KHOA HỌC KINH DOANH - Võ Văn Lai
lượt xem 36
download
Tìm hiểu các báo cáo thường niên của các công ty • Tìm hiểu các bài báo về kinh doanh (Tạp chí nghiên cứu kinh tế, Tạp chí Kinh tế Đối Ngoại, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Tạp chí Ngân hàng, …) Khái niệm về khoa học: – hệ thống tri thức về tự nhiên, xã hội và tư duy, được tích luỹ trong quá trình nhận thức trên cơ sở thực tiễn, được thể hiện bằng những khái niệm, phán đoán, học thuyết. (Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam)...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: KHOA HỌC KINH DOANH - Võ Văn Lai
- Võ Văn Lai - ĐH Tôn Đức Thắng Chương 1 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KINH DOANH Võ Văn Lai ĐH Tôn Đức Thắng 20/10/2008 Võ Văn Lai 1 Nội dung • Khái niệm về Khoa học • Khái niệm về nghiên cứu • Phân loại nghiên cứu • Tiêu chí đánh giá một nghiên cứu • Nghiên cứu khoa học kinh doanh • Quan hệ giữa nhà quản lý và nhà nghiên cứu • Cách suy luận trong khoa học • Các yếu tố quan trọng của lý thuyết khoa học • Lợi ích của việc học nghiên cứu kinh doanh 20/10/2008 Võ Văn Lai 2 Tài liệu tham khảo • Text book, chương 1, 2 • Báo cáo D.2 • Các bài báo: C.2, C.3 20/10/2008 Võ Văn Lai 3 Phương pháp nghiên cứu kinh doanh 1
- Võ Văn Lai - ĐH Tôn Đức Thắng Bài tập và thảo luận • Tìm hiểu các báo cáo thường niên của các công ty • Tìm hiểu các bài báo về kinh doanh (Tạp chí nghiên cứu kinh tế, Tạp chí Kinh tế Đối Ngoại, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Tạp chí Ngân hàng, …) 20/10/2008 Võ Văn Lai 4 1. Khoa học • Khái niệm về khoa học: – hệ thống tri thức về tự nhiên, xã hội và tư duy, được tích luỹ trong quá trình nhận thức trên cơ sở thực tiễn, được thể hiện bằng những khái niệm, phán đoán, học thuyết. (Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam) 20/10/2008 Võ Văn Lai 5 1. Khoa học • Nhiệm vụ của khoa học: – phát hiện ra bản chất, tính quy luật của các hiện tượng, sự vật, quá trình, từ đó mà dự báo về sự vận động, phát triển của chúng, định hướng cho hoạt động của con người. • Các yếu tố: – 1) Tri thức kinh nghiệm. 2) Tri thức lí luận. 3) Phương pháp, cách xử lí. 4) Giả thuyết và kết luận. 20/10/2008 Võ Văn Lai 6 Phương pháp nghiên cứu kinh doanh 2
- Võ Văn Lai - ĐH Tôn Đức Thắng 1. Khoa học • Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu: – Khoa học tự nhiên và khoa học xã hội • Căn cứ vào tính chất công trình nghiên cứu: – Khoa học lý thuyết và khoa học ứng dụng 20/10/2008 Võ Văn Lai 7 1. Khoa học • Báo cáo khoa học: – Bài báo khoa học – Tiểu luận – Luận văn thạc sĩ – Luận án tiến sĩ – Đề tài nghiên cứu 20/10/2008 Võ Văn Lai 8 2. Nghiên cứu khoa học • Nghiên cứu khoa học: – Là một quá trình: • Thu thập thông tin có hệ thống, khoa học về đối tượng nghiên cứu • Lý giải bản chất và quy luật vận động của hiện tượng • Dự báo sự vận động của đối tượng nghiên cứu trong tương lai • Nghiên cứu khoa học là sự khám phá có tính hệ thống, được kiểm soát chặt chẽ, kỹ lưỡng, và thực nghiệm về hiện tượng được dựa trên các lý thuyết và các giả thiết về những quan hệ giữa các hiện tượng. 20/10/2008 Võ Văn Lai 9 Phương pháp nghiên cứu kinh doanh 3
