intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thuốc bôi ngoài da: Bôi bên ngoài, hại bên trong?

Chia sẻ: Pepo Lovely | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

76
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mùa hè cũng là mùa của các bệnh ngoài da. Trong điều trị các bệnh da, người ta thường sử dụng thuốc uống và thuốc bôi. Đa phần thuốc bôi chỉ có tác dụng tại chỗ. Nhưng khi diện tích da bị bệnh lớn hoặc tổn thương sâu thì thuốc có cơ hội ngấm qua da và gây nên những tác dụng toàn thân không khác gì thuốc uống.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thuốc bôi ngoài da: Bôi bên ngoài, hại bên trong?

  1. Thuốc bôi ngoài da: Bôi bên ngoài, hại bên trong? Mùa hè cũng là mùa của các bệnh ngoài da. Trong điều trị các bệnh da, người ta thường sử dụng thuốc uống và thuốc bôi. Đa phần thuốc bôi chỉ có tác dụng tại chỗ. Nhưng khi diện tích da bị bệnh lớn hoặc tổn thương sâu thì thuốc có cơ hội
  2. ngấm qua da và gây nên những tác dụng toàn thân không khác gì thuốc uống. Các dạng thuốc bôi Hiện nay có nhiều dạng thuốc bôi trên thị trường như mỡ benzosali, hồ nước, mỡ acyclovir, kem nghệ, kem kẽm oxit, dung dịch sát khuẩn, dung dịch xanh-methylen... Thật không thể đếm hết được có bao nhiêu loại thuốc bôi được bày bán. Tuy nhiều thế nhưng nhìn chung, thuốc bôi bao gồm một hoặc nhiều thành phần sau đây: chất béo, nước, bột và thuốc. Tuỳ từng sự kết hợp, tuỳ từng tỷ lệ thành phần mà chúng ta có những dạng thuốc bôi khác nhau. Có 5 loại thuốc bôi cơ bản đó là: dạng dung dịch, dạng bột, dạng hồ, dạng kem và dạng mỡ. Dạng dung dịch: Đây là dạng thuốc bôi mà trong đó bao gồm hai thành phần là dung môi và thuốc tạo thành một dung dịch đồng nhất. Dung môi có thể là nước, cồn, ete, axeton, clorofor hoặc glycerin. Thuốc là thành phần chủ đạo vì nó sẽ quyết định hoạt tính dược lý. Đa phần chúng là các thuốc sát trùng như xanh metylen, axit boric, tím gentian. Dạng dung dịch chủ yếu dùng với vết thương, loét da, chảy nước. Dạng bột là hỗn hợp khá đồng đều của tá dược và thuốc. Tá dược thường được sử dụng là các loại bột có khả năng thấm hút nước mạnh như bột gạo, bột than, bột talc (Mg2SiO3), bột kaolin (Al2SiO3), bột bismuth. Thuốc trong công thức của thuốc bột thường là các kháng sinh như clorocid. Thuốc bôi dạng này chủ yếu được dùng với các vết thương nhiễm trùng chảy nước nhiều và liên tục. Thuốc mỡ là một dạng thuốc chủ yếu nhất trong họ hàng nhà thuốc bôi. Thành phần của nó có mỡ hoặc chất béo nên
  3. thuốc dễ ngấm vào sâu và tác dụng tốt. Chất béo thông dụng là vaselin và lanoline. Thuốc được pha vào là các chất diệt khuẩn như kháng sinh, các axit hữu cơ, các chất làm bong vảy da như axit salicylic, các kháng sinh chống nấm, corticoid, vitamin... Thuốc mỡ chỉ được dùng khi vết thương đã khô và đóng vảy. Dạng hồ là dạng thuốc bôi trong đó thành phần giống như thuốc mỡ, bao gồm chất béo, bột tạo hình và thuốc. Nhưng ở dạng này, thành phần bột tạo hình nhiều hơn, từ 30-50% tổng hàm lượng. Vì có nhiều bột hơn nên nó được sử dụng trong giai đoạn bán cấp, vết thương chuẩn bị se da. Kem là một dạng thuốc bôi mà thành phần của nó có đủ: mỡ, glycerin, nước và thuốc. Vì có thêm nước nên nó có vẻ nhão hơn các dạng khác và cũng vì thế mà nó mát hơn. Nó thường được dùng để chế tạo mỹ phẩm. Thuốc đôi khi cũng được bào chế dạng kem với chủ định là làm mát da. Thuốc có thể ngấm vào cơ thể gây tác động toàn thân. Những lưu ý Có một điều lưu ý, dù sử dụng dạng nào thì thuốc bôi không chỉ tác dụng tại chỗ bôi, nó hoàn toàn có nguy cơ gây ra tác dụng toàn thân. Và đây chính là tác hại của thuốc bôi khi sử dụng bất cẩn. Diện tích da bôi thuốc rộng, nồng độ thuốc cao, sử dụng kéo dài là ba yếu tố chủ đạo gây ra những tác phụ ngoại ý ở bên trong cơ thể. Thuốc sẽ có nhiều cơ hội đi vào máu, tích luỹ trong các cơ quan và gây ra những tác dụng không mong muốn. Ví dụ, salicylic là một thuốc đầu bảng làm bạt sừng, bong vảy điều trị đặc hiệu những bệnh có dày sừng như vảy đầu (cứt trâu) ở trẻ dưới 1 tuổi, vảy nến, mụn trứng cá do bài tiết
  4. quá nhiều. Tuy nhiên, nó lại có thể ngấm vào cơ thể gây ra tác hại trên hệ thần kinh. Hai biến chứng khó chịu nhất là chóng mặt, nhức đầu do salicylic, đặc biệt khi sử dụng quá nhiều ở những đối tượng sẵn có những biểu hiện này. Nhiều trường hợp ngộ độc salicylic quá gây ra hội chứng salicylic. Đây là một hội chứng toàn thân mà do cơ thể hấp thu quá nhiều salicylic gây ra. Các dấu hiệu của hội chứng này bao gồm: da xanh, mệt mỏi, chóng mặt, rối loạn hô hấp, ù tai, buồn nôn, lú lẫn. Đã có trường hợp trẻ em bị tử vong do khi bôi thì uống nhầm salicylic gây ra phù thanh quản, hẹp thanh quản cấp tính. Tương tự, aciclovir là một thuốc ức chế virút gây bệnh trên da như zona thần kinh. Nó có tác dụng khá tốt khi được dùng tại chỗ. Nhưng nó cũng có thể gây ra phản ứng toàn thân. Một trong các phản ứng toàn thân rõ rệt của loại thuốc này là dị ứng. Trên những bệnh nhân hen cơ địa, aciclovir có thể gây ra phát ban quanh rốn mặc dù chúng bôi ở trên mặt, xuất hiện các ban đỏ dạng sẩn, cục nổi hẳn lên trên mặt da. Tác hại này là do thuốc đã ngấm vào máu, đi từ vị trí bôi đến nơi bộ phận ở da và gây ra dị ứng da. Bôi càng rộng thì mức độ dị ứng càng nặng. Một thuốc khác cũng cần cảnh báo là calcipotriol. Đây là một dẫn xuất của vitamin D được dùng trong trị liệu vảy nến. Nó có tác dụng ức chế sự tăng sinh tế bào sừng làm tăng biệt hoá tế bào theo hướng bình thường. Nhưng một khi được ngấm vào trong máu thì chúng lại tác động mạnh lên hệ thần kinh trung ương và gây ra đau đầu. Do có thể có những tác hại toàn thân nên người bệnh hãy cẩn thận khi dùng thuốc bôi trên diện rộng và dài ngày, nhất là với người già và trẻ em. Tốt nhất, không nên bôi quá 3% diện tích cơ thể (diện tích một bàn tay tương ứng 1%) và không nên bôi quá dài ngày nên kết thúc sớm trước 2 tuần.
  5. Trong mọi trường hợp, chúng ta phải tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2