intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kế toán môi trường tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay – Công cụ đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

9
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Kế toán môi trường tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay – Công cụ đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội" tập trung phản ánh thực trạng kế toán môi trường trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay và đưa ra các giải pháp phát triển kế toán môi trường trong các doanh nghiệp Việt Nam gắn với sự phát triển bền vững của xã hội. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kế toán môi trường tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay – Công cụ đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội

  1. KẾ TOÁN MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY – CÔNG CỤ ĐẢM BẢO SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA XÃ HỘI Đỗ Thị Thu Hằng* 1 TÓM TẮT: Phát triển xã hội bền vững là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia. Kinh tế càng tăng trưởng thì tình trạng khan hiếm các loại nguyên nhiên liệu, năng lượng ngày càng tăng thêm, môi trường thiên nhiên càng bị hủy hoại, cân bằng sinh thái bị phá vỡ. Do đó, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải sử dụng công cụ vào quản lý tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên, tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp đó là áp dụng kế toán môi trường. Kế toán môi trường là một công cụ trợ giúp hữu hiệu cho các nhà quản lý trong quản trị các vấn đề môi trường và là công cụ để đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội trong giai đoạn hiện nay. Bài viết tập trung phản ánh thực trạng kế toán môi trường trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay và đưa ra các giải pháp phát triển kế toán môi trường trong các doanh nghiệp Việt Nam gắn với sự phát triển bền vững của xã hội. Từ khóa: Kế toán môi trường; doanh nghiệp Việt Nam; phát triển bền vững xã hội. ABSTRACT: Sustainable social development is a top concern of every nation. The more the economy grows, the scarcer the raw materials, energy are; the natural environment is ruined and the ecological balance is broken. Therefore, it is required that Vietnamese enterprises use managerial tools to increase the efficiency of resource use and increase the competitive advantages of the enterprises by applying environmental accounting. Environmental accounting is an effective tool for managers to manage environmental issues and is instrumental in ensuring the sustainable development of the society today. This paper focuses on the current status of environmental accounting in Vietnamese enterprises and provides solutions for developing environmental accounting in Vietnamese enterprises in association with the sustainable development of society. Keywords: Environmental accounting; Vietnamese enterprises; Sustainable development of society. ĐẶT VẤN ĐỀ Phát triển xã hội bền vững và hài hoà là một xu hướng tất yếu, khách quan của thời đại. Phát triển xã hội bền vững và hài hoà phải bao gồm tăng trưởng kinh tế, hiện đại hoá hay phát triển xã hội gắn với việc giữ gìn, bảo vệ và cải thiện môi trường nhằm đáp ứng những nhu cầu về đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của con người mà không làm tổn hại đến nguồn cung cấp tài nguyên thiên thiên của đất nước. Phát triển bền vững về môi trường đòi hỏi chúng ta duy trì sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường tự nhiên với sự khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ lợi ích con người nhằm mục đích duy trì mức độ khai thác những nguồn tài nguyên ở một giới hạn nhất định. Ở Việt Nam, trong những năm qua, nhiều doanh nghiệp sản xuất đã xả thải ra môi trường gây ảnh * Thainguyen University of Economics and Business Administration, Thai Nguyen, Viet Nam Do Thi Thu Hang Tel: +84.977.814.119, E-mail address: dohang.tueba@gmail.com.
  2. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 859 hưởng nghiêm trọng đến môi trường, sức khỏe và lợi ích kinh tế của người dân. Do đó, để đảm bảo cho sự phát của doanh nghiệp và sự phát triển bền vững của xã hội, buộc các doanh nghiệp phải có biện pháp quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên từ đó giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường. Một trong những công cụ quản lý hữu hiệu nhất hiện nay đó là sử dụng kế toán môi trường (KTMT) vào trong đơn vị. Kế toán môi trường (KTMT) theo quan điểm của Viện Kế toán quản trị môi trường thì “Kế toán môi trường là việc xác định, đo lường và phân bổ chi phí môi trường, kết hợp chi phí môi trường trong quyết định kinh tế, công bố thông tin cho các bên liên quan”. Theo tài liệu hướng dẫn thực hành kế toán môi trường tại Nhật Bản thì “Kế toán môi trường có mục tiêu hướng tới sự phát triển bền vững, duy trì mối quan hệ tốt đẹp với cộng đồng và theo đuổi các hoạt động bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động bình thường, xác định lợi ích từ các hoạt động, cung cấp cách thức định lượng và hỗ trợ phương thức công bố thông tin”. Kế toán môi trường là một bộ phận không thể tách rời của kế toán trong doanh nghiệp, KTMT bao gồm: Kế toán truyền thống và kế toán sinh thái. Áp dụng KTMT sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng được nguồn chất thải, xử lý nguồn chất thải đó để đem lại các khoản thu nhập từ chất thải cho doanh nghiệp, giúp bảo vệ môi trường, sức khỏe và lợi ích kinh tế cho người dân. Mặt khác, áp dụng KTMT sẽ cung cấp thông tin chính xác và toàn diện hơn để đo lường quá trình thực hiện KTMT, từ đó giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên, giảm chi phí, tăng chất lượng sản phẩm, giảm giá thành sản phẩm. Cải thiện hình ảnh của doanh nghiệp, tăng mối quan hệ với cộng đồng và tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY Trước bối cảnh hội nhập và phát triển kinh tế quốc tế sâu rộng, vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển bền vững cũng đã được Việt Nam quan tâm và chú trọng triển khai. Năm 1993, Việt Nam đã ban hành Luật môi trường lần đầu. Năm 2005 ban hành Luật bảo vệ môi trường sửa đổi. Luật Thuế Bảo vệ môi trường (Luật số 57/2010/QH12); Các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành luật, nghiên cứu và chấp nhận một số tiêu chuẩn của bộ ISO 14000 quốc tế và ban hành thành Tiêu chuẩn Việt Nam bộ ISO 14000 về quản trị chất lượng về môi trường. Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015; Nghị định số 18/2015/NĐ-CP quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường , đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường; Nghị định 38/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu; Nghị định 154/2016/NĐ-CP của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải; Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường… Tuy nhiên, hiện nay chỉ có một số ít doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài sử dụng công cụ KTMT vào doanh nghiệp. Còn lại hầu hết các doanh nghiệp chưa áp dụng KTMT vào đơn vị. Nguyên nhân các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chưa áp dụng KTMT vào đơn vị, có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu tập trung bởi 5 nguyên nhân sau: Thứ nhất: Hệ thống văn bản pháp lý và các tiêu chuẩn về môi trường trong hoạt động của doanh nghiệp còn chưa hoàn thiện. Về chuẩn mực kế toán Việt Nam: Hiện nay Việt Nam gồm 26 chuẩn mực kế toán. Trong đó, có một số
  3. 860 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION chuẩn mực có liên quan như VAS 02 - Hàng tồn kho, liên quan đến các chi phí được tính vào giá trị hàng tồn kho và không được tính vào giá trị hàng tồn kho nhưng chưa đề cập đến chi phí môi trường; VAS 03 - Tài sản cố định (TSCĐ) hữu hình, VAS 04 - TSCĐ vô hình chưa có những hướng dẫn về định giá, xác định giá trị còn lại, chi phí khấu hao và phương pháp hạch toán các tài sản tự nhiên và tài sản môi trường; VAS 14- Doanh thu và thu nhập khác không đề cập đến các quy định về nguyên tắc và phương pháp kế toán các khoản doanh thu, thu nhập liên quan đến môi trường… tuy nhiên chưa có chuẩn mực nào liên quan trực tiếp đến kế toán môi trường. Chế độ kế toán: Trong hệ thống tài khoản kế toán Việt Nam hiện nay chưa có các tài khoản phản ánh những đối tượng kế toán liên quan đến môi trường như tài sản thiên nhiên, các nghĩa vụ về nợ phải trả liên quan đến môi trường, chi phí, doanh thu, thu nhập về môi trường trong trường hợp doanh nghiệp có hệ thống xử lý chất thải bán quyền thải ra môi trường cho các doanh nghiệp cùng ngành, đồng thời khoản chi phí và thu nhập này cũng chưa thể hiện trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và chưa giải trình cụ thể trên thuyết minh báo cáo tài chính nên việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là chưa đầy đủ, chưa xác định cụ thể trách nhiệm của doanh nghiệp đối với môi trường. Thứ hai: Nhận thức của nhà quản lý, cán bộ kế toán về nội dung của KTMT còn hạn chế. Các nhà quản trị doanh nghiệp hiện nay còn chưa nhận thức đúng đắn về kế toán môi trường. Các nhà quản trị cho rằng, KTMT là khoản chi phí chi ra để cải tạo môi trường do đó làm tăng chi phí và trực tiếp làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Chính việc chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, tác dụng của KTMT nên các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam chưa chú trọng đến việc tổ chức kế toán môi trường. Đây cũng là lý do chính dẫn đến việc kế toán môi trường chưa được thiết lập đầy đủ ở các doanh nghiệp Việt Nam. Cán bộ, kế toán viên có kiến thức về KTMT còn rất hạn chế. Do đó, chưa nhận biết, thu thập và xử lý thông tin chính xác về KTMT để cung cấp thông tin hữu ích cho nhà quản lý. Thứ ba: Việt Nam chưa có cơ quan có trách nhiệm nào công bố mức chi tiêu hàng năm cho các hoạt động bảo vệ môi trường, thiếu các chuyên gia về kế toán môi trường. Hiện nay, việc chi tiêu hàng năm cho hoạt động bảo vệ môi trường chủ yếu từ nguồn ngân sách Nhà nước và được phân bổ theo các Bộ, Ngành liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường. Số lượng chuyên gia bảo vệ môi trường còn ít, do đó thiếu “nguồn lực” để có thể xây dựng được một ngân hàng dữ liệu về thông tin về tài sản môi trường quốc gia làm cơ sở cho hạch toán. Thứ tư: Hiệp hội nghề nghiệp về kế toán cũng chưa phối hợp với các cơ quan, tổ chức về môi trường để xây dựng được một quy trình, phương pháp riêng đối với KTMT. Thứ năm: Hầu hết các Trường Đại học Việt Nam hiện nay còn chưa đưa môn học “Kế toán môi trường” vào chương trình đào tạo. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KẾ TOÁN MÔI TRƯỜNG VÀO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM GẮN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA XÃ HỘI Giái pháp 1: Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý và các tiêu chuẩn về môi trường trong hoạt động của doanh nghiệp. Để áp dụng KTMT trong các doanh nghiệp đòi hỏi phải có các văn bản hướng dẫn, tiêu chuẩn, quy định có liên quan đến môi trường. Ban hành hệ thống các chính sách, pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, phải có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan của Chính phủ liên quan đến vấn đề môi trường và kế toán, các tổ
  4. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 861 chức bảo vệ môi trường, các hội nghề nghiệp. Những thông tin về kế toán môi trường dưới dạng đo lường bằng tiền tệ, hay những báo cáo về kế toán môi trường dạng phi tiền tệ đều được rất nhiều doanh nghiệp hay các tổ chức chính phủ, phi tài chính quan tâm. Chính phủ cần ban hành những chuẩn mực về KTMT, quy định những thông tin môi trường trình bày trong báo cáo cung cấp cho bên ngoài doanh nghiệp, nhằm đảm bảo sự thống nhất quản lý về môi trường. Chế độ kế toán: Bổ sung thêm các chứng từ, tài khoản kế toán phản ánh nội dung liên quan đến môi trường. Tách bạch các nội dung về doanh thu, chi phí liên quan đến môi trường trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đưa các khoản chi phí và thu nhập này vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và trình cụ thể trên thuyết minh báo cáo tài chính để từ đó có thể đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp chính xác nhất Giải pháp thứ 2: Tăng cường nhận thức của nhà quản lý, cán bộ kế toán về nội dung của KTMT Thay đổi và tăng cường mức độ nhận thức và hành động của các tổ chức, nhà quản lý, các bên có liên quan đối với vấn đề môi trường trong mỗi doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Điều đó giúp nhà quản lý doanh nghiệp có nhận thức đúng đắn về vai trò, lợi ích của KTMT. Từ đó, nhà quản lý có phương pháp tổ chức áp dụng KTMT vào đơn vị một cách hiệu quả. Đối với cán bộ kế toán, cần tăng cường nhận thức và nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn để thu thập, xử lý chính xác chi phí môi trường để đem lại lợi ích cho doanh nghiệp từ việc xử lý các chất thải đó. Thứ ba: Việt Nam thành lập cơ quan có trách nhiệm nào công bố mức chi tiêu hàng năm cho các hoạt động bảo vệ môi trường, đào tạo nhiều chuyên gia về kế toán môi trường Thành lập cơ quan có trách nhiệm để công bố mức chi tiêu hàng năm về hoạt động bảo vệ môi trường. Phối hợp của các Viện công nghệ, các kỹ sư môi trường, chuyên gia về kế toán môi trường với doanh nghiệp để đánh giá chính xác tác động của quy trình sản xuất, các công nghệ, các sản phẩm, chất thải tới môi trường từ đó ước định chi phí mà doanh nghiệp phải có nghĩa vụ thực hiện. Thứ tư: Hiệp hội nghề nghiệp về kế toán phối hợp với các cơ quan, tổ chức về môi trường để xây dựng được một quy trình, phương pháp riêng đối với KTMT. Các Hiệp hội nghề nghiệp Kế toán – Kiểm toán cần xây dựng chương trình đào tạo, các tài liệu cụ thể về phương pháp thực hiện của Kế toán tài chính môi trường, Kế toán quản trị môi trường và Kế toán chi phí môi trường. Chính phủ và Bộ Tài Chính cần tổ chức các khóa tập huấn ngắn và dài hạn về KTMT cho các doanh nghiệp để các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận và có cách nhìn cụ thể hơn về KTMT, để giúp doanh nghiệp thấy rằng KTMT không phải chỉ làm tăng chi phí doanh nghiệp lên mà nếu áp dụng đúng cách, hợp lý KTMT sẽ giúp doanh nghiệp mang lại những khoản lợi ích và tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Thứ năm: Các Trường Đại học Việt Nam cần đưa các chương trình đào tạo “kế toán môi trường” vào trong giảng dạy. Trong các trường Đại học ở Việt Nam, cần đưa môn học kế toán môi trường, kế toán quản trị môi trường vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Kế toán môi trường cần được xem xét đưa vào chương trình đào tạo tại các trường kinh tế, đặc biệt là chuyên ngành kế toán - kiểm toán ở các bậc đại học, cao học. Đào tạo kế toán môi trường tại các trường đại học để tận dụng các lợi ích của Công nghiệp 4.0 hiện nay, kế toán viên môi trường cần được đào tạo tại trường đại học và được đào tạo phát triển chuyên môn
  5. 862 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION liên tục để hiểu các hệ thống thống kết nối dữ liệu tiên tiến và để đề cao những lợi ích của kỹ thuật số nhằm đạt được dữ liệu chất lượng và kịp thời về hiệu quả kinh doanh và các khía cạnh liên quan khác. Từ đó giúp chúng ta xây dựng được một đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường, mang đến sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp Việt Nam. KẾT LUẬN Kế toán môi trường mặc dù không còn mới mẻ đối với một số nước trên thế giới, tuy nhiên đối với Việt Nam việc vận dụng KTMT trong các doanh nghiệp hiện nay còn mới mẻ. Vì vậy, việc hiểu rõ bản chất, lợi ích và vai trò của kế toán môi trường trọng sự phát triển bền vững của xã hội nói chung và doanh nghiệp  nói riêng là hết sức cần thiết. Việc vận dụng và phát triển kế toán môi trường cho Việt Nam giúp cho nhà quản trị trong việc ra quyết định và là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia và có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của xã hội. Tạo lập bước đi vững chắc cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Book: [1]. Bộ Tài chính (2015), “26 chuẩn mực kế toán Việt Nam”, NXB Tài chính [2]. Phạm Đức Hiếu, Nguyễn Thị Kim Thái (2012), “Kế toán môi trường trong Doanh nghiệp”, NXB Giáo dục. [3] Trần Xuân Nam (2015), “Kế toán tài chính”, NXB Tài chính. [4] Đoàn Ngọc Quế, Đào Tất Thắng, Lê Đình Trực (2013), “Kế toán quản trị”, NXB Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Journals: [5]. Nguyễn Thị Thùy Linh (2016), Thực trạng và giải pháp triển khai kế toán môi trường tại các DN Việt Nam, Tạp chí Tài chính, tháng 12/2016. [6]. Trương Mạnh Tiến (2012), Vấn đề môi trường đối với sức cạnh tranh của doanh nghiệp và việc khuyến khích doanh nghiệp tham gia bảo vệ môi trường, Tạp chí Khoa học Thương mại số 29. [7]. Callan, S.J. and Thomas, J.M. Environmental Economics and Management. Theory, Policy, and Applications. USA: Times Mirror Higher Education Group, 1996. [8] Henning Kagermann (2015), Change Through Digitization—Value Creation in the Age of Industry 4.0, Management of Permanent Change. [9] IFAC, International Guidelines on Environmental Management Accounting, New York 10017, USA, 2005. IFAC, Environmental Management in Organizations. The 14, Role of Management Accounting, Financial and Management Accounting Committee, International Federation of Accountants, Study 6, New York, 1998.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2