: Email: huongntl@ntu.edu.vn, canvv@ntu.edu.vn Tóm tắt Phát triển ngân hàng số trở thành mục tiêu ưu tiên của hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên trong thời gian qua, bên cạnh những thành công bước đầu trong việc triển khai áp dụng công nghệ số, các ngân hàng thương mại còn vấp phải những khó khăn, hạn chế. Mục tiêu của bài viết này nhằm đánh giá thực trạng chuyển đổi số của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất các giải pháp để giúp các ngân hàng thương mại Việt Nam hoàn thiện quá trình chuyển đổi số thành công. Từ khóa: Chuyển đổi số; Công nghệ số; Ngân hàng số; Ngân hàng thương mại. Abstract: Developing digital banking has become a priority target of most Vietnamese commercial banks today. However, in recent years, besides the initial successes in applying the digital technology, the commercial banks have faced many difficulties and limitations. The objective of this article is to evaluate the digital transformation situation of the Vietnamese commercial banks, thereby proposing the solutions to support the banks to improve in the digital transformation process. Keywords: Digital Transformation; Digital technology; Digital Bank; Commercial Bank. 1. Giới thiệu Hiện nay ở Việt Nam, chuyển đổi kỹ thuật số (gọi tắt là chuyển đổi số - CĐS) đã và đang diễn ra trong hầu hết các doanh nghiệp (DN) với nhiều mức độ khác nhau và trong nhiều ngành nghề khác nhau, trong đó có lĩnh vực ngân hàng (NH). Các ngân hàng thương mại (NHTM) xem phát triển ngân hàng số (NHS) là xu thế tất yếu và trở thành NHS hàng đầu cũng là mục tiêu chủ yếu hiện nay (Nguyễn Thế Bính, 2021; BIDV, 2022). Trong bối cảnh CĐS, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã đem tới những tác động đáng kể đối với dịch vụ NH, làm thay đổi hành vi sử dụng dịch vụ tài chính – NH của khách hàng cũng như cấu trúc hoạt động và vận hành của các NH. CĐS tạo cơ hội thay đổi hình ảnh của NH như giảm chi phí vận hành; nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng tính trải nghiệm và tăng tính an toàn, bảo mật cho khách hàng (Nguyễn Thế Bính, 2021; Phan Thị Hoàng Yến và Nguyễn Thúy Hằng, 2021). Hoạt động của NHTM ngày càng đi vào quy chuẩn, lành mạnh, an toàn hơn; các NHTM dần kiểm soát rủi ro và tiệm cận gần với thông lệ quốc tế. Nghị quyết số 100/NQ-CP ngày 06/9/2021 của Chính phủ về việc thông qua đề nghị xây dựng Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực NH đã phần nào tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ thị trường, tạo điều kiện cho phát triển dịch vụ tài chính thích ứng với những yêu cầu của CĐS. Tuy nhiên, qua đại dịch Covid 19, nhiều khách hàng nhận thấy nhà cung cấp dịch vụ NHTM hiện tại của họ chưa đáp ứng nhu cầu (Nguyễn Anh Tuấn, 2021), đồng thời quá trình CĐS trong hoạt động của NHTM cũng đã xuất hiện nhiều tồn tại cần phải có các giải pháp tháo gỡ. Vì thế, mục đích của bài viết này nhằm đánh giá thực trạng CĐS của NHTM Việt Nam trong thời gian qua, đồng thời kiến nghị @ Trường Đại học Đà Lạt
