Kế toán môi trường tại các doanh nghiệp Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
lượt xem 1
download
Bài viết "Kế toán môi trường tại các doanh nghiệp Việt Nam: Thực trạng và giải pháp" này đánh giá tầm quan trọng của kế toán môi trường đối với nền kinh tế, đưa ra các thực trạng áp dụng kế toán môi trường tại các doanh nghiệp và từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán môi trường tại Việt Nam trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kế toán môi trường tại các doanh nghiệp Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
- KẾ TOÁN MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Th.s Trần Vũ Thùy Nga1 Tóm tắt Hiện nay, quá trình biến đổi khí hậu đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ và gay gắt, cùng với sự gia tăng dân số ở nhiều quốc gia và áp lực phát triển kinh tế, đã gây ra hậu quả về môi trường sống không hề nhỏ. Đây là vấn đề mang tính toàn cầu, chính vì thế tất cả các quốc gia trên thế giới cần phải có nhiều biện pháp để chung tay bảo vệ môi trường. Tại Việt Nam thời gian gần đây nhiều doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh đã khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức, chẳng hạn như chặt phá rừng bừa bãi, xả nước thải làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước, ảnh hưởng đến hệ sinh vật, lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sự sống của con người và thế hệ tương lai. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung đã chưa thật sự quan tâm đến vấn đề kế toán môi trường, mặc dù thực tế cho thấy khi hạch toán đầy đủ các chi phí môi trường thường dẫn đến việc làm tăng chi phí, và giá thành của sản phẩm sẽ cao hơn so với phương pháp kế toán truyền thống lâu nay. Tuy nhiên, việc này không những thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường mà còn đem lại nhiều lợi ích khác, chẳng hạn như: tăng uy tín của DN trong việc bảo vệ môi trường, hình ảnh của DN trong mắt khách hàng tốt hơn, chung tay bảo vệ môi trường để phát triển bền vững. Bài viết này đánh giá tầm quan trọng của kế toán môi trường đối với nền kinh tế, đưa ra các thực trạng áp dụng kế toán môi trường tại các doanh nghiệp và từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán môi trường tại Việt Nam trong thời gian tới. Từ khóa: Kế toán môi trường, chi phí, bảo vệ môi trường. Lịch sử hình thành kế toán môi trường Kế toán môi trường xuất hiện lần đầu tiên ở Mỹ vào năm 1972 sau Hội nghị thượng đỉnh về môi trường tại Stockholm – Thụy Điển, lúc này kế toán môi trường chỉ chú trọng tới cấp độ hạch toán quốc gia, chứ chưa có phương án thu thập, xử lý, phân tích ở cấp độ từng doanh nghiệp. Đến năm 1990, kế toán môi trường hạch toán ở cấp độ doanh nghiệp mới bắt đầu được nghiên cứu. Năm 1992, Ủy ban bảo vệ môi trường Mỹ tiến hành dự án về kế toán môi trường với nhiệm vụ khuyến khích và thúc đẩy các doanh nghiệp nhận thức đầy đủ các khía cạnh về chi phí môi trường, mối quan hệ giữa chi phí môi trường và các yếu tố môi trường trong quyết định kinh doanh. Hệ thống Luật chính sách về môi trường quốc gia là khuôn mẫu để xây dựng kế toán môi trường, chẳng hạn 1 Học viện Ngân hàng - Phân viện Phú Yên 379
