intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

thương hiệu của thành công(2)

Chia sẻ: Rapper Rapper | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

64
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vậy làm thề nào để viết nên một câu chuyện thật ý nghĩa và cuốn hút về thương hiệu? Có 3 yếu tố chính mà các doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý: ý tưởng mạch lạch rõ ràng, bố cục chặt chẽ và có nội dung đặc sắc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: thương hiệu của thành công(2)

  1. thương hiệu của thành công(2) Vậy làm thề nào để viết nên một câu chuyện thật ý nghĩa và cuốn hút về thương hiệu? Có 3 yếu tố chính mà các doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý: ý tưởng mạch lạch rõ ràng, bố cục chặt chẽ và có nội dung đặc sắc. * Ý tưởng mạch lạc rõ ràng: Trước hết, các doanh nghiệp phải nắm được những gì mình cần kể - những nét chính về thương hiệu - chẳng hạn như: doanh nghiệp là ai, hoạt động trong lĩnh vực nào, tại sao lại chọn lĩnh vực này và doanh nghiệp khác biệt như thế nào so với những người khác trên thị trường.
  2. * Bố cục chặt chẽ: Sau đó, khi bắt đầu “kể chuyện”, các doanh nghiệp phải đảm bảo rằng câu chuyện mình kể phải có bố cục chặt chẽ và luôn có cùng một nội dung thống nhất với mọi đối tượng. Đây chính là lúc các kế hoạch truyền thông, hoạt động và thành tích xưa nay của doanh nghiệp được kết hợp với nhau để tạo nên một thương hiệu chuẩn hoá, thống nhất trên thị trường. * Nội dung đặc sắc: Bước cuối cùng là thêm vào câu chuyện trên một chút gia vị cho thêm phần hấp dẫn. Đây là giai đoạn để cá tính thương hiệu được thể hiện, toả sáng và giúp biến suy nghĩ “Tôi cần sản phẩm này” thành “Tôi muốn có sản phẩm này”.
  3. Xét trên một phương diện rộng lớn hơn, phác thảo nên một truyện kể hấp dẫn về thương hiệu cũng tương tự như vận dụng những bài học đạo đức mà chúng ta đã quen thuộc khi còn bé. Lúc còn trẻ con, cứ sau mỗi một truyện kể nào đó, cha mẹ hoặc thầy cô thường hỏi chúng ta: “Qua câu chuyện vừa kể, con học được bài học gì?” Tương tự như những bài học căn bản của cuộc sống, bài học từ câu chuyện thương hiệu cũng được áp dụng vào thực tế, đặc biệt là thực tế kinh doanh. Bài học đạo đức từ một truyện ngụ ngôn là những ý nghĩa cốt lõi mà truyện chuyển tải, bài học từ câu
  4. chuyện thương hiệu xác định và diễn đạt sự thật về một doanh nghiệp. Đó là nhân tố căn bản đằng sau mọi quyết định nền tảng kế tiếp, và là ý nghĩa sâu thẳm bên trong những thông điệp được chuyển tải. Cuối cùng, câu chuyện thương hiệu góp phần giải thích cho những câu hỏi cơ bản nhất: Tại sao? Tại sao doanh nghiệp lại quyết định thế này mà không phải là thế khác? Tại sao khách hàng lại cần đến bạn? Tại sao bạn có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt hơn những thương hiệu khác? Tai sao bạn chọn logo kiểu này? Tại sao bạn lại chọn các thông điệp quảng cáo này? Và cuối cùng, câu hỏi quan trọng nhất đối với tất cả các nhà
  5. marketing cũng như các nhà quản lý là: Tại sao người ta đưa ra quyết định quan trọng là nên chọn thương hiệu của bạn mà không phải là thương hiệu khác? Một khi đã có thể trả lời thoả đáng tất cả những câu hỏi trên, doanh nghiệp có thể tự tin lập ra những công cụ truyền thông quan trọng khác - những thông điệp giúp nhân viên tập trung vào công việc hay khách hàng chú ý đến mình, hình thức quảng cáo và thiết kế có thể tiếp sức thêm cho hệ thống nhận diện thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Và chỉ khi nào các doanh nghiêp đã viết xong một câu chuyện lý
  6. thú về thương hiệu, khi ấy các kế hoạch truyền thông mới có thể được đưa vào thực hiện. Vậy các doanh nghiệp còn chờ gì nữa mà không bắt tay vào sáng tác một câu chuyện cho thương hiệu của mình?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2