- 293 các giải pháp để tạo điều kiện và hỗ trợ mạnh hơn cho các NHTM Việt Nam bắt kịp xu hướng CĐS, để hoạt động của NHTM trở nên an toàn trong bối kinh doanh mới. Nội dung tiếp theo của bài viết sẽ trình bày khái niệm về CĐS, NHS và quá trình chuyển đổi sang NHS của các NH; tiếp đến bài viết trình bày thực trạng và giải pháp hoàn thiện CĐS của các NHTM Việt Nam và cuối cùng là các kết luận được rút ra. 2. Chuyển đổi số, ngân hàng số và quá trình chuyển đổi sang ngân hàng số 2.1. Khái niệm chuyển đổi số Đến nay, nhiều khái niệm về CĐS cũng được trình bày trên các diễn đàn học thuật cũng như tại các cuộc hội thảo về CĐS. Theo Ebert và Duarte (2018), CĐS là việc áp dụng các công nghệ đột phá để tăng năng suất, gia tăng giá trị và phúc lợi xã hội. Còn theo Vial (2021), CĐS là một quá trình cải thiện một thực thể bằng cách tạo ra những thay đổi đáng kể đối với các thuộc tính của nó thông qua sự kết hợp của công nghệ thông tin, máy tính, truyền thông và kết nối. Trong khi đó, Lê Thị Thùy Vân (2021) cho rằng CĐS là quá trình chuyển đổi từ mô hình DN truyền thống sang DN số bằng cách áp dụng công nghệ mới nhằm thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa DN. Nhìn chung các khái niệm về CĐS trong DN có thể hiểu là quá trình ứng dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (Internet of things -IoT), điện toán đám mây (Cloud computing), công nghệ chuỗi khối (block chain), trí tuệ nhân tạo (Artificial intelligence – AI)… nhằm thay đổi phương thức điều hành và quy trình làm việc trong DN để tạo ra các giá trị mới cho bản thân DN, người dùng và xã hội. Ngoài ra, CĐS còn là sự thay đổi về văn hóa của DN, đòi hỏi sự liên tục cập nhật cái mới, hiện đại và phải chấp nhận cả thất bại bên cạnh những thành công do đổi mới đem lại (Nguyễn Đình Quyết, 2021). Một điều cần lưu ý rằng, công nghệ mới có thể làm thay đổi cách thức cung cấp các dịch vụ, và chúng chỉ là phương tiện thực hiện CĐS chứ không phải là mục đích cuối cùng của CĐS (Nguyễn Anh Tuấn, 2021). Thực vậy, CĐS không chỉ là sự đột phá ứng dụng công nghệ mới mà nó còn bao trùm sự thay đổi trong văn hóa kinh doanh, tổ chức điều hành và đặc biệt tập trung vào nhu cầu khách hàng (Watkins et al., 2021). Nhìn chung, CĐS là một quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện về văn hóa kinh doanh, phương thức điều hành, lãnh đạo, phương thức sản xuất… dựa trên CNS, và CĐS là một xu hướng tất yếu của nền kinh tế hiện đại. Tuy nhiên, việc CĐS cũng có thể thực hiện cho từng phần hay toàn bộ quá trình điều hành hoạt động kinh doanh của DN, bao gồm việc số hóa dữ liệu quản lý, kinh doanh của DN, áp dụng CNS để tự động hóa, tối ưu hóa các quy trình sản xuất, quy trình báo cáo, phối hợp công việc trong DN cho đến việc chuyển đổi toàn bộ mô hình kinh doanh, tạo thêm giá trị mới cho DN. 2.2. Ngân hàng số và quá trình chuyển đổi sang ngân hàng số Với những thay đổi sâu sắc trong nhu cầu về dịch vụ tài chính đòi hỏi các NH cần phải đẩy mạnh việc chuyển đổi thành công NHS. Tuy nhiên, hiện nay chưa có khái niệm đầy đủ và rõ ràng về NHS và do đó không phải tất cả các NH đều hiểu ý nghĩa của việc chuyển đổi NHS theo cùng một cách. Có thể tham khảo đến định nghĩa NHS của BIDV (2022) như sau: “NHS là một hình thức ngân hàng số hóa tất cả những hoạt động và dịch vụ có thể thực hiện ở các chi nhánh ngân hàng bình thường”. Theo (Cuesta et al., 2015), khi nói đến NHS, người ta nói đến các vấn đề như tạo ra việc cung cấp, phân phối và bán các sản phẩm và dịch vụ tài chính thông qua các kênh kỹ thuật số, khai thác công nghệ tiên tiến để hiểu rõ hơn về khách hàng và dự đoán nhu cầu của họ @ Trường Đại học Đà Lạt
