intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thương hiệu của bạn đã mạnh đến đâu?

Chia sẻ: Anhthao_1 Anhthao_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

76
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cắt giảm ngân sách và rút gọn số lượng nhân viên có thể giúp bạn hạn chế các hoạt động marketing và chi phí, nhưng để thương hiệu của bạn không chỉ sống sót mà còn phát triển tốt trong tình trạng suy thoái, bạn phải hành động và đảm bảo nó tiếp tục duy trì được sức mạnh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thương hiệu của bạn đã mạnh đến đâu?

  1. Thương hiệu của bạn đã mạnh đến đâu? Cắt giảm ngân sách và rút gọn số lượng nhân viên có thể giúp bạn hạn chế các hoạt động marketing và chi phí, nhưng để thương hiệu của bạn không chỉ sống sót mà còn phát triển tốt trong tình trạng suy thoái, bạn phải hành động và đảm bảo nó tiếp tục duy trì được sức mạnh. Một thương hiệu yếu rất dễ bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng, sự xâm lấn của đối thủ cạnh tranh và áp lực từ các thành viên trong kênh phân phối. Trong thời kỳ khó khăn, một thương hiệu yếu có rất ít khả năng thu hút khách hàng
  2. ngoại trừ việc giảm giá và khuyến mãi rầm rộ để gia tăng sự quan tâm từ khách hàng. Trái lại, một thương hiệu mạnh có nhiều điều kiện để chống chọi với sự suy giảm của thị trường với mức giá và lợi nhuận biên cao nhờ có sự khác biệt trong nhận thức của khách hàng. Sự khác biệt giúp thương hiệu được tiếp nhận và được đánh giá cao hơn. Một thương hiệu mạnh cũng cho phép doanh nghiệp ngăn chăn những nguy hiểm đến từ đối thủ cạnh tranh, bởi vì nó khác biệt và không dễ dàng b ị sao chép. Lợi ích đến từ một thương hiệu mạnh bao gồm cả sự gia tăng giá trị thị trường của doanh nghiệp cho các nhà đầu tư, sự gia tăng này phù hợp với giá trị khách hàng, hiệu quả hoạt động, tài sản vô hình, uy tín cũng như lợi thế đàm phán với nhà cung cấp, nhà phân phối và triển vọng M&A cao hơn. Thương hiệu càng mạnh tổ chức của bạn hoạt động càng năng suất và hiệu quả, bởi vì nhân viên của bạn được tổ chức chuyên nghiệp và được quan tâm. V ậy điều gì làm cho một thương hiệu trở nên mạnh mẽ? Một thương hiệu phân biệt bản thân mình với đối thủ bằng việc trở nên: Có ý nghĩa: Một thương hiệu mạnh có liên quan và hấp dẫn khách hàng mục tiêu của nó. Một vài thương hiệu tạo ra nhu cầu; một số khác đáp ứng nhu cầu – cho dù cách nào, khách hàng mà bạn quan tâm cần phải quan tâm đến những gì mà bạn cung cấp. Khác biệt: Một thương hiệu mạnh đem đến cho doanh nghiệp một lợi thế nhất định so với các đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, sự khác biệt phải tạo ra sự khác biệt trên thị trường – khách hàng của bạn cần tiếp nhận sự khác biệt và nghĩ rằng nó quan trọng. Đáng tin cậy: Một thương hiệu mạnh không nên ba hoa hoặc quảng bá vượt quá sự thật. Ngày nay mọi người biết và nghi ngờ một cách rất bản năng – họ
  3. hiểu nếu cái gì đó nghe có vẻ quá tốt thì khó trở thành sự thật. Vì thế cách mà bạn quảng bá thương hiệu của mình nên chính xác và đáng tin cậy. Siêu việt: Một thương hiệu mạnh truyền đạt giá trị vược xa cái cung cấp cụ thể. Thực tế là sản phẩm tuyệt vời đến và đi. Một thương hiệu mạnh gia tăng giá trị cho một sản phẩm tuyệt vời, khi nó là tuyệt vời, và vẫn cho mọi người lý do để mua, kể cả khi nó không còn là một sản phẩm tuyệt vời. Giàu kinh nghiệm: Một thương hiệu mạnh cần được thể hiện và chuyền tải thông điệp một cách phù hợp ở tất cả những điểm tiếp xúc với khách hàng – không chỉ trong quảng cáo, các phương tiện truyền thông mà còn trong tất cả những gì doanh nghiệp làm.
  4. Tuy nhiên sức mạnh của một thương hiệu không chỉ được đo lường thông qua người mua, sử dụng thương hiệu tiếp nhận nó. Sự thấu hiểu từ bên trong nội bộ – những người có trách nhiệm phát triển và đem thương hiệu đến với người tiêu dùng – cũng đóng một vai trò quan trọng. Việc nhận thức của nội bộ đối với sức mạnh thương hiệu, bao gồm thương hiệu là: Có thể chống đỡ: Một thương hiệu mạnh đảm bảo cho doanh nghiệp có thể cạnh tranh trong hiện tại và tương lai. Không phụ thuộc vào những yếu tố nhất thời hay một ý tưởng ngắn hạn, một thương hiệu nên là một sự xác nhận vĩnh viễn hướng đến sự phát triển liên tục và sáng tạo. Gia tăng giá trị kinh doanh: Một thương hiệu mạnh khiến công việc kinh doanh trở nên có ý nghĩa. Bạn nên đo lường và quản lý các mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận từ thương hiệu. Thông thường nó là: Chi phí thương hiệu à tài sản hình ảnh thương hiệu à sự yêu thích của khách hàng à khách hàng mua/mua lại sản phẩm àgia tăng lợi nhuận K ết nối rõ ràng: Một thương hiệu mạnh được định nghĩa và mô tả rõ ràng với tất cả những người sử dụng để họ có thể hiểu và cũng cố nó trong khi ra quyết định và hành động hàng ngày. Thương hiệu mạnh nên hướng về tổ chức và định hướng các hoạt động kinh doanh đ ơn lẻ của doanh nghiệp. Tổ chức hóa: Một thương hiệu mạnh phải hơn một tầm nhìn mà một doanh nghiệp thể hiện trong quảng cáo – nó phải là những gì nó làm và là những gì nó truyền đạt. Tổ chức hóa một thương hiệu liên q uan đến việc quản lý thận trọng và có hệ thống của doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến thương hiệu – nhận dạng và thực hiện các chương trình, sáng kiến để truyền tải các giá trị và đặc tính thương hiệu thông qua các hoạt động chính của tổ chức. Thay vì ở đó than phiền về tính hữ hạn của ngân sách marketing, chi phí truyền thông đắt đỏ, hãy sử dụng những tiêu chuẩn ở trên và đánh giá lại
  5. thương hiệu của bạn. Làm như thế, bạn sẽ tìm ra đ ược điểm cần ưu tiên trong các nỗ lực xây dựng thương hiệu. Bạn cũng có thể tìm ra phương pháp làm mạnh thương hiệu một cách hiệu quả mà không phải phụ thuộc quá nhiều vào tiền.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0