intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thuyết minh viên tại điểm trong xu hướng phát triển du lịch nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

4
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Thuyết minh viên tại điểm trong xu hướng phát triển du lịch nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long" tập trung phân tích vai trò và thực trạng nguồn hướng dẫn viên du lịch tại điểm ở đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó, đề xuất một số khuyến nghị trong đào tạo nguồn hướng dẫn viên du lịch tại điểm đáp ứng xu hướng phát triển du lịch nông nghiệp cho đồng bằng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thuyết minh viên tại điểm trong xu hướng phát triển du lịch nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long

  1. THUYẾT MINH VIÊN TẠI ĐIỂM TRONG XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN ... DU LỊCH NÔNG NGHIỆP ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NCS. Huỳnh Thị Thúy Diễm1, Nguyễn Hưng Vương2 Tóm tắt: Thuyết minh viên tại điểm là nguồn nhân lực quan trọng trong ngành du lịch nói chung và du lịch tại đồng bằng sông Cửu Long nói riêng. Bên cạnh những kiến thức về nghiệp vụ hướng dẫn, thuyết minh viên tại điểm cần phải biết cách khai thác các kiến thức về lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán của địa phương để kích thích sự chú ý, thu hút và “chạm tới cảm xúc” của du khách. Tuy nhiên, thực tế hiện nay chương trình đào tạo thuyết minh viên tại điểm ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long chưa đáp ứng được nhu cầu về số lượng và chất lượng từ thực tế đặt ra. Bên cạnh đó, đại dịch Covid - 19 vừa qua đã tác động rất lớn đến ngành du lịch nói chung và du lịch đồng bằng sông Cửu Long nói riêng. Tuy nhiên, du lịch nông nghiệp được dự báo sẽ có nhiều thuận lợi trong xu hướng du lịch nội địa thời kỳ hậu Covid. Thuyết minh viên tại điểm du lịch nông nghiệp sẽ góp phần “thổi hồn” cho sản phẩm du lịch đồng bằng sông Cửu Long. Bài viết tập trung phân tích vai trò và thực trạng nguồn hướng dẫn viên du lịch tại điểm ở đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó, đề xuất một số khuyến nghị trong đào tạo nguồn hướng dẫn viên du lịch tại điểm đáp ứng xu hướng phát triển du lịch nông nghiệp cho đồng bằng. Từ khóa: Thuyết minh viên tại điểm, phát triển du lịch nông nghiệp, Đồng bằng sông Cửu Long. TRAINING FARM PRESENTERS IN AGRITOURISM DEVELOPMENT PROGRESS OF THE MEKONG DELTA Abstract: Farm presenters are important for tourism industry in especially in the Mekong Delta. In addition, to the knowledge of professional guidance, tourist guides at the destination need to know how to exploit the knowledge of local history, culture, customs, and habits to stimulate attention and attract tourists. and “touch the emotions” of visitors. However, the current training program for tour guides at sites in the Mekong Delta has not met the demand for quantity and quality from 1 Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TPHCM Email: huynhdiem0190@gmail.com 2 Học viên cao học khoa Nhân học Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TPHCM, Email: vuongnh.fw@gmail.com
  2. 634 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... reality. In addition, the recent Covid-19 pandemic has had a significant impact on the tourism industry in general, and specifically on tourism in the Mekong Delta. However, agricultural tourism is forecasted to have many advantages in the trend of domestic tourism in the post-Covid period. Farm presenters will contribute to “Give Soul” for agricultural tourism products. The article focuses on analyzing the role and current situation of farm presenters in the Mekong Delta. From there, propose some recommendations in training the source of farm presenters to meet the development trend of agricultural tourism for the delta. Keywords: Farm presenters, agricultural tourism development, Mekong Delta,... ĐẶT VẤN ĐỀ Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, một số người sử dụng lao động ở Anh bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của quản lý nguồn lao động. Hiện nay, vốn con người (Human capital) là một trong bốn loại tài sản được quản lý trong các tổ chức bên cạnh những tài sản khác như tài sản hữu hình (đất đai, nhà cửa, thiết bị,…); tài sản vô hình (thiết kế, bằng sáng chế,..); tài chính (cổ phiếu, chứng khoán,…). [Omotayo và Anthonia, 2012]. Điều quan trọng là vốn con người về cơ bản không phải là các cá nhân trong các tổ chức; đúng hơn đó là những gì họ đóng góp trong việc đạt được các mục tiêu của tổ chức đó. “Vốn con người là giá trị tập hợp của năng lực, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm sống và động lực của lực lượng lao động trong tổ chức.” [Mathis và Jackson, 2006]. Như vậy, để nguồn nhân lực đáp ứng tốt nhu cầu của tổ chức thì bên cạnh năng lực, kiến thức, thì kỹ năng và kinh nghiệm sống cũng cần phải được chú trọng. Đối với ngành du lịch thì quan điểm này hoàn toàn phù hợp bởi du lịch là loại hình dịch vụ có tính đặc thù cao. Các sản phẩm du lịch vừa chịu tác động của tính khách quan, vừa có tính chủ quan từ người cung cấp dịch vụ. Do đó, chất lượng của nguồn nhân lực có ý nghĩa vô cùng quan trọng, có phần quyết định chất lượng của dịch vụ này và qua đó quyết định đến thương hiệu và sản phẩm. Đồng bằng sông Cửu Long là một trong bảy vùng du lịch trọng điểm của Việt Nam. Trước khi đại dịch Covid - 19 bùng nổ, hoạt động du lịch của khu vực này rất phát triển, trong đó du lịch nông nghiệp là thế mạnh. Năm 2019, đồng bằng sông Cửu Long thu hút 47 triệu lượt khách với tổng doanh thu ước tính đạt 30 nghìn tỷ đồng, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo mục tiêu chiến lược của các tỉnh
  3. THUYẾT MINH VIÊN TẠI ĐIỂM TRONG XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN... 635 trong khu vực. Để đáp ứng nhu cầu cũng như theo kịp các xu thế phát triển mới của ngành du lịch, đòi hỏi nguồn nhân lực cần phải đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Thuyết minh viên tại điểm là nguồn nhân lực quan trọng trong ngành du lịch nói chung cũng như du lịch đồng bằng sông Cửu Long nói riêng. Đối với loại hình hướng dẫn trên thì nghiệp vụ hướng dẫn là điều kiện cần thiết. Bên cạnh đó, điều kiện đủ để “chạm đến cảm xúc” của khách và thu hút sự quay trở lại của họ là tình yêu quê hương và sự tự hào của người hướng dẫn khi người dân địa phương trình bày những hiểu biết sâu sắc về về lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán,... của quê hương mình. Tuy nhiên, nguồn thuyết minh viên tại điểm hiện nay vẫn chưa đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch của khu vực. Thực tế nhiều tỉnh trong khu vực vẫn chưa mở được các lớp đào tạo thuyết minh viên tại điểm chuyên nghiệp. Một số tỉnh khác trong khu vực có mở lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ thuyết minh viên tại điểm và cấp giấy chứng nhận, tuy nhiên thời gian đào tạo ngắn dẫn đến những hạn chế nhất định về chất lượng. Các đơn vị thực hiện đào tạo nguồn hướng dẫn viên này chủ yếu là các trường đại học, cao đẳng tại Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Cần Thơ do các Sở văn hóa, thể thao và du lịch của các tỉnh trong khu vực liên kết. Trong khi đó, hệ thống các trường Đại học, Cao đẳng tại chỗ có nhiều lợi thế để đào tạo và cung cấp nguồn thuyết minh viên tại điểm có chất lượng, song vai trò của hệ thống đào tạo này còn mờ nhạt. Xuất phát từ những vấn đề trên, bài viết đặt ra câu hỏi về vai trò và thực trạng nguồn thuyết minh viên tại điểm trong xu hướng phát triển du lịch nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long. Từ kết quả nghiên cứu, bài viết hàm ý đề xuất một số khuyến nghị để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thuyết minh viên tại điểm cho khu vực này. 1. THỰC TRẠNG VỀ NGUỒN NHÂN LỰC THUYẾT MINH VIÊN TẠI ĐIỂM 1.1. Thực trạng về nhu cầu Theo khảo sát của chúng tôi từ một số chủ cơ sở du lịch thì nhu cầu về thuyết minh viên tại điểm ở đồng bằng sông Cửu Long là rất lớn, đặc biệt là du lịch nông nghiệp, các trang trại, nhà vườn. Những
  4. 636 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... điểm du lịch này thường gắn liên với những đặc trưng vùng miền, sinh thái nông nghiệp, văn hóa, phong tục tập quán của địa phương. Theo Nghị quyết số 120/NQ-CP đã xác định tầm nhìn cho vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2100 là: Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững, an toàn, thịnh vượng, trên cơ sở phát triển phù hợp nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao, kết hợp với dịch vụ, du lịch sinh thái, (…) đa dạng sinh học và truyền thống văn hóa lịch sử được duy trì và tôn tạo, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao. Ngành du lịch ở đồng bằng sông Cửu Long cũng luôn duy trì tăng trưởng ở mức cao (15%). Dự báo đến năm 2030 số lượng du khách là 52 triệu người hàng năm, chi tiêu hàng năm là 4 tỷ đô la, 19 triệu lượt khách lưu trú qua đêm và tỷ trọng của ngành du lịch trong GDP vùng là 7%. Hiện nay Việt nam đang triển khai xây dựng sản phẩm OCOP (One commune one product - mỗi xã/phường một sản phẩm). Chương trình OCOP sẽ thúc đẩy các sản phẩm truyền thống, có lợi thế ở khu vực nông thôn, phát triển du lịch nông nghiệp và sẽ có ngày càng nhiều các sản phẩm du lịch nông nghiệp ra đời. Các sản phẩm du lịch nông nghiệp muốn thu hút khách du lịch thì cần có người kể câu chuyện về sản phẩm để sản phẩm trở nên “có hồn” và mang đến cảm xúc cho du khách. Vì vậy, nhu cầu thuyết minh viên tại điểm ở đồng bằng sông Cửu Long là bức thiết. Thêm vào đó, đại dịch Covid - 19 đã tác động rất lớn đến ngành du lịch thế giới và du lịch Việt Nam. Nhiều nhà nghiên cứu đã nhận định rằng các loại hình du lịch gần gũi với thiên nhiên sẽ là điểm chọn của du khách trong bối cảnh đại dịch. Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều lợi thế đón khách trong và sau đại dịch. Đào tạo nguồn thuyết minh viên tại điểm đủ số lượng và chất lượng sẽ góp phần nâng cao và quảng bá chất lượng sản phẩm du lịch sẽ nằm trong tổng thể về mặt chiến lược phát triển du lịch Việt Nam gắn với văn hóa từng khu vực thời kỳ hậu Covid-19. 1.2. Thực trạng về đào tạo Theo kết quả khảo sát thực tế từ các Sở Văn hóa, thể thao và du lịch các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, phần lớn các địa phương vẫn chưa mở được các lớp đào tạo thuyết minh viên tại điểm chuyên nghiệp.
  5. THUYẾT MINH VIÊN TẠI ĐIỂM TRONG XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN... 637 “Toàn tỉnh hiện nay có 275 hướng dẫn viên bao gồm hướng dẫn viên nội địa và hướng dẫn viên quốc tế. Trong tỉnh ch có thuyết minh viên tại điểm du lịch nông nghiệp được đào tạo chuyên nghiệp …” . (Chuyên viên phụ trách lĩnh vực du lịch của Sở Văn hóa, Thể thao, Tiền Giang) Một số tỉnh chưa mở được lớp đào tạo do số lượng người học chưa đủ để mở lớp theo yêu cầu của của các cơ sở đào tạo ở Thành phố Hồ Chí Minh. Một số Sở du lịch định hướng kết nối giữa các tỉnh lân cận để đủ số lượng mở lớp đào tạo – mục đích là chuẩn hóa đội ngũ hướng dẫn viên tại điểm của địa phương. Và dự kiến là sẽ liên kết với các cơ sở đào tạo từ Thành phố Hồ Chí Minh vì tin tưởng chất lượng đào tạo của họ. Bên cạnh đó, một số Sở du lịch trong khu vực đã thực hiện mở lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch tại điểm, tiêu biểu như Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thành phố Cần Thơ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre. Đối với các tỉnh đã có lớp đào tạo, thì thời gian đào tạo của lớp học này là 03 ngày, có kiểm tra, đánh giá và cấp giấy chứng nhận. Với thời gian đào tạo ngắn nên lớp học chỉ chia sẻ ở kiến thức cơ bản và lý thuyết. Đào tạo kỹ năng và đặc biệt là các kiến thức, kỹ năng thực hành còn rất hạn chế. “Thời gian học là ba ngày, thời gian ít nên thầy cô chủ yếu chia sẻ kiến thức cơ bản, bí quyết. Kết thúc khóa học có tổ chức kiểm tra lý thuyết và thực hành nhưng không thực hành thực tế mà chỉ thuyết trình tại chỗ, học viên đề xuất thực hành thực tế nhưng phía cơ sở đào tạo không thực hiện được.”(Ông T - hướng dẫn viên du lịch tại điểm đã qua lớp đào tạo có giấy chứng nhận) Đối với những thuyết minh viên tại điểm chưa qua khóa đào tạo nào thì họ chủ yếu dựa vào kiến thức và kỹ năng của cá nhân tích lũy qua công việc, qua thời gian sinh sống tại địa phương hoặc được chủ các điểm du lịch đào tạo. “Anh không tham gia lớp đào tạo thuyết minh viên tại điểm được vì trùng lớp tập huấn trên trường. Kiến thức và kỹ năng hướng dẫn do anh tự tìm hiểu vì là người địa phương có sự hiểu biết vốn có, cộng thêm tự tìm hiểu… Ngoài ra, cô chủ gửi nội dung cơ bản từng hướng dẫn viên cộng tác viên trước, sau đó anh soạn chương trình và nội dung tour gửi cô chủ đóng
  6. 638 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... góp, trong thời gian đầu hướng dẫn cô chủ dự giờ, cô chủ đóng góp, khi anh làm tốt rồi cô mới buông anh tự hướng dẫn.”(Ông K - một thuyết minh viên tại điểm của một cơ sở du lịch nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre và chưa tham gia lớp đào tạo) “Em không có được học lớp đào tạo thuyết minh viên tại điểm, em là người từ nhỏ sống ở trên cồn này, khi tỉnh phát triển du lịch có các thầy xuống dạy em những kiến thức cơ bản về đón khách và hướng dẫn khách, từ đó em làm hướng dẫn viên luôn ở đây”(Ông H – thuyết minh viên tại điểm của một cơ sở du lịch nông nghiệp ở tỉnh Trà Vinh và chưa tham gia lớp đào tạo). Bên cạnh đó, theo đánh giá của một số chuyên gia và nhà quản lý du lịch địa phương cho rằng thuyết minh viên tại điểm đã qua lớp đào tạo hoặc tự học thì chất lượng chuyên môn của đội ngũ này chưa được chuẩn hóa, dẫn đến thông tin truyền đạt tới du khách không đồng nhất hoặc chưa chính xác, làm giảm chất lượng của sản phẩm du lịch. “Nguồn hướng dẫn viên tại điểm ở Đồng bằng Sông Cửu Long hiện tại chưa chuyển tải được đến khách đầy đủ và hấp dẫn, làm giảm chất lượng sản phẩm…Họ thuyết minh một cách ngẫu hứng, không đúng quy trình (phần đầu - cao trào – phần cuối…), không rõ nghiệp vụ, không có kinh nghiệm xử lý tình huống…”(Ông H- Chuyên gia tư vấn và đào tạo du lịch đồng bằng sông Cửu Long). Việc đào tạo nguồn nhân lực hướng dẫn viên du lịch tại điểm hiện nay có thể nói đang gặp nhiều hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng, để cải thiện vấn đề này có lẽ rất cần có sự vào cuộc của các cơ sở đào tạo, đặc biệt là các trường cao đẳng, đại học. Nhưng vai trò của các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn khá mờ nhạt. Ngành du lịch tại trường đã mở đào tạo được ba năm, nhưng chưa có chương trình đào tạo hướng dẫn viên tại điểm trên tỉnh. Theo kinh nghiệm của chị (từ kinh nghiệm làm sở văn hóa tỉnh) trước đây không có đào tạo hướng dẫn tại điểm mà có lớp bồi dưỡng thuyết minh viên… Và đa số các trường trên trên địa bàn đồng bằng sông Cửu Long cũng chưa đào tạo hướng dẫn viên tại điểm như vậy. (Bà P Giảng viên bộ môn du lịch, Vĩnh Long) .
  7. THUYẾT MINH VIÊN TẠI ĐIỂM TRONG XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN... 639 Nhìn chung, nguồn thuyết minh viên tại điểm ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay vẫn còn những hạn chế nhất định về số lượng và chất lượng. Các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thuyết minh viên tại điểm có thời gian đào tạo quá ngắn dẫn đến những hạn chế nhất định về chất lượng. Các trường đại học và cao đẳng ở đồng bằng sông Cửu Long vẫn chưa đóng vai trò chủ chốt trong đào tạo nguồn nhân lực quan trọng này. Sự hạn chế của lực lượng thuyết minh viên tại điểm chưa phát huy được thế mạnh cho du lịch nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long. Thậm chí có một số trường hợp làm suy giảm chất lượng sản phẩm du lịch nông nghiệp của địa phương. Vì vậy, giải pháp đào tạo và phát triển nguồn thuyết minh viên tại điểm là vô cùng cần thiết và cấp bách. “Các lớp đào tạo thuyết minh viên tại điểm đã triển khai nhưng chỉ ở một số tỉnh. Thời gian đào tạo là 3 ngày nên chủ yếu là đào tạo lý thuyết, không có thực hành, đề xuất tăng thêm thời gian đào tạo lên 7 – 10 ngày, cho hướng dẫn viên thực tập thuyết minh nhiều lần: 5 - 7 lần . Đào tạo hướng dẫn viên cách khai thác kiến thức hướng dẫn để kích thích và thu hút khách.”(Ông H – chuyên gia tư vấn và đào tạo phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long) 1.3. Một số gợi ý về giải pháp Thực trạng số lượng lớp đào tạo thuyết minh viên tại điểm rất ít và thời gian đào tạo ngắn (03 ngày) dẫn đến hạn chế về số lượng và chất lượng nguồn hướng dẫn viên này ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Để khắc phục về chất lượng, Tổng cục du lịch và các Sở văn hóa, thể thao và du lịch các tỉnh cần có sự thảo luận và thống nhất về khung chương trình đào tạo và thời gian đào tạo đối với lớp đào tạo thuyết minh viên tại điểm. Trong khung chương trình đào tạo cần tăng cường nội dung thực hành vì đặc điểm của nguồn thuyết minh viên tại điểm phần lớn là cộng tác viên của các điểm đến, người địa phương, người lớn tuổi,… nên nội dung chương trình đào tạo cần dành nhiều thời gian cho thực hành, đi sâu vào nội dung thuyết minh, kỹ năng thuyết minh tại điểm đến mà họ đang làm việc, khơi dậy tri thức và văn hóa bản địa để giúp hướng dẫn viên tìm tòi, khám phá và truyền đạt hấp dẫn đến khách du
  8. 640 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... lịch. Để đáp ứng điều này, khung chương trình đào tạo và thời gian đào tạo phải phù hợp với nhau, đồng nghĩa thời gian đào tạo phải tăng thêm so với thực trạng đào tạo hiện nay. Tuy nhiên, du lịch là một hoạt động không chỉ có tính kinh tế mà còn có tính văn hóa rất cao. Vì vậy, hướng dẫn viên du lịch nói chung và thuyết minh viên tại điểm nói riêng không chỉ cần có nghiệp vụ hướng dẫn mà còn đòi hỏi phải có kiến thức văn hóa – xã hội phong phú và kỹ năng xử lý tình huống thông minh, sáng tạo. Để xây dựng được khóa đào tạo phù hợp với từng địa phương, từng sản phẩm du lịch đòi hỏi cần có sự nghiên cứu, khảo sát đặc điểm của từng địa phương. Có sự tham gia thảo luận, đóng góp của các cơ sở dịch vụ du lịch, các sở, ban ngành, đặc biệt là sở du lịch để có thể thống nhất nội dung đào tạo, thời gian đào tạo, đi đến sự chuẩn hóa cho chất lượng nhân lực. Nguồn thuyết minh viên tại điểm phần lớn là cộng tác viên. Họ thường làm hai công việc song song hoặc là những người đã về hưu nên đội ngũ lao động này có những biến động nhất định. Vì vậy, việc mở lớp đào tạo thuyết minh viên tại điểm ở các địa phương phải tổ chức thường xuyên. Theo thống kê năm 2015, mạng lưới các trường đại học và cao đẳng ở đồng bằng sông Cửu Long bao gồm 45 trường phân bố tương đối đồng đều trong vùng, trong đó có 17 trường đại học và 28 trường cao đẳng. Riêng Thành phố Cần Thơ có 5 trường đại học và 5 trường cao đẳng. Ít nhất mỗi tỉnh có một trường đại học hoặc một trường cao đẳng. Phần lớn các trường này đều có đào tạo ngành du lịch hoặc các ngành liên quan đến du lịch. Với mạng lưới đào tạo phủ rộng trên khắp địa bàn, các địa phương hoàn toàn có khả năng chủ động trong việc đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu trong ngành du lịch. Trong đó, đào tạo nguồn thuyết minh viên tại điểm tại các cơ sở giáo dục địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long có nhiều thuận lợi nhất định: phát huy vai trò đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ của các trường đại học và cao đẳng địa phương, tiết kiệm chi phí phí đi lại, linh hoạt thời gian học tập phù hợp với công việc của người học…và đặc biệt người dạy là người công tác tại địa phương sẽ có
  9. THUYẾT MINH VIÊN TẠI ĐIỂM TRONG XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN... 641 những hiểu biết sâu sắc về lịch sử, văn hóa – xã hội địa phương. Đây là một yếu tố rất quan trọng trong đào tạo hướng dẫn viên du lịch tại điểm khai thác chuyên sâu văn hóa địa phương. Ngoài ra, các cơ sở giáo dục địa phương sẽ thuận lợi cho hoạt động thực hành trong chương trình đào tạo. Thuyết minh viên tại điểm là người góp phần trực tiếp vào công tác giữ gìn và truyền bá truyền thống lịch sử, văn hóa địa phương đến với du khách. Vì vậy, chính quyền địa phương cần có những chính sách quan tâm, động viên tinh thần và vật chất đối với đội ngũ lao động này để giúp họ thêm yêu nghề và gắn bó với nghề. Đây cũng là một hình thức bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc thiết thực. 3. KẾT LUẬN Nghiên cứu của chúng tôi về thực trạng nguồn thuyết minh viên tại điểm trong xu hướng phát triển du lịch nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long. Trên cơ sở quan sát và phân tích dữ liệu từ phỏng vấn sâu, chúng tôi có một số kết luận như sau: 1. Thuyết minh viên tại điểm có vai trò rất quan trọng trong việc truyền đạt thông tin sản phẩm du lịch, và “thổi hồn” cho sản phẩm du lịch trong xu hướng phát triển du lịch nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt trong bối cảnh hậu đại dịch Covid - 19. 2. Thực trạng nguồn thuyết minh viên tại điểm ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay còn nhiều hạn chế về chất lượng và số lượng. Công tác đào tạo chưa được chú trọng, đối phó, chưa đầu tư cho chất lượng. 3. Giải pháp để có nguồn thuyết minh viên tại điểm chuyên nghiệp cần đánh giá đúng vai trò của đội ngũ lao động này. Từ đó, các cơ quan quản lý nhà nước cần có thống nhất chương trình đào tạo, thời gian đào tạo, chú trọng thực hành, khai thác văn hóa địa phương. Các trường Đại học, Cao đẳng khu vực đồng bằng sông Cửu Long là các đơn vị có nhiều lợi thế trong đào tạo lực lượng lao động. Vì vậy, các cơ sở đào tạo địa phương cần vào cuộc và đóng vai trò theo chốt trong nhiệm vụ cung cấp nguồn hướng dẫn viên du lịch chất lượng cao cho địa phương, góp phần thúc đẩy du lịch
  10. 642 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn mà mục tiêu của nhiều tỉnh thành trong khu vực đã đặt ra. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Omotayo Adewale Osibanjo và Anthonia Adeniji (2012), Human Resource Management: Theory and Practice, Pumark Nigeria. 2. Robert L. Mathis (2006), John H. Jackson, Human Resource Management, Thomson South-Western. 3. Đoàn Thị Mỹ Hạnh (2021), Tạo niềm tin cho du khách về an toàn sức khỏe tại điểm đến Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. 4. Tổng cục Thống kê (2021), Du lịch năm 2020 lao đao vì Covid -19. https://www.gso.gov.vn/dulieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/01/du- lich-nam-2020-lao-dao-vi-Covid -19/. 5. Tổng cục du lịch (2020), Số liệu thống kê. 6. Tổng cục du lịch (2021), Số liệu thống kê. 7. Tổng cục du lịch (2022), Số liệu thống kê. 8. Tổng cục Du lịch (2019), Báo cáo thường niên du lịch Việt Nam 2019, Nhà xuất bản Lao Động.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2