- 294 một cách nhanh chóng và phù hợp, và khả năng khách hàng giao tiếp với NH qua tất cả các kênh, kể cả kênh kỹ thuật số cũng như tự động hóa các dịch vụ. Người ta thường kỳ vọng rằng NHS sẽ ưu tiên cho nhu cầu của khách hàng cuối trước khi tạo ra sản phẩm, vì họ là đầu mối để xác định phạm vi sản phẩm và dịch vụ được cung cấp. Theo Cuesta et al. (2015), tùy thuộc vào khả năng tiếp cận, năng lực của mỗi NH mà quá trình chuyển đổi sang NHS có thể trải qua 3 giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất: Giai đoạn tiếp cận CĐS, các NH phản ứng với những thay đổi trong cung và cầu của các dịch vụ tài chính bằng cách chuyển đổi một phần, số hóa quy trình, kênh phân phối hoặc sản phẩm dịch vụ kỹ thuật số mới. Giai đoạn thứ hai: Giai đoạn thích ứng công nghệ mới, các NH đẩy mạnh số hóa NH bao gồm việc thực hiện một sự thay đổi sâu sắc đối với nền tảng công nghệ mới cho phép đồng hóa tất cả các hoạt động NH cũng như tăng tốc độ phát triển của sản phẩm công nghệ mới. Giai đoạn thứ ba: Giai đoạn định vị thị trường, các NH cố gắng thực hiện các khoản đầu tư lớn của họ vào công nghệ mới nhằm xây dựng mảng kinh doanh số riêng biệt cho NH, đồng thời thay đổi đáng kể đối với cấu trúc tổ chức của họ nhằm để định vị mình trong môi trường cạnh tranh mới. 3. Thực trạng và giải pháp hoàn thiện chuyển đổi số của các NHTM Việt Nam 3.1. Những thành quả trong việc chuyển đổi số của các NHTM Việt Nam Trong thời gian qua, phần lớn các NHTM Việt Nam đã triển khai NHS ở nhiều cấp độ chuyển đổi khác nhau, từ CĐS trong quy trình cung ứng dịch vụ, kênh giao tiếp khách hàng, thanh toán, bảo mật thông tin cho đến quản trị vận hành và quản trị rủi ro trong kinh doanh NH. Hiện nay, các NHTM Việt Nam rất tích cực trong việc số hóa các hoạt động NH của mình với 2 cách tiếp cận điển hình, đó là tập trung tăng cường trải nghiệm cho khách hàng, thu hút khách hàng bằng cách mở rộng tương tác với khách hàng thông qua các minigame; và lấy khách hàng làm trung tâm, hiểu được hành vi khách hàng để từ đó tập trung vào việc số hóa quy trình vận hành và quy trình xử lý nội bộ trong NH. Cụ thể, ở cách tiếp cận thứ nhất, các NHTM đã nghiên cứu và triển khai chiến lược CĐS bước đầu với ứng dụng internet vạn vật (Internet of Things- IoT) cho phép khách hàng truy cập sử dụng dịch vụ NH, kết nối với các hệ sinh thái số khác trên nền tảng internet (ví dụ như dịch vụ NHS Timo của VPBank, Live Bank của TPBank, E-Zone của BIDV…), hoặc cung ứng các dịch vụ NH thông qua ứng dụng được cài đặt ngay trên điện thoại di động (Mobile Banking). Ở nhóm các NH lớn nhất Việt Nam, quá trình CĐS cũng diễn ra mạnh mẽ trong những năm gần đây. Ví dụ như NH TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã ra mắt ứng dụng NHS VCB Digibank, là dịch vụ mới nổi bật với sự đồng nhất về trải nghiệm, dễ dàng trong thao tác, tích hợp nhiều giải pháp bảo mật ưu việt; hay NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) cũng tiên phong triển khai lắp đặt ATM đa chức năng (CDM) trên thị trường thẻ, từ đó, Agribank mở rộng tới các dịch vụ NHS hiện đại, như NH tự động (Autobank), ứng dụng định danh khách hàng trực tuyến (eKYC), giao dịch rút tiền không cần thẻ,… và dần thay thế các phòng giao dịch hoạt động không hiệu quả; hay trường hợp CĐS của TPBank đã giúp giúp NH thay đổi toàn diện sản phẩm và trải nghiệm khách hàng, trở thành NHS hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, nhiều NHTM cũng đã cho ra mắt dịch vụ NHS hoàn toàn mới SmartBanking trên cơ sở hợp nhất các nền tảng giao dịch trực tuyến và thay thế cho các dịch vụ Internet Banking và Mobile Banking trước @ Trường Đại học Đà Lạt
