intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thuyết minh dự án: Sản xuất và phân phối bánh kẹo

Chia sẻ: Minh Nguyễn | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:124

25
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của dự án "Sản xuất và phân phối bánh kẹo" là cung cấp sản phẩm hàng tiêu dùng nhanh chất lượng, có năng suất, hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm ngành sản xuất thực phẩm, đảm bảo tiêu chuẩn, an toàn vệ sinh thực phẩm, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu thị trường góp phần tăng hiệu quả kinh tế địa phương cũng như của cả nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thuyết minh dự án: Sản xuất và phân phối bánh kẹo

  1. THUYẾT MINH DỰ ÁN
  2. CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG -----------  ----------- DỰ ÁN SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI BÁNH KẸO Địa điểm:Thành phố Hồ Chí Minh ĐƠN VỊ TƯ VẤN LẬP DỰ ÁN 0918755356-0903034381
  3. Dự án “Sản xuất và phân phối bánh kẹo” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356 MỤC LỤC 3
  4. Dự án “Sản xuất và phân phối bánh kẹo” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356 CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU 1. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ Tên doanh nghiệp/tổ chức: CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG Thông tin về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/tổ chức đăng ký đầu tư, gồm: Họ tên: MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN Tên dự án: “Dự án sản xuất và phân phối bánh kẹo ” Địa điểm thực hiện dự án:Thành phố Hồ Chí Minh. Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: 150.700,0 m2 (15,07 ha). Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác. Tổng mức đầu tư của dự án: 1.402.012.500.000 đồng. (Một nghìn, bốn trăm linh hai tỷ, không trăm mười hai triệu, năm trăm nghìn đồng) Trong đó: + Vốn tự có (20%) : 280.402.500.000 đồng. + Vốn vay - huy động (80%) : 1.121.610.000.000 đồng. Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp: Kinh doanh, phân phối thực phẩm, bánh kẹo 560.000,0 thùng/năm Sản xuất thực phẩm, bánh kẹo 1.800.000,0 thùng/năm SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ Trong những thập kỷ vừa qua, kinh tế Việt nam đã tăng trưởng tương đối vững chắc với tốc độ trung bình bằng hoặc cao hơn so với các nước trong khu vực. Ngoài ra, thị trường nội địa với dân số gần 100 triệu dân, tốc độ phát triển kinh tế vào loại nhanh trong khu vực là một thị trường rộng lớn đầy tiềm năng, cùng với thị trường các nước trong khu vực Asian nói riêng và thế giới nói chung, nhưng chưa được các doanh nghiệp quan tâm khai thác đúng mức. Cho nên việc phát triển mạnh thị trường trong và ngoài nước, tạo lợi thế vững bền cho sản xuất và chế biến là vô cùng cần thiết hiện nay. Mặc dù hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành lương thực thực phẩm TP. Hồ Chí Minh có mức tăng tưởng cao nhưng các doanh nghiệp vẫn đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt ngày càng gia tăng của thị trường. 4
  5. Dự án “Sản xuất và phân phối bánh kẹo” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356 Những công ty trong ngành thực phẩm thường tạo ra lợi nhuận thông qua hệ thống bán hàng trong các siêu thị, các cửa hàng bán lẻ. Hoạt động trong ngành nhanh chóng đạt đến trạng thái bão hoà, đòi hỏi sản phẩm phải luôn thay đổi để theo kịp với nhu cầu cũng như sở thích của người tiêu dùng. Các công ty hoạt động trong lĩnh vực này thường chi phí khá nhiều cho việc quảng bá sản phẩm, chi phí cho các sản phẩm mới. Do đó, tốc độ tăng doanh thu của công ty thường không ổn định mà tăng trưởng theo thời vụ, luôn bị cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ khác trên thị trường. Việc cạnh tranh trong ngành thực phẩm ngày càng khốc liệt, kể cả những công ty có tên tuổi đến những công ty mới. Trong khi đó, sự gia tăng của các hãng bán lẻ dẫn đến tình trạng các công ty không thể kiểm soát được tình hình giá cả trên thị trường dẫn đến tình trạng bán giá cao hơn nhiều so với thực tế, điều này làm giảm thương hiệu của công ty trên thị trường. Các sản phẩm của dự án được sản xuất theo những hệ thống quản lý chất lượng quốc tế như ISO 22000, BRC, HALAL, v.v. sử dụng nguồn nguyên liệu sạch, khép kín và thường xuyên được kiểm tra nghiêm ngặt. Khi sử dụng sản phẩm, người dùng có thể lược bớt các bước chuẩn bị và chế biến cầu kỳ, hoàn tất bữa ăn ngon miệng và đầy dinh dưỡng cho cả gia đình chỉ sau vài phút. Từ những thực tế trên, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án “Dự án sản xuất và phân phối bánh kẹo”tại Thành phố Hồ Chí Minhnhằm phát huy được tiềm năng thế mạnh của mình, đồng thời góp phần phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu để đảm bảo phục vụ cho ngànhsản xuất, kinh doanh thương mạicủa TP. HCM. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội; Luật Xây dựng số 62/2020/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc hội; Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày ngày 17 tháng 11 năm 2020của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hộinước CHXHCN Việt Nam; Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thu 5
  6. Dự án “Sản xuất và phân phối bánh kẹo” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356 nhập doanh nghiệp do văn phòng quốc hội ban hành; Nghị định số 31/2021/NĐ-CPngày 26 tháng 03 năm 2021Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 về sửa đổi bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai; Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp; Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19 tháng 05 năm 2021 của Bộ Xây dựng ban hành QCVN 01:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng; Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng quy định tại Phụ lục VIII, của thông tư số 12/2021/TT-BXDngày 31 tháng 08 năm 2021 của Bộ Xây dựngban hành định mức xây dựng; Quyết định 610/QĐ-BXD của Bộ xây dựng ngày 13 tháng 7 năm 2022 về Công bố Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2021. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN Mục tiêu chung Phát triển dự án “sản xuất và phân phối bánh kẹo” theohướng chuyên nghiệp, hiện đại, cung cấp sản phẩm hàng tiêu dùng nhanh chất lượng, có năng suất, hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm ngành sản xuất thực phẩm, đảm bảo tiêu chuẩn, an toàn vệ sinh thực phẩm, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu thị trường góp phần tăng hiệu quả kinh tế địa phương cũng như của cả nước.   Khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái của khu vực TP. HCM. Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của địa phương, của TP. HCM. Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho 6
  7. Dự án “Sản xuất và phân phối bánh kẹo” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356 nhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá môi trường xã hội tại vùng thực hiện dự án. Mục tiêu cụ thể Phát triển mô hình kinh doanh thương mại kết hợp sản xuất chuyên nghiệp, hiện đại,cung cấp sản phẩm hàng tiêu dùng nhanh như bánh kẹo, nước ép trái cây,... chất lượng, giá trị, hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm Phát triển nhà máy sản xuất cung cấp hàng hóa cho hoạt động kinh doanh phân phối của công ty.Cung cấp các mặt hàng tiêu dùng nhanh uy tín, chất lượng nhanh chóng, giá cả phải chăng. Hiện đại hóa hệ thống phân phối, phục vụ nhu cầu mua sắm, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Trở thành nhà phân phối - bán lẻ chiến lược cho hệ thống sản xuất của công ty trong nước và nước ngoài. Cung cấp sản phẩm hàng tiêu dùng nhanh cho thị trường khu vực TP. HCM và khu vực lân cận. Hình thành khusản xuất, kinh doanh thương mạichất lượng cao và sử dụng công nghệ hiện đại. Dự án thiết kế với quy mô, công suất như sau: Kinh doanh, phân phối thực phẩm, bánh kẹo 560.000,0 thùng/năm Sản xuất thực phẩm, bánh kẹo 1.800.000,0 thùng/năm Mô hình dự án hàng năm cung cấp ra cho thị trường sản phẩm đạt tiêu chuẩn và chất lượng khác biệt ra thị trường. Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nâng cao cuộc sống cho người dân. Góp phần phát triển kinh tế xã hội của người dân trên địa bàn và TP. HCMnói chung. 7
  8. Dự án “Sản xuất và phân phối bánh kẹo” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356 ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN 1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ ÁN 1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án. Vị trí địa lý: Thành phố Hồ Chí Minh (còn gọi là Sài Gòn) là thành phố lớn nhất tại Việt Nam về dân số và quy mô đô thị hóa. Đây còn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và giáo dục tại Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc trung ương thuộc loại đô thị đặc biệt của Việt Nam cùng với thủ đô Hà Nội. Thành phố Hồ Chí Minh có toạ độ 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54' Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Nằm ở miền Nam Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay 8
  9. Dự án “Sản xuất và phân phối bánh kẹo” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356 2. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án Kinh tế Một trong những điểm nổi bật của tình hình kinh tế - xã hội TP.HCM 6 tháng đầu năm 2022 là hoạt động sản xuất công nghiệp đã phục hồi; hoạt động thương mại, dịch vụ trở nên sôi động khi khách du lịch quay trở lại Thành phố với nhiều hoạt động được tổ chức để kích cầu tiêu dùng; thủ tục hành chính tiếp tục được cải thiện nhằm kêu gọi đầu tư.... Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm 2022, xét theo giá so sánh 2010, ước đạt 511.910 tỷ đồng, tăng 3,82% so cùng kỳ. Trong mức tăng trưởng chung 3,82% này của kinh tế TP.HCM thì khu vực thương mại dịch vụ đóng góp nhiều nhất 3,02 điểm phần trăm đồng thời có mức tăng trưởng 4,83% trong bối cảnh các hoạt động dịch vụ vừa bắt đầu hồi phục sau khi chịu nhiều ảnh hưởng của dịch Covid-19. Kế đến là khu vực công nghiệp – xây dựng đóng góp 0,52 điểm phần trăm với mức tăng trưởng 2,23%; trong đó công nghiệp đóng góp 0,78 điểm phần trăm trong khi xây dựng kéo giảm 0,26 điểm phần trăm do có mức tăng trưởng -6,41%. Khu vực nông nghiệp đóng góp thấp nhất 0,01 điểm phần trăm và tăng 1,77%. Về cơ cấu nền kinh tế 6 tháng đầu năm 2022 (xét theo giá hiện hành) thì khu vực nông lâm thuỷ sản chiếm tỷ trọng 0,5%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 22,0%; khu vực thương mại dịch vụ chiếm 64,0%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 13,5%. Đáng chú ý, chỉ tính riêng đóng góp của 9 ngành dịch vụ trọng yếu trong GRDP 6 tháng đầu năm 2022, giá trị tăng thêm của 9 ngành dịch vụ chiếm 58,8% trong GRDP và chiếm 91,8% trong khu vực dịch vụ. Trong đó, 4 ngành chiếm tỷ trọng cao trong GRDP lần lượt là thương nghiệp 16,9%; vận tải kho bãi 9,8%; tài chính ngân hàng 8,9%; hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ 5,6%. Bốn ngành này chiếm 64,3% nội bộ khu vực dịch vụ. Dân số Thành phố Hồ Chí Minh, với dân số đông, mật độ cao trong nội thành, cộng thêm một lượng lớn dân vãng lai, đã phát sinh nhu cầu lớn về chỗ ở, y tế và chăm sóc sức khỏe. Theo đà phát triển của kinh tế, lượng người nhập cư đổ vào thành phố cũng ngày càng tăng, tính đến ngày 1/4/2019, dân số thành phố Hồ Chí Minh đạt 9
  10. Dự án “Sản xuất và phân phối bánh kẹo” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356 hơn 8,99 triệu người, trở thành địa phương đông dân nhất cả nước, tăng 1,8 triệu người so với năm 2009; trong đó nam chiếm 48,7%, nữ 51,3%. Trong đó, số dân thành thị là 7.125.493 người, số dân nông thôn chiếm 1.867.589 người. Tuy nhiên, nếu tính những người cư trú không đăng ký hộ khẩu thì dân số thực tế của thành phố này năm 2018 là gần 14 triệu người. Chỉ trong chưa đến 2 thập kỷ, dân số Thành phố Hồ Chí Minh đã tăng gấp đôi, từ 4 triệu người năm 1990, lên 8 triệu người năm 2016. Tốc độ gia tăng dân số nhanh, cứ bình quân mỗi năm TP HCM gia tăng khoảng 200.000 người, trung bình 5 năm khoảng 1 triệu người. Tỉ lệ tăng dân số bình quân 2009-2019 là 2,28%/ năm. Mật độ dân số Thành phố Hồ Chí Minh là 4.292 người/km2 (tăng gần 26% so với năm 2009) và cũng là TP có mật độ dân số cao nhất của cả nước (mật độ dân số của Hà Nội là 2.398 người/km2). Thành phố HCM cũng là địa phương có số hộ lớn nhất cả nước với tổng cộng 2.558.914 hộ. Sau 10 năm, số hộ TP tăng hơn 743.000 hộ, chiếm gần 1/2 số hộ tăng của cả vùng Đông Nam Bộ và chiếm gần 1/6 số hộ tăng của cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố trẻ, năng động. Dân số thành phố Hồ Chí Minh ngày càng đông và tăng nhanh do số lượng người nhập cư, tìm kiếm cơ hội và lập nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh ngày càng nhiều. Đây cũng là cơ hội lớn để thành phố phát triển hơn nữa để là đầu tàu kinh tế Việt Nam. Nhưng cũng là thách thức của người trẻ, khi thành phố ngày càng mở rộng nhưng giá nhà vẫn tiếp tục tăng chóng mặt, khiến cho người trẻ ngày càng khó có thể sở hữu một căn nhà tại Thành Phố. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG Triển vọng thị trường hàng tiêu dùng(FMCG) Theo báo cáo nghiên cứu thị trường nhóm hàng tiêu dùng nhanh đà tiêu thụ hàng tiêu dùng năm 2023 đã tăng mạnh và mang lại nhiều lợi ích. Giá trị hàng tiêu dùng nhanh dịp Tết 2023 tăng 7-9% so với cùng kỳ. 10
  11. Dự án “Sản xuất và phân phối bánh kẹo” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356 Được biết, Tết Nguyên Đán là mùa bận rộn nhất trong năm ở Việt Nam, tạo ra nhu cầu lớn về mua sắm, quà tặng và du lịch khắp mọi miền đất nước. Với nhu cầu mua sắm tăng cao trong dịp Tết 2023, Kantar nhận định, các cửa hàng quy mô lớn và siêu thị đang trên đà phục hồi sau sự sụt giảm đáng kể trong quý III/2021. Xu hướng này xảy ra tương tự với cửa hàng đồ đặc sản và chợ đồ tươi sống - những ngành hàng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong giai đoạn đại dịch Covid-19. Trong khi đó, mức tăng trưởng của mua sắm online đang chững lại, nhưng vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng hai chữ số. Do ngày càng nhiều mặt hàng phục vụ mùa lễ hội xuất hiện trên các nền tảng thương mại điện tử, cùng với nhu cầu ngày càng tăng của người mua về một hình thức mua sắm tiện lợi, kênh trực tuyến vẫn tiếp tục là phương thức mua sắm Tết dễ dàng và nhanh gọn. Sau hai mùa Tết với mức tăng trưởng sụt giảm, nhóm hàng tiêu dùng nhanh Tết 2023 được đánh giá cải thiện. Đó là bởi nền kinh tế Việt Nam nói chung đã phục hồi và người tiêu dùng cũng có cái nhìn tích cực về kinh tế. Giá trị hàng tiêu dùng nhanh dịp Tết 2023 sẽ tăng 7 - 9% so với năm ngoái, với động lực chính là sự gia tăng của mức giá trung bình. Khi áp lực từ lạm phát vẫn còn hiện hữu, người mua sắm siết chặt hầu bao và áp dụng các chiến lược khác nhau để thích ứng với tình hình kinh tế. Đẩy mạnh thị trường bán lẻ nhưng cũng cần an toàn, ổn định Có thể thấy sự phục hồi từ đại dịch Covid-19 đã đẩy mức tiêu dùng của người dân lên cao, đặc biệt hơn khả năng chi tiêu cũng tăng lên khi hai ngày lễ lớn Tết Dương lịch và Tết Nguyên Đán 2023 diễn ra liên tục trong tháng 1/2023. Theo Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1/2023 ước đạt 544,8 nghìn tỷ đồng, tăng 5,2% so với tháng trước và tăng 20% so với cùng kỳ năm trước nếu loại trừ yếu tố giá tăng 15,8% (cùng kỳ năm 2022 giảm 4%). Mặc dù vậy, quy mô tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1/2023 chỉ đạt 88,1% quy mô của chỉ tiêu này nếu ước tính trong điều kiện bình thường không xảy ra dịch Covid-19 từ năm 2020 đến nay. Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng 1/2023 ước đạt 435,4 nghìn tỷ đồng, tăng 18,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Hàng may mặc tăng 27%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 23,8%; lương thực, thực phẩm tăng 17,9%; phương tiện đi lại tăng 14,8%; vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 7,2%. Xét về các địa phương, doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng 1/2023 so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương: Đà Nẵng tăng 24,7%; Hà Nội tăng 16,6%; Hải Phòng tăng 13,9%; Quảng Ninh tăng 11,4%; Khánh Hòa tăng 9,3%; TP Hồ Chí Minh tăng 7,8%. Và để đảm bảo cho tình hình mua sắm diễn ra an toàn, ổn định thị trường, bảo đảm cân đối cung cầu, trong dịp Tết Nguyên đán, ông Hoàng Ánh Dương, Phó Tổng cục trưởng 11
  12. Dự án “Sản xuất và phân phối bánh kẹo” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356 Tổng cục Quản lý thị trường thuộc Bộ Công Thương cho biết, lực lượng quản lý thị trường tập trung kiểm tra, kiểm soát một số mặt hàng chủ lực, đấu tranh với buôn lậu, hàng giả, an toàn thực phẩm; hàng giả, hàng nhái. Đặc biệt, chú trọng kiểm tra hàng hóa trong dịp Tết Âm lịch cũng như kiểm soát hàng hóa trên môi trường thương mại điện tử, trên mạng xã hội. Chi tiêu FMCG bị cản trở bởi “những cơn gió ngược” của nền kinh tế 1. Suy thoái kinh tế thế giới Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, vào tháng 10 vừa qua, đã dự báo GDP toàn cầu năm 2023 sẽ giảm xuống còn 2,7%, tức giảm 0,5% so với GDP dự báo cho năm 2022. Hơn một phần ba nền kinh tế toàn cầu sẽ trải qua 2 quý tăng trưởng âm liên tiếp và ba nền kinh tế lớn của thế giới là Mỹ, châu Âu và Trung Quốc, tiếp tục tăng trưởng chậm lại. Trong vài tháng gần đây, suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm giảm sức tiêu thụ và nhu cầu tại các thị trường xuất khẩu. Do đó, các nhà máy tại Việt Nam, đặc biệt là các ngành may mặc, dệt may, sản xuất giày dép đang phải đối mặt với tình trạng sụt giảm đơn hàng từ nước ngoài. Hệ quả là các nhà sản xuất, nhà máy phải cho công nhân nghỉ Tết sớm hoặc tiến hành sa thải hàng loạt. 2. Sa thải hàng loạt ảnh hưởng tinh thần nghỉ lễ Theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, từ giữa năm đến nay có 41.500 công nhân bị cắt hợp đồng lao động. Ngoài ra, các vấn đề sản xuất đã ảnh hưởng đến 472.000 công nhân, nghĩa là ít nhất 430.000 người có nguy cơ bị giảm giờ làm hoặc bị gián đoạn việc làm. Nhiều công nhân bị sa thải đã quyết định trở về quê sớm hơn để dành thời gian cho gia đình. Điều này hàm chứa 2 ý nghĩa: (1) người tiêu dùng thuộc tầng lớp lao động sẽ tìm cách để tiêu xài sau Tết, và (2) sẽ có sự chuyển hướng mua hàng FMCG từ thành thị về nông thôn. 3. Biến động giá dầu Đối mặt với tình hình chính trị toàn cầu và sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng, người tiêu dùng Việt Nam phát sinh nỗi lo về sự biến động của giá dầu. Đây là một trong hai mối quan tâm lớn nhất của người dân sinh sống tại thành thị, kể từ quý 1/2022. Giá xăng tăng cao làm tăng chi phí nguyên liệu thô, kéo theo sự gia tăng của dịch vụ, phí và lệ phí. Điều này có nghĩa là các gia đình phải đánh giá lại ngân sách và cắt giảm những khoản chi tiêu tuỳ ý trong dịp mua sắm cuối năm. 3. Tình hình thị trường ngành chế biến lương thực, thực phẩm tại Việt Nam Thị trường lương thực, thực phẩm toàn cầu những năm phải đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức do COVID-19. Tuy nhiên, từ quý II/2020, Chính phủ các nước đã nỗ lực tạo điều kiện cho lưu thông hàng hóa thiết yếu, trong đó có lương thực, thực phẩm ngay cả trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, kiểm soát chặt chẽ biên giới, cửa khẩu. Do đó, sản xuất và thương mại nông sản thực phẩm đã dần thích ứng với các điều kiện mới, thậm chí theo đánh 12
  13. Dự án “Sản xuất và phân phối bánh kẹo” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356 giá của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), còn cho thấy khả năng chống chọi với khủng hoảng đại dịch tốt hơn các lĩnh vực khác. FAO cũng đã nhận định các xu hướng sản xuất và thị trường trong giai đoạn 2020- 2021 đối với các mặt hàng thực phẩm được giao dịch nhiều nhất trên thế giới, gồm ngũ cốc, cải dầu, thịt, sữa, cá và đường. Xu hướng tăng trưởng thực phẩm Việt Nam sẽ vẫn là một trong những quốc gia hấp dẫn đầu tư nhất trong khu vực trong giai đoạn dự báo đến năm 2024. Thực phẩm chiếm một phần lớn và ngày càng tăng trong sản lượng sản xuất của cả nước, dự báo tổng doanh thu bán thực phẩm sẽ tăng với tốc độ trung bình hàng năm là 10,0% so với dự báo trung hạn (thu nhập hộ gia đình ngày càng tăng và các điều kiện kinh tế vĩ mô nhìn chung thuận lợi với lạm phát giảm). Bán lẻ tạp hóa hàng loạt (mass grocery retail: MGR) vẫn chưa phát triển và điều này sẽ mang lại nhiều cơ hội cho ngành công nghiệp thực phẩm cho đến năm 2024. Bánh mì, gạo và ngũ cốc chiếm gần 37,0% tổng doanh số bán hàng lương thực của cả nước.Sản phẩm sữa sẽ tăng trưởng nhanh chóng, bình quân 10,5% mỗi năm trong trung hạn.Chi tiêu cho thực phẩm tăng nhanh nhất được dự đoán là cá và các sản phẩm từ cá, sẽ tăng trung bình 10,6% một năm. Ngành công nghiệp thực phẩm của Việt Nam đang nổi lên là một trong những ngành có đà phát triển tích cực. Tuy vậy, mức tăng của sản lượng lẫn sự cải thiện về chất lượng của nhiều sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trong ngành vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường. Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam đang có xu hướng tăng trưởng mạnh, từng bước cung ứng nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh cao, chiếm lĩnh thị trường nội địa và gia tăng xuất khẩu. Theo báo cáo của Tổng cục thống kê, năm 2019 cả nước có 5.515 cơ sở sản xuất lương thực, thực phẩm, thì riêng TP HCM có 1.976 doanh nghiệp đang hoạt động. Ngành chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống của thành phố hiện chiếm tỷ trọng 19,15% giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành. 4. Thị trường tiêu thụ sản phẩm nước ép trái cây Thị trường nước ép trái cây thế giới Thị trường xuất khẩu nước ép trái cây Phần lớn các nhà xuất khẩu mặt hàng juice ở các nước châu Á, trong đó nhiều nhất là Trung Quốc (chiếm hơn 11%), Ấn Độ (chiếm 8,7%), Indonesia (7,5%), Thái Lan (6,3%),… 13
  14. Dự án “Sản xuất và phân phối bánh kẹo” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356 Các nước xuất khẩu nước ép trái cây trong năm 2019. (Nguồn: Ocean B2B/ Tradesparq) Thị trường nhập khẩu nước ép trái cây Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu mặt hàng nước ép trái cây lớn nhất, chiếm gần 60%, trong khi Ấn Độ đứng ở vị trí thứ hai với gần 8%. Tiếp theo là các thị trường Anh, Indonesia, Nga, Mexico,… Các nước nhập khẩu nước ép trái cây trong năm 2019. (Nguồn: Ocean B2B/ Tradesparq) 14
  15. Dự án “Sản xuất và phân phối bánh kẹo” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356 Đồ uống Việt Nam tăng trưởng dẫn đầu khu vực Quy mô ước tính của ngành chế biến thực phẩm và đồ uống của Việt Nam hiện đang chiếm tỷ lệ khoảng 15% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), đạt khoảng 30 tỷ USD. Trên thực tế, lượng tiêu thụ đồ uống của người dân Việt Nam luôn được đánh giá là “không lồ” khi so sánh với thị trường của các quốc gia trong khu vực. Biểu đồ phần trăm thay đổi về sản lượng tiêu thụ của thị trường nước giải khát ở các nước Đông Nam Á từ 2015 đến 2020 Nguồn: Statistics.com Trong giai đoạn từ 2015 đến 2020, Việt Nam đ ng đầu trong các nước Đông Nam Á có nhu cầu về lượng tiêu thụ nước giải khát chiếm tới 72,39%, xếp th 2 là Malaysia ( 38,94%), tiếp theo đó là Indonesia (31,29%); Thái lan (22%); whilippin (20.48%); Singapore (10,1%). Sự tăng trưởng của thị trường nước giải khát, từ năm 2015 đến năm 2019, Việt Nam đã ch ng kiến tốc độ tăng trường trung bình 9,7% về doanh số bán nước giải khát, với doanh thu năm 2019 đạt 5,308 triệu USD. Đặc biệt ngành nước giải khát, người dân Việt Nam đã tiêu thụ trung bình mỗi người 53,6 lít/năm, gấp 3,6 lần lượng tiêu thụ sữa. Cơ cấu thị trường nước giải khát Việt Nam 15
  16. Dự án “Sản xuất và phân phối bánh kẹo” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356 Cơ cấu tiêu thụ ngành nước giải khát tại Việt Nam 2019 Nguồn: Euromonitor Có sự chuyển dịch trong cơ cấu tiêu thụ, khi thị phần của trà và nước ép hoa quả tăng dần lên theo các năm. Năm 2019, thị phần của trà và nước ép hoa quả chiếm gần 1 nữa cơ cầu tiêu thụ ngành nước giải khát do thay đổi trong cách tiêu dùng của người Việt Nam hướng đến các sản phẩm ít đường, tốt cho s c khỏe; tiếp theo đến nước ngọt có ga chiếm 23,84%; nước tăng lực chiếm 18,28%, nước khoáng chiếm 5,45% và các loại còn lại chiếm 4,55%. Xu hướng mới tiêu dùng nhanh và sạch Trong nhóm ngành hàng thực phẩm, đồ uống, sản phẩm tiêu dùng nhanh đang có xu hướng tăng trưởng “bùng nổ”. Báo cáo của Nielsen Việt Nam cho thấy ngành hàng tiêu dùng nhanh toàn quốc trong quý III/2020 đã đạt mức tăng cao nhất trong 3 năm trở lại đây (9,6%). Trong khi đó, nghiên cứu chuyên gia do Vietnam Report thực hiện trong tháng 10 vừa qua, cho thấy: “Lối sống công nghiệp, cơ cấu dân số trẻ với thị hiếu ngày càng nghiêng về xu hướng tiêu dùng hiện đại và tiện lợi là một trong những nguyên nhân chính làm tăng nhu cầu thực phẩm - đồ uống dưới hình thức đóng gói sẵn". Sự tiện dụng trở thành loại tiền tệ mới khi 2 trên 3 người tiêu dùng thành thị tại ASEAN trong đó có Việt Nam đánh giá sự tiện lợi là 1 trong 3 tiêu chí lớn nhất khi mua sắm Không chỉ cần các sản phẩm tiện dụng, chất lượng cũng là ưu tiên hàng đầu của người tiêu dùng. Với mức thu nhập tăng lên liên tục trong vòng 30 năm trở lại đây (đạt gần2.300 USD/người/năm), người Việt đã sẵn sàng chi trả cho các sản phẩm vừa có lợi cho sức khỏe, vừa thân thiện với môi trường. Khảo sát người tiêu dùng do Vietnam Report cho thấy, có đến 16
  17. Dự án “Sản xuất và phân phối bánh kẹo” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356 86% người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm vì niềm tin vào chất lượng đảm bảo và tốt cho sức khỏe. Thị trường nước ép trái cây hữu cơ Việt Nam Theo tin tức của Bộ Công Thương (2019), các nhà phân tích công nghiệp toàn cầu (CAGR) dự báo thị trường nước ép trái cây và rau quả sẽ đạt 186 tỷ USD tính đến năm 2022 với mứa tăng trưởng bình quân 5-6%/ năm. Sự tăng trưởng trong ngành này phụ thuộc chủ yếu vào việc người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến đồ uống có lợi cho sức khỏe. Đây là tín hiệu đáng mừng dành cho các nhà sản xuất nước ép trái cây tự nhiên và nước trái cây chứa sữa. Tổng giá trị của thị trường nước ép trái cây khu vực Đông Nam Á năm 2015 và 2020 Nguồn: Statista Hiện tại, tổng giá trị của thị trường nước ép trái cây Việt Nam đang xếp thứ 4 khu vực Đông Nam Á tương đương với 450 triệu USD. Thị trường dự kiến tăng trưởng 8% hằng năm (CAGR 2020-2025). Phân khúc chính của thị trường là nước trái cây và nước ép trái cây & sinh tố với thị trường 286 triệu USD năm 2020. Số liệu nghiên cứu cho thấy mức tiêu thụ nước trái cây bình quân đầu người tại Việt Nam là 3,6 lít người năm 2020. Trị giá nhập khẩu của nhóm hàng nước ép rau củ quả sang Việt Nam đạt 25 triệu USD vào năm 2019, đang có xu hướng tăng để đạt điểm vào những năm tới. 17
  18. Dự án “Sản xuất và phân phối bánh kẹo” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356 QUY MÔ CỦA DỰ ÁN Các hạng mục xây dựng của dự án Diện tích đất của dự án gồm các hạng mục như sau: Bảng tổng hợp danh mục các công trình xây dựng và thiết bị 18
  19. Dự án “Sản xuất và phân phối bánh kẹo” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356 Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư (ĐVT: 1000 đồng) TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá Thành tiền sau VAT I Xây dựng 150.700,0 m2 387.233.260 Trụ sở văn phòng - 700,0 m2 6.614 4.629.800 A Bình Tân, TP. HCM 1 Văn phòng hành chính 95,0 m2 - 2 Khu lễ tân, tiếp đón 55,0 m2 - 3 Kho hàng hóa 200,0 m2 - Khu trưng bày sản 50,0 m2 - 4 phẩm 5 Phòng ăn, nghỉ 70,0 m2 - 2 6 Nhà vệ sinh 45,0 m - 7 Khuôn viên, đường đi 185,0 m2 - Khu nhà máy sản 150.000,0 m2 - B xuất bánh kẹo 1 Nhà vệ sinh 300,0 m2 1.741 522.300 2 Nhà xưởng sản xuất 30.600,0 m2 4.594 140.576.400 3 Kho thành phẩm 10.200,0 m2 2.700 27.540.000 4 Kho dụng cụ 1.360,0 m2 1.779 2.419.440 5 Văn phòng điều hành 1.020,0 m2 6.614 6.746.280 6 Nhà ăn, nghỉ công 1.360,0 m2 4.954 6.737.440 19
  20. Dự án “Sản xuất và phân phối bánh kẹo” Đơn vị tư vấn lập dự án:0918755356 TT Nội dung Diện tích ĐVT Đơn giá Thành tiền sau VAT nhân Khu trưng bày sản 1.400,0 m2 4.954 6.935.600 7 phẩm mẫu 8 Trạm biến áp 340,0 m2 1.300 442.000 10 Khu xử lý nước thải 2.720,0 m2 950 2.584.000 11 Giao thông nội bộ 10.200,0 m2 1.300 13.260.000 12 Khuôn viên, cây xanh 90.500,0 m2 350 31.675.000 Hệ thống tổng thể - Hệ thống cấp nước Hệ thống 42.196.000 42.196.000 Hệ thống cấp điện Hệ thống 44.456.500 44.456.500 - tổng thể Hệ thống thoát nước Hệ thống 39.182.000 39.182.000 - tổng thể - Hệ thống PCCC Hệ thống 17.330.500 17.330.500 II Thiết bị 443.239.660 1 Thiết bị văn phòng Trọn Bộ 2.100.000 2.100.000 Thiết bị trụ sở văn Trọn Bộ 18.690.000 18.690.000 2 phòng chung Hệ thống thiết bị kinh Trọn Bộ 24.297.000 24.297.000 3 doanh phân phối Hệ thống dây chuyền Trọn Bộ 258.751.900 258.751.900 4 sản xuất bánh kẹo 5 Thiết bị kho Trọn Bộ 90.563.165 90.563.165 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2