intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tỉ lệ thống kinh và các yếu tố liên quan ở sinh viên nữ tại Khoa Y Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày mục tiêu: Khảo sát tỉ lệ thống kinh và các yếu tố liên quan ở sinh viên nữ tại Khoa Y Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện tại Khoa Y Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 04/2023 đến tháng 03/2024.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tỉ lệ thống kinh và các yếu tố liên quan ở sinh viên nữ tại Khoa Y Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh

  1. Nghiên cứu Y học Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 1 * 2024 TỈ LỆ THỐNG KINH VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở SINH VIÊN NỮ TẠI KHOA Y ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Hồ Ngọc Lan Nhi1, Lý Nhật Anh1, Trần Đình Hiếu1, Đỗ Trần Hoàng Minh1, Phan Tuấn Kiệt1, Trần Thị Lợi1 TÓM TẮT Đặt vấn đề: Thống kinh ở sinh viên nữ có tỉ lệ hiện mắc cao. Tình trạng này ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của sinh viên nữ. Thống kinh còn là triệu chứng thường gặp trong nhiều bệnh lý phụ khoa gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tại Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu khảo sát tỉ lệ hiện mắc và các yếu tố liên quan đến thống kinh ở sinh viên nữ nên vấn đề này chưa được tiếp cận và quản lý hiệu quả. Mục tiêu: Khảo sát tỉ lệ thống kinh và các yếu tố liên quan ở sinh viên nữ tại Khoa Y Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện tại Khoa Y Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 04/2023 đến tháng 03/2024. Dùng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn để chọn ra người tham gia nghiên cứu trong số các sinh viên nữ cấp bậc đại học từ năm 1 đến năm 6 các ngành Y đa khoa, Dược học, Răng hàm mặt, Điều dưỡng và Y học cổ truyền tại Khoa Y Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh năm học 2022-2023. Các sinh viên được phỏng vấn về thống kinh, đặc điểm dịch tễ và tính chất chu kỳ kinh. Kết quả: Từ tháng 04/2023 đến tháng 03/2024, có 385 nữ sinh viên tham gia nghiên cứu. Độ tuổi trung bình là 21,0±2,0. Tỉ lệ thống kinh là 83,64%; trong đó, tỉ lệ đau nhẹ, trung bình, nặng lần lượt là 16,15%, 36,34% và 47,52%. Các yếu tố liên quan đến thống kinh bao gồm chỉ số khối cơ thể thuộc nhóm thiếu cân và xuất hiện kinh nguyệt lần đầu trước 13 tuổi. Có sự tương quan giữa thống kinh và sự suy giảm chất lượng cuộc sống theo EQ-5D-5L. Kết luận: Tỉ lệ thống kinh ở sinh viên nữ tại Khoa Y Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh cao và có liên quan đến việc giảm chất lượng cuộc sống của sinh viên nữ. Nghiên cứu bước đầu cho thấy đây là vấn đề sức khỏe đáng quan tâm ở sinh viên nữ và cần có kế hoạch tầm soát và quản lý. Từ khoá: thống kinh, sinh viên nữ, Khoa Y Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh ABSTRACT DYSMENORRHEA AND ASSOCIATED FACTORS IN FEMALE STUDENTS AT SCHOOL OF MEDICINE, VIETNAM NATIONAL UNIVERSITY HO CHI MINH CITY Ho Ngoc Lan Nhi, Ly Nhat Anh, Tran Dinh Hieu, Do Tran Hoang Minh, Phan Tuan Kiet, Tran Thi Loi * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 27 - No. 1 - 2024: 93 - 100 Background: Dysmenorrhea, commonly referred to as painful menstruation, is a prevalent gynecological condition that often leads to severe pain and functional limitations among women in their reproductive years. In Vietnam, limited research exists regarding the prevalence and associated factors of dysmenorrhea in female students, hindering effective management and treatment strategies. Objectives: To investigate the the prevalence of dysmenorrhea and its associated factors among female medical students enrolled at the School of Medicine, Vietnam National University - Ho Chi Minh City. Khoa Y – Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh 1 Tác giả liên lạc: Hồ Ngọc Lan Nhi ĐT: 0903497611 Email: hnlnhi.y2018@medvnu.edu.vn Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 27(1):93-100. DOI: 10.32895/hcjm.m.2024.01.14 93
  2. Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 1 * 2024 Nghiên cứu Y học Method: A cross-sectional study was performed from April 2023 to March 2024 at the School of Medicine, Vietnam National University - Ho Chi Minh City. Participants were selected from female students from Year 1 to Year 6 studying Medicine, Pharmacy, Dentistry, Nursing and Traditional Medicine at School of Medicine, Vietnam National University Ho Chi Minh City by using simple random techniques. Participants were interviewed about dysmenorrhea, personal information and the characteristics of their menstrual cycle. Results: From April 2023 to March 2024, there were 385 female students from Year 1 to Year 6 recruited in the study. The average age is 21.0±2.0 years. The rate of dysmenorrhea was 83.64%, of which the rates of mild, moderate, and severe painfulness were 16.15%, 36.34% and 47.52% respectively. This analysis suggested related factors to dysmenorrhea included low body mass index and age of menarche before 13 years old. There was a relationship between dysmenorrhea and poor quality of life measured by EQ-5D-5L scale. Conclusions: The prevalence of dysmenorrhea observed among female students was high and there is a relationship between dysmenorrhea and poor quality of life. The preliminary study underscores the significance and ramifications of dysmenorrhea and there should be a screening and management plan of this health concern. Keywords: dysmenorrhea, female university student, the School of Medicine, Vietnam National University - Ho Chi Minh City ĐẶT VẤNĐỀ hoạch chăm sóc sức khỏe toàn diện cho sinh viên Ở nhiều nước trên thế giới, thống kinh có tỉ nữ tại Việt Nam. lệ hiện mắc cao(1). Đây là một tình trạng cần được ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU quan tâm vì tác động nặng nề của nó đến khả Đối tượng nghiên cứu năng học tập(2), làm việc và chất lượng cuộc sống Sinh viên nữ tại Khoa Y ĐHQG TPHCM (CLCS) ở sinh viên nữ(3). Ngoài ra, thống kinh đang học trong năm học 2022-2023. Nghiên cứu còn là triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh lý được thực hiện từ tháng 04/2023 đến tháng phụ khoa gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản 03/2024. như lạc nội mạc tử cung và bệnh tuyến cơ tử Tiêu chuẩn nhận cung(4,5). Hiện nay, tại Việt Nam, thống kinh ở sinh viên nữ chưa được tiếp cận và quản lý hiệu Sinh viên nữ 18 tuổi trở lên, nghe hiểu tiếng quả. Về mặt thống kê, Việt Nam cũng có rất ít Việt tốt, đã có kinh nguyệt ít nhất một lần và nghiên cứu khảo sát tỉ lệ hiện mắc của thống đồng ý tham gia nghiên cứu. kinh và các yếu tố liên quan(6). Tiêu chuẩn loại Sinh viên nữ học tại Khoa Y Đại học Quốc Sinh viên nữ có tiền căn bệnh lý tâm thần, có Gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG TPHCM) kinh nguyệt trễ (có kinh lần đầu sau 15 tuổi) và có độ tuổi, dân tộc và quê quán từ mọi miền đất vô kinh. nước, do đó có tính đại diện cho sinh viên nữ Phương pháp nghiên cứu sinh sống và học tập tại Việt Nam. Với tỉ lệ sinh Thiết kế nghiên cứu viên nữ theo học tại Khoa Y lên đến 56%, việc Nghiên cứu cắt ngang. xây dựng các chính sách chăm sóc sức khỏe sinh sản là việc làm vô cùng cần thiết. Nghiên cứu Cỡ mẫu của chúng tôi được thực hiện nhằm khảo sát tỉ lệ Đây là nghiên cứu cắt ngang với mục đích hiện mắc của thống kinh và các yếu tố liên quan xác định tỉ lệ hiện mắc của thống kinh ở sinh ở sinh viên nữ tại Khoa Y ĐHQG TPHCM. Kết viên nữ, do đó cỡ mẫu của nghiên cứu được tính quả nghiên cứu cung cấp dữ kiện cần thiết về theo công thức ước lượng tỉ lệ trong nghiên cứu tình hình thống kinh ở sinh viên nữ tại Khoa Y cắt ngang, với sai lầm loại 1 là 0,05, sai số mong ĐHQG TPHCM, từ đó góp phần xây dựng kế muốn là 0,05 và p là 0,5 để có cỡ mẫu mang tính 94
  3. Nghiên cứu Y học Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 1 * 2024 đại diện nhất. Như vậy, nghiên cứu cắt ngang sinh viên nữ tại Khoa Y ĐHQG TPHCM được này được thực hiện trên 385 sinh viên nữ. chọn vào nghiên cứu theo phương pháp ngẫu Cách chọn mẫu nhiên đơn. Chọn sinh viên nữ tham gia nghiên cứu theo Đặc điểm của bệnh nhân tham gia nghiên cứu phương pháp ngẫu nhiên đơn, thỏa tiêu chuẩn Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân tham gia nhận mẫu trong thời gian nghiên cứu. nghiên cứu được trình bày trong Bảng 1. Phương pháp tiến hành Bảng 1. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân tham gia Xây dựng bộ câu hỏi phỏng vấn dựa trên bộ nghiên cứu Đặc điểm Giá trị (n=385) câu hỏi khảo sát thống kinh của Durand H(7) và Tuổi, năm 21,2 [20,0; 22,0] bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống theo ≤20 tuổi 215 (55,84) EQ-5D-5L đã được chuẩn hóa cho người Việt >20 tuổi 170 (44,16) Nam theo Vũ Quỳnh Mai(8). Nghiên cứu dẫn Dân tộc, n (%) đường được thực hiện trên 10 sinh viên nữ thỏa Kinh 374 (96,89) tiêu chuẩn nghiên cứu để chỉnh sửa bộ câu hỏi Hoa 4 (1,03) phù hợp và dễ hiểu. Sau đó, người tham gia Khác 7 (1,81) Chỉ số khối cơ thể (BMI, kg/m2) n (%) nghiên cứu được phỏng vấn trực tiếp bằng bảng Bình thường (18,50-24,99) 217 (56,36) câu hỏi đã xây dựng hoàn thiện. Nếu người Thiếu cân (
  4. Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 1 * 2024 Nghiên cứu Y học Mức độ thống kinh phân độ theo thang điểm Đặc điểm Giá trị đánh giá cường độ đau bằng lời (Verbal Rating Khoảng cách giữa hai chu kì kinh, n (%) 30 [29; 34] ≥29 ngày 314 (81,56) Scale) được trình bày trong Bảng 2.
  5. Nghiên cứu Y học Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 1 * 2024 Có thống Không có Odd ratio [Khoảng tin cậy 95%]; Biến số kinh thống kinh giá trị P (n=322) (n=63) Đơn biến Đa biến Thời gian thay băng, n (%) ≥3 giờ/lần 234 (72,67) 52 (82,54) Tham chiếu Tham chiếu
  6. Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 1 * 2024 Nghiên cứu Y học BÀNLUẬN Khi tiến hành phân tích sử dụng mô hình hồi quy đơn biến và đa biến, chúng tôi ghi nhận các Đây là nghiên cứu khảo sát tỉ lệ hiện mắc yếu tố liên quan độc lập đến thống kinh ở sinh thống kinh của sinh viên nữ và các yếu tố liên viên nữ là BMI thuộc nhóm thiếu cân, tuổi bắt quan đến khả năng mắc thống kinh. Kết quả ghi đầu có kinh sớm trước 13 tuổi. nhận tỉ lệ thống kinh là 83,4%. Bằng phân tích đơn biến và đa biến, các yếu tố liên quan đến Phân tích đơn biến và đa biến đều cho thấy thống kinh bao gồm BMI thuộc nhóm thiếu cân, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ thống tuổi bắt đầu có kinh dưới 13 tuổi(9). Có mối kinh giữa nhóm sinh viên có BMI thuộc nhóm tương quan giữa thống kinh và giảm chất lượng thiếu cân và nhóm sinh viên có BMI từ mức bình cuộc sống. thường trở lên (OR=2,85; KTC 95% (1,07; 7,53); P=0,035). Kết quả này tương đồng với một Tỉ lệ thống kinh ở sinh viên nữ nghiên cứu hồi cứu có cỡ mẫu lớn (2166 phụ nữ) Thống kinh là tình trạng phụ khoa phổ biến ở Nhật Bản được công bố bởi Nohara M(12). nhất của phụ nữ ở độ tuổi sinh sản, có tác động Một yếu tố liên quan đến khả năng có thống đáng kể đến khả năng học tập, làm việc và CLCS kinh là tuổi bắt đầu có kinh sớm hơn 13 tuổi. Xét ở người phụ nữ giai đoạn hành kinh. Tỉ lệ sinh về độ tuổi bắt đầu có kinh, sinh viên nữ tại Khoa viên nữ bị thống kinh trong nghiên cứu này là Y ĐHQG TPHCM thường bắt đầu có kinh 83,64%. Tỉ lệ thống kinh trong nghiên cứu của nguyệt lần đầu lúc 12,76±1,43 tuổi. Phân tích đơn chúng tôi tương đồng với kết quả trong nghiên biến cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về cứu trên sinh viên nữ, Đại học Y Dược, Đại học tỉ lệ thống kinh giữa nhóm sinh viên có tuổi xuất Huế của Đoàn Văn Minh (88,8%)(6), tuy nhiên, hiện kinh nguyệt lúc 13 tuổi so với nhóm dưới tác giả sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán dựa trên 13 tuổi (OR=0,48; KTC 95% (0,25; 0,91); P=0,025). nền tảng y học cổ truyền. Ngoài ra, kết quả Kết quả nghiên cứu của chúng tôi gần tương nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự đồng với nghiên cứu tổng quan hệ thống của Hailemeskel S(10) (85,4%) và nghiên cứu này cũng Latthe P(15), trong đó thống kinh có liên quan đến có nhiều điểm tương đồng với nghiên cứu của tuổi bắt đầu có kinh sớm trước 12 tuổi (OR=1,54, chúng tôi về thiết kế và cách chọn mẫu Trong KTC 95% (1,17; 2,04), P
  7. Nghiên cứu Y học Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 1 * 2024 thống kinh. Kết quả này tương đồng với Women: A Systematic Review and Meta-Analysis. J Womens Health, 28(8):1161-1171. Doi:10.1089/jwh.2018.7615. nghiên cứu của Fernández-Martínez E(18) thực 3. Unsal A, Ayranci U, Tozun M, Arslan G, Calik E (2010). hiện trên 305 sinh viên nữ tại Tây Ban Nha, với Prevalence of dysmenorrhea and its effect on quality of life tổng điểm EQ-5D-5L của nhóm bị thống kinh among a group of female university students. Ups J Med Sci, là 78,11±1,33, thấp hơn có ý nghĩa thống kê so 115(2):138-45. Doi:10.3109/03009730903457218. với nhóm không có thống kinh. Tuy cả hai 4. Prescott J, Farland LV, Tobias DK, et al (2016). A prospective nghiên cứu đều cùng cho kết quả mối tương cohort study of endometriosis and subsequent risk of infertility. Hum Reprod, 31(7):1475-82. Doi: quan giữa thống kinh và sự suy giảm của chất 10.1093/humrep/dew085. lượng cuộc sống, tổng điểm EQ-5D-5L giữa hai 5. Bulletti C, et al (2010). Endometriosis and infertility. J Assist nghiên cứu không tương đồng nhau. Điều này Reprod Genet, 27(8):441-7. Doi: 10.1007/s10815-010-9436-1. có thể được giải thích do EQ-5D vốn là thang 6. Doan Van M, Nguyen Thi Kim L, Nguyen Quang T, Le Thi điểm đánh giá CLCS mang tính đặc trưng cho Minh T, Tran Nhat M (2021). Survey on Characteristics Clinical of Dysmenorrhea and the Need for Treatment with Traditional từng quốc gia thông qua các hệ số được nghiên Medicine of Female Students of Hue University of Medicine cứu bởi chính quốc gia đó, trong nghiên cứu and Pharmacy. Journal of Medicine and Pharmacy, của chúng tôi sử dụng hệ số được phát triển Doi:10.34071/jmp.2021.1.11. bởi tác giả Vũ Quỳnh Mai dựa trên quy trình 7. Durand H, Monahan K, McGuire BE (2021). Prevalence and đã được chuẩn hóa bởi EuroQol Group(8). Impact of Dysmenorrhea Among University Students in Ireland. Pain Med, 22(12):2835-2845. Doi:10.1093/pm/pnab122. Khi xét từng khía cạnh trong bảng câu hỏi 8. Vu Quynh Mai, Sun Sun, Hoang Van Minh, et al (2020). An EQ-5D-5L, sinh viên nữ bị thống kinh có khó EQ-5D-5L Value Set for Vietnam. Qual Life Res, 29(7):1923-1933. khăn trong đi lại, tự chăm sóc bản thân, trong Doi:10.1007/s11136-020-02469-7. sinh hoạt thường ngày và gây khó chịu. Ba trong 9. Uribe M, Okada PJ (2014). Dysmenorrhea and Abnormal Uterine Bleeding. In: Schafermeyer R, Tenenbein M, Macias bốn khía cạnh khác biệt có ý nghĩa thống kê liên CG, Sharieff GQ, Yamamoto LG (eds). Strange and quan đến khả năng vận động của sinh viên. Điều Schafermeyer's Pediatric Emergency Medicine, 4th ed. McGraw- này tương đồng với kết luận của nhóm tác giả Hill, New York NY. Fernández-Martínez E(18), Unsal A(3) và Durand 10. Hailemeskel S, Demissie A, Assefa N (2016). Primary H(7) đều chỉ ra rằng người bị thống kinh có CLCS dysmenorrhea magnitude, associated risk factors, and its effect suy giảm, thể hiện nặng nề nhất ở sự suy giảm on academic performance: evidence from female university students in Ethiopia. Int J Womens Health, 8:489-496. về khả năng hoạt động thể chất. Doi:10.2147/IJWH.S112768. KẾT LUẬN 11. Yagnik AS (2014). Reframing menstruation in India: metamorphosis of the menstrual taboo with the changing Tỉ lệ thống kinh ở sinh viên nữ tại Khoa Y media coverage. Health Care Women Int, 35(6):617-33. Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh cao Doi:10.1080/07399332.2013.838246. và có liên quan đến việc giảm chất lượng cuộc 12. Nohara M, Momoeda M Fau - Kubota T, Kubota T Fau - sống của sinh viên nữ. Nghiên cứu bước đầu cho Nakabayashi M, Nakabayashi M (2011). Menstrual cycle and thấy đây là vấn đề sức khỏe đáng quan tâm ở menstrual pain problems and related risk factors among sinh viên nữ và cần có kế hoạch tầm soát và Japanese female workers. Ind Health, 49(2):228-34. Doi: 10.2486/indhealth.ms1047. quản lý. 13. Bin Mahmoud AZ, Makhdoom AN, Mufti LA, Alreheli RS, TÀI LIỆU THAM KHẢO Farghal RG, Aljaouni SE (2014). Association between 1. Iacovides S, Avidon I, Baker FC (2015). What we know about menstrual disturbances and habitual use of caffeine. Journal of primary dysmenorrhea today: a critical review. Hum Reprod Taibah University Medical Sciences, 9(4):341-344. Update, 21(6):762-78. Doi:10.1093/humupd/dmv039. Doi:10.1016/j.jtumed.2014.03.012. 2. Armour M, Parry K, Manohar N, et al (2019). The Prevalence 14. Al-Matouq S, Al-Mutairi H, Al-Mutairi O, et al (2019). and Academic Impact of Dysmenorrhea in 21,573 Young Dysmenorrhea among high-school students and its associated 99
  8. Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 1 * 2024 Nghiên cứu Y học factors in Kuwait. BMC Pediatr, 19(1):80. Doi:10.1186/s12887- students in preventive medicine at Thai Nguyen University of 019-1442-6. Medicine and Pharmacy. Semanticscholar Org, 15. Latthe P, Latthe M, Say L, Gülmezoglu M, Khan KS (2006). DOI:10.52163/jcm.v62i4.125. WHO systematic review of prevalence of chronic pelvic pain: a 18. Fernández-Martínez E, Onieva-Zafra MD, Parra-Fernández neglected reproductive health morbidity. BMC Public Health, ML (2019). The Impact of Dysmenorrhea on Quality of Life Doi:10.1186/1471-2458-6-177. Among Spanish Female University Students. Int J Environ Res 16. Vũ Minh Tuấn, Phùng Chí Ninh, Hoàng Việt Hưng, Nguyễn Public Health, 16(5):713. Hồng Uyên, Lê Huyền Trang, Thân Thu Hoài (2023). Chất lượng cuộc sống của sinh viên Viện Đào tạo Y học Dự phòng Ngày nhận bài: 10/05/2024 và Y tế công cộng Trường Đại học Y Hà Nội. Y học Việt Nam, Ngày chấp nhận đăng bài: 20/05/2024 Doi:10.51298/vmj.v521i1.3961. Ngày đăng bài: 21/05/2024 17. Dinh Thi Bao Linh, Nguyen Viet Quang, To Thi Hai Anh, Vu Thi Mai Anh (2021). The situation of the quality of life of 100
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2