Thuyết minh báo cáo tài chính của Ngân hàng thuơng mại cổ phần Phương Nam
lượt xem 342
download
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Nam (sau đây gọi tắt là “Ngân hàng”) được thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo Giấy phép thành lập số 393/GP - UB ngày 15 tháng 04 năm 1993 của Ủy Ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và Giấy phép số 0030/NH-GP ngày 17 tháng 03 năm 1993 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, với thời gian hoạt động là 50 năm kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thuyết minh báo cáo tài chính của Ngân hàng thuơng mại cổ phần Phương Nam
- Thuyết minh báo cáo tài chính của Ngân hàng thuơng mại cổ phần Phương Nam
- BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT Cho năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2007 Thuyết minh báo cáo tài chính I. Đặc điểm hoạt động của Ngân hàng 1. Giấy phép thành lập Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Nam (sau đây gọi tắt là “Ngân hàng”) được thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo Giấy phép thành lập số 393/GP - UB ngày 15 tháng 04 năm 1993 của Ủy Ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và Giấy phép số 0030/NH-GP ngày 17 tháng 03 năm 1993 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, với thời gian hoạt động là 50 năm kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động. • Các hoạt động chính của Ngân hàng là: • Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; • Tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển; • Vay vốn các tổ chức tín dụng khác; • Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; • Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá khác; • Hùn vốn liên doanh và mua cổ phần; • Làm dịch vụ thanh toán; • Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, thanh toán Quốc tế; • Huy động vốn nước ngoài và các dịch vụ Ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài; • Cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng và dịch vụ Ngân hàng khác. 2. Hình thức sở hữu vốn Hình thức sở hữu vốn: Ngân hàng thương mại cổ phần Theo Giấy phép thành lập và Giấy phép hoạt động, số vốn điều lệ của Ngân hàng được phê chuẩn lần đầu là 10.000.000.000 đồng (Mười tỷ đồng). 32 Báo cáo thường niên 2007
- Vốn điều lệ sau đó được thay đổi bổ sung theo sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Được sự chấp thuận theo Công văn số 1932/NHNN-HCM02 ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại TP.HCM, tổng vốn điều lệ đã góp đến ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Nam là 1.434.210.000.000 đồng Việt Nam (Một ngàn bốn trăm ba mươi bốn tỷ hai trăm mười triệu đồng chẵn) 3. Thành phần Hội đồng Quản trị hiện nay Hội đồng Quản trị Chức vụ Ông Mạch Thiệu Đức Chủ tịch HĐQT Ông Trầm Bê Thường trực HĐQT Ông See Chin Thye Phó Chủ tịch HĐQT Ông Trịnh Phước Hiệp Phó Chủ tịch HĐQT Bà Đào Thị Hồng Linh Phó Chủ tịch HĐQT Bà Dương Hoàng Quỳnh Như Ủy viên HĐQT Ông Thng Tiến Tất Ủy viên HĐQT Bà Trần Hải Anh Ủy viên HĐQT Ông Trương Ty Ủy viên HĐQT Ông Diệp Tấn Dũng Ủy viên HĐQT Ông Lê Anh Huy Ủy viên HĐQT Báo cáo thường niên 2007 33
- BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT Cho năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2007 4. Thành phần Ban Tổng Giám đốc hiện nay Ban Giám đốc Chức vụ Ông Nguyễn Ngọc Thịnh Tổng Giám Đốc Bà Trần Hải Anh Phó Tổng Giám Đốc Ông Uông Văn Ngọc Ẩn Phó Tổng Giám Đốc Ông Phan Huy Khang Phó Tổng Giám Đốc Ông Nguyễn Ngọc Tuấn Phó Tổng Giám Đốc Ông Trần Phát Minh Phó Tổng Giám Đốc Ông Lý Việt Hưng Phó Tổng Giám Đốc 5. Trụ sở chính và các Chi nhánh Ngân hàng có Trụ sở chính tại số 279 Lý Thường Kiệt, Phường 15, Quận 11, Thành Phố Hồ Chí Minh. Tên đơn vị Giấy chấp thuận Ngày chấp thuận Sở Giao dịch 1014/NHNN-CNH 20/09/2002 Sở Giao dịch II 1008/NHNN-HAN7 05/11/2007 Lý Thường Kiệt 857/NHNN-HCM.02 13/06/2007 Đồng Tháp 028/QĐ - NHNN 5 03/02/1997 Đại Nam 264/QĐ - NHNN 5 29/07/1999 Pasteur 592/NHNN-HCM.02 23/04/2007 Lý Thái Tổ 264/QĐ - NHNN 5 29/07/1999 34 Báo cáo thường niên 2007
- Quận 12 264/QĐ - NHNN 5 29/07/1999 Chợ Lớn 2004/QĐ - NHNN 23/10/2006 Chợ Thiếc 1678/NHNN-HCM.02 08/11/2007 Sài Gòn 2004/QĐ - NHNN 23/10/2006 Hồng Bàng 2004/QĐ - NHNN 23/10/2006 Nguyễn Văn Trỗi 2004/QĐ - NHNN 23/10/2006 Gò Vấp 2004/QĐ - NHNN 23/10/2006 Hà Nội 1384/QD - NHNN 5 06/11/2001 Thanh Xuân 82/NHNN-HCM.02 19/01/2007 Đống Đa 548/NHNN-HAN7 09/01/2007 An Giang 08/QD - NHNN 5 08/01/2002 Đồng bằng Sông C. Long 454/QD - NHNN 5 15/05/2003 Đà Nẵng 174/NHNN-ĐAN2 02/03/2007 Minh Phụng 1363/NHNN - CNH 25/11/2003 Bình Thuận 759/NHNN - CNH 18/07/2003 Tiền Giang 1223/NHNN - CNH 27/10/2004 6. Công ty con Ngân hàng có một Công ty con là Công ty TNHH Quản lý nợ và Khai thác tài sản - Ngân hàng TMCP Phương Nam. Giấy phép hoạt động số 4104000074 thay đổi lần 8 ngày 28 tháng 02 năm 2007 do Sở Kế hoạch Đầu tư TP.HCM cấp. Tỷ lệ góp vốn của Ngân hàng vào Công ty con: 100% 7. Tổng số cán bộ công nhân viên Tại ngày 31 tháng 12 năm 2007, Ngân hàng có 1.234 nhân viên Báo cáo thường niên 2007 35
- BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT Cho năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2007 II. Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong Kỳ kế toán 1. Kỳ kế toán năm Niên độ tài chính của Ngân hàng bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm. 2. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán Nếu không có thuyết minh nào khác, các số liệu trình bày trên Báo cáo tài chính Hợp nhất này được trình bày là “đồng Việt Nam”. III. Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng 1. Vấn đề tuân thủ các chuẩn mực kế toán Việt Nam - VAS Ngân hàng đã áp dụng các chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành, cụ thể gồm: VAS 01 Chuẩn mực về Quy định chung VAS 21 Chuẩn mực về Trình bày Báo cáo tài chính VAS 02 Chuẩn mực về Hàng tồn kho VAS 24 Chuẩn mực về Báo cáo lưu chuyển tiền tệ VAS 29 Chuẩn mực về Chính sách kế toán, thay đổi ước tính kế toán sai sót VAS 23 Chuẩn mực về Các sự kiện sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm VAS 28 Chuẩn mực về Báo cáo bộ phận VAS 03 Chuẩn mực về Tài sản cố định hữu hình VAS 17 Chuẩn mực về Thuế TNDN VAS 06 Chuẩn mực về Thuê tài sản VAS 14 Chuẩn mực về Doanh thu VAS 10 Chuẩn mực về ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái VAS 16 Chuẩn mực về Chi phí đi vay 36 Báo cáo thường niên 2007
- VAS 26 Chuẩn mực về Thông tin về các bên liên quan VAS 25 Chuẩn mực về Báo cáo tài chính hợp nhất và Kế toán các khoản đầu tư vào công ty con VAS 07 Chuẩn mực về Kế toán các khoản đầu tư vào Công ty liên kết VAS 22 Chuẩn mực về Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và các tổ chức tài chính tương tự VAS 08 Chuẩn mực về góp vốn liên doanh VAS 33 Chuẩn mực về Lãi trên cổ phiếu VAS 34 Chuẩn mực về Báo cáo tài chính giữa niên độ VAS 38 Chuẩn mực về Tài sản cố định vô hình VAS 37 Chuẩn mực về Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng VAS 11 Chuẩn mực về Hợp nhất kinh doanh 2. Chế độ và hình thức kế toán áp dụng Ngân hàng áp dụng hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29 tháng 04 năm 2004, Quyết định số 29/2006/QĐ-NHNN ngày 10 tháng 07 năm 2006 và các văn bản có liên quan về việc ban hành và sửa đổi Hệ thống tài khoản kế toán của các Tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành. IV. Chính sách kế toán áp dụng tại tổ chức Tín dụng 1. Chuyển đổi tiền tệ Tài sản và nợ phải trả bằng tiền có gốc ngoại tệ được quy đổi sang VNĐ theo tỷ giá tại ngày lập báo cáo cân đối kế toán. Các nghiệp vụ bằng ngoại tệ phát sinh trong năm được quy đổi sang VNĐ theo tỷ giá xấp xỉ tại ngày phát sinh nghiệp vụ. Chênh lệch qui đổi tỷ giá và chênh lệch tỷ giá đánh giá lại cuối kỳ được ghi nhận trong Báo cáo Kết quả Hoạt động Kinh doanh Hợp nhất. Báo cáo thường niên 2007 37
- BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT Cho năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2007 Tỷ giá áp dụng tại ngày 31 tháng 12 năm 2007 để quy đổi trên báo cáo tài chính này là: • USD/VND 16.015 • EUR/VND 23.539 • XAU/VND 1.615.000 2. Báo cáo tài chính Hợp nhất Báo cáo tài chính Hợp nhất được trình bày theo Quyết định 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18 tháng 04 năm 2007 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Báo cáo tài chính Hợp nhất này đã hợp nhất số liệu với Công ty con (Ngân hàng kiểm soát 100% vốn) là Công ty TNHH Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Nam. Việc hợp nhất được thực hiện theo hướng dẫn tại các chuẩn mực kế toán Việt Nam, trong đó: • Hợp nhất báo cáo của Công ty con: Việc hợp nhất được thực hiện theo phương pháp mua. Giá phí mua bao gồm giá trị hợp lý của các tài sản, các công cụ vốn tại ngày mua cộng với các chi phí liên quan trực tiếp. Phần chênh lệch do giá mua cao hơn giá trị hợp lý của tài sản được mua Ngân hàng sẽ ghi nhận là Lợi thế thương mại trong Báo cáo tài chính Hợp nhất và phân bổ vào kết quả kinh doanh trong thời gian không quá 10 năm. Phần chênh lệch do giá mua thấp hơn giá trị hợp lý của tài sản được mua Ngân hàng ghi nhận vào kết quả hoạt động kinh doanh. • Lợi ích của cổ đông thiểu số : Là lợi nhuận hoặc lỗ tương ứng cho phần lợi ích không phải do Công ty mẹ sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các Công ty con. • Hợp nhất báo cáo của các Công ty liên doanh, liên kết: Các Công ty liên doanh, liên kết là các Công ty mà Ngân hàng có thể gây ảnh hưởng đáng kể thông qua tỷ lệ vốn góp của mình (thông thường là từ 20% đến 50%). Trong trường hợp này việc hợp nhất được thực hiện theo phương pháp vốn chủ sở hữu. Phương pháp vốn chủ sở hữu là phương pháp kế toán mà khoản đầu tư được ghi nhận ban đầu theo giá gốc, sau đó được điều chỉnh theo những thay đổi của phần sở hữu của 38 Báo cáo thường niên 2007
- nhà đầu tư trong tài sản thuần của bên nhận đầu tư. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Hợp nhất phải phản ánh phần sở hữu của nhà đầu tư trong kết quả kinh doanh của bên nhận đầu tư. 3. Các công cụ tài chính phái sinh Các công cụ tài chính phái sinh được ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán theo giá trị hợp đồng tại ngày giao dịch, sau đó được đánh giá lại theo giá trị hợp lý. Lợi nhuận hoặc lỗ khi thực hiện các công cụ tài chính phái sinh được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận hoặc lỗ chưa thực hiện được ghi nhận vào khoản mục chênh lệch đánh giá lại tài sản trên Bảng cân đối kế toán. 4. Kế toán thu nhập lãi, chi phí lãi và ngừng dự thu lãi Thu nhập và chi phí tiền lãi được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo phương pháp dồn tích, có tính đến mức sinh lời thực tế của tài sản hay công nợ hay một lãi suất thả nổi phù hợp. Thu nhập tiền lãi chỉ được ghi nhận khi có khả năng thu hồi. Ngân hàng áp dụng phương pháp dự thu, dự chi theo hướng dẫn tại Thông tư 12/2006/TT-BTC do Bộ tài chính ban hành ngày 21/02/2006 và Quyết định 652/2001/ QĐ-NHNN ngày 15/5/2001 của Ngân hàng nhà nước. 5. Kế toán các khoản thu từ phí và hoa hồng Thu nhập phí và hoa hồng phát sinh từ các dịch vụ do Ngân hàng cung cấp. Đối với phí và hoa hồng từ các khoản bảo lãnh được ghi nhận theo phương pháp trích trước, thu nhập phí và hoa hồng từ những khoản khác được ghi nhận khi dịch vụ tương ứng đã được cung cấp và tiền đã thực thu. 6. Kế toán đối với cho vay khách hàng Báo cáo thường niên 2007 39
- BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT Cho năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2007 6.1 Nguyên tắc ghi nhận khoản vay Các khoản cho vay được thể hiện theo giá trị ròng sau khi trừ đi dự phòng tổn thất. Các khoản cho vay được tất toán sau khi hoàn tất các thủ tục thanh lý hoặc chuyển ra ngoài bảng sau khi được xử lý bằng dự phòng rủi ro. Các khoản cho vay được chuyển ra ngoại bảng khi được xử lý bằng dự phòng rủi ro theo Quyết định của Hội đồng quản trị Ngân hàng. 6.2 Nguyên tắc phân loại nợ và đánh giá rủi ro tín dụng Việc phân loại các khoản cho vay và việc lập dự phòng cho các khoản vay bị tổn thất được xác định dựa trên việc sử dụng các nguyên tắc được chấp thuận trên quốc tế, kết hợp với việc xem xét cụ thể tình hình kinh tế và triển vọng trong tương lai của bên đi vay tại nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ theo năm (05) nhóm như sau: Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn Các khoản nợ trong hạn mà Ngân hàng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn; Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và Ngân hàng đánh giá có khả năng thu hồi cả gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi các khoản còn lại đúng hạn. Nhóm 2 : Nợ cần chú ý Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu. Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2; 40 Báo cáo thường niên 2007
- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng. Nhóm 4: Nợ nghi ngờ Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai. Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý. Đối với các khoản bảo lãnh, chấp nhận thanh toán và cam kết cho vay không hủy ngang vô điều kiện và có thời điểm thực hiện cụ thể (gọi chung là các khoản cam kết ngoại bảng), Ngân hàng phải phân loại như sau: Khi chưa phải thực hiện nghĩa vụ theo cam kết, Ngân hàng phân loại và trích lập dự phòng đối với các khoản cam kết ngoại bảng: • Phân loại vào nhóm 1 và trích lập dự phòng chung nếu Ngân hàng đánh giá khách hàng có khả năng thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo cam kết; • Phân loại vào nhóm 2 trở lên tùy theo đánh giá của Ngân hàng và trích lập dự phòng cụ thể, dự phòng chung nếu Ngân hàng đánh giá khách hàng không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ theo cam kết. Báo cáo thường niên 2007 41
- BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT Cho năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2007 Khi phải thực hiện nghĩa vụ theo cam kết, Ngân hàng phân loại các khoản trả thay đối với khoản bảo lãnh, các khoản thanh toán đối với chấp nhận thanh toán vào các nhóm nợ theo quy định với số ngày quá hạn được tính ngay từ ngày Ngân hàng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết: • Phân loại vào nhóm 3 nếu quá hạn dưới 30 ngày; • Phân loại vào nhóm 4 nếu quá hạn từ 30 ngày đến 90 ngày; • Phân loại vào nhóm 5 nếu quá hạn từ 91 ngày trở lên. Trường hợp một khách hàng có nhiều hơn một khoản nợ với Ngân hàng mà có bất kỳ khoản nợ nào bị chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn thì Ngân hàng buộc phải phân loại các khoản nợ còn lại của khách hàng đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn, tương ứng với mức độ rủi ro. Trường hợp các khoản nợ (kể cả các khoản nợ trong hạn và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn được cơ cấu lại) mà Ngân hàng có đủ cơ sở để đánh giá là khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm thì Ngân hàng chủ động tự quyết định phân loại các khoản nợ đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro. Ngoài ra, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà Ngân hàng sẽ phải phân loại lại các khoản nợ vay và các cam kết ngoại bảng theo hướng dẫn tại Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 04 năm 2007 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Theo Quyết định số 493/2006/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 04 năm 2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 04 năm 2007 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các khoản dự phòng cụ thể được trích theo tỷ lệ sau: Phân loại Mức dự phòng Nợ đủ tiêu chuẩn 0% Nợ cần chú ý 5% Nợ dưới tiêu chuẩn 20% Nợ nghi ngờ 50% Nợ có khả năng mất vốn 100% 42 Báo cáo thường niên 2007
- Dự phòng cụ thể được trích trên giá trị khoản vay tại ngày 30 tháng 11 trừ giá trị của tài sản đảm bảo cho từng khách hàng vay. Trong đó, giá trị của tài sản đảm bảo là giá thị trường được chiết khấu theo tỷ lệ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam qui định cho từng loại tài sản đảm bảo. Theo quyết định trên, một khoản dự phòng chung cũng được lập nhằm duy trì mức dự phòng chung bằng 0,75% tổng giá trị của các khoản nợ (bao gồm cả các cam kết ngoại bảng) ngoại trừ nợ có khả năng mất vốn tại ngày 30 tháng 11. Mức dự phòng chung này được yêu cầu phải đạt được trong vòng 5 năm kể từ ngày quyết định có hiệu lực. 7. Kế toán các nghiệp kinh doanh chứng khoán và đầu tư chứng khoán 7.1 Nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán Chứng khoán kinh doanh là những chứng khoán được Ngân hàng mua nhằm mục đích kinh doanh trong ngắn hạn. Nguyên tắc ghi nhận giá trị chứng khoán kinh doanh: chứng khoán kinh doanh được ghi nhận ban đầu theo giá vốn. Đến thời điểm kết thúc niên độ, chứng khoán được ghi nhận theo giá vốn có trừ khoản dự phòng giảm giá chứng khoán. Phương pháp đánh giá mức giảm giá trị và trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh: Việc trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán được lập căn cứ theo hướng dẫn tại Thông tư số 12/2006/TT-BTC ngày 21/2/2006 và Thông tư số 13/2006/TT-BTC ngày 27/2/2006 do Bộ Tài chính ban hành. Các chứng khoán không niêm yết được ghi nhận theo giá vốn vì không thể đo lường một cách đáng tin cậy giá trị hợp lý của những khoản chứng khoán này. 7.2 Nghiệp vụ đầu tư chứng khoán Đầu tư chứng khoán bao gồm chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn và chứng khoán sẵn sàng để bán. Báo cáo thường niên 2007 43
- BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT Cho năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2007 Chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn là những chứng khoán có kỳ hạn và các khoản thanh toán cố định Ngân hàng mua với ý định và khả năng giữ đến ngày đáo hạn. Chứng khoán sẵn sàng để bán là chứng khoán được Ngân hàng mua để giữ trong thời gian không ấn định trước, có thể được bán để đáp ứng nhu cầu thanh khoản hoặc các nhu cầu khác theo quyết định của Ngân hàng. Nguyên tắc ghi nhận giá trị chứng khoán đầu tư: chứng khoán đầu tư được ghi nhận ban đầu theo giá vốn có tính đến các yếu tố giảm trừ (lãi nhận trước, chiết khấu…). Đến thời điểm kết thúc niên độ, chứng khoán được ghi nhận theo giá vốn có trừ khoản dự phòng giảm giá chứng khoán. Phương pháp đánh giá mức giảm giá trị và trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư: Việc trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán được lập căn cứ theo hướng dẫn tại Thông tư số 12/2006/TT-BTC ngày 21/2/2006 và Thông tư số 13/2006/TT-BTC ngày 27/2/2006 do Bộ Tài chính ban hành. Các chứng khoán không niêm yết được ghi nhận theo giá vốn vì không thể đo lường một cách đáng tin cậy giá trị hợp lý của những khoản chứng khoán này. 8. Kế toán tài sản cố định Tài sản cố định bao gồm tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình và tài sản cố định thuê tài chính (Tài sản cố định thuê tài chính chưa thuộc quyền sở hữu của Ngân hàng nhưng Ngân hàng có nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý quản lý và sử dụng như tài sản của Ngân hàng). Ngân hàng ghi nhận tài sản cố định theo các nguyên tắc của chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định theo Quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính, trong đó: Tài sản cố định được ghi nhận theo giá gốc. Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại. Ngân hàng áp dụng khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Thời gian khấu hao được tính như sau: 44 Báo cáo thường niên 2007
- - Nhà cửa vật kiến trúc 05 - 40 năm - Máy móc thiết bị 03 - 10 năm - Phương tiện vận tải, truyền dẫn 03 - 10 năm - Thiết bị văn phòng 05 - 10 năm - Tài sản cố định khác 03 - 05 năm - Phần mềm tin học 03 - 05 năm - Quyền sử dụng đất dài hạn chỉ ghi nhận giá trị, không trích khấu hao 9. Bất động sản đầu tư Bất động sản đầu tư là Bất động sản (quyền sử dụng đất, nhà, cơ sở hạ tầng…) được Ngân hàng nắm giữ nhằm mục đích thu lợi từ việc cho thuê hoặc chờ tăng giá, không phải để sử dụng hoặc bán trong kỳ sản xuất kinh doanh thông thường. Bất động sản đầu tư được ghi nhận theo giá gốc. Trong quá trình sử dụng, bất động sản đầu tư được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại. Phương pháp khấu hao đối với bất động sản đầu tư được thực hiện tương tự với các tài sản cùng loại tuân thủ theo Quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính. 10. Tiền và tương đương tiền Tiền và tương đương tiền bao gồm tiền VND, ngoại tệ, các kim loại quý và đá quý, các khoản tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác hoặc đầu tư ngắn hạn (thời hạn không quá 3 tháng) có khả năng chuyển đổi thành tiền dễ dàng và không có nhiều rủi ro kể từ ngày mua khoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo. Báo cáo thường niên 2007 45
- BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT Cho năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2007 11. Trích lập dự phòng, công nợ tiềm ẩn và tài sản chưa xác định Đối với dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng phải thu khó đòi (ngoài dự phòng rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng) Ngân hàng thực hiện trích lập dự phòng theo qui định tại Thông tư số 12/2006/TT-BTC ngày 21/2/2006 và Thông tư số 13/2006/TT-BTC ngày 27/2/2006 do Bộ Tài chính ban hành. Đối với dự phòng trợ cấp mất việc làm: Ngân hàng trích dự phòng trợ cấp mất việc làm theo Thông tư số 07/2004/TT-BTC và Thông tư số 82/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính, mức trích hàng năm từ 1% đến 3% tổng quỹ lương tính bảo hiểm xã hội. Các cam kết và các công nợ chưa xác định: Ngân hàng cũng có các cam kết để cấp tín dụng dưới dạng các khoản cho vay và thấu chi đã được chấp thuận. Ngân hàng cũng cung cấp các khoản bảo lãnh tài chính và thư tín dụng để bảo lãnh việc thực hiện của khách hàng đối với bên thứ ba. Nhiều khoản cam kết và công nợ chưa xác định sẽ hết hạn mà không phát sinh bất kỳ một phần hay toàn bộ một khoản tạm ứng nào. Do đó, các khoản này không phản ánh dòng tiền dự kiến trong tương lai. 12. Thuế a. Thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế thu nhập doanh nghiệp của Ngân hàng bao gồm thuế thu nhập hiện hành và thuế thu nhập hoãn lại. Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số thuế thu nhập Ngân hàng phải nộp trên lợi nhuận và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của năm hiện hành. Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại được tính theo phương pháp công nợ cho các chênh lệch tạm thời giữa giá trị tính thuế của tài sản và công nợ theo mục đích kế toán và giá trị được sử dụng cho mục đích tính thuế. Thuế hoãn lại được tính theo mức thuế suất tại ngày lập bảng cân đối kế toán. Tài sản thuế hoãn lại chỉ được ghi nhận trong báo cáo tài chính khi chắc chắn là sẽ có lợi nhuận chịu 46 Báo cáo thường niên 2007
- thuế trong tương lai mà Ngân hàng có thể dùng tài sản này để đối trừ. Tài sản thuế hoãn lại chỉ được giảm đi khi không còn thấy rõ khả năng lợi ích thuế liên quan sẽ được thực hiện. b. Thuế GTGT Thuế giá trị gia tăng phải nộp theo tỷ lệ 0% đối với các khoản thu nhập từ hoạt động tín dụng, 10% giá trị gia tăng đối với các khoản thu nhập từ hoạt động kinh doanh vàng bạc, ngoại tệ trên một địa bàn theo phương pháp trực tiếp và 10% đối với các khoản thu nhập khác theo phương pháp khấu trừ. c. Các khoản thuế và phí khác Các loại thuế khác theo qui định hiện hành tại Việt Nam 13. Chi phí đi vay Chi phí đi vay được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ khi phát sinh, trừ chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó (được vốn hoá) khi có đủ các điều kiện quy định trong Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 16 - Chi phí đi vay. Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó (được vốn hoá), bao gồm khoản lãi tiền vay, phân bổ các khoản chiết khấu hoặc phụ trội khi phát hành trái phiếu, các khoản chi phí phụ phát sinh liên quan tới quá trình làm thủ tục vay. 14. Các bên liên quan Các tổ chức, cá nhân được coi là liên quan nếu có khả năng kiểm soát hoặc có những ảnh hưởng đáng kể (trực tiếp hoặc gián tiếp) đối với Ngân hàng trong việc đưa ra các quyết định tài chính hoặc hoạt động. Bên cạnh các hình thức pháp lý, bản chất mối quan hệ của các bên liên quan cũng được chú ý khi đánh giá nội dung này. Báo cáo thường niên 2007 47
- BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT Cho năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2007 15. Số liệu so sánh Số liệu so sánh trình bày trên Báo cáo tài chính Hợp nhất này là số liệu năm 2006 đã được Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) Chi nhánh TP.HCM kiểm toán, với một số chỉ tiêu được phân loại trình bày lại cho phù hợp theo Quyết định 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18 tháng 4 năm 2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. V. Thông tin bổ sung chỉ tiêu trình bày trên bản cân đối kế toán 1. Tiền mặt, vàng bạc, đá quý Đơn vị tính: Triệu VNĐ Cuối kỳ Đầu kỳ Tiền mặt bằng VND 277.243 155.770 Tiền mặt bằng ngoại tệ 98.132 79.472 Chứng từ có giá trị ngoại tệ - 3 Vàng tiền tệ 656.586 502.609 Vàng phi tiền tệ Kim loại quý, đá quý khác Tổng 1.031.961 737.854 2. Tiền gửi tại NHNN Đơn vị tính: Triệu VNĐ Cuối kỳ Đầu kỳ Tiền gửi thanh toán tại NHNN 1.023.099 202.425 Tiền gửi phong toả Tiền gửi khác Tổng 1.023.099 202.425 48 Báo cáo thường niên 2007
- Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về dự trữ bắt buộc, các ngân hàng được phép duy trì một số dư thả nổi tại tài khoản dự trữ bắt buộc theo tỷ lệ tối thiểu của số dư bình quân các loại tiền gửi huy động phải dự trữ như sau: Loại tiền gửi Tỷ lệ Tiền gửi ngoại tệ kỳ hạn dưới12 tháng 10% Tiền gửi ngoại tệ kỳ hạn dưới 12-24 tháng 4% Tiền gửi VND kỳ hạn dưới 12 tháng 10% Tiền gửi VND kỳ hạn từ 12-24 tháng 4% 3. Tiền, vàng gửi tại các TCTD khác và cho vay các TCTD khác Đơn vị tính: Triệu VNĐ Cuối kỳ Đầu kỳ 3.1 Tiền, vàng gửi tại các TCTD khác 4.821.926 1.994.495 Tiền, vàng gửi không kỳ hạn: Bằng VND 23.472 40.066 Bằng ngoại tệ, vàng 123.081 73.826 Tiền, vàng gửi có kỳ hạn: Bằng VND 4.183.090 1.349.697 Bằng ngoại tệ, vàng 492.283 530.906 Đơn vị tính: Triệu VNĐ Cuối kỳ Đầu kỳ 3.2 Cho vay các TCTD khác - - Bằng VND Bằng ngoại tệ, vàng Dự phòng rủi ro cho vay các TCTD khác Tổng tiền, vàng gửi tại các TCTD khác và cho vay các TCTD khác 4.821.926 1.994.495 Báo cáo thường niên 2007 49
- BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT Cho năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2007 4. Chứng khoán kinh doanh Đơn vị tính: Triệu VNĐ Cuối kỳ Đầu kỳ 4.1 Chứng khoán Nợ 1.141.053 465.829 - Chứng khoán Chính phủ - Chứng khoán do các TCTD khác trong nước phát hành - Chứng khoán do các TCKT trong nước phát hành 1.141.053 465.829 - Chứng khoán Nợ nước ngoài - 4.2 Chứng khoán Vốn - - 4.3 Chứng khóan kinh doanh khác - - 4.4 Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh - Tổng 1.141.053 465.829 4.5 Thuyết minh về tình trạng niêm yết của các chứng khoán kinh doanh Đơn vị tính: Triệu VNĐ Cuối kỳ Đầu kỳ - Chứng khoán Nợ 1.141.053 465.829 - Đã niêm yết 170.000 - Chưa niêm yết 971.053 465.829 - Chứng khoán Vốn - Đã niêm yết - Chưa niêm yết - Chứng khoán kinh doanh khác - Đã niêm yết - Chưa niêm yết Tổng 1.141.053 465.829 50 Báo cáo thường niên 2007
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thuyết minh báo cáo tài chính
16 p | 1232 | 511
-
Thuyết trình Nội dung và phương pháp lập báo cáo tài chính - Thuyết minh báo cáo tài chính
22 p | 1407 | 489
-
MẪU THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1 p | 626 | 194
-
Thuyết minh Báo cáo tài chính: Nhà đầu tư không thể bỏ qua!
5 p | 422 | 118
-
thuyết minh báo cáo tài chính CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG SÔNG ĐÀ YALY
0 p | 310 | 60
-
Bản thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất quý 4 năm 2009 - Công ty cổ phần Alphanam
29 p | 203 | 33
-
Bài giảng Kế toán tài chính - Chương 6: Bảng lưu chuyển tiền tệ và bảng thuyết minh báo cáo tài chính
34 p | 146 | 28
-
Bản thuyết minh báo cáo tài chính - Công ty cổ phần Nam Việt (Bản hợp nhất)
0 p | 176 | 20
-
Bài giảng Kế toán tài chính - Chương 6: Bản thuyết minh báo cáo tài chính
8 p | 114 | 7
-
Cách lập thuyết minh báo cáo tài chính
8 p | 69 | 5
-
Chất lượng thông tin trên thuyết minh báo cáo tài chính trong doanh nghiệp quản lý khai thác công trình thủy lợi khu vực Bắc Trung Bộ
3 p | 10 | 4
-
Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm 2019
15 p | 96 | 4
-
Biểu mẫu Báo cáo tài chính (Dành cho doanh nghiệp lớn)
36 p | 73 | 3
-
Hướng dẫn lập thuyết minh Báo cáo Tài chính năm 2019
7 p | 69 | 2
-
Hướng dẫn cách nộp thuyết minh báo cáo tài chính qua mạng
6 p | 68 | 2
-
Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính quyết định 48
5 p | 33 | 2
-
Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính thông tư 200
4 p | 57 | 2
-
Các nhân tố ảnh hưởng mức độ thuyết minh báo cáo tài chính các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
16 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn