intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thương lượng mức lương thời... khủng hoảng

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

111
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, câu hỏi "Hãy cho chúng tôi biết mức lương bạn mong muốn" bỗng trở thành một câu hỏi khó đối với nhiều ứng viên khi đi xin việc. Những người bị thất nghiệp trong vài tháng e ngại việc thương lượng lương sẽ khiến họ mất cơ hội có việc làm; những người khác biết rằng mình đủ năng lực nhưng mức lương cao trong quá khứ có thể khiến họ bị loại ngay từ đầu "cuộc chiến"... ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thương lượng mức lương thời... khủng hoảng

  1. Thương lượng mức lương thời... khủng hoảng Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, câu hỏi "Hãy cho chúng tôi biết mức lương bạn mong muốn" bỗng trở thành một câu hỏi khó đối với nhiều ứng viên khi đi xin việc. Những người bị thất nghiệp trong vài tháng e ngại việc thương lượng lương sẽ khiến họ mất cơ hội có việc làm; những người khác biết rằng mình đủ năng lực nhưng mức lương cao trong quá khứ có thể khiến họ bị loại ngay từ đầu "cuộc chiến"...
  2. "Có nhiều cách để tránh những trở ngại này và làm tăng khả năng nhận được một lời đề nghị công việc", Laurence Shatkin, một chuyên gia nghề nghiệp và là tác giả cuốn "Your 100.000 USD Career Plan" (tạm dịch: Kế hoạch nghề nghiệp 100.000 USD), cho biết. Theo ông, điều quan trọng nhất là phải trì hoãn câu hỏi về tiền lương cho tới sau khi lời đề nghị công việc được đưa ra. "Ngay từ đầu, nhà tuyển dụng thường hỏi mức lương mà ứng viên mong muốn nhằm loại bỏ bớt những ứng viên không phù hợp với mức lương họ dự tính. Do đó, bạn đừng tự loại bỏ bản thân mình bằng cách đưa ra thông tin này quá sớm", Shatkin nói. Dưới đây là các gợi ý của ông: Trước cuộc phỏng vấn - Nếu có một chỗ trống trong đơn xin việc yêu cầu một con số cụ thể về lương, hãy viết rằng "có thể thỏa thuận mức lương". - Nếu nhà tuyển dụng từ chối phỏng vấn do bạn không đề nghị mức lương mong muốn, hãy đưa ra một con số ước lượng, miễn rằng nó không quá cao và vẫn làm bạn hài lòng.
  3. - Tìm hiểu mức lương ở những vị trí tương đương trong công ty để có thể đưa ra một con số thực tế trong cuộc phỏng vấn. Trong cuộc phỏng vấn - Khi được hỏi về mức lương mong đợi, hãy chuyển hướng cuộc nói chuyện tới những năng lực, phẩm chất của bạn. Ví dụ, bạn có thể đáp lại: "Tôi chắc rằng công ty sẽ trả lương xứng đáng cho nhân viên có nền tảng tốt. Vì vậy, trước hết hãy nói về năng lực của tôi và những gì tôi có thể đóng góp cho công ty…". - Hãy tìm hiểu mức độ cạnh tranh bạn phải đối mặt. Nếu là ứng viên duy nhất còn lại, bạn có thể thương lượng với nhiều lợi thế hơn. - Tận dụng từng cơ hội để giải thích bạn có thể giúp ích cho công ty ra sao, trên cơ sở đó bạn dễ dàng đưa ra mức lương tương xứng. Sau khi nhận được lời đề nghị công việc - Hãy đề nghị nhà tuyển dụng cho bạn thời gian suy nghĩ để họ biết rằng bạn muốn được trả lương xứng đáng. - Nếu một nhà tuyển dụng khác cũng đưa ra một lời đề nghị công việc, hãy tận dụng nó làm "vũ khí" thỏa thuận mức lương.
  4. - Nếu bạn không có lời đề nghị công việc nào khác, nhưng nghiên cứu của bạn cho thấy mức lương thực tế ngoài thị trường cao hơn nhà tuyển dụng đề nghị, hãy thẳng thắn trao đổi với họ. - Nhiều nhà tuyển dụng không muốn thay đổi mức lương đề nghị nhưng lại sẵn sàng nhượng bộ lợi ích hoặc thù lao thêm, do đó bạn có thể thương lượng để có kỳ nghỉ dài hơn, được làm việc tại nhà vài tiếng một tuần hoặc được hỗ trợ chi phí tham gia các lớp học buổi tối… - Bạn cũng có thể thương lượng để được giao nhiệm vụ quản lý hoặc trách nhiệm nhiều hơn. Những công việc này giúp bạn vươn tới vị trí cao hơn và tất nhiên lương cũng cao hơn. - Thỏa thuận trực tiếp thay vì qua điện thoại vì bạn có thể đánh giá được phản ứng của nhà tuyển dụng, từ đó thảo luận một cách thích hợp hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2