intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thuyết trình Báo cáo nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Tái cấu trúc Thị trường chứng khoán Việt Nam – Thực trạng và giải pháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:30

60
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Báo cáo gồm các nội dung cơ sở lý luận chung về thị trường chứng khoán và tái cấu trúc thị trường chứng khoán Việt Nam ; thực trạng tái cấu trúc thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua; một số giải pháp nhằm hoàn thiện tái cấu trúc thị trường chứng khoán Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thuyết trình Báo cáo nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Tái cấu trúc Thị trường chứng khoán Việt Nam – Thực trạng và giải pháp

  1. BÁO CÁO  NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ TÊN ĐỀ TÀI  Tái cấu trúc Thị trường chứng khoán Việt Nam – Thực  trạng và giải pháp
  2. Tính cấp thiết của đề tài    Sau  hơn  15  năm  phát  triển  và  hoạt  động,  TTCK  Việt  Nam  đã  dần  trưởng thành và lớn mạnh. Tuy nhiên, TTCK Việt Nam vẫn còn bộc lộ  nhiều khiếm khuyết như tính thanh khoản chưa cao, thị trường dễ bị  tác động bởi tin đồn, các dấu hiệu vi phạm pháp luật khá phức tạp…  Tái  cấu  trúc TTCK là một  hướng  đi mà nhiều nước  đã  từng trải qua  sau mỗi thời kỳ hưng thịnh, suy thoái và việc tái cấu trúc như vậy sẽ  tạo  ra  khả  năng  tiếp  cận  được  với  các  thị  trường  khu  vực  cũng  như  quốc tế.  Sự hội nhập sâu rộng về mặt kinh tế và tài chính của Việt Nam, với  sự thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN và nhiều Hiệp đinh thương  mại mà Việt Nam đã và đang ký kết sẽ thông qua sẽ có ảnh hưởng lớn  tới hoạt động của TTCK Việt Nam. => Nghiên cứu đề tài “Tái cấu trúc Thị trường chứng khoán  Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”.
  3. Kết cấu của đề tài  Chương 1 Cơ sở lý luận chung về Thị trường chứng khoán  và tái cấu trúc TTCK Việt Nam  Thực trạng tái cấu trúc Thị trường chứng khoán  Chương 2 Việt Nam thời gian qua. Chương 3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tái cấu trúc  Thị trường chứng khoán Việt Nam
  4. Chương 2: THỰC TRẠNG TÁI CẤU TRÚC THỊ  TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM THỜI GIAN  QUA 2.1 Thực trạng tái cấu trúc Thị trường chứng khoán Việt Nam 2.2 Đánh giá việc tái cấu trúc Thị trường chứng khoán Việt  Nam 
  5. 2.1. Thực trạng tái cấu trúc Thị trường chứng khoán Việt Nam 2.1.1. Thực trạng tái cấu trúc cơ sở hàng hóa trên TTCK 2.1.2. Thực trạng tái cấu trúc cơ sở nhà đầu tư  2.1.3.  Tái  cấu  trúc  thị  trường  trái  phiếu  chính  phủ  và  trái  phiếu doanh nghiệp  2.1.4. Công tác tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán  2.1.5. Tái cấu trúc Sở giao dịch chứng khoán và trung tâm lưu  ký chứng khoán 
  6. 2.1.1. Thực trạng tái cấu trúc cơ sở hàng hóa trên thị trường chứng khoán Năm 2012-2013 chứng kiến những bước đầu tiên của lộ trình tái cơ cấu. Tiêu chuẩn phát hành, niêm yết được nâng cao theo nghị định 58/2012NĐ-CP ngày 20/07/2012. Trên cơ sở đó, BTC đã ban hành các văn bản pháp lý để nâng cao tính công khai minh bạch của thị trường, tăng cường quản trị công ty và từng bước tiếp cận chuẩn mực quốc tế. Ngày 29/5/2013, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 73/2013/TT-BTC hướng dẫn về việc niêm yết của công ty cổ phần sau quá trình hợp nhất, sáp nhập DN. Năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 366/QĐ-TTg v/v phê duyệt đề án xây dựng và phát triển TTCKPS Việt Nam ngày 11/3/2014, chuẩn bị nền tảng quan trọng cho việc phát triển TTCK theo chiều sâu, đặc biệt là phát TTCKPS, gắn CPH với niêm yết.
  7. 2.1.1. Thực trạng tái cấu trúc cơ sở hàng hóa trên thị trường chứng khoán Công tác CPH đã được đẩy mạnh, với việc Chính phủ đã ban hành các văn bản tháo gỡ khó khăn về cơ chế, chính sách CPH tại Nghị quyết 15/NQ-CP ngày 6/3/2014 và Quyết định 51/2014/QĐ-TTg ngày 15/9/2014. Trong năm 2015, Nghị định 60/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 58/2012/NĐ-CP gắn công tác CPH với đăng ký giao dịch và niêm yết trên TTCK đã được ban hành. Ngoài ra, Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 41/2015/QĐ-TTg về việc bán cổ phần theo lô. Cơ quan quản lý đã tích cực phát triển các sản phẩm mới. Ngày 5/5/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 42/2015/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và TTCKPS. Thông tư hướng dẫn Nghị định 42 cũng đã được Bộ Tài chính ký ban hành (Thông tư số 11/2016/TT-BTC ngày 19/1/2016 của Bộ Tài chính)
  8. 2.1.2. Tái cấu trúc cơ sở nhà đầu tư Hoàn thiện khung pháp lý cho phép hình thành các loại hình Thứ 1 quỹ đầu tư chứng khoán. Tiết giảm thủ tục hành chính, tạo sự tiện lợi cho hoạt động giao dịch của NĐTNN và mở cửa thị trường dịch vụ chứng Thứ 2 khoán theo cam kết WTO Nghiên cứu rà soát lại các chính sách thuế, phí, lệ phí nhằm khuyến khích thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước; triển Thứ 3 khai đồng bộ với việc cải thiện tình hình thu, chi ngân sách. Bộ đã triển khai đồng loạt các giải pháp thu hút vốn NĐTNN Thứ 4 và trong nước
  9. 2.1.3. Tái cấu trúc thị trường trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp Trong năm 2013, Bộ Tài chính đã phê duyệt Lộ trình phát triển TTTP đến năm 2020 tại Quyết định số 261/QĐ-BTC, trong đó đề xuất các giải pháp và kế hoạch triển khai cụ thể nhằm thúc đẩy TTTP bao gồm: tiếp tục đẩy mạnh và đa dạng hóa TPCP có kỳ hạn từ 10 năm trở lên; củng cố hệ thống nhà đầu tư; hoàn thiện cơ chế và hệ thống giao dịch TPCP; xây dựng và phát triển hệ thống các nhà tạo lập thị trường UBCKNN đã ban hành Quyết định 160/QĐ-UBCK quy định chào mua, chào bán trên thị trường TPCP. Từ ngày 18/3/2013, hệ thống giao dịch TPCP phiên bản 2 và hệ thống Đường cong lợi suất TPCP chính thức vận hành. Năm 2014, thực hiện dự án nâng cấp hệ thống giao dịch trực tuyến TPCP (e- BTS); Xây dựng công cụ tính toán Bond Index; Triển khai đề án kết nối hệ thống giao dịch TPCP với hệ thống của Bloomberg. Trong tháng 11/2014, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 78 trong đó có quy định từ năm 2015 sẽ không phát hành trái phiếu kỳ hạn dưới 5 năm.
  10. 2.1.3. Tái cấu trúc thị trường trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp Ngày 23/9/2014, SGDCK Hà Nội đã khai trương hệ thống giao dịch TPCP phiên bản 3 kết nối với hệ thống của Bloomberg, và ngày 26/6/2015, Sở đưa vào triển khai cổng thông tin giao dịch điện tử trên nền Internet cho nhà đầu tư. Năm 2015, cơ chế chính sách đã được bổ sung hướng dẫn phát hành TPCP, TPCP bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương. ngày 5/1/2015, HNX công bố Bộ chỉ số TPCP Việt Nam, nhằm giúp các nhà đầu tư, đặc biệt là NĐTNN đánh giá được mức độ hấp dẫn của thị trường trái phiếu Việt Nam và là nguồn thông tin giúp các nhà đầu tư so sánh hiệu quả đầu tư của các quỹ.
  11. 2.1.4. Công tác tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán oàn thiện cơ chế chính sách nhằm tạo cơ sở pháp lý và đẩy nhanh việc tái cấu trúc các TCKDCK... Năm 2014 UBCKNN đã hoàn thành và đưa vào sử dụng các hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung về các đối tượng quản lý như: CTCK, CTQLQ và quỹ đầu tư, người hành nghề chứng khoán, NĐTNN… húc đẩy công tác tái cấu trúc các CTCK, thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để xử lý các CTCK không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính, từng bước thu hẹp số lượng CTCK. oàn thiện hệ thống quản lý, giám sát dựa trên rủi ro nhằm tăng cường khả năng, hiệu quả quản lý nhà nước, giám sát đối với các TCKDCK này theo tiêu chuẩn quốc tế.
  12. 2.1.5. Tái cấu trúc Sở giao dịch chứng khoán và trung tâm lưu ký chứng khoán Năm 2014 UBCKNN đã hoàn thiện Đề án hợp nhất 2 SGDCK theo ý kiến các bộ ngành và dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ ban hành trong năm 2015. Bên cạnh đó, ban hành lộ trình phát triển TTTP đến năm 2020; .... Đổi mới về cơ chế giao dịch, tạo thanh khoản cho TTCK : Ngày 1/1/2016, UBCKNN chính thức triển khai rút ngắn chu kỳ thanh toán trong giao dịch chứng khoán từ T+3 xuống T+2 và các biện pháp kỹ thuật khác nhằm thúc đẩy thanh khoản trên thị trường thứ cấp. Ngày 21/12/2015, Bộ Tài chính chính thức ban hành Thông tư số 203/2015/TT-BTC thay thế cho Thông tư 74/2011/TT-BTC ngày 1/6/2011 về hướng dẫn giao dịch trên TTCK UBCKNN thông qua Vụ Giám sát TTCK tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của 2 SGDCK, các CTCK…
  13. 2.1.5. Tái cấu trúc Sở giao dịch chứng khoán và trung tâm lưu ký chứng khoán Đối với công tác thẩm định hồ sơ đăng ký kiểm toán cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và TCKDCK: Năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 108/2013/NĐ-CP thay thế Nghị định số 85/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK. Ngày 31/12/2013, Bộ Tài Chính ban hành Thông tư số 217/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK . Hàng loạt các chính sách hỗ trợ cho sàn UPCoM đã có hiệu lực trong năm 2015: Nghị định 60/2015/NĐ-CP ban hành ngày 6/6/2015 đã rút ngắn thời gian đưa cổ phiếu lên sàn giao dịch sau CPH từ 90 ngày xuống còn 60 ngày. Ngày 13/11/2015, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 180/2015/TT-BTC hướng dẫn về đăng ký giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết…
  14. 2.2. Đánh giá việc tái cấu trúc thị trường chứng khoán Việt Nam 2.2.1 Những kết quả đạt được 2.2.2 Một số hạn chế còn tồn tại  2.2.3 Nguyên nhân của những hạn chế
  15. 2.2.1. Kết quả đạt được   TTCK đang ngày càng trở thành một kênh huy động vốn quan trọng cho đầu  tư phát triển kinh tế ­ xã hội, góp phần dần hình thành một hệ thống tài chính  hiện đại trên nền tảng hài hòa giữa TTCK và thị trường tiền tệ ­ tín dụng.\ Biểu đồ 2.1. Huy động vốn qua thị trường chứng khoán (Đơn vị: tỷ đồng) 300000 298497 282992 260440 250000 200000 189106 150000 127265 115241 100000 98721 50000 29159 33027 16114 0 5387 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Nguồn: UBCKVN
  16. 2.2.1. Kết quả đạt được  Bảng 2.1. Tình hình hoạt động TTCK 2015/ Năm 2000 2010 2014 2015 2000 (lần) Vốn hóa thị trường (tỷ đồng) 1.247 723.200 1.121.275 1.359.566 1090 Vốn hóa cổ phiếu/GDP 0,28% 44% 31,3% 34,53% Tỷ lệ niêm yết TPCP/GDP 0,27% 13,31% 18,83% 18,42% Giá trị niêm Yết (tỷ đồng) 1.504 464.681 1.100.003 1.256.574 835 Giá trị giao dịch bình quân 1,4 2.851,5 5.575 4.932 3523 một phiên (tỷ đồng) Huy động vốn (tỷ đồng) 0 98.721 282.992 298.497 Nguồn: UBCKVN
  17. 2.2.1. Kết quả đạt được  Biểu đồ 2.2. Diễn biến các TTCK Đông Nam Á năm 2015 Nguồn: UBCKVN
  18. 2.2.1. Kết quả đạt được  Về thể chế chính sách: Toàn bộ thể chế chính sách đối với TTCK trong giai  đoạn 2011 ­ 2015 đã được ban hành một cách đầy đủ, đồng bộ từ cấp Luật,  Nghị định đến các thông tư hướng dẫn. Về cơ sở hàng hóa: Quy mô của TTCK ngày càng mở rộng, tiêu chuẩn niêm  yết,  phát  hành  đã  được  nâng  cao;  quản  trị  công  ty  minh  bạch,  CBTT  được  tăng cường tiếp cận theo thông lệ quốc tế; hàng hóa đa dạng hơn với nhiều  loại  chứng  chỉ  quỹ  đầu  tư  và  TTTP  phát  triển  mạnh,  đề  án  xây  dựng  TTCKPS đã được thông qua. Về tái cấu trúc cơ sở nhà đầu tư trên TTCK: Cơ cấu và số lượng nhà đầu tư  có sự cải thiện đáng kể. Năm 2015, tổng số tài khoản đầu tư chứng khoán đạt  khoảng  1,5  triệu  trong  đó  tài  khoản  NĐTNN  là  17.644.  Khung  pháp  lý  cho  nhiều  loại  hình  quỹ  đầu  tư  như  công  ty  đầu  tư  chứng  khoán,  quỹ  mở,  quỹ  đóng, quỹ thành viên, quỹ đầu tư bất động sản, quỹ ETF đã được hình thành.  Hiện tại, trên TTCK có 29 quỹ đầu tư chứng khoán, trong đó có 17 quỹ mở và  02 quỹ hoán đổi danh mục, 10 quỹ thành viên. 
  19. 2.2.1. Kết quả đạt được  Đối với tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán : Từng  bước  thu  hẹp  số  lượng,  nâng  cao  chất  lượng  hoạt  động  qua  việc  tăng  cường năng lực tài chính, quản trị công ty, quản trị rủi ro; củng cố hoạt động;  cơ cấu lại tổ chức, nhân sự. Đối với hệ thống các quỹ đầu tư chứng khoán:  thay  thế  dần  các  quỹ  đóng,  quỹ  thành  viên  bằng  hệ  thống  các  quỹ  mở  hoạt  động linh hoạt hơn và có cơ chế bảo vệ nhà đầu tư tốt hơn Bảng 2.2. Kết quả thực hiện tái cấu trúc các CTCK, CTQLQ năm 2015 Giải  Chấm  Hợp  Đình chỉ/  Kiểm  Kiể Rút  thể dứt hoạt  nhất tạm  soát  m  khỏi  động ngừng  đặc  soát nghiệp  hoạt động biệt vụ CTCK 3 2 4 3 1 1 15 CTQLQ 1 1 0 3 1 1 0
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1