- như: Luật làm sạch môi trường, Luật về các loài nguy hiểm, Luật làm sạch nước, Luật tái chế rác thải,…Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tại Mỹ còn phải thực hiện thêm các quy định liên quan đến kế toán môi trường theo chương trình bảo vệ môi trường của quốc gia (EPA), thực hiện báo cáo và công bố thông tin liên quan theo quy định của Ủy ban Chứng Khoán (SEC) và Hội đồng Chuẩn mực Kế toán tài chính (FASB). Ra đời từ áp lực của công chúng và các phong trào bảo vệ môi trường, kế toán môi trường của Hoa Kỳ đòi hỏi các doanh nghiệp quan tâm đến vấn đề môi trường dẫn đến sự thay đổi trong chính sách của Chính phủ về môi trường. Kế toán môi trường tại Nhật Bản được tiến hành nghiên cứu vào năm 1997. Đến năm 1998, Viện kế toán công chứng Nhật Bản nghiên cứu tình hình sử dụng thông tin chi phí môi trường để quản trị các vấn đề về môi trường. Tại Nhật Bản, Kế toán môi trường được áp dụng lần đầu tiên vào năm 1990. Đến năm 2000, Bộ Môi trường phát hành hướng dẫn về kế toán môi trường nhằm khuyến khích các doanh nghiệp tự nguyện cung cấp thông tin về môi trường ra bên ngoài thông qua báo cáo môi trường của doanh nghiệp. Bộ Công thương chú trọng đến kế toán môi trường trên góc độ cung cấp thông tin về môi trường cho các nhà quản lý trong nội bộ doanh nghiệp. Có thể thấy rằng, đã có rất nhiều quốc gia nghiên cứu về vấn đề này, vì vậy xuất hiện nhiều quan điểm khác nhau về kế toán môi trường, tuy nhiên, kế toán môi trường thông thường được tiếp cận trên ba cấp độ: kế toán môi trường toàn cầu, kế toán môi trường quốc gia, và kế toán môi trường doanh nghiệp. Trong kế toán môi trường doanh nghiệp được phân loại thành kế toán quản trị môi trường và kế toán tài chính môi trường. Kế toán tài chính môi trường cung cấp những thông tin và báo cáo tài chính về các giao dịch, sự kiện liên quan tới môi trường của doanh nghiệp có tác động hoặc có khả năng tác động tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp đó, đối tượng sử dụng báo cáo kế toán tài chính môi trường là các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp. Theo quan điểm của Ủy ban Phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc (UNDSD), kế toán quản trị môi trường là công việc nhận diện, thu thập, phân tích và sử dụng hai loại thông tin phục vụ ra quyết định nội bộ, bao gồm: Thông tin phi tiền tệ (cơ học) về tình hình gửi dụng thải bỏ năng lượng, nước và các loại nguyên vật liệu; Thông tin tiền tệ về thu nhập, chi phí và khả năng tiết kiệm liên quan đến môi trường. Hiện nay, khái niệm này đã được hơn 30 quốc gia thừa nhận, đồng thời được Liên đoàn Kế toán quốc tế IFAC sử dụng trong tài liệu hướng dẫn về Kế toán quản trị môi trường năm 2005. Có thể thấy rằng, kế toán môi trường nhấn mạnh đến góc độ kế toán và trách nhiệm bảo vệ môi trường của doanh nghiệp. Kế toán môi trường cung cấp thông tin ở phạm vi nội bộ doanh nghiệp giúp nhà quản lý ra quyết định chiến lược, cải thiện hiệu 380
- quả hoạt động sản xuất kinh doanh và còn cung cấp thông tin cho các đối tượng liên quan bên ngoài doanh nghiệp. Sự cần thiết của kế toán môi trường đối với các doanh nghiệp Việt Nam Thời gian vừa qua, nhiều doanh nghiệp đã xả thải bừa bãi gây ô nhiễm môi trường xung quanh nghiêm trọng, điển hình như vụ công ty Vedan làm ô nhiễm sông Thị Vải tại Đồng Nai, ước tính mỗi ngày nhà máy xả khoảng 5.000m3 ra sông. Hay nhà máy Formosa Vũng Áng xả nguồn nước thải làm chết cá hàng loạt ở một số tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế. Nhà máy mía đường Hòa Bình xả nước thải chưa qua xử lý ra thượng nguồn sông Bưởi, Thanh Hóa, hậu quả là làm cá chết hàng loạt,…và còn nhiều vụ việc tương tự gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất kinh doanh của người dân. Hình 1: Tình trạng xả thải ô nhiễm tại các khu công nghiệp (Nguồn: Internet) Nguồn tài nguyên thiên nhiên thì có hạn, trong khi đó nhu cầu của con người là vô hạn và ý thức trách nhiệm trong việc khai thác và đi đôi với bảo vệ chưa cao, dẫn đến nguồn tài nguyên đang dần bị cạn kiệt. Chính vì vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra là đòi hỏi các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh cần phải sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn nguyên liệu, năng lượng cũng như ước tính chi phí xử lý chất thải, từ đó tìm biện pháp cắt giảm hoặc hạn chế sự gia tăng của chất thải, làm sao trong tương lai doanh nghiệp vẫn duy trì và phát triển nhưng không lệ thuộc vào nguồn tài nguyên có hạn. Nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang tiếp cận vấn đề môi trường trong lĩnh vực kế toán, các lĩnh vực về môi trường và chuẩn mực dần dần được hoàn thiện. Kế toán môi trường nhằm cung cấp các thông tin quan trọng và cần thiết về các chi phí và doanh thu có liên quan đến môi trường, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện, các chủ dự án trong việc ra các quyết định kinh tế, khuyến khích họ nỗ lực trong việc sử dụng tài nguyên, kể 381
- cả tài nguyên thiên nhiên do con người tạo ra một cách có hiệu quả và hạn chế tối đa sự hủy hoại môi trường, hạn chế rác thải và sự ô nhiễm, thay đổi dần các hành vi đối xử với môi trường sống. Những doanh nghiệp không chấp nhận thực hiện phải chịu mức phạt cao, đặc biệt làm cho hình ảnh của doanh nghiệp xấu đi và có thể bị ngừng sản xuất kinh doanh trong một thời gian. Chính vì vậy, các doanh nghiệp tại Việt Nam muốn phát triển lâu dài, bền vững, muốn xuất khẩu vào nhiều thị trường lớn trên thế giới thì cần thiết phải đi theo xu hướng chung đó là đưa các yếu tố môi trường vào hạch toán, đánh giá các tác động môi trường để phục vụ thông tin cho nhiều đối tượng trong và ngoài doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần thay đổi nhận thức về trách nhiệm xã hội với các vấn đề môi trường từ đó đặt kế toán doanh nghiệp truyền thống trước thách thức là làm sao và bằng cách nào có thể kế toán được các yếu tố môi trường. Không chỉ thông qua các công việc ghi chép truyền thống và báo cáo tài chính mà còn thể hiện được vai trò của kế toán môi trường như là công cụ hiệu quả trợ giúp các nhà quản trị trong việc quản lý các vấn đề về môi trường trong phạm vi của từng doanh nghiệp. Chính vì vậy, sự ra đời của kế toán môi trường là một điều tất yếu nhằm đáp ứng các đòi hỏi về thông tin môi trường trong hoạt động của doanh nghiệp. Thực trạng công tác kế toán môi trường tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay Trên thực tế ý thức bảo vệ môi trường ở nước ta chưa cao, doanh nghiệp hiện vẫn quen với cách hạch toán truyền thống là chỉ tính đầu vào của quá trình sản xuất là vốn, công nghệ, lao động mà bỏ qua những đầu vào khác là chi phí phải chi ra để khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường hay những đóng góp của môi trường cho nền kinh tế. Các chi phí này nếu được hạch toán thì thường được tính chung cho chi phí của doanh nghiệp, vì vậy doanh nghiệp không nhận thấy được mức phí phải bỏ ra để bù đắp cho tổn hại môi trường là như thế nào. Chính vì điều này, khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh thân thiện với môi trường. Nhiều doanh nghiệp sản xuất vẫn chưa nhận thức được rằng, tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt. Chẳng hạn, nước, khoáng sản, hải sản,…đang được mua bán với mức giá thấp, vì thế khiến nguồn tài nguyên bị khai thác một cách triệt để và rất nhiều trường hợp bị bỏ qua trong giá bán sản phẩm. Lợi ích vô hình của môi trường không được tính tới, chính vì vậy, sự suy giảm về chất lượng của các yếu tố môi trường chưa được đưa vào tài khoản khấu hao như những tài sản cố định khác. Hiện nay, chi tiêu cho hoạt động bảo vệ môi trường hằng năm chủ yếu lấy từ nguồn ngân sách nhà nước, được phân bổ cho các bộ, ngành chức năng có liên quan như Bộ tài nguyên và môi trường, Bộ Công nghiệp, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản,…Các doanh nghiệp gây ra ô nhiễm chưa bị buộc phải trả chi phí, hoặc có chăng là bị phạt với số tiền không 382
- đủ lớn, không đủ sức răn đe. Đây được xem là một trong những yếu tố ngăn cản việc đẩy mạnh thực hiện kế toán môi trường. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu và rộng, Việt Nam đã và đang rất quan tâm và chú trọng triển khai đến các vấn đề bảo vệ môi trường để có thể đưa nền kinh tế phát triển bền vững. Vì thế, năm 1993, Quốc hội đã ban hành Luật Môi trường đầu tiên và Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi vào năm 2005, đã đưa ra định nghĩa về hoạt động bảo vệ môi trường nhưng lại chưa có một văn bản nào cụ thể để hướng dẫn thi hành luật. Điều này đã gây ra sự lúng túng trong việc nhận dạng và phân loại chi phí môi trường. Tiếp đó, ngày 15/11/2010 Luật Thuế bảo vệ môi trường đã được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XII vào ngày 15/11/2010. Trên cơ sở đó, Chính phủ ban hành Nghị định 67/2011/NĐ-CP quy định về đối tượng chịu thuế và hoàn thuế bảo vệ môi trường vào ngày 08/08/2011. Gần đây nhất là Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015, Nghị định số 18/2015/NĐ-CP quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động của môi trường. Theo các chuyên gia cho rằng, khi đưa ra các quy định về Thuế môi trường, Chính phủ kỳ vọng tạo được nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Điều này có nghĩa là, thu tiền từ những người gây ra ô nhiễm và thiệt hại cho môi trường để từ đó bù đắp cho các chi phí xã hội chẳng hạn như: Gây quỹ tài trợ cho các hoạt động để xử lý hay đền bù ô nhiễm; Khuyến khích các hoạt động bảo vệ môi trường, thúc đẩy thay đổi cách sản xuất và mặt hàng. Các mức thuế môi trường và biểu thuế phải căn cứ vào các tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam và theo thông lệ quốc tế. Trong quá trình phát triển kinh tế, các cơ quan quản lý đã quan tâm nhiều đến việc bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kế toán thì Việt Nam hiện nay chưa ban hành chế độ kế toán có liên quan đến việc tổ chức kế toán môi trường trong doanh nghiệp. Chế độ hiện hành chưa có các văn bản hướng dẫn doanh nghiệp trong việc ghi nhận và theo dõi chi phí sản xuất kinh doanh, chưa có tài khoản kế toán cần thiết để hạch toán các khoản chi phí môi trường cũng như doanh thu hay thu nhập trong trường hợp doanh nghiệp có hệ thống xử lý chất thải bán quyền thải ra môi trường cho các doanh nghiệp cùng ngành. Trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Thuyết minh báo cáo tài chính chưa trình bày các khoản chi phí, thu nhập và chưa có giải trình các khoản mục liên quan đến môi trường, vì thế việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là chưa hiệu quả, chưa đầy đủ và chính xác. Hiện nay, rất nhiều khoản chi phí môi trường đang bị phản ánh chung với các tài khoản chi phí quản lý doanh nghiệp, chính vì vậy, các nhà quản lý khó nắm bắt được quy mô và tính chất của từng khoản mục chi phí mà doanh nghiệp phải chịu. 383
- Bên cạnh đó, trên các tài khoản kế toán cũng chưa ghi nhận các chi phí đáng kể liên quan đến môi trường chẳng hạn như: Chi phí đền bù, sửa chữa, chi phí khắc phục sự cố và chi phí dọn dẹp, xử lý trong các vụ tai nạn, hủy hoại môi trường sinh thái. Chính vì thế, dẫn đến tính trạng các doanh nghiệp tại Việt Nam rất thoải mái trong việc gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất kinh doanh, bởi vì hiện nay chưa có cơ sở cụ thể để xác định rõ trách nhiệm của doanh nghiệp đối với môi trường sinh thái và đời sống của người dân xung quanh. Tại Việt Nam hiện nay, việc áp dụng kế toán môi trường còn gặp rất nhiều khó khăn. Về phía cơ quan quản lý nhà nước, Việt Nam chưa có các công cụ hữu hiệu trong vấn đề quản lý môi trường, chẳng hạn như: Các văn bản pháp luật, các tiêu chuẩn quy định về môi trường, thuế tài nguyên, phí ô nhiễm,… còn thiếu nhiều và chưa đồng bộ. Cũng đã ban hành các quy định về việc tổ chức, doanh nghiệp gây ô nhiễm thì buộc phải trả chi phí theo nguyên tắc nhưng việc triển khai thực hiện không mấy dễ dàng, và chế tài vẫn còn nhẹ tay rất nhiều so với các quốc gia khác trên thế giới. Bên cạnh đó, công tác đào tạo về kế toán môi trường còn nhiều hạn chế, đội ngũ kế toán môi trường hiện chưa có nhiều hoặc nếu có thì trình độ chuyên môn vẫn còn nhiều yếu kém. Bên cạnh đó, các cơ quan tổ chức có thẩm quyền về môi trường chưa kết hợp với Hiệp hội nghề nghiệp kế toán để xây dựng nên quy trình, phương pháp riêng đối với công tác kế toán môi trường. Ngoài ra, Việt Nam vẫn chưa xây dựng được ngân hàng dữ liệu quốc gia về môi trường (tài nguyên khoáng sản, nước, rừng, công nghệ xử lý rác thải,…) để làm cơ sở cho quá trình hạch toán. Nhận thức của doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội còn thấp, các doanh nghiệp hầu như chỉ quan tâm đến lợi nhuận, lợi ích ngắn hạn mà chưa thấy được tầm nhìn vĩ mô trong các hoạt động sản xuất nhằm giữ gìn môi trường xanh – sạch để hướng tới phát triển kinh tế bền vững. Chính vì vậy, nhân tố môi trường hầu như chưa được tính đến trong các phương án sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp… Ngoài ra, chương trình giảng dạy ở các Trường đại học, cao đẳng chuyên ngành kế toán chưa đưa vào giảng dạy nội dung kế toán môi trường. Ngoài ra, công tác đào tạo các chuyên gia hoặc kế toán viên có kiến thực về kế toán môi trường còn nhiều hạn chế, chưa xây dựng được đội ngũ kế toán viên chuyên nghiệp trong lĩnh vực kế toán môi trường. Một số giải pháp phát triển kế toán môi trường tại các doanh nghiệp Việt Nam Trên thế giới, kế toán môi trường phát triển khá phổ biến ở các nước phát triển, song đối với Việt Nam thì còn nhiều mới mẻ. Trong thời gian tới, để kế toán môi trường tại Việt Nam phát huy được hết vai trò trong các hoạt động của doanh nghiệp, hướng đến nền kinh tế xanh phát triển bền vững, cần chú trọng vào một số giải pháp sau: Về phía Nhà nước 384
- Thứ nhất, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản liên quan đến luật bảo vệ môi trường với sự tham gia và phối hợp đồng bộ của các cơ quan chức năng, các tổ chức bảo vệ môi trường, các hiệp hội nghề nghiệp. Chính phủ cần sớm phối hợp với Hiệp hội ngành nghề để ban hành ra những chuẩn mực trong việc quy định những thông tin môi trường phải trình bày trong báo cáo để cung cấp cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp, nhằm đảm bảo sự nhất quán trong quản lý môi trường. Thứ hai, Chính phủ cần phối hợp chặt chẽ với các Hiệp hội nghề nghiệp ban hành hệ thống pháp luật, hoàn thiện chính sách, chuẩn mực về kế toán môi trường nhằm mục đích bảo vệ môi trường, bên cạnh đó cần phải có các chế tài xử phạt cụ thể và chi tiết khi doanh nghiệp vi phạm, gây ô nhiễm môi trường xung quanh, thậm chí có thể nâng cao mức xử phạt để đảm bảo tính răn đe, nhằm giúp doanh nghiệp tiết kiệm nguồn tài nguyên như nhiên liệu, năng lượng, nước, …tiết kiệm chi phí xử lý chất thải và làm tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Thứ ba, đưa nội dung kế toán môi trường vào chương trình giảng dạy của chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán ở các bậc học cao đẳng, đại học, cao học, nghiên cứu sinh,…Nhằm giúp Việt Nam xây dựng một đội ngũ nhân lực kế toán viên, kiểm toán viên, giảng viên,… chất lượng cao trong tương lai. Điều này, góp phần nâng cao công tác kế toán môi trường tại doanh nghiệp, đảm bảo hiệu quả trong việc bảo vệ môi trường, mang đến sự phát triển bền vững cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. Thứ tư, cần đào tạo thêm nhiều chuyên gia trong nước hoặc liên kết với nước ngoài để được hỗ trợ, tư vấn thêm về lĩnh vực kế toán môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất. Bên cạnh đó, tăng cường tuyên truyền vấn đề môi trường cho các doanh nghiệp về việc lợi ích đạt được từ việc bảo vệ môi trường, quản lý chi phí môi trường nhằm tăng tính cạnh tranh về sản phẩm trong điều kiện cách mạng 4.0 đang phát triển sâu rộng trong mọi lĩnh vực. Về phía doanh nghiệp Một là, doanh nghiệp cần thay đổi nhận thức và trách nhiệm đối với vấn đề môi trường, tuân thủ các vấn đề nghiêm ngặt về môi trường được xem như là nhiệm vụ hàng đầu trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này, không chỉ giúp doanh nghiệp tạo uy tín và hình ảnh đẹp đối với khách hàng và cộng đồng, mà còn giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm thiểu các vấn đề kiện tụng, pháp lý liên quan đến môi trường, nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế. Các doanh nghiệp cần cam kết bảo vệ môi trường với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về môi trường, lập các báo cáo về tác động của nguồn xả thải đến môi trường từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phải thực hiện xả thải đúng tiêu chuẩn cho phép, công bố đầy đủ các số liệu điều tra, khảo sát và các tài liệu liên quan khác cho các cơ quan lưu trữ dữ liệu thông tin về môi trường theo quy định của cơ quan chức năng. 385
- Hai là, Có thể học tập kinh nghiệm kế toán môi trường ở các quốc gia trên thế giới như Nhật Bản, Mỹ, Đức, Hàn Quốc,...và vận dụng có chọn lọc phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp mình. Các nhà quản trị cần nhận thức được lợi ích từ việc thực hiện kế toán môi trường trong doanh nghiệp, hiểu rõ kế toán môi trường nằm áp dụng đúng vào từng công đoạn sản xuất, từng sản phẩm, từng bộ phận và trên toàn doanh nghiệp. Bởi vì, nhiều doanh nghiệp từ trước tới giờ vẫn còn xa lạ với khái niệm kế toán môi trường, hay tránh né việc hạch toán này bởi suy nghĩ hạch toán chi phí môi trường sẽ làm tăng chi phí và đẩy giá thành sản phẩm lên cao. Ba là, Cần đào tạo nguồn nhân lực kế toán tại doanh nghiệp về kế toán môi trường có thể xử lý, cung cấp thông tin kế toán phù hợp với thời đại công nghiệp 4.0. Bên cạnh đó, cần tuyển dụng đội ngũ nhân viên kế toán đủ trình độ công nghệ thông tin, am hiểu về kế toán - kiểm toán để có thể vận dụng, khai thác và cung cấp các thông tin về kế toán môi trường một cách kịp thời, hiệu quả cho nhà quản trị doanh nghiệp. Kết luận Trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra ngày càng mạnh mẽ, việc bảo vệ môi trường tốt và giải quyết hài hòa các vấn đề giữa kinh tế và môi trường hiệu quả không chỉ giúp nền kinh tế phát triển nhanh mà còn bền vững. Hiện nay, việc bảo vệ môi trường là vấn đề cấp bách, nhưng cũng còn rất nhiều khó khăn, bởi vì Việt Nam vẫn chưa có nhiều chuyên gia và tài liệu về kế toán môi trường, nội dung này còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Chính vì vậy, Nhà nước cần ban hành các quy định để hạn chế sự khai thác quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như hành vi xả thải bừa bãi gây ô nhiễm môi trường sinh thái, hủy hoại môi trường trong thời gian qua. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bằng cách áp dụng kế toán môi trường vào doanh nghiệp nhằm đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp mà còn góp phần bảo vệ môi trường hướng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quốc hội (2005), Luật Bảo vệ môi trường (Luật số 55/2014/QH13) ngày 23/06/2014. 2. Quốc hội (2015), Luật Kế toán (Luật số 88/2015/QH13) ngày 20/11/2015 3. Phạm Đức Hiếu (2012), Giáo trình kế toán môi trường trong doanh nghiệp, NXB Giáo dục. 4. Nguyễn Thị Thùy Linh (2016), Thực trạng và giải pháp triển khai kế toán môi trường tại các doanh nghiệp Việt Nam, Diễn đàn khoa học. 5. Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2019), Kế toán môi trường tại Việt Nam và định hướng phát triển, Tạp chí tài chính. 386
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kế toán tài chính - Chương 1: Tổng quan về kế toán tài chính (ĐH Kinh tế TP.HCM)
16 p | 156 | 11
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
10 p | 62 | 8
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 1 - TS. Vũ Quốc Thông
16 p | 67 | 6
-
Kế toán môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
9 p | 7 | 5
-
Kế toán môi trường tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay – Công cụ đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội
5 p | 10 | 5
-
Nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin kế toán môi trường: Trường hợp nghiên cứu tại các công ty khai khoáng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
10 p | 63 | 4
-
Bài giảng Kiểm toán môi trường: Chương 3 - TS.Cao Trường Sơn
66 p | 15 | 4
-
Thực trạng và giải pháp triển khai kế toán môi trường tại các doanh nghiệp Việt Nam
3 p | 107 | 4
-
Kế toán môi trường tại các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế
5 p | 7 | 3
-
Bài giảng Kế toán: Chương 1 - Những quy định chung
27 p | 8 | 3
-
Kế toán môi trường và kinh nghiệm từ một số tập đoàn trên thế giới
8 p | 42 | 2
-
Vai trò kế toán quản trị môi trường trong ảnh hưởng đến công bố thông tin kế toán môi trường, sự cần thiết vận dụng tại các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam
11 p | 12 | 2
-
Thực trạng và giải pháp phát triển kế toán môi trường trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
9 p | 7 | 1
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất thuộc tập đoàn hóa chất Việt Nam
15 p | 12 | 1
-
Vận dụng kế toán môi trường trong việc xác định và ghi nhận chi phí tại Công ty cổ phần Hóa dầu Quân đội
14 p | 2 | 1
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp thủy điện Việt Nam
12 p | 10 | 1
-
Kiểm toán hoạt động quản lý môi trường tại các khu công nghiệp do kiểm toán nhà nước Việt Nam thực hiện - Những cơ hội và thách thức
11 p | 7 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn