intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kiểm toán hoạt động quản lý môi trường tại các khu công nghiệp do kiểm toán nhà nước Việt Nam thực hiện - Những cơ hội và thách thức

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Kiểm toán hoạt động quản lý môi trường tại các khu công nghiệp do kiểm toán nhà nước Việt Nam thực hiện - Những cơ hội và thách thức" chỉ ra những cơ hội và thách thức, từ đó đề xuất một số khuyến nghị, cụ thể: (1) KTNN cần nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về kiểm toán môi trường; (2) Xây dựng và hoàn thiện hướng dẫn kiểm toán hoạt động quản lý môi trường tại các khu công nghiệp; (3) Tăng cường công tác đào tạo các chuyên gia hoặc kiểm toán viên có kiến thức về kiểm toán môi trường nhằm xây dựng được một đội ngũ kiểm toán viên môi trường chuyên nghiệp;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kiểm toán hoạt động quản lý môi trường tại các khu công nghiệp do kiểm toán nhà nước Việt Nam thực hiện - Những cơ hội và thách thức

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP DO KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM THỰC HIỆN - NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC AUDIT OF ENVIRONMENTAL MANAGEMENT ACTIVITIES IN INDUSTRIAL PARKS PERFORMED BY THE STATE AUDIT OF VIETNAM – OPPORTUNITIES AND CHALLENGES TS. Nguyễn Thị Thanh Diệp Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Thông qua đánh giá thực trạng kiểm toán hoạt động quản lý môi trường tại các khu công nghiệp do Kiểm toán nhà nước (KTNN) Việt Nam thực hiện, Bài viết chỉ ra những cơ hội và thách thức, từ đó đề xuất một số khuyến nghị, cụ thể: (1) KTNN cần nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về kiểm toán môi trường; (2) Xây dựng và hoàn thiện hướng dẫn kiểm toán hoạt động quản lý môi trường tại các khu công nghiệp; (3) Tăng cường công tác đào tạo các chuyên gia hoặc kiểm toán viên có kiến thức về kiểm toán môi trường nhằm xây dựng được một đội ngũ kiểm toán viên môi trường chuyên nghiệp; (4) Xây dưng hệ thống cơ sở dữ liệu về kiểm toán môi trường một cách đầy đủ, chính xác và khoa học; và (5) Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến để thúc đẩy việc thực hiện kiểm toán môi trường. Từ khóa: Khu công nghiệp (KCN), Kiểm toán nhà nước (KTNN), Kiểm toán môi trường (KTMT) ABSTRACT Through evaluating the current status of auditing environmental management activities in industrial parks by the State of audit of Vietnam, the article points out the opportunities and challenges. Since then, the author has made some recommendations, specifically: (1) the State Audit needs to study and propose amendments and supplements to regulations on environmental audit; (2) Develop and complete guidelines for auditing environmental management activities in industrial parks; (3) Strengthening the training of experts or auditors with knowledge of environmental audit to build a team of professional environmental auditors; (4) Building a complete, accurate and scientific database system on environmental audit; and (5) Organize propaganda and dissemination activities to promote the implementation of environmental audit. Key words: Industrial park, State Audit; Environmetal audit. 1. Đặt vấn đề Cùng với sự quan tâm của xã hội tới các vấn đề về chất lượng môi trường sống và sự khắt khe ngày càng gia tăng của hệ thống luật pháp đã dẫn đến đòi hỏi tất yếu về thông tin môi trường trong các doanh nghiệp. Trong những năm gần đây, kiểm toán môi trường (KTMT) được nhìn nhận như là một công cụ cung cấp các thông tin về môi trường, làm cơ sở cho các đánh giá khả 1396
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 năng rủi ro về môi trường mà doanh nghiệp gây ra, nghĩa vụ môi trường của doanh nghiệp, cũng như mức độ thoả mãn đối với các tiêu chuẩn hoặc luật lệ về môi trường. KTMT giúp giảm các rủi ro về môi trường cũng như rủi ro về sức khoẻ cộng đồng, và cải thiện công tác quản trị môi trường ở mức độ doanh nghiệp. Qua kiểm toán môi trường, đơn vị được kiểm toán sẽ hiểu rõ hơn về mức độ tuân thủ các chế độ, chính sách hiện hành về quản lý và bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động của đơn vị, xác định được những tồn tại cụ thể trong việc thiết kế và vận hành các hệ thống quản lý môi trường của đơn vị, nhất là đối với đơn vị đã triển khai áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000. Từ năm 2008, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã quyết định thành lập Nhóm công tác về kiểm toán môi trường, đưa nội dung về kiểm toán môi trường vào kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2022. Sau khi trở thành thành viên Nhóm công tác về kiểm toán môi trường của tổ chức Các cơ quan kiểm toán tối cao châu Á (ASOSAI), KTNN đã nghiên cứu, thiết lập bộ máy và triển khai thí điểm các cuộc kiểm toán về môi trường. Cho đến nay, KTNN đã thực hiện một số cuộc kiểm toán có nội dung liên quan đến môi trường như: Kiểm toán Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng; Dự án xử lý nước thải, chất thải rắn và bảo vệ môi trường TP. Hội An; các vấn đề về nước sông Mê Kông... Từ năm 2010 đến nay, KTNN thực hiện trung bình mỗi năm 5 cuộc kiểm toán về môi trường, với chủ đề đa dạng từ quản lý rừng, đất đai, nước sạch đến quản lý chất thải, khai thác khoáng sản và gần đây nhất là chuyển hóa Carbon thấp. Đây là một bước tiến quan trọng trong hoạt động của KTNN với cách tiếp cận phát triển các loại hình, lĩnh vực kiểm toán mới phù hợp với xu hướng và thông lệ quốc tế. Sự phát triển kinh tế trong những năm gần đây đặt lên một áp lực rất lớn đối với môi trường, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp (KCN). Theo báo cáo của Vụ Quản lí khu kinh tế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến cuối tháng 3/2020, Việt Nam có 335 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 97,8 nghìn ha; trong đó diện tích đất công nghiệp đạt khoảng 66,1 nghìn ha. Tuy nhiên, hệ thống cơ sở hạ tầng tại các KCN vẫn chưa thực sự hoàn thiện, đặc biệt là các công trình về bảo vệ môi trường chưa đảm bảo xử lý triệt để chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất. Nhiều vi phạm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng bị phát hiện và tố giác trong thời gian gần đây đều bắt nguồn từ nước thải, chất thải rắn và khí thải tại các KCN. Nguyên nhân của tình trạng này ngoài việc ý thức bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp chưa cao, còn phải kể đến công tác quản lý nhà nước về môi trường chưa chặt chẽ, chưa chú trọng tới vấn đề môi trường trong quá trình thu hút đầu tư. Trước thực trạng đó, KTNN đã thực hiện các cuộc kiểm toán nhằm đánh giá công tác quản lý môi trường đối với các khu công nghiệp của địa phương như tỉnh Bắc Ninh,… Cuộc kiểm toán nhằm mục đích đánh giá thực trạng quản lý môi trường, chỉ ra những vấn đề còn tồn tại, hạn chế, đồng thời đề ra các kiến nghị phù hợp hướng tới việc nâng cao tính hiệu quả, hiệu lực, tăng cường trách nhiệm bảo vệ môi trường tại các KCN không chỉ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nói riêng mà còn đối với các môi trường KCN trên cả nước nói chung. Bên cạnh những kết quả khả quan mà cuộc kiểm toán mang lại thì vẫn tồn tại nhiều hạn chế. Cụ thể, KTMT đòi hỏi kiểm toán viên phải có kiến thức và kỹ năng kiểm toán tương đối toàn diện, đặc biệt là các kỹ năng trong kiểm toán hoạt động như xây dựng tiêu chí kiểm toán, đánh giá trọng yếu, rủi ro kiểm toán. Trong khi đó, lực lượng kiểm toán viên của KTNN trong lĩnh vực này còn đang mỏng và thiếu, kinh nghiệm về kiểm toán môi trường còn hạn chế; hệ thống cơ sở dữ liệu 1397
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 kiểm toán môi trường còn sơ sài, chưa được xây dựng một cách đầy đủ và chuyên nghiệp để phục vụ tốt cho công tác kiểm toán. Phó Tổng KTNN Đoàn Xuân Tiên nhận định, do KTMT là lĩnh vực mới và khó, vì vậy, từ thực tiễn có thể thấy năng lực KTMT của KTNN còn hạn chế cả về đội ngũ, kiến thức, kinh nghiệm kiểm toán cũng như trong công tác tổ chức thực hiện. Quá trình xác định mục tiêu kiểm toán, xác định tiêu chí kiểm toán đối với từng nội dung kiểm toán, xác định cách thức, phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán phù hợp còn gặp nhiều khó khăn… Xuất phát từ thực trạng trên, tác giả đi sâu vào nghiên cứu và phân tích về Kiểm toán hoạt động quản lý môi trường tại các khu công nghiệp do KTNN thực hiện từ đó nhận định những cơ hội và thách thức cùng các khuyến nghị. 2. Cơ sở lý luận về kiểm toán môi trường 2.1. Khái niệm kiểm toán môi trường Theo phòng Thương mại và Công nghiệp quốc tế (The International Chamber of Commerce - ICC), KTMT được định nghĩa như là việc kiểm tra có hệ thống sự tương tác giữa hoạt động của doanh nghiệp (tổ chức) với môi trường của doanh nghiệp đó. Việc kiểm tra bao gồm: kiểm tra chất lượng chất thải ra ngoài không khí, đất và nguồn nước; sự tuân thủ các quy định của luật pháp về môi trường, ảnh hưởng và tác động của doanh nghiệp tới cộng đồng, tới cảnh quan và hệ sinh thái; cũng như nhìn nhận và đánh giá của công chúng về hoạt động doanh nghiệp tại khu vực có nhà máy hoặc trụ sở. Theo Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO) kiểm toán môi trường được định nghĩa như sau: “Kiểm toán môi trường là một quá trình thẩm tra có hệ thống và được ghi thành văn bản, bao gồm việc thu thập và đánh giá một cách khách quan các bằng chứng nhằm xác định những hoạt động, sự kiện, hệ thống quản lý liên quan đến môi trường hay các thông tin về những kết quả của quá trình này cho khách hàng”. Theo Luật Bảo vệ môi trường 2014, KTMT là công cụ quản lý sắc bén, hiệu quả, giúp cho các doanh nghiệp (DN) nhận thức rõ những vấn đề môi trường đang xảy ra là rất nghiêm trọng. Trên cơ sở đó, đề ra các biện pháp ngăn ngừa và cải thiện môi trường một cách hiệu quả. Theo các chuyên gia môi trường, kiểm toán tác động môi trường là việc kiểm tra có hệ thống các tác động môi trường thực tế của một DN đang hoạt động, dựa trên cơ sở các số liệu quan trắc môi trường, nhằm mục đích giảm thiểu các rủi ro về môi trường. 2.2. Các loại hình kiểm toán môi trường Tùy thuộc vào cách phân loại mà kiểm toán môi trường được chia thành các loại hình khác nhau. Thứ nhất, Theo chủ thể kiểm toán Kiểm toán môi trường có thể chia thành ba loại là: kiểm toán nội bộ, kiểm toán Nhà nước và kiểm toán độc lập. - Kiểm toán môi trường nội bộ là hình thức kiểm toán môi trường được thực hiện bởi các kiểm toán viên nội bộ của chính tổ chức đó; hay nói cách khác đây là việc một tổ chức tự đánh giá các hoạt động và việc thi hành các quy định về môi trường của mình. - Kiểm toán môi trường độc lập là hình thức kiểm toán được tiến hành bởi các kiểm toán viên độc lập thuộc các công ty, văn phòng kiểm toán chuyên nghiệp; đây là một loại hình hoạt động dịch vụ tư vấn được pháp luật thừa nhận hoặc bảo hộ, được quản lý chặt chẽ bởi các hiệp hội chuyên ngành về kiểm toán môi trường. 1398
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 - Kiểm toán nhà nước là hình thức kiểm toán môi trường do các cơ quan quản lý chức năng của nhà nước và cơ quan kiểm toán nhà nước tiến hành theo luật định. Kiểm toán nhà nước thường tiến hành để đánh giá, kiểm tra sự tuân thủ, xem xét việc chấp hành các chính sách, luật lệ liên quan tới vấn đề môi trường của cơ quan, nhằm nâng cao hiệu quả thi hành luật bảo vệ môi trường. Thứ hai, Theo đối tượng kiểm toán Kiểm toán môi trường được chia thành 05 loại: (1) kiểm toán thể chế chính sách; (2) kiểm toán chất thải; (3) kiểm toán vận chuyển; (4) kiểm toán năng lượng và (5) kiểm toán tác động đến môi trường. - Kiểm toán tuân thủ thể chế chính sách: là việc đánh giá một cách hệ thống tính hiệu quả của việc thực hiện và tuân thủ các thể chế, chính sách, quy định của pháp luật; nội quy, quy định nội bộ về bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động của một doanh nghiệp. - Kiểm toán chất thải: Là việc rà soát, kiểm tra các quá trình sản xuất, xác định nguồn thải và khối lượng chất thải, tính toán cân bằng vật chất, xác định các vấn đề trong vận hành sản xuất, để từ đó đề ra các giải pháp đề giảm thiểu phát sinh chất thải thải ra môi trường. - Kiểm toán vận chuyển: là việc đánh giá hiệu quả sử dụng phương tiện, nhiên liệu và đảm bảo an toàn theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong nước và quốc tế. - Kiểm toán năng lượng: là hoạt động khảo sát, thu thập và phân tích dữ liệu tiêu thụ năng lượng của đối tượng cần kiểm toán năng lượng (doanh nghiệp, tòa nhà, quy trình sản xuất hay một hệ thống…) nhằm tìm ra các cơ hội tiết kiệm năng lượng, xây dựng các giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả hơn. - Kiểm toán tác động đến môi trường: là việc kiểm tra có hệ thống các tác động môi trường thực tế của một doanh nghiệp đang hoạt động, dựa trên cơ sở các số liệu quan trắc môi trường nhằm mục đích giảm thiểu các rủi ro về môi trường 2.3. Quy trình kiểm toán môi trường Tùy thuộc vào mục tiêu, phạm vi, nội dung kiểm toán, thông thường quy trình kiểm toán môi trường bao gồm các giai đoạn: (1) hoạt động chuẩn bị kiểm toán; (2) thực hiện cuộc kiểm toán và (3) hoạt động sau kiểm toán. Trong đó: - Giai đoạn hoạt động chuẩn bị kiểm toán, bao gồm các hoạt động chính sau: sự cam kết của lãnh đạo doanh nghiệp đối với cuộc kiểm toán; xác định mục tiêu, phạm vi và địa điểm kiểm toán; thành lập Tổ kiểm toán; thu thập, tổng hợp thông tin nền; chuẩn bị bảng câu hỏi và danh mục kiểm tra; khảo sát sơ bộ tại doanh nghiệp; lập kế hoạch kiểm toán tại hiện trường. - Giai đoạn thực hiện cuộc kiểm toán, bao gồm các hoạt động sau: họp mở đầu; rà soát, kiểm tra tài liệu, số liệu; khảo sát chi tiết, đo đạc, phỏng vấn tại doanh nghiệp; phân tích, đánh giá, tổng hợp các bằng chứng kiểm toán; họp kết thúc; rà soát, đối chiếu, kiểm chứng thông tin và đưa ra các phát hiện kiểm toán; họp kết thúc. - Giai đoạn hoạt động sau kiểm toán, bao gồm các hoạt động sau: chuẩn bị báo cáo kiểm toán; tham vấn, xin ý kiến hoàn thiện báo cáo kiểm toán; đệ trình báo cáo kiểm toán cuối cùng; lập kế hoạch hành động cho các phát hiện kiểm toán; thực hiện kế hoạch hành động; theo dõi và đánh giá hiệu quả; tổng kết, hiệu chỉnh lại kế hoạch hành động và duy trì hoạt động kiểm toán. 1399
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG Giai đoạn 1. Giai đoạn 2. Giai đoạn 3. HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN CUỘC HOẠT ĐỘNG SAU CHUẨN BỊ KIỂM KIỂM TOÁN KIỂM TOÁN TOÁN Bước 14. Chuẩn bị báo Bước 8. Họp mở đầu Bước 1. Sự cam kết của Bước 9. Rà soát, kiểm cáo kiểm toán doanh nghiệp tra tài liệu, số liệu thu Bước 15. Tham vấn, lấy ý Bước 2. Xác định mục thập được kiến hoàn thiện báo cáo tiêu, phạm vi và địa điểm Bước 10. Khảo sát chi Bước 16. Đệ trình báo cáo kiểm toán tiết, đo đạc, phỏng vấn kiểm toán cuối cùng Bước 3. Thành lập tổ tại doanh nghiệp Bước 17. Lập kế hoạch kiểm toán Bước 11. Phân tích, hành động cho các phát Bước 4. Thu thập, tổng tổng hợp, đánh giá các hiện kiểm toán hợp thông tin nền bằng chứng kiểm toán Bước 18. Thực hiện kế Bước 5. Chuẩn bị bảng Bước 12. Rà soát, đối hoạch hành động câu hỏi trước kiểm toán chiếu, kiểm chứng Bước 19. Theo dõi và và danh mục kiểm tra thông tin và đưa ra các đánh giá hiệu quả Bước 6. Khảo sát sơ bộ phát hiện kiểm toán Bước 20. Tổng kết, hiệu tại doanh nghiệp Bước 13. Họp kết chỉnh lại kế hoạch hành Bước 7. Lập kế hoạch thúc động và duy trì hoạt động kiểm toán tại hiện trường Hình 1: Sơ đồ Quy trình kiểm toán môi trường 3. Thực trạng kiểm toán hoạt động quản lý môi trường tại các khu công nghiệp do kiểm toán nhà nước thực hiện 3.1. Đặc điểm quản lý môi trường tại các khu công trên địa bàn cả nước KCN được hình thành và phát triển gắn liền với công cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế đất nước, xuất phát từ chủ trương đúng đắn của Đảng, Chính phủ trong việc xây dựng một mô hình mang tính đột phá trong thu hút đầu tư, tăng trưởng công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Qua 20 năm xây dựng và phát triển, thành tựu của các KCN, khu chế xuất đã được minh chứng sống động bằng những đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước. Bên cạnh đó sự phát triển của các KCN trong những năm gần đây đặt lên một áp lực rất lớn đối với vấn đề ô nhiễm môi trường. Cho đến nay, cả nước có 325 KCN, chiếm khoảng 67% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó, có 220 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên gần 61 nghìn ha với tỷ lệ lấp đầy đạt khoảng 73%. Cùng với sự phát triển của các KCN, vấn đề ô nhiễm môi trường đang có xu hướng gia tăng, nhiều vi phạm ô nhiễm môi trường nghiêm 1400
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 trọng bị phát hiện và tố giác trong thời gian gần đây đều bắt nguồn từ nước thải, chất thải rắn và khí thải tại các KCN. Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở hạ tầng tại các KCN vẫn chưa được hoàn thiện, đặc biệt là các công trình bảo vệ môi trường (BVMT) chưa xử lý triệt để chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất. Một số nguyên nhân có thể kể đến: Thứ nhất, Tỷ lệ các KCN có hệ thống xử lí nước thải tập trung ở một số địa phương rất thấp, có nơi chỉ đạt 15% - 20%. Một số KCN đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng hầu hết không vận hành và thải trực tiếp vào nguồn nước, gây tác động xấu đến chất lượng nước của các nguồn tiếp nhận. Bên cạnh đó, các KCN sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu hoặc chưa đầu tư hệ thống xử lý (78,4%), thải trực tiếp các loại khí thải như, N0X, CO2, SO2 và tiếng ồn ra môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Mặt khác, năng lực xử lý chất thải rắn còn hạn chế. Thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) cho thấy, mỗi ngày các KCN thải ra khoảng 8.000 tấn chất thải rắn, tương đương 3 triệu tấn/năm, trong khi năng lực thu gom, xử lý các cơ sở được Bộ TNMT cấp phép chỉ đạt được khoảng 1.300 tấn/năm. Nhiều cơ sở xử lý chất thải vẫn sử dụng hình thức chôn lấp, quá trình kiểm soát ô nhiễm chưa thực sự đem lại hiệu quả trong công tác BVMT và vẫn đang là vấn đề gây bức xúc trong xã hội. Một số địa phương sử dụng nguồn vốn ODA để nhập khẩu công nghệ từ nước ngoài nhưng chưa đạt được kết quả như mong muốn. Dây chuyền công nghệ chưa phù hợp với điều kiện Việt Nam, tỷ lệ chất thải được đem chôn lấp hoặc đốt sau xử lý rất lớn từ 35% - 80%, chi phí vận hành và bảo dưỡng cao. Thứ hai, Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật về BVMT đối với các KCN chưa làm tốt theo quy định. Việc kiểm soát ô nhiễm bằng công cụ chính sách, pháp luật chưa được thực hiện nghiêm, hiệu quả, còn tồn tại nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập trong các hoạt động báo cáo đánh giá tác động môi trường. Kiểm soát ô nhiễm bằng công cụ kỹ thuật còn chưa hiệu quả do công nghệ sản xuất lạc hậu, phát sinh nhiều khí thải. Tại các KCN có tới các cơ sở sản xuất được điều tra chưa có hệ thống xử lý khí thải, gây ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng. Việc xử phạt các trường hợp vi phạm luật BVMT còn lỏng lẻo, mức phạt còn quá thấp chưa đủ sức để buộc các đối tượng vi phạm nỗ lực thực hiện các giải pháp BVMT hoặc thay đổi hành vi gây ô nhiễm. Thứ ba, Hiện còn thiếu thống nhất quản lý về môi trường, do vậy mỗi KCN tổ chức quản lý môi trường theo một cách khác nhau. Việc phân cấp quản lý chưa rõ ràng, cán bộ của cơ quan quản lý môi trường địa phương không có đủ phương tiện và trang thiết bị để thực hiện việc giám sát ở tất cả các nhà máy trong KCN, thiếu cán bộ quản lý môi trường, chỉ có thể đáp ứng phần nào việc quản lý các vấn đề môi trường bên ngoài hàng rào KCN. Công tác phối hợp và chia sẻ thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước còn nhiều hạn chế. Thứ tư, Hệ thống pháp luật về BVMT nói chung như Luật BVMT và các văn bản pháp quy về quản lý môi trường KCN tồn tại nhiều hạn chế khi áp dụng và chưa được hoàn thiện. Sự mâu thuẫn lợi ích, chi phí khi xây dựng hệ thống xử lý chất thải cùng với việc chưa có cơ chế hỗ trợ thỏa đáng từ phía Nhà nước, đã khiến cho các nhà đầu tư chậm triển khai việc xây dựng hệ thống xử lý chất thải tập trung. Thứ năm, Nhận thức về công tác BVMT của chủ dự án đầu tư các KCN và các doanh nghiệp đang hoạt động trong KCN chưa cao, không thực hiện các trách nhiệm của mình trong công tác BVMT. Một số chủ đầu tư dự án chưa tuân thủ đầy đủ các nội dung quyết định phê chuẩn của cơ quan chức năng về BVMT, báo cáo đánh giá tác động môi trường còn mang tính chất thủ tục, chưa thật sự là căn cứ kỹ thuật, pháp lý và trách nhiệm để tổ chức thực hiện. Ví dụ, theo Kết luận thanh 1401
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 tra số 1661 tháng 4/2017 của Bộ TNMT về việc chấp hành các quy định pháp luật về TNMT tại Thành phố Hồ Chí Minh, đã phát hiện các vi phạm tồn tại đối với 31 tổ chức trên địa bàn. Hầu hết các doanh nghiệp này đều không thực hiện chương trình giám sát môi trường định kỳ theo Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; không báo cáo định kỳ kết quả giám sát môi trường cho các cơ quan chức năng; chưa lập, phê duyệt và niêm yết công khai kế hoạch quản lý môi trường; không ký hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại theo quy định. 3.2. Các phát hiện từ kiểm toán các hoạt động quản lý môi trường tại các khu công nghiệp do Kiểm toán nhà nước Việt Nam thực hiện Bộ phận chuyên môn về KTMT được thành lập từ năm 2015 và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 4/2016, trong đó, KTNN đã thực hiện 03 cuộc KTMT liên quan đến quản lý môi trường KCN (cụ thể cuộc kiểm toán môi trường tại KCN Khai Quang, Vĩnh Phúc; cuộc kiểm toán môi trường tại KCN Khánh Phú, tỉnh Ninh Bình; và cuộc kiểm toán công tác quản lý môi trường đối với các KCN tại Bắc Ninh). Qua kiểm toán cho thấy một số vấn đề tồn tại trong công tác quản lý môi trường KCN, cụ thể: Thứ nhất, Thực trạng cấp giấy phép đăng ký đầu tư (GCNĐKĐT) trước khi có quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) còn xẩy ra khá phổ biến, là không đúng quy định của Luật Bảo vệ môi trường do thiếu sự thống nhất giữa Luật BVMT và Luật Đầu tư về quy định liên quan đến ĐTM trong việc cấp GCNĐKĐT. Trong khi Luật BVMT quy định ĐTM là một trong những căn cứ để cơ quan quản lý cấp GCNĐKĐT (Điểm đ, Khoản 2, Điều 25), thì Luật Đầu tư không quy định nội dung này. Việc tạo điều kiện cấp GCNĐKĐT trước khi hoàn thiện ĐTM có thể tạo môi trường, cơ chế thu hút đầu tư nhưng quản lý lỏng lẻo về BVMT, không đúng quy định của Luật BVMT và tinh thần “không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế” mà Chính phủ đã đề ra sau các sự cố môi trường nghiêm trọng ở nước ta. Một số dự án được cấp GCNĐKĐT có nội dung đánh giá tác động môi trường còn sơ sài, chưa đảm bảo đầy đủ nội dung; còn có hiện tượng sao chép đánh giá tác động kinh tế - xã hội, đánh giá tác động môi trường giữa các dự án có sự khác nhau về ngành nghề và sản phẩm đầu ra theo đăng ký kinh doanh Thứ hai, Công tác thẩm định hồ sơ môi trường chủ yếu tập trung đánh giá tính đầy đủ của hồ sơ (danh mục, số lượng), chưa chú trọng phân tích đánh giá chất lượng hồ sơ. Do đó, còn có nhiều trường hợp được cấp phép, gia hạn khi chưa đầy đủ về nội dung, chưa đảm bảo yêu cầu về tính pháp lý hoặc chưa đảm bảo về kết quả quan trắc chất lượng nước thải. Thứ ba, Công tác thanh tra, kiểm tra, rà soát của Sở TNMT, Ban QLKCN chưa đảm bảo hiệu lực do chưa có biện pháp xử lý nghiêm khắc, kịp thời, triệt để đối với những trường hợp vi phạm quy định BVMT. Công tác đôn đốc, giám sát các cơ sở/doanh nghiệp trong KCN trong việc thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm tra chưa đầy đủ và nghiêm túc, dẫn đến còn nhiều trường hợp vi phạm được phát hiện thông qua công tác thanh tra, kiểm tra ở mức cao và chưa có dấu hiệu giảm qua các năm. Thứ tư, Hoạt động của các hệ thống quan trắc tự động đã lắp đặt tại các KCN không hiệu lực, chưa phục vụ cho công tác giám sát môi trường KCN do việc đầu tư, vận hành không đồng bộ giữa Sở TNMT với các KCN, dẫn đến Sở TNMT chưa tiếp nhận, phân tích và sử dụng dữ liệu quan trắc để phục vụ công tác giám sát môi trường KCN thường xuyên liên tục. Việc lưu giữ dữ liệu quan trắc tại KCN không thống nhất do chưa có quy định rõ ràng, do đó gây khó khăn trong việc trích xuất dữ liệu để đánh giá hiệu quả xử lý nước thải (các dữ liệu quan trắc tự động hầu hết 1402
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 chỉ được lưu trữ tại các KCN); chưa có sự thống nhất giữa các KCN về vị trí lắp đặt hệ thống quan trắc tự động liên tục nước thải công nghiệp. Thứ năm, Công tác phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường KCN trên địa bàn tỉnh còn hạn chế, chưa có sự chủ động, làm giảm tính hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý môi trường. Bên cạnh đó chưa có một đầu mối cơ sở dữ liệu chung để phục vụ công tác giám sát môi trường một cách liên tục và hiệu quả. Thứ sáu, Vai trò và trách nhiệm của các Chủ đầu tư phát triển hạ tầng KCN trong quản lý toàn diện các vấn đề môi trường trong KCN rất hạn chế; hầu hết các Chủ đầu tư hạ tầng KCN không nắm bắt đầy đủ thông tin về tình trạng phát thải khí thải, quản lý chất thải rắn và xử lý sơ bộ nước thải của từng cơ sở trong KCN, đặc biệt đối với các doanh nghiệp không đấu nối nước thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung. 4. Cơ hội, thách thức và khuyến nghị đối với kiểm toán hoạt động quản lý môi trường tại các khu công nghiệp do kiểm toán nhà nước thực hiện 4.1. Cơ hội Một là, Luật pháp về môi trường chặt chẽ hơn: Trong thời gian vừa qua, mặc dù bảo vệ môi trường là một vấn đề còn mới nhưng các văn bản có liên quan đến bảo vệ môi trường cho thấy vấn đề bảo vệ môi trường đã từng bước được hoàn chỉnh và khẳng định là một vấn đề hệ trọng và ngày càng được quan tâm, được thể chế hoá vào hầu hết các ngành luật. Tuy còn dừng ở mức độ này hay mức độ khác nhưng các văn bản quy phạm pháp luật đó đã có tác dụng to lớn trong công tác bảo vệ môi trường, góp phần đáng kể trong việc cải thiện môi trường và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, trong quản lý nhà nước về môi trường. Hệ thống pháp luật quy định về bảo vệ môi trường ở nước ta từ năm 1993 đến nay đã phát triển cả nội dung lẫn hình thức, điều chỉnh tương đối đầy đủ các yếu tố tạo thành môi trường. Tỷ lệ thuận với tốc độ xuống cấp của môi trường, các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đã tăng nhanh chóng. Các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đã quy định từ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, quyền và nghĩa vụ cơ bản của mỗi tổ chức, cá nhân trong khai thác, sử dụng và bảo vệ môi trường. Hệ thống tiêu chuẩn về môi trường cũng đã được ban hành, làm cơ sở pháp luật cho việc xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ thể trong việc bảo vệ môi trường. Các quy định pháp luật đã chú trọng tới khía cạnh toàn cầu của vấn đề môi trường. Hai là, Sức ép từ các công ty đa quốc gia: Cùng với xu thế toàn cầu hóa, hiện có nhiều công ty đa quốc gia đã có mặt tại Việt Nam và Việt Nam được coi là nơi đầu tư hấp dẫn trong khu vực dưới con mắt của các nhà đầu tư nước ngoài. Mặc dù năm 2008 được coi là năm rất khó khăn đối với kinh tế Việt Nam nhưng trong 8 tháng đầu năm 2008, lượng vốn FDI đổ vào Việt Nam vẫn đứng ở mức kỷ lục là 48 tỷ USD. Việc gia tăng số lượng các doanh nghiệp nước ngoài làm ăn tại Việt Nam kéo theo đó là các yêu cầu ngày càng gia tăng về tay nghề công nhân, trình độ chuyên môn hóa, yêu cầu về chất lượng, môi trường và trách nhiệm xã hội. Đó là thách thức nhưng cũng là cơ hội để các tổ chức/doanh nghiệp trong nước cần tự hoàn thiện mình để có thể hòa nhập được vào sân chơi chung. Hiện có những tập đoàn đa quốc gia yêu cầu các nhà cung cấp/nhà thầu của mình phải đảm bảo vấn đề môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, và chứng chỉ ISO 14001 như sự bảo đảm cho các yếu tố đó. Honda Việt Nam là một trong các công ty của Nhật Bản đã áp dụng hệ thống QLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001, tiếp sau đó là một loạt các nhà cung cấp phụ kiện như Goshi Thăng Long, Nissin Brake, Tsukuba, Stanley… cũng áp dụng ISO 14001. Những hoạt động như vậy đã tạo ra một trào lưu giúp nhân rộng mô hình. Trào lưu này bắt 1403
  9. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 đầu xuất hiện phần lớn từ các công ty nước ngoài, liên doanh, sau đó mở rộng ra các đối tượng là tổ chức/doanh nghiệp Việt Nam. Ba là, Sự quan tâm của nhà nước, cơ quan quản lý và cộng đồng đối với việc áp dụng ISO 14001 cũng ngày càng gia tăng. Trong Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng năm 2020 cũng chỉ rõ “mục tiêu đến năm 2010: 50% các cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc chứng chỉ ISO 14001”, địn hướng tới năm 2020 “80% các cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc chứng chỉ ISO 14001”. Điều này đã thể hiện sự quan tâm của Chính phủ trong công tác bảo vệ môi trường nói chung và ISO 14001 nói riêng. Định hướng này cũng sẽ tạo tiền đề cho các cấp, các ngành, các địa phương xây dựng chiến lược bảo vệ mô trường cho mình để từ đó thúc đẩy việc áp dụng ISO 14001 trên phạm vi toàn quốc. Thời gian vừa qua, một loạt hoạt động gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của các tổ chức, doanh nghiệp cũng đã bị người dân, báo chí và các cơ quan chức năng phát hiện, thậm chí có doanh nghiệp đã phải tạm thời đóng cửa. Điều này cũng đã thể hiện một mức độ quan tâm đặc biệt lớn từ phía cộng đồng. 4.2. Thách thức Thứ nhất, Nhà nước chưa có những chính sách cụ thể để trực tiếp hoặc gián tiếp bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện kiểm toán môi trường. Các văn bản pháp lý và các tiêu chuẩn về môi trường trong hoạt động của doanh nghiệp còn thiếu và chưa đồng bộ. Chưa có một văn bản pháp lý quy định rõ ai có chức năng kiểm toán môi trường (trong trường hợp doanh nghiệp, tổ chức bắt buộc phải kiểm toán). Thứ hai, Nhận thức và hiểu biết về kiểm toán môi trường và các lợi ích mà nó mang lại cũng chưa cao của các doanh nghiệp. Nhận thức về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, tổ chức đối với cộng đồng còn thấp. Nhân tố môi trường hầu như chưa được tính đến trong các phương án sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Thứ ba, KTMT thường kết hợp cả 3 loại hình là kiểm toán tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động, trong đó, kiểm toán hoạt động giữ vai trò chủ đạo. Vì vậy, kiểm toán viên vừa phải có kiến thức và kỹ năng kiểm toán hoạt động, vừa phải có chuyên môn về môi trường. Công tác đào tạo các chuyên gia hoặc kiểm toán viên có kiến thức về kiểm toán môi trường còn rất hạn chế, do đó chưa xây dựng được một đội ngũ kiểm toán viên môi trường chuyên nghiệp. KTNN có thể thuê các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường nhưng thủ tục, trình tự thực hiện mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ kiểm toán. Đồng thời, theo quy định của pháp luật, KTNN không có chức năng định giá các thiệt hại gây ra do các hệ lụy về môi trường, vì vậy, đoàn kiểm toán chỉ có thể khuyến cáo các cơ quan quản lý nhà nước thuê các đơn vị tư vấn độc lập để đánh giá. Trong khi đó, các cơ quan quản lý nhà nước lại là chủ thể của đối tượng được kiểm toán nên việc thuê các đơn vị tư vấn độc lập để đánh giá theo các ý kiến của KTNN khó đảm bảo tính khách quan, minh bạch. Thứ tư, Các quy trình kiểm toán môi trường nói chung chưa được nghiên cứu, xây dựng cho các ngành công nghiệp như ở một số nước trên thế giới. Ngoài ra, ở nước ta cũng chưa có các nghiên cứu đề xuất chính sách khuyến khích áp dụng kiểm toán môi trường trong quản lý môi trường. Trên thế giới đã có quy trình kiểm toán môi trường nói chung và hướng dẫn chi tiết kiểm toán môi trường cho một số ngành công nghiệp. Tuy nhiên, các hướng dẫn này thường chủ yếu là hướng dẫn quy trình kiểm toán chung hoặc kiểm toán tuân thủ, kiểm toán chất thải. Chưa có các hướng dẫn chung về kiểm toán tác động đến môi trường cũng như kiểm toán tác động cho các 1404
  10. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 ngành công nghiệp ở trên thế giới và ở Việt Nam. Vì vậy, các doanh nghiệp gặp phải khó khăn, lúng túng trong việc tham khảo tài liệu để thực hiện một cuộc kiểm toán tác động đến môi trường có hiệu quả. Thêm vào đó, Việt Nam chưa xây dựng được một ngân hàng dữ liệu về môi trường của quốc gia (thông tin về tài sản môi trường. Ví dụ: tài nguyên nước, khoáng sản, rừng; các công nghệ xử lý chất thải; các bộ tiêu chuẩn môi trường trong từng ngành, lĩnh vực, danh sách các công ty vi phạm và xử lý theo các chế tài về môi trường…), cơ chế phối hợp trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước về công tác bảo vệ môi trường còn chưa hoàn thiện, trong khi đây là kênh thông tin hết sức quan trọng, hỗ trợ rất nhiều cho KTNN trong hoạt động kiểm toán. làm cơ sở cho các đối chiếu và kiến nghị của kiểm toán viên. Cuối cùng, Ở một số doanh nghiệp hoạt động đánh giá nội bộ chưa hiệu quả do một số nguyên nhân thường gặp: sự quan tâm của lãnh đạo chưa thực sự đầy đủ và sâu sát; không được hoặc không biết cách xây dựng chương trình đánh giá nội bộ hiệu quả; năng lực của đánh giá viên nội bộ không đáp ứng; tâm lý cả nể trong quá trình đánh giá và lập báo cáo đánh giá;… 4.3. Khuyến nghị Thứ nhất, KTNN cần nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về kiểm toán môi trường: Với thực trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, việc áp dụng các công cụ quản lý môi trường hiệu quả, trong đó có kiểm toán môi trường đang là một nhu cầu bức thiết. Để đẩy mạnh triển khai áp dụng kiểm toán môi trường, kiến nghị nghiên cứu, triển khai lộ trình để đưa kiểm toán môi trường thành yêu cầu bắt buộc vào năm 2025. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2025, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần chuẩn bị một hệ thống pháp lý đầy đủ, thống nhất tạo điều kiện thuận lợi nhất trước khi chính thức áp dụng thí điểm tại các doanh nghiệp ở Việt Nam. Thứ hai, Xây dựng và hoàn thiện hướng dẫn kiểm toán hoạt động quản lý môi trường tại các khu công nghiệp. Thứ ba, Tăng cường công tác đào tạo các chuyên gia hoặc kiểm toán viên có kiến thức về kiểm toán môi trường nhằm xây dựng được một đội ngũ kiểm toán viên môi trường chuyên nghiệp Thứ tư, KTNN cần xây dưng hệ thống cơ sở dữ liệu về kiểm toán môi trường một cách đầy đủ, chính xác và khoa học Thứ năm, Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến để thúc đẩy việc thực hiện kiểm toán môi trường: Triển khai in ấn, tuyên truyền, phổ biến các Sổ tay hướng dẫn thực hiện quy trình kiểm toán môi trường đến các cơ quan quản lý, các địa phương, doanh nghiệp để nghiên cứu, triển khai thực hiện. Tổ chức các khóa tập huấn giới thiệu các hiệu quả của kiểm toán môi trường, các quy trình kỹ thuật kiểm toán môi trường cho các đối tượng có liên quan. 5. Kết luận Xuất phát từ những nhận diện về những thách thức đã trình bày ở trên, để tăng cường kiểm toán hoạt động quản lý môi trường các khu công nghiệp, KTNN cần nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về kiểm toán môi trường; Xây dựng và hoàn thiện hướng dẫn kiểm toán hoạt động quản lý môi trường tại các khu công nghiệp. Hơn nữa, để đảm bảo chất lượng các cuộc kiểm toán hoạt động quản lý môi trường tại các khu công nghiệp, cần tăng cường công tác đào tạo các chuyên gia hoặc kiểm toán viên có kiến thức về kiểm toán môi trường nhằm xây dựng được một đội ngũ kiểm toán viên môi trường chuyên nghiệp. Đồng thời, KTNN cần xây dưng hệ thống cơ sở dữ liệu về kiểm toán môi trường một cách đầy đủ, chính xác và khoa học, giúp kiểm toán viên 1405
  11. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 thu thập thông tin để thực hiện cuộc kiểm toán hiệu quả hơn. Cuối cùng, cần tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến để thúc đẩy việc thực hiện kiểm toán môi trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] ASOSAI, Guidance on conducting Environment Audit [2] Australian National Audit Office (2002), Administrations of Grants – Better Practice Guides [3] Canada Public Sector Accounting Board (2007), Guides to preparing public performance reports [4] CCAF-FCVI (1996), Accountability, performance reporting, comprehensive audit – an intergrated perspective [5] CICA Auditing standards No. 5025.32, 5025.38, 5025.40, 5025.41 [6] Comptroller and auditor general of India, Auditing guidelines – Environment and climate change [7] INTOSAI Auditing standards No. 1.0.38, 1.0.40, 2.1.21-22, 3.1.1-2, 2.2.14, 2.2.16, 2.2.38, 3.0.1 [8] INTOSAI (2004), Implementation guidelines for performance auditing [9] Office of the Auditor General of Canada (2000), A framework for identifying risk in grant and contribution programs [10] Office of the Auditor General of Canada (2001), Audits of grant or contribution programs [11] Office of the Auditor General of Canada (2004), Performance audit manual [12] Office of the Auditor General of Alberta – Canada (2003), Systems audit manual [13] Office of the Auditor General of Alberta – Canada (2011), Systems audit checklist [14] Quốc hội (2015), Luật Kiểm toán nhà nước, Luật số 81/2015/QH [15] Quốc hội (2014), Luật Bảo vệ môi trường [16] Vũ Văn Họa (2010), Tăng cường vai trò của KTHĐ ở Việt Nam do KTNN thực hiện [17] Website của KTNN Việt Nam http://kiemtoannn.gov.vn. [18] Website của KTNN Australia http://www.anao.gov.au [19] Website của cơ quan Tổng Kiểm toán Canada http://www.oag-bvg.gc.ca [20] Website của cơ quan Tổng Kiểm toán Alberta (Canada) http://www.oag.ab.ca [21] Website của cơ quan Tổng Kiểm toán Mỹ https://www.gao.gov/products/GAO-13-868T 1406
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2