- 295 đây, tạo sự trải nghiệm đồng nhất và liền mạch cho khách hàng (omni-channel). Tính năng định danh điện tử khách hàng (eKyc) trên SmartBanking góp phần mở ra xu hướng giao dịch NHS khép kín 100%, giúp khách hàng có thể đăng ký mở mới tài khoản trực tuyến và giao dịch ngay trên SmartBanking thế hệ mới mọi lúc, mọi nơi mà không mất thời gian tới quầy giao dịch của NH. Ở cách tiếp cận thứ hai, các NHTM ứng dụng công nghệ chuỗi khối (Blockchain) có thể giúp các NHTM có thể kiểm soát các giao dịch, hay việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (Artificial intelligence - AI) có thể giúp nhận diện khách hàng, giúp NHTM giao tiếp với các nhà đầu tư, thành viên thị trường và phát triển sản phẩm mới; trong khi công nghệ Internet vận vật (Internet of things) và dữ liệu lớn (Big Data) còn giúp các NHTM nâng cao chất lượng dịch vụ, công khai minh bạch thông tin trong lĩnh vực tài chính. Nhiều sản phẩm, dịch vụ được số hóa hay được cải tiến, giúp gia tăng hiệu quả quản trị, trải nghiệm cho khách hàng và cho nhà đầu tư. Đặc biệt trong giai đoạn đại dịch Covid-19 xảy ra, một trong các mũi nhọn trong CĐS của các NHTM là triển khai ứng dụng CNS trong thanh toán không dùng tiền mặt theo hình thức thanh toán mới, hiện đại như thanh toán bằng thẻ chíp phi tiếp xúc (contactless), thanh toán NFC, thanh toán qua mã QR, thương mại điện tử qua ứng dụng Mobile Banking, Internet… kết hợp với các giải pháp xác thực khách hàng qua sinh trắc học, bảo mật, mã hóa thông tin thẻ (tokenization), định danh điện tử (eKYC). Việc đẩy mạnh phương thức thanh toán không dùng tiền mặt mang lại lợi ích to lớn cho nền kinh tế số quốc gia, cũng như lợi ích cho các thực thể tham gia vào khâu thanh toán nhờ vào đặc tính như nhanh, gọn, tiện lợi, an toàn và rất tiết kiệm vì giảm mạnh chi phí trong khâu in ấn và lưu thông một lượng lớn tiền giấy và nhiều yếu tố khác. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh như đại dịch Covid 19, thanh toán không tiếp xúc giúp giảm thiểu nguy cơ lây lan dịch bệnh, và xu hướng thanh toán không sử dụng tiền mặt sẽ tiếp tục được duy trì và phát triển mạnh sau đại dịch kết thúc. Tuy nhiên, theo Lê Thị Thùy Vân (2021) và BIDV (2022), phần lớn các NHTM Việt Nam đã triển khai NHS ở cấp độ chuyển đổi về quy trình và kênh giao tiếp, trong khi chuyển đổi về nền tảng dữ liệu mới được triển khai tại một số NH tiên phong, tức là đang ở giai đoạn đầu của quá trình CĐS, và một số ít NH lớn mới đang dần chuyển sang giai đoạn 2 của quá trình CĐS. 3.2. Những hạn chế trong việc chuyển đổi số của các NHTM Việt Nam Bên cạnh những thành công trong CĐS của các NHTM Việt Nam trong thời gian qua, nhiều nghiên cứu như Phạm Xuân Hòe (2021), Lê Thị Thùy Vân (2021), Nguyễn Thế Bính (2021) Phan Thị Hoàng Yến và Nguyễn Thúy Hằng (2021)… cũng đã chỉ ra một số hạn chế trong hoạt động CĐS ở NHTM Việt Nam, đòi hỏi cần tiếp tục có sự nghiên cứu để hoàn thiện, đó là: Thứ nhất, khung khổ pháp lý cho sự phát triển và giám sát dịch vụ tài chính – NH chưa đáp ứng yêu cầu CĐS. Hiện nay, hệ thống khung pháp lý đối với các mô hình, dịch vụ mới trong hoạt động kinh doanh của NHTM chưa được sửa đổi, bổ sung. Với việc ứng dụng các công nghệ mới như công nghệ AI trong xây dựng các thuật toán, công nghệ Big Data, công nghệ di động… các NHTM dần hình thành các mô hình kinh doanh mới tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ mới với tầng suất giao dịch cao hơn, nhiều dịch vụ tài chính mới cũng phát sinh như phân tích đầu tư, giao dịch qua thiết bị di động, thu thập và phân tích dữ liệu khách hàng, hỗ trợ báo cáo tuân thủ… Các sản phẩm và dịch vụ mới này đòi hỏi phải có khung pháp lý phù hợp để giúp cho việc quản lý, giám sát của Nhà nước thực hiện được, đồng thời tránh rủi ro cho nhà đầu tư, khách hàng… Bên cạnh đó, các hoạt động cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính của các công ty Fintech như cho vay ngang hàng, huy động vốn cộng đồng… chưa có quy định pháp luật điều chỉnh trực tiếp. Hiện nay, Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt nam (NAPAS) là kênh độc quyền cho mọi giao dịch thanh toán, trong khi cho vay ngang hàng chưa thuộc đối tượng điều chỉnh của luật pháp. Đối với @ Trường Đại học Đà Lạt
- 296 tài sản mã hóa, hiện nay vẫn chưa có khuôn khổ pháp lý chính thức quản lý loại tài sản này và các hoạt động liên quan. Việc thiếu cơ sở pháp lý như trên sẽ làm tăng rủi ro pháp lý, khiến các công ty này sẽ tìm kiếm các quốc gia khác có môi trường pháp lý rõ ràng, an toàn hơn cho việc phát triển dịch vụ tài chính trên nền tảng CNS. Việc ban hành các quy định luật pháp đối với NHS nếu không được xem xét kịp thời và phù hợp, có thể tạo ra một sân chơi không công bằng giữa các NHTM. Ngoài ra, Luật Giao dịch điện tử (2005) và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa quy định cụ thể, chi tiết đối với giao dịch điện tử liên quan đến hợp đồng trực tuyến và chữ ký điện tử. Việc công nhận chữ ký điện tử của các tổ chức, cá nhân trong giao dịch điện tử còn hạn chế, do đó, việc áp dụng giao dịch điện tử vào các hợp đồng trực tuyến (đặc biệt là hợp đồng bảo hiểm) còn gặp khó khăn. DN vẫn phải thực hiện bước gặp trực tiếp khách hàng để lấy chữ ký trên hồ sơ yêu cầu bảo hiểm và phát hành hợp đồng bảo hiểm bằng bản in cho khách hàng. Thứ hai, cơ sở hạ tầng, hệ thống công nghệ thông tin và nghiên cứu ứng dụng các công nghệ mới hỗ trợ cho CĐS của NHTM còn nhiều hạn chế. Đã có nhiều thách thức đặt ra trong quá trình triển khai các dịch vụ công điện tử như tra cứu, cung cấp thông tin trên nền tảng di động thông minh; nâng cấp một số dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 lên mức độ 4 trên nền tảng công nghệ di động. Bên cạnh đó là những hạn chế khi áp dụng công nghệ blockchain như không thể sửa đổi thông tin khi đã có thay đổi các tham số trong hợp đồng hoặc các trường hợp ngoại lệ, điều này có thể ảnh hưởng đến việc xác thực giao dịch sau đó; hoặc trong giao dịch tiền mặt, mặc dù công nghệ blockchain cho phép một giao dịch bảo mật được thanh toán trong thời gian thực nhưng hạn chế lớn nhất của công nghệ này là cách thức xử lý giao dịch tiền mặt; đồng tiền kỹ thuật số vẫn chưa nhận được sự hỗ trợ của tất cả các NH trung ương trên toàn cầu. Thứ ba, vẫn còn tình trạng rò rỉ thông tin của của khách hàng. Bên cạnh các tiện ích mà giao dịch số mang lại, việc ứng dụng các công nghệ mới như blockchain, Big data cũng phát sinh những vấn đề về bảo mật. Công nghệ blockchain cho phép mỗi nút/thành viên trong mạng được lưu một bản sao sổ kế toán ghi chép lại lịch sử giao dịch, do đó vấn đề đặt ra trong mô hình này là vấn đề bảo mật, quyền riêng tư của các bên tham giao dịch có thể bị xâm phạm. Trong khi đó, công nghệ Big Data cho phép thu thập, lưu trữ, sắp xếp, phân tích các loại dữ liệu như thị trường, khách hàng, giao