- Võ Văn Lai - ĐH Tôn Đức Thắng 2. Nghiên cứu khoa học • Quan điểm nghiên cứu: • Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu khoa học: • Đặc điểm của nghiên cứu khoa học: – Khách thể (đối tượng) nghiên cứu – Chủ thể nghiên cứu – Phương pháp nghiên cứu – Phương tiện sử dụng – Kinh phí 20/10/2008 Võ Văn Lai 10 3. Phân loại Nghiên cứu • Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu: – Báo cáo: cung cấp thông tin hoặc một số dữ kiện nào đó. • Thường đơn giản và thông tin thường có sẵn • nhằm cung cấp thông tin bằng cách tổng hợp một số dữ liệu – Nghiên cứu mô tả: là loại nghiên cứu theo đuổi để tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi: • Ai, cái gì, khi nào, ở đâu, • và đôi khi là tại sao. 20/10/2008 Võ Văn Lai 11 3. Phân loại Nghiên cứu • Mô tả: – Nhà nghiên cứu cố gắng mô tả hay xác định một đối tượng, thường bằng việc tạo ra một nhóm dữ liệuvề một nhóm các vấn đề, con người, hoặc các sự kiện. – Có thể liên quan đến việc thu thập dữ liệu và có thể tạo ra phân phối của số lần quan sát về một hiện tượng, sự kiện hay một đặc tính (có thể gọi là biến (varialble)), – Có thể bao gồm liên hệ của sự tương tác giữa 2 hay nhiều biến. Những nghiên cứu mô tả không nhất thiết phải rút ra những suy luận có sức thuyết phục cao. Một nghiên cứu mô tả không giải thích tại sao một hiện tượng xảy ra hoặc không giải thích tại sao các biến lại tương tác với nhau như cách nó đã tương tác. 20/10/2008 Võ Văn Lai 12 Phương pháp nghiên cứu kinh doanh 4
- Võ Văn Lai - ĐH Tôn Đức Thắng 3. Phân loại Nghiên cứu • Nghiên cứu giải thích: nhằm trả lời các câu hỏi tại sao và như thế nào (how). – Nghiên cứu giải thích đi xa hơn mô tả và nổ lực giải thích lý do / nguyên nhân của một hiện tượng mà nghiên cứu mô tả chỉ quan sát được. – Sử dụng lý thuyết hoặc các giả thuyết để xác định những áp lực hoặc nguyên nhân đã tạo ra hiện tượng. – Có thể giải thích mối tương quan giữa các biến • Dự báo: suy diễn về diễn biến của đối tượng nghiên cứu trong tương lai 20/10/2008 Võ Văn Lai 13 3. Phân loại Nghiên cứu • Căn cứ vào mục đích sử dụng: – Nghiên cứu ứng dụng • Chú trọng vào việc giải quyết vấn đề – Nghiên cứu cơ bản • Nhằm để trả lời những câu hỏi phức tạp của lý thuyết • Thường phát triển các lý thuyết mới 20/10/2008 Võ Văn Lai 14 3. Phân loại Nghiên cứu • Theo kỹ thuật thu thập thông tin: – Nghiên cứu định tính: • Chỉ xác định được đối tượng nghiên cứu (biến nghiên cứu) • Các yếu tố tác động (biến tác động) chưa xác định rõ ràng • Không lượng hóa các biến • Không sử dụng các mô hình để đo lường 20/10/2008 Võ Văn Lai 15 Phương pháp nghiên cứu kinh doanh 5
- Võ Văn Lai - ĐH Tôn Đức Thắng 3. Phân loại Nghiên cứu • Theo kỹ thuật thu thập thông tin: – Nghiên cứu định lượng: • Xác định các biến liên quan • Lượng hóa mối quan hệ giữa các biến • Sử dụng mô hình hóa để phân tích 20/10/2008 Võ Văn Lai 16 4. Tiêu chí đánh giá một nghiên cứu • Công trình nghiên cứu phải đáp ứng được những tiêu chuẩn trong nghiên cứu khoa học: • Mục đích, mục tiêu được xác định rõ ràng • Quá trình nghiên cứu được chi tiết hóa • Thiết kế nghiên cứu được hoạch định cẩn thận • Những giới hạn của nghiên cứu được trình bày rõ ràng • Đáp ứng tốt các tiêu chuẩn đạo đức của nghiên cứu khoa học 20/10/2008 Võ Văn Lai 17 4. Tiêu chí đánh giá một nghiên cứu • Các kết quả nghiên cứu được trình bày một cách rõ ràng, không mơ hồ, lập lờ • Các kết luận có cơ sở vững chắc, có minh chứng • Những kinh nghiệm của nhà nghiên cứu được phản ánh • Các phân tích phù hợp với những nhu cầu của người ra quyết định (đối với nghiên cứu trong khoa học xã hội) 20/10/2008 Võ Văn Lai 18 Phương pháp nghiên cứu kinh doanh 6
- Võ Văn Lai - ĐH Tôn Đức Thắng 5. Nghiên cứu khoa học Kinh doanh Là sự khám phá có tính hệ thống, được kiểm soát chặt chẽ, kỹ lưỡng, và thực nghiệm về hiện tượng trong hoạt động kinh doanh, và được dựa trên các lý thuyết và các giả thiết về những quan hệ giữa các vấn đề kinh doanh. 20/10/2008 Võ Văn Lai 19 5. Nghiên cứu khoa học kinh doanh Môn học này cung cấp những kiến thức và kỹ năng cần thiết để giải quyết các vấn đề trong kinh doanh. 20/10/2008 Võ Văn Lai 20 5. Nghiên cứu khoa học kinh doanh • Về mặt thực tiễn: – Nắm được những vấn để của thực tiễn – Đưa ra những quyết định nhanh chóng – Đạt được mục tiêu • Về mặt lý thuyết: 20/10/2008 Võ Văn Lai 21 Phương pháp nghiên cứu kinh doanh 7
- Võ Văn Lai - ĐH Tôn Đức Thắng 5. Nghiên cứu khoa học kinh doanh • Nghiên cứu kinh doanh trong thời đại toàn cầu hóa: – Nhiều biến cần phải xem xét khi ra quyết định – Có quá nhiều kiến thức về mọi lĩnh vực kinh doanh: kế toán, tài chính, quản trị,… – Cạnh tranh trở nên khốc liệt – Chính quyền can thiệp đến các hoạt động kinh doanh – Sự phát triển mạnh của khoa học và công nghệ 20/10/2008 Võ Văn Lai 22 5. Nghiên cứu khoa học kinh doanh • Nghiên cứu kinh doanh trong thời đại toàn cầu hóa: – Nhiều đối tượng liên quan đến các quyết định kinh doanh: công nhân, cổ đông, các cơ quan chính quyền,… – Hình thức tổ chức của các công ty trở nên phức tạp hơn – …. 20/10/2008 Võ Văn Lai 23 6. Quan hệ giữa nhà quản lý và nhà nghiên cứu • Nhà quản lý: cần những thông tin tốt để ra quyết định: – nghiên cứu • Vấn đề phức tạp: cần có chuyên gia nghiên cứu riêng • Mối quan hệ giữa nhà quản lý và nhà nghiên cứu 20/10/2008 Võ Văn Lai 24 Phương pháp nghiên cứu kinh doanh 8
- Võ Văn Lai - ĐH Tôn Đức Thắng 6. Quan hệ giữa nhà quản lý và nhà nghiên cứu • Mối quan hệ tốt: cần xác định các nghĩa vụ giữa các biên: • Nghĩa vụ của nhà quản trị • Cụ thể hóa các vấn đề • Cung cấp các thông tin nền tảng một cách chính xác, phù hợp • Giúp đỡ cho việc tiếp cận các nguồn thông tin trong tổ chức • Nghĩa vụ của nhà nghiên cứu • Phát triển một thiết kế nghiên cứu sáng tạo • Đưa ra những câu trả lời cho những câu hỏi quan trọng trong kinh doanh và quản lý 20/10/2008 Võ Văn Lai 25 6. Quan hệ giữa nhà quản lý và nhà nghiên cứu • Đôi khi có sự xung đột giữa các bên: • Giới quản lý không muốn cung cấp thông tin cho nghiên cứu • Nhà quản lý nhìn nhà nghiên cứu như là đe dọa đối với địa vị cá nhân của họ • Nhà nghiên cứu phải quan tâm hiểu biết văn hóa tổ chức và các tình thế chính trị trong tổ chức • Nhà nghiên cứu tách biệt, xa rời các nhà quản lý 20/10/2008 Võ Văn Lai 26 7. Cách suy luận trong khoa học • Suy diễn • Tiền đề (lập luận) được gán cho một kết luận phải phù hợp với thế giới thực (sự thật) • Kết luận phải được rút ra từ tiền đề (có giá trị) • Quy nạp • Để đi đến kết luận tức là việc rút ra một kết luận từ một hay nhiều sự thật (facts) cụ thể hoặc các bằng chứng cụ thể. 20/10/2008 Võ Văn Lai 27 Phương pháp nghiên cứu kinh doanh 9
- Võ Văn Lai - ĐH Tôn Đức Thắng 7. Cách suy luận trong khoa học (Theo Donald R. Cooper & Pamela S. Schindler, 2001) Tại sao doanh số bán không tăng? Quy nạp Sự thật 1: Tại Chúng tôi khuyến mãi sao? nhưng doanh số bán không tăng Suy diễn: Khuyến mãi không hiệu quả sẽ không gia tăng doanh số bán Giả thiết: Việc khuyến mãi được quả iệu thực hiện tồi ãi h nm n uyế số bá c kh anh : Việ do diễn tăng Suy m gia là sẽ Sự thật 2: Chúng tôi thực hiện một chính sách khuyến mãi hiệu quả và doanh số tăng 20/10/2008 Võ Văn Lai 28 7. Cách suy luận trong khoa học (Theo Donald R. Cooper & Pamela S. Schindler, 2001) Tại sao việc thực hiện của A lại quá kém? Quy nạp Sự thật 1: A thực hiện công Tại sao? việc không tốt Suy diễn: Lười biếng là kết quả Sự thật 2: của việc chậm trễ thái quá Giả thiết: A thường xuyên đi làm A lười biếng ó ít muộn iệc c tới v g dẫn ong ngày i biến tr : Lườ ách hàng diễn Suy ọi cho kh g Sự thật 3: cuộc A thực hiện ít cuộc gọi hơn mức trung bình của những nhân viên khác 20/10/2008 Võ Văn Lai 29 8. Các yếu tố quan trọng của lý thuyết khoa học • Các khái niệm (Concepts) • Các khái niệm nghiên cứu (Constructs) • Những định nghĩa (Definitions) • Các biến (Variables) • Những định đề và giả thiết (Propositions and Hypotheses) • Các lý thuyết (Theories) • Các mô hình (Models) 20/10/2008 Võ Văn Lai 30 Phương pháp nghiên cứu kinh doanh 10
- Võ Văn Lai - ĐH Tôn Đức Thắng 8. Các yếu tố quan trọng của lý thuyết khoa học • Khái niệm – Một khái niệm là một tập hợp những ý nghĩa hoặc những đặc tính liên quan tới những sự kiện, đối tượng, điều kiện, tình huống, và các hành vi – Các khái niệm được phát triển theo thời gian thông qua việc chấp nhận và sử dụng chung 20/10/2008 Võ Văn Lai 31 8. Các yếu tố quan trọng của lý thuyết khoa học • Hiểu biết các Khái niệm: – Sự thành công của một nghiên cứu phụ thuộc vào: Mức độ khái quát hóa một cách rõ ràng Mức độ mà người khác hiểu những khái niệm mà ta sử dụng 20/10/2008 Võ Văn Lai 32 8. Các yếu tố quan trọng của lý thuyết khoa học • Khái niệm Nghiên cứu: – Khái niệm nghiên cứu (Construct): Là một ý tưởng, hay hình tượng được tạo ra một cách cụ thể cho một nghiên cứu hay cho mục đích phát triển lý thuyết. – Được phát triển thông qua việc kết hợp các khái niệm đơn lẻ 20/10/2008 Võ Văn Lai 33 Phương pháp nghiên cứu kinh doanh 11
- Võ Văn Lai - ĐH Tôn Đức Thắng 8. Các yếu tố quan trọng của lý thuyết khoa học Khái niệm nghiên cứu và khái niệm (Theo Donald R. Cooper & Pamela S. Schindler, 2001) Trừu tượng nhất “Khái niệm nghiên cứu: Sự thích thú đối với công việc” (Những thành phần nhà phân tích không biết) “Khái niệm nghiên cứu: Kỹ năng ngôn ngữ” Từ vựng Mức độ trừu tượng Cú ““Khái niệm nghiên cứu pháp Chất lượng trình bày” Phát âm L ỗ i bả n Format thảo m ột cách chính xác T ốc độ đánh máy Cụ thể nhất 20/10/2008 Võ Văn Lai 34 8. Các yếu tố quan trọng của lý thuyết khoa học • Các định nghĩa: – Định nghĩa theo từ điển – Định nghĩa vận hành: • Được trình bày theo các tiêu chí cụ thể • Phải có khả năng đo lường được, hoặc có thể thu thập được các thông tin về nó thông qua các giác quan của con người • Phải cụ thể hóa những đặc tín để nghiên cứu • Phải rõ ràng các chi tiết và thủ tục sao cho người nào sử dụng chúng của có thể nhận biết. 20/10/2008 Võ Văn Lai 35 8. Các yếu tố quan trọng của lý thuyết khoa học • Các loại Biến Nghiên cứu: – Độc lập (Independent) – Phụ thuộc (Dependent) – Điều tiết / Trung hòa (Moderating): • Biến điều tiết / trung hòa là biến độc lập thứ hai được đưa vào vì nó được cho rằng nó có một đóng góp có ý nghĩa hoặc có một ảnh hưởng vào quan hệ nguyên thủy được trình bày trong quan hệ độc lập-phụ thuộc 20/10/2008 Võ Văn Lai 36 Phương pháp nghiên cứu kinh doanh 12
- Võ Văn Lai - ĐH Tôn Đức Thắng 8. Các yếu tố quan trọng của lý thuyết khoa học • Các loại Biến Nghiên cứu: – Ngoại lai (Extraneous): • được giả định hoặc được loại trừ trong một nghiên cứu – Can thiệp (Intervening): • Biến can thiệp là nhân tố (về lý thuyết) ảnh hưởng tới hiện tượng được quan sát nhưng nó không thể thấy được, đo lường được, hoặc vận dụng được. Những ảnh hưởng của chúng phải được suy ra từ những ảnh hưởng của biến độc lập và biến điều hòa đối với hiện tượng được quan sát. 20/10/2008 Võ Văn Lai 37 8. Các yếu tố quan trọng của lý thuyết khoa học • Mệnh đề (proposition): – Là một phát biểu về những khái niệm có thể là đúng hay sai khi liên hệ tới hiện tượng được quan sát. Khi một mệnh đề được hình thành cho mục đích kiểm định, nó được gọi là giả thiết. • Giả thiết (Hypothesis): – Cũng có thể được mô tả như những phát biểu trong đó nhà nghiên cứu gán các biến cho các trường hợp. Một trường hợp là một thực thể hoặc một sự việc mà giả thiết trình bày. Biến là các đặc tính, phẩm chất, khía cạnh - được đề cập trong giả thiết - được gán cho trường hợp 20/10/2008 Võ Văn Lai 38 8. Các yếu tố quan trọng của lý thuyết khoa học • Vai trò của các Giả thiết: – Chỉ dẫn phương hướng của nghiên cứu – Nhận dạng các sự kiện, sự thật có liên quan – Chỉ ra dạng thiết kế nghiên cứu nào là phù hợp – Đưa ra một khung tổ chức các kết luận 20/10/2008 Võ Văn Lai 39 Phương pháp nghiên cứu kinh doanh 13
- Võ Văn Lai - ĐH Tôn Đức Thắng 8. Các yếu tố quan trọng của lý thuyết khoa học Đặc tính của các giả thiết nghiên cứu tốt: • Một giả thiết nghiên cứu tốt cần đáp ứng ba điều kiện: • Đáp ứng đầy đủ mục tiêu của giả thiết • Có thể kiểm định • Phải tốt hơn những giả thiết cạnh tranh 20/10/2008 Võ Văn Lai 40 8. Các yếu tố quan trọng của lý thuyết khoa học Kiểm tra giả thiết: Đáp ứng đầy đủ mục tiêu của giả thiết Giả thiết có phơi bày điều kiện cốt yếu của vấn đề? Giả thiết có nhận dạng một cách rõ ràng những sự thật có liên quan và không có liên quan? Giả thiết có trình bày một cách rõ ràng điều kiện, qui mô, hoặc phân phối của một số biến theo cách có ý nghĩa đối với vấn đề nghiên cứu (mô tả)? Giả thiết có giải thích những sự thật tạo ra nhu cầu cho việc giải thích? Giả thiết có đề xuất dạng thiết kế nghiên cứu phù hợp nhất có thể có? Giả thiết có đưa ra một khuôn khổ cho tổ chức các kết luận được rút ra? 20/10/2008 Võ Văn Lai 41 8. Các yếu tố quan trọng của lý thuyết khoa học Kiểm tra giả thiết: Có thể kiểm định Giả thiết có sử dụng những kỹ thuật được chấp nhận? Giả thiết có đòi hỏi một sự giải thích sao cho phù hợp với những qui luật đã biết? Giả thiết có phơi bày những kết cục hoặc những nguồn gốc có thể rút ra cho mục tiêu kiểm định? Giả thiết có đơn giản, đòi hỏi ít các điều kiện hoặc giả định? 20/10/2008 Võ Văn Lai 42 Phương pháp nghiên cứu kinh doanh 14
- Võ Văn Lai - ĐH Tôn Đức Thắng 8. Các yếu tố quan trọng của lý thuyết khoa học Kiểm tra giả thiết: Tốt hơn những giả thiết cạnh tranh Giả thiết có giải thích nhiều sự thật hơn các giả thiết cạnh tranh? Giả thiết có giải thích các sự thật rộng lớn hơn các giả thiết cạnh tranh? Giả thiết liệu có được chấp nhận như là một giả thiết tốt nhất không? 20/10/2008 Võ Văn Lai 43 8. Các yếu tố quan trọng của lý thuyết khoa học Giá trị của Lý thuyết: – Thu hẹp phạm vi các sự kiện, sự thật cần nghiên cứu – Gợi ý các phương pháp nghiên cứu nên được sử dụng để có kết quả tốt nhất – Gợi ý một hệ thống phân loại dữ liệu – Tóm tắt những gì đã biết về đối tượng nghiên c ứu – Dự đoán về những sự kiện, hiện tượng cần được tìm kiếm 20/10/2008 Võ Văn Lai 44 8. Các yếu tố quan trọng của lý thuyết khoa học • Lý thuyết: – Là tập hợp các khái niệm, định nghĩa, và các giả định có liên quan tương ứng với nhau sao cho chúng có thể giải thích và dự đoán được sự vật hiện tượng. 20/10/2008 Võ Văn Lai 45 Phương pháp nghiên cứu kinh doanh 15
- Võ Văn Lai - ĐH Tôn Đức Thắng 8. Các yếu tố quan trọng của lý thuyết khoa học • Lý thuyết và nghiên cứu: – Lý thuyết giới hạn lại một nhóm sự kiện chúng ta cần nghiên cứu – Lý thuyết đề nghị phương pháp nào có thể tiếp cận vấn đề tốt nhất – Lý thuyết đề nghị một hệ thống các phương pháp để giải quyết dữ liệu một cách tốt nhất – Lý thuyết tóm tắt những gì được biết về đối tượng cần nghiên cứu – Lý thuyết có thể sử dụng để dự đoán trong tương lai 20/10/2008 Võ Văn Lai 46 8. Các yếu tố quan trọng của lý thuyết khoa học • Mô hình: – Là đại diện của một hệ thống được xây dựng để nghiên cứu một số khía cạnh hay toàn bộ hệ thống. • Mô hình và lý thuyết: – Mô hình không phải là một sự giải thích. Nó chỉ là một cấu trúc và/hoặc chức năng của một đối tượng hay quá trình thứ cấp 20/10/2008 Võ Văn Lai 47 9. Khi nào thì không nên nghiên cứu • Khi thông tin không được sử dụng cho những quyết định quản lý quan trọng • Khi quyết định quản lý chứa đựng ít rủi ro • Khi không đủ các nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện nghiên cứu • Khi chi phí cho nghiên cứu là cao hơn những lợi ích của quyết định mang lại 20/10/2008 Võ Văn Lai 48 Phương pháp nghiên cứu kinh doanh 16
- Võ Văn Lai - ĐH Tôn Đức Thắng 10. Lợi ích của việc học nghiên cứu kinh doanh • Nắm được quy trình nghiên cứu • Thu thập thông tin hiệu quả hơn • Giải quyết tốt hơn các yêu cầu của thực tiễn • Thực hiện được những nghiên cứu ở cấp độ cao hơn • Hiểu biết được việc thiết kế nghiên cứu • Lượng giá và giải quyết các vấn đề khó khăn của quản lý • Thiết lập sự nghiệp của nhà nghiên cứu 20/10/2008 Võ Văn Lai 49 Phương pháp nghiên cứu kinh doanh 17
- Võ Văn Lai - ĐH Tôn Đức Thắng Chương 2 phần 1 QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG KINH DOANH Võ Văn Lai ĐH Tôn Đức Thắng 20/10/2008 Võ Văn Lai 1 Nội dung • Quá trình nghiên cứu • Thứ bậc câu hỏi nghiên cứu –quản lý • Vấn đề phát sinh trong quá trình nghiên cứu • Thiết kế nghiên cứu • Phân bổ nguồn lực và ngân sách • Đánh giá thông tin nghiên cứu • Thực hiện kế hoạch nghiên cứu • Kiểm định thử • Thu thập dữ liệu • Phân tích và giải thích • Báo cáo kết quả nghiên cứu 20/10/2008 Võ Văn Lai 2 Tài liệu tham khảo • Chương 3, text book • Sách B.2, B3 • Đề tài F.1 20/10/2008 Võ Văn Lai 3 Phương pháp nghiên cứu kinh doanh 1
- Võ Văn Lai - ĐH Tôn Đức Thắng Bài tập và thảo luận • Chuẩn bị một chủ đề trong lĩnh vực kinh doanh để nghiên cứu 20/10/2008 Võ Văn Lai 4 1. Quá trình nghiên cứu • Quá trình nghiên cứu là một quá trình liên tục từ lúc khám phá vấn đề nghiên cứu đến khi báo cáo kết quả. 20/10/2008 Võ Văn Lai 5 1. Quá trình nghiên cứu • Khám phá: – Phát hiện vấn đề khó khăn trong quản trị – Xác định câu hỏi quản lý – Xác định câu hỏi nghiên cứu • Thiết kế nghiên cứu: – Chiến lược thiết kế: loại nghiên cứu, khung thời gian, mục tiêu, nội dung, môi trường – Thu thập dữ liệu và thiết kế mẫu – Kiểm tra các câu hỏi và các công cụ 20/10/2008 Võ Văn Lai Phương pháp nghiên cứu kinh doanh 2
- Võ Văn Lai - ĐH Tôn Đức Thắng 1. Quá trình nghiên cứu • Phân bổ nguồn lực và ngân sách • Đánh giá thông tin nghiên cứu • Thực hiện kế hoạch nghiên cứu • Kiểm định thử 20/10/2008 Võ Văn Lai 7 1. Quá trình nghiên cứu • Thu thập dữ liệu • Phân tích và giải thích • Báo cáo kết quả nghiên cứu 20/10/2008 Võ Văn Lai 8 2. Thứ bậc câu hỏi nghiên cứu – quản lý • Donald R. Cooper và Pamela S. Schindler (2001): – Có 06 cấp bậc câu hỏi nghiên cứu – quản lý. 20/10/2008 Võ Văn Lai 9 Phương pháp nghiên cứu kinh doanh 3
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Các học thuyết quản trị kinh doanh
6 p | 2495 | 946
-
Khoa học và nghệ thuật lãnh đạo công ty (Phần đầu)
6 p | 281 | 136
-
Phương thức lập kế hoạch kinh doanh
26 p | 324 | 130
-
Cách lập kế hoạch kinh doanh trên một trang giấy
3 p | 699 | 107
-
Đề cương Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh - PGS,TS, Nhà báo. Đào Duy Huân
31 p | 461 | 106
-
quản trị kinh doanh
456 p | 234 | 106
-
KỸ NĂNG TỔ CHỨC BỘ MÁY DOANH NGHIỆP
41 p | 220 | 88
-
Bài giảng Đại cương về phương pháp nghiên cứu trong quản trị kinh doanh
34 p | 476 | 72
-
LÀM THẾ NÀO DOANH NGHIỆP GIỮ NHÂN VIÊN TÀI GIỎI?
24 p | 193 | 46
-
KINH DOANH ĐƯỢC COI LÀ NGHỆ THUẬT HAY KHOA HỌC
3 p | 135 | 19
-
Chiến lược kinh doanh của vua ăn mày
16 p | 69 | 19
-
Doanh nghiệp đề cao bản lĩnh cá nhân chìa khoá thành công của kinh doanh thương mại
10 p | 116 | 18
-
10 nguyên liệu cho 1 kế hoạch kinh doanh
6 p | 102 | 18
-
Hai bài học kinh điển của các tỷ phú Mỹ
10 p | 111 | 17
-
Tính khoa học trong công sở
4 p | 93 | 12
-
Bài giảng Tổng quan nghiên cứu khoa học trong kinh doanh
23 p | 122 | 10
-
Đưa nghệ thuật tiếp thị thành khoa học
5 p | 76 | 7
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh: Chương 1 - TS. Ngô Thị Việt Nga
19 p | 49 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn