intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kế toán môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

7
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong khuôn khổ bài viết "Kế toán môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam: Thực trạng và giải pháp", tác giả đưa ra thực trạng kế toán môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp áp dụng rộng rãi kế toán môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kế toán môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

  1. KẾ TOÁN MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Bùi Thị Thu Hương*, Trần Anh Quang** 1 2 TÓM TẮT: Kế toán môi trường đã được thế giới thừa nhận là một giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp đạt tới hoạt động kinh doanh bền vững, nghĩa là vừa đạt được lợi ích kinh tế, vừa bảo vệ môi trường. Ngày nay vì mục tiêu riêng của mình mà các doanh nghiệp đã quên đi những tác động của quá trình sản xuất, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên đến môi trường. Trên thực tế có rất ít doanh nghiệp sản xuất Việt Nam thực sự quan tâm đến thông tin do kế toán môi trường cung cấp nên thực tế chưa thực hiện kế toán môi trường,. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả đưa ra thực trạng kế toán môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp áp dụng rộng rãi kế toán môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam. Từ khóa: Kế toán môi trường; các doanh nghiệp sản xuất; Việt Nam. ABSTRACT: Environmental accounting is recognized worldwide as an effective solution for businesses to achieve sustainable development in terms of economic growth and environmental protection. Today, a large numbers of companies has been trying to utilize natural resources into production with a view to obtaining their own goals at the expense of environment. In Vietnam, there is a fact that manufacturing companies have probably been paying much attention to environmental protection in general, however, those issues have not been fully acknowledged in accounting practices in particular. That is to say, not only accounting techniques but also systematic processes of identifying, measuring and providing environmental accounting information have certain limitations. In this paper, the authors will explore the present status of environmental accounting in manufacturing companies in Vietnam and then propose some widely applied solutions. Key words: environmental accounting, manufacturing company, Vietnam 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, môi trường đang trở thành vấn đề thời sự có tính chất toàn cầu. Sự thay đổi trong nhận thức về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trước các vấn đề môi trường đã đặt kế toán tại các doanh nghiệp trước thách thức: làm sao và bằng cách nào có thể kế toán các yếu tố môi trường? không chỉ thông qua ghi chép và báo cáo các thông tin tài chính, mà còn phải thể hiện được vai trò của kế toán như là một công cụ trợ giúp hữu hiệu cho các nhà quản lý quản trị các vấn đề môi trường trong phạm vi từng đơn vị kinh tế.Tại Việt Nam, việc khai thác sử dụng tài nguyên dẫn đến cạn kiệt cùng với lượng chất thải xả ra môi trường trong quá trình sản xuất gây ra những vấn đề vô cùng nghiêm trọng.Vì vậy, sử dụng công cụ kế toán môi trường để nhận diện và đánh giá các đối tượng kế toán môi trường và tác động của chúng đến sự phát triển kinh tế tài chính của doanh nghiệp là việc làm vô cùng cần thiết. Để làm được điều đó, các doanh nghiệp không chỉ thực hiện công tác kế toán nói chung tại đơn vị, còn cần phải thực hiện công tác kế toán * Học viện Tài chính, 58 Lê Văn Hiến, Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, 11910, Việt Nam ** Đại học Lao động – Xã hội, 43 Trần Duy Hưng,Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà nội, 11313, Việt Nam. Tác giả nhận phản hồi: Bùi Thị Thu Hương . Tel.: +84982928974. E-mail address: buihuong7471@gmail.com; Trần Anh Quang . Tel.: +84985509327. E-mail address: quangktqt@gmail.com
  2. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 983 môi trường. Trong lĩnh vực kế toán môi trường, hiện chưa có những hướng dẫn tổng quát đến cụ thể cho việc áp dụng kế toán môi trường trong doanh nghiệp như việc làm thế nào để nhận diện, thu thập, ghi nhận thông tin, lập báo cáo chi phí, thu nhập, tài sản, nợ phải trả môi trường… Vì vậy, chế độ kế toán hiện hành trong đó có vấn đề kế toán môi trường cần được nghiên cứu và xây dựng để làm cơ sở cho ứng dụng trong thực tế.Điều đó đặt ra vấn đề phải đánh giá đúng thực trạng kế toán môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam, từ đó đưa ra những giải pháp ứng dụng kế toán môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam hiện nay 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VIỆT NAM Qua thực tế nghiên cứu và khảo sát số liệu trong giai đoạn năm 2015 - 2018 trong phạm vi cả nước hiện nay có trên 50 doanh nghiệp đã bắt đầu quan tâm nghiên cứu việc áp dụng kế toán môi trường vào trong doanh nghiệp như các công ty sản xuất xi măng, công ty sản xuất hàng may mặc và các công ty chế biến dầu khí, công ty chế biến nông sản, công ty sản xuất gạch…Qua khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp có thể nhận thấy rằng: Thứ nhất: Về nhận thức của các cấp quản lý về vấn đề bảo vệ môi trường và kế toán môi trường Trong quá trình phát triển, nhiều doanh nghiệp sản xuất Việt Nam đã xác định được đúng hướng đi, sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng sự tin cậy của khách hàng về chất lượng, từng bước nâng cao tiêu chí thân thiện với môi trường và đem lại nhiều giá trị hơn cho khách hàng. Nhiều doanh nghiệp đã đề ra và thực thi các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm như trang bị hệ thống hút bụi công suất lớn, coi trọng công tác vệ sinh công nghiệp trong và ngoài khu vực sản xuất. Đối với các loại chất thải rắn, các doanh nghiệp thường hợp đồng với công ty môi trường đô thị thu gom hàng ngày, tránh tình trạng gây ô nhiễm. Đối với nước thải, các doanh nghiệp thường đầu tư trang bị hệ thống xử lý nước thải. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp còn tổ chức trồng và quy hoạch vành đai cây xanh góp phần làm trong sạch môi trường. Như vậy có thể nói các doanh nghiệp đã và đang có những sự quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường bằng việc đầu tư máy móc, trang thiết bị xử lý ô nhiễm, thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với môi trường và xã hội cao.  Tuy nhiên, trong công tác kế toán, phần lớn các doanh nghiệp lại chưa có sự quan tâm, theo dõi một cách đúng mức. Hầu hết các doanh nghiệp không bố trí cán bộ kế toán chuyên trách để hạch toán các khoản chi phí, thu nhập, tài sản, nợ phải trả môi trường và vẫn duy trì hệ thống kế toán truyền thống, chưa tích hợp các thông tin của kế toán môi trường vào hệ thống kế toán chung. Thứ hai: Về nhận diện chi phí, thu nhập, tài sản, nợ phải trả môi trường Các doanh nghiệp hiện nay đều sử dụng mô hình truyền thống trong thu thập thông tin về chi phí, thu nhập, tài sản, nợ phải trả môi trường. Các thông tin này chủ yếu được thể hiện dưới hình thức tiền tệ. Các chi phí môi trường theo quan niệm của doanh nghiệp thường cho rằng chi phí môi trường là nhỏ, không đáng kể. Một số khoản mục chi phí liên quan đến yếu tố môi trường dễ nhận thấy thì được các công ty hạch toán vào một khoản mục riêng, còn các chi phí môi trường khác thường bị ẩn đi hoặc tính gộp vào chi phí sản xuất chung hay chi phí quản lý doanh nghiệp. Các chi phí này thường được phân bổ cho các sản phẩm, dịch vụ hoàn thành trong kỳ theo khối lượng sản xuất thực tế hoàn thành. Phương pháp sử dụng để phân bổ chi phí là phương pháp truyền thống với một tiêu thức phân bổ duy nhất thường là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nguyên vật liệu chính hoặc chi phí nhân công trực tiếp. Thực tế hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đang thực hiện phân loại chi phí môi trường như sau: - Chi phí xử lý chất thải bao gồm chi phí khấu hao, bảo dưỡng, vận hành các hệ thống xử lý chất thải; chi phí trả lương cho công nhân vệ sinh; lương, nhiên liệu cấp cho đội xe xử lý bụi, chi phí vật tư hoạt động xử lý chất thải, các khoản phí, lệ phí liên quan đến môi trường.
  3. 984 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION - Chi phí ngăn ngừa và quản lý môi trường bao gồm chi phí dịch vụ bên ngoài; chi phí nhân sự của ban KCS; chi phí quan trắc môi trường định kỳ hàng năm; chi phí chăm sóc, trồng cây xanh làm đẹp cảnh quan; chi phí trang bị bảo hộ lao động… - Chi phí phân bổ cho chất thải - Chi phí tái chế Ví dụ chi tiết các loại chi phí môi trường cho từng sản phẩm tại một doanh nghiệp sản xuất xi măng như sau: Bảng 1: Chi tiết chi phí môi trường cho từng sản phẩm công ty CP Xi măng Vicem Hải Vân năm 2017 Chỉ tiêu PCB30 PC40 PCB40 Tổng cộng Giá thành sản phẩm hoàn thành 142.629.122.663 27.533.060.805 730.145.414.305 899.307.597.773 Chi phí xử lý chất thải 542.629.047 53.933.531 2.037.894.422 2.634.457.000 Chi phí ngăn ngừa và quản lý 178.165.322 325.545.868 661.860.410 1.165.571.600 môi trường Chi phí phân bổ cho chất thải 7.844.214.135 1.524.935.131 40.439.542.886 49.808.692.153 Chi phí tái chế - - - - Tổng chi phí môi trường 8.565.008.505 1.904.414.530 43.139.297.718 53.608.720.753 Tỷ lệ chi phí môi trường/ Giá 6,0475% 6,9168% 5,9083% 5,9611% thành sản phẩm (Nguồn: phòng kế toán của Công ty) Ở một số doanh nghiệp đã vận dụng cách phân loại chi phí môi trường theo mức độ hoạt động là cơ sở cho việc tính điểm hoà vốn cho các phương án kinh doanh trong doanh nghiệp điển hình như Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) Bảng 2. Bảng phân loại chi phí theo mức độ hoạt động tại Công ty BSR Yếu tố chi phí Nội dung chi phí Chi phí Chi phí cố biến đổi định CP nguyên vật Chi phí dầu thô X liệu trực tiếp Chi phí xúc tác, phụ gia và hóa phẩm X CP nhân công Lương công nhân vận hành tại các phân xưởng lọc dầu và X trực tiếp PP Các khoản trích theo lương của công nhânvận hành phân X xưởng lọc dầu và PP Chi phí ăn ca X CP sản xuất Chi phí nhân viên quản lý vận hành nhà máy lọc dầu và PP chung - Tiền lương X - Các khoản trích theo lương X Chi phí vật liệu phục vụ bảo dưỡng, sửa chữa X Chi phí công cụ, đồ dùng đưa vào sửa chữa,thay thế trong X nhà máy Chi phí dịch vụ mua ngoài X -Chi phí bảo hiểm các hạng mục công trình X
  4. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 985 -Chi phí bảo dưỡng công trình, thiết bị X -Chi phí thuê chuyên gia hỗ trợ vận hànhvàbảo dưỡng nhà máy, Mooring Master, vận hành phòng thí nghiệm X - Chi phí giám định thiết bị và sản phẩm X -Chi phí bảo vệ môi trường X - Chi phí đào tạo hệ thống quản lý ISO, tuyên truyền giáo dục và huấn luyện về an toàn, môi X trường và phòng cháy, chữa cháy -Chi phí điện, nước X Chi phí khác bằng tiền X (Nguồn: phòng kế toán của Công ty) Các khoản thu nhập môi trường chủ yếu thu được từ việc bán phế phẩm, bán phế liệu còn sử dụng được tạo ra từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các tài sản môi trường tại các doanh nghiệp chủ yếu là tài sản cố định sử dụng cho hoạt động bảo vệ môi trường.Tài sản cố định hữu hình, vô hình sử dụng cho hoạt động bảo vệ môi trường trong doanh nghiệp sản xuất không được tách biệt thành một loại riêng mà được xếp chung vào các loại tài sản cố định của doanh nghiệp và được phân loại theo hình thái biểu hiện. Tùy theo đặc trưng kỹ thuật của tài sản cố định môi trường, chúng sẽ được xếp chung vào các loại tải sản cố định dùng cho sản xuất kinh doanh, như: Nhà cửa, vật kiến trúc; Máy móc, thiết bị; Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn; Thiết bị, dụng cụ quản lý… Nguyên giá tài sản cố định môi trường trong doanh nghiệp được xác định theo nguyên tắc giá phí. Việc xác định nguyên giá tài sản cố định phục vụ cho hoạt động bảo vệ môi trường giống với các tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định. Các khoản nợ phải trả môi trường chủ yếu là các khoản nợ phát sinh đến các chi phí liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường, như: Khoản nợ phái trả cho bên ngoài thuê dọn sạch môi trường, khoản nộp phạt môi trường, thuế tài nguyên, khoản nợ phải trả do thuê ngoài xử lý chất thải … Thứ ba:Về xử lý, hệ thống hóa thông tin kế toán môi trường - Chứng từ sử dụng: Qua khảo sát thực tế hệ thống chứng từ kế toán sử dụng tại 50 doanh nghiệp sản xuất, để thu nhận được thông tin kế toán về tài sản, nợ phải trả, chi phi, thu nhập liên quan đến hoạt động môi trường trong doanh nghiệp, bộ phận kế toán trong doanh nghiệp vận dụng mẫu trong Hệ thống chứng từ kế toán hướng dẫn theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hoặc Thông tư 133/2016/TT-BTC (áp dụng từ ngày 1/1/2017). Cụ thể: + Để phản ánh tài sản môi trường như các trường hợp mua, trích khấu hao và bán hệ thống xử lý nước thải, thiết bị thu gom chất thải…, kế toán lập các chứng từ giống như phản ánh các đối tượng tài sản cố định nói chung tại doanh nghiệp như biên bản giao nhận tài sản cố định, bảng tính và trích khấu hao tài sản cố định, biên bản thanh lý, nhượng bán tài sản cố định…(50/50 doanh nghiệp); + Để phản ánh nợ phải trả môi trường như phí bảo vệ môi trường, các khoản phải nộp do vi phạm luật bảo vệ môi trường…, các doanh nghiệp không tự lập chứng từ mà có nhiệm vụ tiếp nhận các loại chứng từ từ các đơn vị cung cấp dịch vụ (công ty bảo vệ môi trường) và các cơ quan chức năng liên quan như biên lai thu phí môi trường, biên bản phạt vi phạm luật bảo vệ môi trường (50/50 doanh nghiệp);
  5. 986 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION + Để phản ánh các khoản chi phí môi trường như chi phí mua hóa chất để xử lý chất thải, chi phí trả lương cho nhân viên xử lý chất thải, nhân viên dọn vệ sinh nơi làm việc… kế toán sử dụng các chứng từ liên quan như hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng, bảng thanh toán tiền lương làm cơ sở để ghi nhận vào các chi phí liên quan. Theo khảo sát 50/50 doanh nghiệp sử dụng mẫu chứng từ theo quy định của chế độ kế toán mà không thiết kế thêm chỉ tiêu nào phục vụ cho việc theo dõi chi tiết chi phí môi trường; + Để phản ánh các khoản thu nhập môi trường như các khoản thu bán được từ phế phẩm thu hồi thì kế toán tại các doanh nghiệp lập hóa đơn bán hàng hoặc lập phiếu thu. Các loại chứng từ sau khi được lập hoặc được nhận từ các đơn vị liên quan được tổ chức luân chuyển đến các bộ phận kế toán có liên quan. Tại 50/50 doanh nghiệp tiến hành khảo sát chưa có doanh nghiệp nào phân công kế toán môi trường chuyên trách mà vẫn thực hiện luân chuyển chứng từ theo kế toán truyền thống lâu nay vẫn làm. - Tài khoản sử dụng: Qua khảo sát thực tế tại 50 doanh nghiệp sản xuất. Tùy thuộc vào quy mô, các doanh nghiệp lựa chọn áp dụng hệ thống tài khoản kế toán cho các doanh nghiệp được ban hành theoThông tư số 200/2014/TT- BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hoặc Thông tư 133/2016/TT-BTC (áp dụng từ ngày 1/1/2017). Để đáp ứng yêu cầu quản lý doanh nghiệp cụ thể hóa, bổ sung thêm tài khoản cấp 3, cấp 4…phù hợp với nội dung kết cấu và phương pháp hạch toán của tài khoản cấp 1, cấp 2 tương ứng phục vụ cho hệ thống hóa, xử lý thông tin kế toán phục vụ cho công tác quản lý, lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Đối với việc tổ chức hệ thống hóa thông tin kế toán các thông tin liên quan đến chi phí, thu nhập, tài sản, nợ phải trả về môi trường, các doanh nghiệp thực hiện việc theo dõi đồng thời trên các tài khoản đã được thiết lập trong đơn vị. - Các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến tài sản cố định môi trường, được phản ánh vào các loại tài khoản dùng phản ánh tài sản cố định của doanh nghiệp. Tùy theo tính chất của tài sản cố định môi trường sử dụng trong doanh nghiệp mà chúng được phản ánh vào các loại sau: 1) loại Nhà cửa, vật kiến trúc, 2) Máy móc, thiết bị, 3) Phương tiện vận tải, truyền dẫn, 4) Thiết bị, dụng cụ quản lý... - Các khoản chi phí cho hoạt động bảo vệ môi trường, tùy theo mục đích sử dụng mà chúng được phản ánh vào các tài khoản chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí khác. Các chi phi mua hóa chất phục vụ cho làm sạch, vệ sinh môi trường, chi phí xử lý chất thải, lương nhân viên phục vụ cho hoạt động bảo vệ môi trường, khoản phí môi trường...được phản ánh vào chi phí sản xuất chung. Các khoản tiền phạt vi phạm về môi trường... được phản ánh vào chi phí khác. Trong quá trình kế toán tập hợp và phân bổ chi phí để tính giá thành sản phẩm các chi phí môi trường đã bị “ẩn” hết vào trong chi phí sản xuất, rất nhiều nội dung của chi phí môi trường ẩn trong chi phí sản xuất chung. Mặc dù, kế toán có mở sổ chi tiết (6277- chi tiết theo yêu cầu quản lý, 6278 - chi tiết theo yêu cầu quản lý) nhưng các số liệu không được sử dụng cho mục đích xác định chi phí môi trường trong giá thành sản phẩm. Các chi phí môi trường trong chi phí chung đều được tính và phân bổ cho các đối tượng tính giá thành giống như các chi phí sản xuất khác. Các chi phí môi trường theo quan điểm của các doanh nghiệp sản xuất được khảo sát qua quá trình tìm hiểu thì họ cho rằng chi phí môi trường là nhỏ, không đáng kể. Môt số khoản mục chi phí liên quan đến yếu tố môi trường dễ nhận thấy thì được Công ty đưa vào môt khoản mục riêng, còn các chi phí môi trường khác lại thường bị ẩn đi hoặc tính gộp vào trong các khoản khác nằm ở chi phí sản xuất chung hay chi phí quản lý doanh nghiệp. Ví dụ tại công ty cổ phần xi măng Vicem Hải Vân các khoản chi phí môi trường khi phát sinh được tổ chức hạch toán như sau:
  6. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 987 + Đối với chi phí khấu hao các thiết bị xử lý chất thải: Kế toán toán văn phòng Công ty sẽ thực hiện việc lập bảng tính trích khấu hao cho các thiết bị xử lý này, sau đó hạch toán phân bổ vào TK 62741- Chi phí sản xuất chung - Phương tiện vận tải - phân xưởng 1, TK 62742- Chi phí sản xuất chung - Phương tiện vận tải - phân xưởng 2. + Đối với chi phí tiền lương: Chi phí này được hạch toán vào 62771 - Chi phí dịch vụ mua ngoài phân xưởng 1, 62772 - Chi phí dịch vụ mua ngoài theo từng phân xưởng 2. Bộ phận quản lý môi trường tại Công ty do ban KCS - ISO chịu trách nhiệm, Kế toán tiến hành hạch toán vào TK 6421- Chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp. + Đối với các khoản phí, lệ phí, thuế: Các khoản phí, lệ phí, thuế liên quan đến môi trường phát sinh tại Công ty kế toán sử dụng TK 6425 - Chi phí thuế, phí, lệ phí. + Đối với chi phí dịch vụ mua ngoài khác: kế toán hạch toán vào TK 6427 - Chi phí dịch vụ mua ngoài + Các khoản nợ phải trả về hoạt động bảo vệ môi trường, các doanh nghiệp không có tiêu chuẩn cố định để phản ánh, thường được phản ánh vào tài khoản phải trả người bán hoặc tài khoản phải trả, phải nộp khác. Các khoản tiền thuê các đơn vị tư vấn bên ngoài xử lý môi trường, khắc phục sự cố môi trường, khoản tiền phải bồi thường các khoản thiệt hại môi trường do tràn chất thải… được phản ánh vào tài khoản phải trả người bán hoặc tài khoản phải trả, phải nộp khác tùy theo quan điểm của mỗi doanh nghiệp. + Đối với các loại phế liệu, phế phẩm còn sử dụng được khi bán ra bên ngoài các doanh nghiệp xem như là hoạt động thanh lý tài sản và phản ánh vào tài khoản thu nhập khác. Thứ tư: Về cung cấp thông tin kế toán môi trường Qua khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp sản xuất, 100% các doanh nghiệp lập Báo cáo tài chính theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hoặc Thông tư 133/2016/TT-BTC (áp dụng từ ngày 1/1/2017), các chỉ tiêu liên quan đến kế toán môi trường chưa được trình bày riêng rẽ và thuyết minh độc lập. Các thông tin liên quan đến tài sản môi trường được ghi nhận vào Bảng cân đối kế toán và được trình bày trên chung trên chỉ tiêu “Tài sản cố định hữu hình”. Các thông tin liên quan đến nợ phải trả môi trường được ghi nhận vào chỉ tiêu “Phải trả người bán” (“Phải trả người bán ngắn hạn”, “Phải trả người bán dài hạn”) hoặc “ Phải trả khác” (“Phải trả khác ngắn hạn”, “Phải trả khác dài hạn”) trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Các thông tin liên quan đến chi phí môi trường được ghi nhận vào chỉ tiêu “Giá vốn hàng bán”, “Chi phí quản lý doanh nghiệp”, “Chi phí khác” trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Các thông tin liên quan đến thu nhập môi trường được ghi nhận vào chỉ tiêu “Thu nhập khác” trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 3. GIẢI PHÁP ÁP DỤNG KẾ TOÁN MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VIỆT NAM Để áp dụng được kế toán môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam, cần thực hiện một số vấn đề mang tính nền tảng sau: + Thứ nhất, xây dựng và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, hiểu biết về tầm quan trọng của kế toán môi trường trong doanh nghiệp Trong bối cảnh hiện nay khi mà ý thức về môi trường của người tiêu dùng đã được nâng cao cùng với sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành, nếu doanh nghiệp chỉ quan tâm và chú trọng vào những lợi ích trong ngắn hạn, đồng thời đưa ra những chính sách và hành động có ảnh hưởng xấu đến môi trường thì hậu quả sẽ không chỉ là những hình phạt từ các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, mà nghiêm trọng hơn là sự tẩy chay của người tiêu dùng. Chính vì vậy các doanh nghiệp cần thay đổi quan niệm là quan tâm đến môi trường không chỉ là vấn đề đạo đức mà những thiệt hại môi trường do doanh nghiệp gây ra sẽ trở thành những thiệt hại kinh tế cho chính bản thân doanh nghiệp. Như vậy để làm được
  7. 988 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION những điều đó, bảo vệ môi trường cần bắt đầu bằng việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các nhà quản trị doanh nghiệp và đội ngũ những người lao động trong các doanh nghiệp. + Thứ hai, nhận diện tách bạch rõ ràng các nội dung về doanh thu, chi phí, tài sản, nợ phải trả liên quan đến môi trường trong doanh nghiệp. Nhận diện tài sản môi trường là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai, được sử dụng cho mục đích bảo vệ môi trường. Tài sản môi trường bao gồm: Thiết bị xử lý chất thải, thiết bị xử lý ô nhiễm… Tài sản môi trường có thể là tài sản dài hạn (tài sản cố định) hoặc các tài sản ngắn hạn. Nhận diện Nợ phải trả môi trường là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp liên quan đến chi phí môi trường phát sinh tại doanh nghiệp và đáp ứng các tiêu chí để công nhận một trách nhiệm. Nhận diện Thu nhập môi trường là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ hoạt động bảo vệ môi trường trong doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Nhận diện chi phí môi trường một cách rõ ràng và phù hợp với loại quyết định quản trị là cơ sở cho việc thu thập, xử lý và truyền đạt các thông tin chi phí môi trường cho nhà quản trị ra quyết định. Để khắc phục thực trạng chi phí môi trường còn chưa được nhận diện đầy đủ làm ảnh hưởng tới thông tin cung cấp cho nhà quản trị để kiểm soát chi phí và hướng tới việc ra quyết định kinh doanh. Trên cơ sở hướng dẫn của UNDSD (2001), chi phí môi trường được phân loại theo dòng vật liệu sẽ thuận tiện cho việc áp dụng kế toán quản trị chi phí môi trường trong doanh nghiệp. Theo đó chi phí môi trường trong doanh nghiệp sản xuất sẽ được chi tiết trong bảng sau: Bảng 3. Phân loại chi phí môi trường theo dòng vật liệu trong các DNSX STT Danh mục chi phí 1 Chi phí xử lý chất thải Chi phí khấu hao các thiết bị có liên quan đến xử lý chất thải (Khấu hao PX xử lý chất thải, PX 1.1 nước thải, lò đốt…) 1.2 Chi phí nhân công xử lý chất thải (chi phí nhân công PX xử lý chất thải, nước thải…) Chi phí vật liệu xử lý chất thải: Chi phí nhiên liệu máy xử lý sự cố , Chi 1.3 phí hóa chất xử lý chất thải…, Chi phí liên quan đến dịch vụ mua ngoài để xử lý chất thải: Các khoản chi phí dọn vệ sinh, sửa chữa, đền bù (CP nạo vét , dọn vệ sinh tuyến đường vào nhà máy, Chi phí cắt cỏ, tạp vụ, vệ sinh 1.4 mặt bằng, Chi phí dịch vụ vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại,Chi phí diệt côn trùng, chi phí bao Jumbo đựng xúc tác thải…) Các khoản phí và thuế về chất thải và xử lý chất thải (phí Bảo vệ môi trường đối với nước thải công 1.5 nghiệp, phí Bảo hiểm cho các trách nhiệm về môi trường…) 2 Chi phí ngăn ngừa và quản lý môi trường Chi phí lao động cho hoạt động ngăn ngừa và quản lý môi trường (chi phí nhân viên phụ trách môi 2.1 trường …) Dịch vụ thuê ngoài ngăn ngừa rủi ro môi trường (Chi phí vật tư phục vụ ngày Cleaning day, Chi phí 2.2 dự phòng nóng, mua bản tin thời tiết, chi phí dịch vụ khảo sát môi trường lao động…) 2.3 Chi phí nghiên cứu và phát triển các dự án môi trường Chi phí phát sinh cho việc sử dụng các kỹ thuật làm sạch và những nguyên vật liệu thân thiện với 2.4 môi trường
  8. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 989 Chi phí quản lý môi trường khác (Chi phí bảng hiệu phục vụ an toàn, Chi phí dụng cụ vệ sinh cho 2.5 phòng ATMT, Chi phí in giấy phép làm việc phục vụ phòng ATMT…) 3 Chi phí của chất thải 3.1 Chi phí vật liệu (xúc tác…) của chất thải 3.2 Chi phí chế biến chất thải (nhân công và khấu hao thiết bị chế biến chất thải…) + Thứ ba, bổ sung thêm các chứng từ, tài khoản kế toán phản ánh nội dung liên quan đến môi trường Trong danh mục chứng từ kế toán của đơn vị kế toán cần bổ sung các chứng từ để thu thập những thông tin ban đầu phục vụ cho kế toán môi trường. Trên cơ sở các loại chứng từ hướng dẫn cho các doanh nghiệp theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC hoặc Thông tư số 133/2016/TT-BTC, doanh nghiệp cần lựa chọn các chứng từ phù hợp để thu nhận thông tin các hoạt động môi trường trong đơn vị. Trên cở sở danh mục hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp theo thông tư số 200/2014/TT-BTC hoặc Thông tư 133/2016/BTC, để hệ thống hóa và xử lý thông tin kế toán môi trường các doanh nghiệp sản xuất xi măng cần mở chi tiết thêm một số tài khoản kế toán để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động môi trường: - Đối với tài sản cố định hữu hình và vô hình môi trường không nhất thiết phải thiết lập thêm tài khoản cấp 1, 2 mà chỉ cần mở chi tiết thêm tài khoản cấp 3 để phản ánh phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm toàn bộ tài sản cố định sử dụng cho hoạt động môi trường theo nguyên giá. Trên cơ sở Tài khoản 2111- nhà cửa, vật kiến trúc (Tài khoản cấp 2) doanh nghiệp cần mở chi tiết cho đối tượng là nhà cửa, vật kiến trúc sử dụng cho hoạt động bảo vệ môi trường. Tài khoản 2112- Máy móc, thiết bị, doanh nghiệp cần mở chi tiết thêm cho đối tượng là máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động bảo vệ môi trường. Tài khoản 2131- Quyền sử dụng đất, doanh nghiệp cần mở chi tiết cho đối tượng là quyền sử dụng đất cho hoạt động bảo vệ môi trường… - Đối với các khoản nợ phải trả môi trường không nhất thiết phải thiết lập thêm tài khoản cấp 1 mà chỉ cần mở chi tiết thêm tài khoản cấp 2, 3 để phản ánh các khoản nợ phải trả môi trường và tình hình thanh toán các khoản nợ môi trường. Trên cơ sở tài khoản phải trả người bán hoặc tài khoản phải trả, phải nộp khác doanh nghiệp cần mở chi tiết theo từng đối tượng nợ phải môi trường. - Đối với khoản dự phòng phải trả môi trường, doanh nghiệp không nhất thiết phải mở thêm tài khoản cấp 1, 2 để hệ thống hóa và xử lý thông tin đối tượng kế toán dự phòng nợ phải trả môi trường mà căn cứ vào tài khoản cấp 2 “dự phòng phải trả khác” mở thêm tài khoản chi tiết TK 3524 - “Chi tiết dự phòng phải trả môi trường” để phản ánh khoản dự phòng môi trường phải trả hiện có và tình hình trích lập và sử dụng dự phòng phải trả môi trường. - Để phục vụ cho việc ghi nhận chi phí môi trường cho mục tiêu quản trị chi phí, tác giả cho rằng nên giữ nguyên hệ thống tài khoản kế toán hiện đang được áp dụng tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên, các tài khoản kế toán chi phí sản xuất của doanh nghiệp cần được chi tiết cho nội dung chi phí môi trường như sau: Bảng 4. Tài khoản kế toán chi phí môi trường Tài khoản cấp Tài khoản cấp 2 TK cấp 3 TK cấp 4 1 Chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí là TK 621 Chi phí môi trường nhà máy hay phân xưởng Chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí là TK 622 Chi phí môi trường nhà máy hay phân xưởng
  9. 990 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION Chi tiết theo địa điểm TK 627 Chi tiết theo nội dung chi phí Chi phí môi trường phát sinh TK 641,642 Chi tiết theo nội dung chi phí Chi phí môi trường TK 811 Chi phí môi trường TK 154,155 Chi tiết theo sản phẩm Chi phí môi trường - Đối với các khoản thu nhập môi trường không nhất thiết phải thiết lập thêm tài khoản cấp 1 mà căn cứ vào tài khoản cấp 1 (TK 711 - “Thu nhập khác”) mở thêm tài khoản chi tiết của TK 711-Thu nhập môi trường để phản ánh thu nhập môi trường trong doanh nghiệp. + Thứ tư, lập các báo cáo kế toán quản trị liên quan đến môi trường. Để phục vụ cho trách nhiệm giải trình của Ban giám đốc, doanh nghiệp nên lập một số báo cáo nội bộ về môi trường theo mục tiêu quản trị. Báo cáo kế toán quản trị môi trường được lập và trình bày theo yêu cầu quản trị cụ thể của doanh nghiệp. Trong các thông tin liên quan đến hoạt động môi trường, thông tin về chi phí môi trường được quan tâm nhiều nhất, đây là loại thông tin chủ yếu giúp các doanh nghiệp kiểm soát và quản trị chi phí môi trường trong doanh nghiệp. + Thứ năm, cần ban hành chế độ kế toán cho việc tổ chức kế toán môi trường trong doanh nghiệp. Chế độ hiện hành chưa có các văn bản hướng dẫn doanh nghiệp trong việc bóc tách và theo dõi được chi phí môi trường trong chi phí sản xuất kinh doanh, chưa có các tài khoản cần thiết để hạch toán các khoản chi phí môi trường cũng như doanh thu hay thu nhập trong trường hợp doanh nghiệp có hệ thống xử lý chất thải bán quyền thải ra môi trường cho các doanh nghiệp cùng ngành (nếu có). Bên cạnh đó, đưa các khoản chi phí và thu nhập này vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và trình cụ thể trên thuyết minh báo cáo tài chính để từ đó có thể đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp chính xác nhất. 4. KẾT LUẬN Với việc nghiên cứu thực trạng kế toán môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam cùng với việc hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan hi vọng rằng những đề xuất của tác giả đưa ra sẽ là những gợi ý có ích để các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam vận dụng trong quá trình tổ chức công tác kế toán tại đơn vị mìnhvới phương pháp luận tiếp cận có hệ thống của kế toán môi trường và những lợi ích mà nó mang lại, rõ ràng đây là một bộ công cụ rất hữu hiệu để hỗ trợ các doanh nghiệp đạt được yêu cầu về kinh doanh bền vững, nghĩa là đảm bảo cân bằng ba yếu tố: kinh tế, môi trường và trách nhiệm xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO: [1] Bộ Tài chính, (2014), Thông tư số 200/2014/TT - BTC. [2] Bộ Tài chính, (2016), Thông tư số 133/2016/TT - BTC . [3] Lê Thị Loan, (2017), Kế toán quản trị môi trường - Định hướng vận dụng tại các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam, Tạp chí Khoa học trường Đại học Hồng Đức, số tháng 02/2017. [4] Phạm Đức Hiếu, (2012), Giáo trình kế toán môi trường trong doanh nghiệp, NXB Giáo dục. [5] Phạm Hoài Nam, (2016), Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính. [6] United Nations (2001), Environmental Management Accounting Procedures and Principles [7] United Nations Conference on Trade and Development (2002). Accounting and Financial Reporting for Environmental Costs and Liabilities [8] United Nations Divisionfor Sustainable Development (2001), Environmental management accounting procedures and principles. [9] USEPA (1995), An introduction environmental accounting as a business management tool: Key concepts and terms.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2