dịch, rủi ro… thì bảo mật thông tin cũng là vấn đề đặt ra khi áp dụng công nghệ này cho thị trường tài chính với các thông tin, dữ liệu nhạy cảm về giao dịch. 3.3. Các giải pháp hoàn thiện chuyển đổi số của các NHTM Việt Nam Từ phân tích thực trạng CĐS như trên cho thấy cả góc độ vĩ mô cũng như vi mô trong điều hành và quản lý, giám sát hoạt động NH cũng cần tiếp tục có sự nghiên cứu để hoàn thiện, đó là: Thứ nhất, bổ sung khung khổ pháp lý cho sự phát triển và giám sát dịch vụ tài chính – NH đáp ứng kịp thời yêu cầu CĐS, chú trọng tới công tác đảm bảo an ninh mạng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Ở giác độ vĩ mô, Nhà nước cần hoàn thiện và bổ sung khung pháp lý cho việc quản lý, giám sát các hoạt động triển khai và ứng dụng CĐS đối với các sản phẩm, dịch vụ mới do NHTM cung cấp. Đặc biệt, cần nghiên cứu, hoàn thiện khung pháp lý đối với giao dịch chứng khoán, thanh toán và thanh toán bù trừ khi các mô hình giao dịch, thanh toán mới (như thanh toán thông qua ví điện tử, thanh toán bù trừ trong hệ thống blockchain thông qua thuật toán) được hình thành thông qua ứng dụng công nghệ. Đồng thời, mở rộng các quy định pháp lý liên quan đến bảo mật thông tin và đảm bảo an ninh thông tin, do việc áp dụng các công nghệ mới sẽ phát sinh các lỗ hổng về bảo mật mới, đặc biệt các quy định liên quan tới tài sản mã hóa. Bên cạnh đó, để đảm bảo độ tin cậy, minh bạch của chứng từ điện tử trong hoạt động của các NHS, việc quy định cụ thể về định danh và xác thực điện tử sẽ tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động quản lý, sử dụng dịch vụ @ Trường Đại học Đà Lạt
- 297 định danh và xác thực điện tử; đặc biệt là các quy định về việc áp dụng, công nhận giá trị pháp lý khi triển khai công nghệ mới như QR code, blockchain…; đồng thời cần hoàn thiện các quy định về thông điệp dữ liệu để phù hợp với thực tiễn như địa điểm gửi và nhận, gán dấu thời gian đối với thông điệp dữ liệu, việc chuyển đổi chứng từ điện tử sang dạng giấy và ngược lại, bản gốc, bản sao, bản chính và giá trị pháp lý của chứng từ sau khi chuyển đổi... Cần ban hành các văn bản hướng dẫn Luật giao dịch điện tử quy định rõ các điều kiện, tiêu chuẩn để chữ ký điện tử được xác định là chữ ký điện tử an toàn; các cấp độ của chữ ký điện tử, giá trị pháp lý theo từng cấp độ; rà soát và bổ sung các quy định pháp luật hiện hành về sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để giải quyết vấn đề bảo mật thông tin khách hàng, vấn đề an ninh và sở hữu trí tuệ, hỗ trợ việc thực hiện e-KYC từ phía các cơ quan Nhà nước. Thứ hai, hoàn thiện hạ tầng, hệ thống công nghệ thông tin và đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng các công nghệ mới theo hướng đồng bộ, có khả năng tích hợp, kết nối với các ngành, lĩnh vực khác để cung ứng các sản phẩm, dịch vụ NH trên nền tảng số. Các NHTM cần xây dựng và phát triển hạ tầng công nghệ theo hướng đồng bộ, tập trung, thống nhất, có khả năng tích hợp, kết nối với các ngành, lĩnh vực khác để cung ứng các sản phẩm, dịch vụ NH trên nền tảng số, nâng cao chất lượng phục vụ và tăng tính tiện ích, trải nghiệm cho khách hàng. Ưu tiên phát triển NH theo mô hình NH số, trong đó lấy thanh toán số làm cửa ngõ để kết nối liền mạch với các dịch vụ NH khác như huy động, cho vay, đầu tư, bảo hiểm... Thứ ba, nâng cao tính bảo mật thông tin của của khách hàng. Để đảm bảo an toàn thông tin khách hàng, các NHTM cần áp dụng các biện pháp an ninh, bảo mật đến các biện pháp công nghệ và cách tổ chức quản lý và hành chính, như tổ chức an ninh bảo mật mạng nội bộ nghiêm ngặt (bố trí hệ thống chống trộm bằng lưới điện chống xâm phậm trái phép, hệ thống quản trị mạng, quản trị tài nguyên, mã hóa đường truyền…); cài đặt cách chương trình phòng chống virus, mã độc, phần mềm gián điệp, phần mềm ăn cắp thông tin…; thực hiện biện pháp phòng, chống ăn cắp thông tin khách hàng trên các thiết bị đầu cuối như ATM, POS, KIOS…; kiểm tra thiết bị an ninh thường xuyên nhằm pháp hiện ra lỗi và khắc phục nhanh chóng hệ thống; áp dụng các biện pháp đa yếu tố trong các giao dịch của khách hàng; xây dựng và đi vào hoạt động các loại hệ thống dự phòng (bao gồm dự phòng phát hiện ra cháy); quản lý tốt nhân sự, thường xuyên giáo dục, đào tạo nâng cao đạo đức nghề nghiệp và tính chuyên nghiệp của cán bộ NH; và tổ chức, quản trị và triển khai phần mềm ứng dụng, chú trọng vào phân quyền và quản lý người sử dụng hệ thống. 4. Kết luận CĐS đã và đang tạo ra những thay đổi toàn diện trên mọi lĩnh vực hoạt động của hệ thống NHTM, là cơ sở quan trọng để các NHTM phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn. Trong quá trình CĐS trong hoạt động của NHTM, bên cạnh những thành công trong CĐS như việc các NHTM Việt Nam khá tích cực trong đẩy mạnh số hóa các hoạt động NH theo hướng lấy khách hàng làm trung tâm bằng cách tập trung tăng cường trải nghiệm cho khách hàng, mở rộng tương tác với khách hàng, hiểu được hành vi khách hàng, đồng thời tập trung vào việc số hóa quy trình vận hành và quy trình xử lý nội bộ trong NH, CĐS trong NHTM cũng đã xuất hiện nhiều tồn tại cần phải có các giải pháp tháo gỡ như tính pháp lý của các sản phẩm, dịch vụ tài chính mới, tính bảo mật thông tin của khách hàng, cơ sở hạ tầng CNS… Trên cơ sở những hạn chế này, bào viết cũng đề xuất 3 giải pháp cần tiếp tục hoàn thiện, đó là (1) Hoàn thiện và bổ sung khung khổ pháp lý cho sự phát triển và giám sát dịch vụ tài chính – ngân hàng, chú trọng tới công tác đảm bảo an ninh mạng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; (2) hoàn thiện hạ tầng, hệ thống công nghệ thông tin và đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng các công nghệ mới theo hướng đồng bộ, có khả năng tích hợp, kết nối @ Trường Đại học Đà Lạt
- 298 với các ngành, lĩnh vực khác để cung ứng các sản phẩm, dịch vụ NH trên nền tảng số; và (3) nâng cao tính bảo mật thông tin của của khách hàng, đồng thời, tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền, giáo dục tài chính, nâng cao nhận thức, hiểu biết cho người dân về ứng dụng kỹ thuật số và những lưu ý để phòng, tránh rủi ro khi thực hiện giao dịch trên môi trường điện tử… Kết quả thực hiện các giải pháp này tạo điều kiện và hỗ trợ mạnh hơn cho các NHTM ở Việt Nam bắt kịp xu hướng CĐS, để hoạt động của NHTM trở nên an toàn, có khả năng thích ứng với mọi bối cảnh kinh doanh mới./. Tài liệu tham khảo BIDV (2022). Ngân hàng số là gì? Tại sao ngân hàng số đang là xu hướng hiện nay. 1 https://www.bidv.com.vn/bidv/bidv-blog/bao-mat/ngan-hang-so. Nguyễn Thế Bính (2021).Thúc đẩy chuyển đổi sô trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam. Tạp chí Thị 2 trường Tài chính Tiền tệ, số 18. Cuesta, C., Ruesta, M., Tuesta, D., & Urbiola, P. (2015). The digital transformation of the banking 3 industry. BBVA research, 1-10. Chính Phủ (2021). Nghị quyết 100/NQ-CP 2021 xây dựng Nghị định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát 4 hoạt động công nghệ tài chính lĩnh vực ngân hàng. 5 Ebert, C., & Duarte, C. H. C. (2018). Digital transformation. IEEE Softw., 35(4), 16-21. Phạm Xuân Hòe (2021). Số hóa ngân hàng – Nhiều đột phá cho ngành dịch vụ tài chính Việt Nam. Tạp 6 chí Tài chính, số 2. 7 Quốc Hội (2005). Luật Giao dịch điện tử, số 51/2005/QH11. Nguyễn Đình Quyết (2021). Chuyển đổi số trong doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay: Những khó khăn 8 cần tháo gỡ. Tạp chí Cộng sản, số 4. Nguyễn Anh Tuấn (2021). Chuyển đổi số ngân hàng không chỉ là thay đổi công nghệ. Tạp chí Thị trường 9 Tài chính Tiền tệ, số 9. Nguyễn Đình Trung (2021). Phát triển ngân hàng số trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay. Tạp chí Ngân 10 hàng. https://tapchinganhang.gov.vn/phat-trien-ngan-hang-so-trong-boi-canh-chuyen-doi-so-hien- nay.htm. Lê Thị Thùy Vân (2021). Chuyển đổi số và những vấn đề đặt ra trong phát triển dịch vụ tài chính – ngân 11 hàng ở Việt Nam. Tạp chí Tài chính, kỳ 2. Vial, G. (2021). Understanding digital transformation: A review and a research agenda. Managing Digital 12 Transformation, 13-66. Watkins J., Nguyen Q.T., Nkhoma M., Vo K.T. & Nguyen L.H.L (2021). Chuyển đổi kỹ thuật số ở Việt 13 Nam: Trải nghiệm của doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp nhà nước. Đại học RMIT, Trung tâm Xuất sắc về Kỹ thuật số, Đại học RMIT Việt Nam. Phan Thị Hoàng Yến & Nguyễn Thúy Hằng (2021). Cơ hội và thách thức trong chuyển đổi số đối với 14 ngân hàng Việt Nam. Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ, số 12. @ Trường Đại học Đà Lạt
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiên cứu khoa học - marketing ngân hàng - thực trạng và giải pháp
4 p | 616 | 297
-
Hệ thống kế toán công ở Việt Nam - Thực trạng và kiến nghị
4 p | 214 | 16
-
Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng tại Việt Nam
8 p | 84 | 10
-
Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kế toán Việt Nam
3 p | 113 | 10
-
Hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
4 p | 17 | 8
-
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bảo hiểm tiền gửi trong hoạt động bảo vệ người gửi tiền
9 p | 18 | 6
-
Tái cơ cấu đầu tư công tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
4 p | 109 | 5
-
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa
14 p | 55 | 5
-
Quy định hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào của dự án đầu tư: Thực trạng và giải pháp
8 p | 15 | 5
-
Thực trạng và giải pháp triển khai kế toán môi trường tại các doanh nghiệp Việt Nam
3 p | 107 | 4
-
Công tác lập dự toán ngân sách tại Công ty TNHH Xu hướng Xuất Nhập khẩu Công nghiệp - thực trạng và giải pháp hoàn thiện
6 p | 30 | 3
-
Kiểm soát chi phí tại Bưu điện thành phố Thủ Dầu Một - thực trạng và giải pháp hoàn thiện
6 p | 35 | 3
-
Bàn về các giải pháp hoàn thiện chính sách tiền lương với công chức cấp xã
5 p | 65 | 2
-
Ứng dụng công nghệ tài chính trong hoạt động của ngân hàng - Thực trạng và giải pháp ở Việt Nam
12 p | 11 | 2
-
Công nghệ tài chính: Thực trạng và giải pháp phát triển
7 p | 11 | 1
-
Thực trạng và giải pháp phát triển kế toán môi trường trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
9 p | 7 | 1
-
Kế toán môi trường tại các doanh nghiệp Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
8 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn