intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thương hiệu của các công ty tư vấn

Chia sẻ: Minhanh Minhanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

194
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thương hiệu của các công ty tư vấn, khác với thương hiệu hàng hoá sản xuất, mang rất nhiều nét đặc trưng. Và để có được một thương hiệu tốt, các công ty tư vấn đã phải trả giá không ít. Hãy thử điểm xem các tên tuổi lớn trong làng tư vấn thế giới, những PricewaterhouseCooper, Barker & Mckenzie, Ernst & Young, BCG, McKinsey & Co....để rồi rút ra một kết luận rằng, những thương hiệu tên tuổi đó đã có một bề dày lịch sử trên dưới 100 năm, với những lao động sáng tạo không ngừng và cả một sự đầu tư nghiêm túc......

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thương hiệu của các công ty tư vấn

  1. Thương hiệu của các công ty tư vấn Nhật Thu BWP Thương hiệu của các công ty tư vấn, khác với thương hiệu hàng hoá sản xuất, mang rất nhiều nét đặc trưng. Và để có được một thương hiệu tốt, các công ty tư vấn đã phải trả giá không ít. Hãy thử điểm xem các tên tuổi lớn trong làng tư vấn thế giới, những PricewaterhouseCooper, Barker & Mckenzie, Ernst & Young, BCG, McKinsey & Co....để rồi rút ra một kết luận rằng, những thương hiệu tên tuổi đó đã có một bề dày lịch sử trên dưới 100 năm, với những lao động sáng tạo không ngừng và cả một sự đầu tư nghiêm túc không những của các ông chủ mà còn của các nhân viên - những viên gạch xây nên những lâu đài bất hủ. Việc tạo ra thương hiệu là cả một quá trình sáng tạo đắt giá mà nếu thiếu nó, cơ hội thành công của bất cứ công ty tư vấn nào cũng có thể chi là con số không. Do vậy, việc tạo ra một thương hiệu chính là nhiệm vụ quan trọng đầu tiên. Và cần phải thừa nhận rằng, quá trình đầu tư vào việc xây dựng thương hiệu không phải là ngày một ngày hai mà đòi hỏi các nhà đầu tư phải có chiến lược lâu dài. Thực tế đã chứng minh rằng không thể có được một thương hiệu tử tế trên thương trường với một thời gian ngắn ngủi, và cũng không dễ gì mua được thương hiệu đó bằng tiền; nếu không, trong trường hợp ngược lại, nó sẽ khai tử rất nhanh. Chắc chưa ai quên được vụ scandal tai tiếng của Andersen mùa hè năm ngoái đây. Và khoản tiền phạt có lẽ còn cao hơn nhiều so với mức 7 triệu dollars - mức mà Andersen phải trả cho Ủy ban chứng khoán. Và lịch sử tách rời Arthur Andersen và Andersen Consulting cũng là một ví dụ. Trong quá trình tách rời hai bộ phận kiểm toán và tư vấn của công ty này với khoảng thời gian dăm ba năm, các cơ quan chức năng đã yêu cầu Andersen Consulting thay đổi tên gọi. Và sau khi đổi tên, Andersen Consulting đã mất rất nhiều công sức cũng như tiền bạc trong việc gây dựng thương hiệu cho mình. Tính sơ sơ, Andersen Consulting đã phải móc hầu bao 5 tỷ dollars để đầu tư đánh bóng thương hiệu của mình. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, một thương hiệu quen thuộc đối với các khách hàng thật sự đáng giá hơn nhiều lần giá cả mà họ thỏa thuận mua bán, bởi vậy việc "đánh bóng" tên tuổi của công ty trên thương trường chính là một nhiệm vụ hàng đầu của các chuyên viên nhãn hiệu. Đối với các khách hàng, một khó khăn thường gặp là khi họ quyết định nên chọn
  2. "mặt" công ty nào để "gửi va øng". Như vậy họ đã đánh mất một nguồn lợi lớn - đó chính là thời gian, mà thời gian lại chính là tiền bạc. Một tên tuổi quen thuộc sẽ giúp khách hàng tiết kiệm được tiền bạc và giảm thiểu các nguy cơ rủi ro. Như vậy, một thương hiệu tốt cho phép công ty: * Hoạch định ra một biểu giá phí dịch vụ tương đối cao. Một tiếng đồng hồ tư vấn của một Partner các công ty tư vấn hàng đầu thế giới có giá từ 350-500$. * Mở rộng lĩnh vực hoạt động của mình dưới cùng một thương hiệu. Các công ty kiểm toán lớn vẫn thường kèm thêm dịch vụ tư vấn đầu tư, tư vấn thuế hoặc cung cấp nguồn nhân lực. * Có nhiều cơ hội để thu hút khách hàng và đạt được các thỏa thuận có lợi với khách hàng trong việc ký kết các hợp đồng với giá ưu đãi cũng như việc thu hút sự chú ý của các phương tiện truyền thông. Nếu như Bạn đang ôm ấp ý tưởng tạo dựng cho mình một thương hiệu mạnh, hãy bắt đầu từ việc tạo ra một hình ảnh của chính công ty Bạn, mà hình ảnh này phải luôn gắn liền với logo cũng như các khẩu hiệu hoặc các blank công văn giấy tờ. Cũng không đến nỗi tệ lắm nếu Bạn biết cách trang trí cho văn phòng của mình sao cho nó có nét tương đồng với hình ảnh thương hiệu của Bạn, mặc dù các khách hàng thường ít khi có mặt tại văn phòng của các công ty tư vấn. Nghiên cứu các khẩu hiệu (slogan) Các "đại gia" trong làng tư vấn không thích sử dụng các khẩu hiệu cho riêng mình. Tuy nhiên, trừ một số không thích việc sử dụng các khẩu hiệu, ví dụ như McKinsey & Co. hoặc BGC, số còn lại thì hầu như đều có sử dụng khẩu hiệu, ví dụ, PwC - "Nào, chúng ta hãy cùng cộng tác với nhau, và chúng tôi sẽ thay đổi thế giới này cho Bạn xem", Accenture - "Việc kinh doanh của Bạn có thể sẽ rất thú vị", Ernst & Young - "Từ ý nghĩ đến kết quả". Đặc trưng của thương hiệu các công ty tư vấn
  3. Thương hiệu của các công ty tư vấn có những nét đặc trưng riêng và không giống như thương hiệu của hàng hoá sản xuất: * Khác với thương hiệu hàng hoá sản xuất, thương hiệu của các công ty tư vấn không thể đem bán hay mang đi thế chấp ngân hàng. Quyền sử dụng thương hiệu của rượu Remy Martini, của thức ăn nhanh McDonalds hay của bất cứ loại hàng hóa nào cũng có thể được bán, tuy nhiên Bạn không thể nào làm được việc đó với các thương hiệu của BCG hoặc PwC. Do vậy, có thể nói, thương hiệu các công ty tư vấn tên tuổi là vô giá. Trong bảng xếp hạng của Interbrand, trong số 75 best brands trên toàn cầu không hề có bóng dáng một công ty tư vấn nào, mặc dù nếu xét về doanh số lợi nhuận hoặc về số lượng nhân viên thì có lẽ họ là những kẻ chiến thắng. * Thương hiệu duy nhất cho tất cả các nhóm hay chi nhánh của công ty Tên gọi của các công ty tư vấn cũng chính là thương hiệu của họ và được hiểu như một tài sản chung cho tất cả các chi nhánh của công ty. Các công ty tư vấn tên tuổi bao giờ cũng sử dụng thương hiệu của mình như một tài sản chung cho tất cả các bộ phận tư vấn, kiểm toán hoặc luật. Khác với các sản phẩm hàng hoá khác, ví dụ như hệ thống khách sạn Fairfield hoặc Marriot được lập ra để phục vụ các đối tượng khách hàng khác nhau, mặc dù chúng thuộc quyền sở hữu của một ông chủ, thương hiệu của các công ty tư vấn không thể chia ra riêng biệt cho từng loại khách hàng. Như vậy, mỗi một công ty tư vấn tên tuổi đều sử dụng thương hiệu của mình thống nhất trên toàn cầu. Cho dù nhân viên của công ty, tập đoàn này có làm việc ở bất cứ nơi nào trên trái đất thì cũng là làm việc dưới một thương hiệu và cho một thương hiệu. * Các công ty tư vấn tên tuổi thường chỉ có một ông chủ. Đây chính là một đặc trưng chính của các công ty tư vấn lớn. Không thể có chuyện một Partner của PwC lại có thể kiêm thêm chức Partner của
  4. BCG hay Andersen được. *Thương hiệu khó có khả năng bị nhái. Nói chung thương hiệu các công ty tư vấn tên tuổi rất khó bị nhái lại. Nếu Bạn muốn đặt tên cho công ty của mình là PwC, Backer & McKenzie, không những Bạn chẳng hề thu hút được một khách hàng nào mà trái lại danh dự của Công ty Bạn có khả năng bị chôn vùi. Trên thực tế tại thị trường tư vấn Nga đã xảy ra một trường hợp "mượn gió bẻ măng". Tuy nhiên, cuối cùng, đã không những không bẻ được măng mà công ty tư vấn đó còn gặp rắc rối kiện tụng và cuối cùng đã phải đổi tên. Đó là trường hợp của công ty BCG của Nga. Không hiểu vô tình hay hữu ý mà công ty này đã chọn cái tên trùng hợp với thương hiệu của Tập đoàn tư vấn nổi tiếng thế giới BCG (The Boston Consulting Group). Và dĩ nhiên, với việc trùng tên này, BCG của Nga đã bị hạn chế rất nhiều nếu muốn tham gia vào thị trường tư vấn quốc tế và có khả năng bị truy tố bởi luật pháp quốc tế. Mặt khác, BCG Nga chỉ có thể thu hút một lượng khách hàng mà nói một cách thô tục là các "thượng đế du thủ du thực" chứ khó lòng mà kiếm được một khách hàng tử tế. Và cuối cùng thì BCG Nga đã quyết định đổi tên thành BCG Management Consulting. Dịch và tổng hợp từ Ward Howell International
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2