intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học trong dạy học hoạt động nói và nghe – bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

20
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học trong dạy học hoạt động nói và nghe – bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống làm rõ tầm quan trọng của hoạt động Nói và Nghe trong giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học; từ đó tác giả đề xuất nguyên tắc, quy trình, nội dung và phương pháp tích hợp nhằm giáo dục hiệu quả kĩ năng sống cho học sinh tiểu học, đặc biệt học sinh lớp 2.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học trong dạy học hoạt động nói và nghe – bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 60/2022 95 TÍCH HỢP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TRONG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG NÓI VÀ NGHE – BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG Nguyễn Thị Hoà, Trần Khánh Ly Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học giúp thúc đẩy sự phát triển cá nhân của các em. Quá trình này cần được tiến hành một cách linh hoạt, tích hợp trong nhiều nội dung và hoạt động học khác nhau trong dạy học Tiếng Việt, trong đó có hoạt động Nói và Nghe. Bài viết làm rõ tầm quan trọng của hoạt động Nói và Nghe trong giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học; từ đó tác giả đề xuất nguyên tắc, quy trình, nội dung và phương pháp tích hợp nhằm giáo dục hiệu quả kĩ năng sống cho học sinh tiểu học, đặc biệt học sinh lớp 2. Từ khóa: Giáo dục kĩ năng sống, học sinh tiểu học, hoạt động nói và nghe, kĩ năng sống, tích hợp. Nhận bài ngày 2.4.2022; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 22.5.2022 Liên hệ tác giả: Nguyễn Thị Hòa; Emai: nthoa3@hnmu.edu.vn 1. MỞ ĐẦU Giáo dục kĩ năng sống (KNS) là nội dung quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông, đặc biệt trong giáo dục ở bậc tiểu học. Giáo dục KNS cho học sinh (HS) tiểu học giúp thúc đẩy sự phát triển cá nhân, giúp quá trình trưởng thành của các em được phát triển theo hướng tích cực, tạo ra “sản phẩm” của giáo dục là những công dân có ích cho xã hội. HS tiểu học còn nhỏ vì vậy các kinh nghiệm sống của các em còn rất ít, cần giáo dục KNS cho các em để các em có hành trang vững vàng trước các tình huống bất ngờ trong cuộc sống và tự bảo vệ chính mình. Trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nội dung giáo dục KNS được tích hợp khá đa dạng trong nội dung các môn học. Môn Tiếng Việt ở Tiểu học được thiết kế với các mạch kiến thức chính nhằm rèn các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe cần thiết cho HS tiểu học, đặc biệt có nội dung tích hợp các tình huống trong thực tế với mục tiêu đưa các kĩ năng Tiếng Việt đồng hành cùng học sinh trong mọi hoạt động của đời sống. Tuy nhiên phần lớn các nội dung này đều khá mờ nhạt, chưa phát huy được hiệu quả vốn có của tích hợp nhằm đạt hiệu quả giáo dục KNS cần thiết cho HS tiểu học. Các em còn rụt rè, thiếu tự tin, một số học sinh
  2. 96 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI thì chưa có kĩ năng tự lập, tự phục vụ bản thân, kĩ năng giao tiếp hạn chế, giải quyết vấn đề thiếu tính chủ động,… Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy để giáo dục KNS cho HS tiểu học đạt hiệu quả cần được tiến hành một cách linh hoạt, tích hợp trong nhiều nội dung và hoạt động học khác nhau trong dạy học Tiếng Việt. Trong đó, hoạt động Nói và Nghe góp phần giúp học sinh hình thành và phát triển những kĩ năng khác nhau như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng suy đoán, kĩ năng phản biện, kĩ năng quan sát.,… Việc tích hợp giáo dục KNS có thể đem lại hiệu quả tích cực ở cả hai nhiệm vụ giáo dục phẩm chất và năng lực cho học sinh. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều giáo viên còn lúng túng khi tổ chức hoạt động tích hợp giáo dục KNS trong dạy học Tiếng Việt 2, đặc biệt trong dạy học hoạt động Nói và Nghe. Sở dĩ như vậy vì GV không nắm được nguyên tắc, quy trình, nội dung và phương pháp dạy học tích hợp giáo dục KNS trong hoạt động Nói và Nghe. Đó là những vấn đề mà chúng tôi đặt ra và nghiên cứu trong bài viết này nhằm nâng cao chất lượng tích hợp giáo dục KNS trong dạy học Tiếng Việt cho HS lớp 2 qua bộ sách Tiếng Việt “Kết nối tri thức với cuộc sống”. 2. NỘI DUNG 2.1. Một số khái niệm 2.1.1. Tích hợp và dạy học tích hợp Theo từ điển Tiếng Việt, “tích hợp” có nghĩa là sự kết hợp, hợp nhất, hòa nhập. Tích hợp trong tiếng Anh được viết là “Integration”, có nguồn gốc từ tiếng “Integer” trong tiếng Latin, được hiểu với nghĩa là lồng ghép những cái chung, cái toàn bộ, cái toàn diện, cái thống nhất trên cơ sở các bộ phận riêng lẻ. Với nghĩa này, có thể hiểu tích hợp chính là kết hợp các bộ phận hoặc các thành phần khác nhau để tạo ra sản phẩm là một hệ thống đảm bảo sự kết hợp hài hòa về chức năng và mục tiêu phát triển. Đối với việc đưa quan điểm tích hợp vào dạy học, đây được coi là một xu hướng giáo dục tích cực trên toàn thế giới. Theo Hội nghị phối hợp trong chương trình của UNESCO (Paris – 1972), dạy học tích hợp tức là “Dạy học tích hợp các khoa học là một cách trình bày các khái niệm và nguyên lý khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của tư tưởng khoa học, tránh nhấn quá mạnh hoặc quá sớm sự sai khác giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau.”[1]. Từ định nghĩa này, có thể thấy rằng khái niệm dạy học tích hợp được tiếp cận từ khái niệm và nguyên lý khoa học chứ không tiếp cận theo hướng hợp nhất nội dung. Khái niệm tích hợp nhấn mạnh đến các phương pháp dạy học coi học sinh là trung tâm để phát triển năng lực và phẩm chất, đáp ứng nhu cầu của xã hội để trở thành công dân có ích. Cũng có thể hiểu rằng dạy học tích hợp là cách tiếp cận giảng dạy liên ngành. Các nội dung dạy học thường được trình bày dưới dạng các chủ đề hoặc các đề tài. Các chủ đề hoặc các đề tài này được chia thành các bài học nhỏ để phù hợp với trình độ chung của người học, người học có đủ thời gian để tiếp nhận một các sâu sắc nhất các kiến thức và liên hệ mạch kiến thức với nhau. Tóm lại, có thể hiểu dạy học tích hợp chính là quá trình dạy học có sự liên kết các đối tượng kiến thức, học tập trong cùng một chương trình dạy học để tạo ra một hệ thống kiến
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 60/2022 97 thức đảm bảo sự hài hòa, thống nhất và toàn vẹn. Trong đó mục tiêu mà tích hợp hướng tới là hình thành và phát triển ở học sinh những năng lực và phẩm chất cần thiết trong đó có năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết có hiệu quả các vấn đề, các tình huống xảy ra trong cuộc sống. 2.1.2. Kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống Theo L.Đ.Lêvitôv, kĩ năng là “sự thực hiện có kết quả một động tác nào đó hay một hoạt động phức tạp hơn bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức đúng đắn, có tính đến những điều kiện nhất định”. Nói gọn hơn, có thể hiểu KN là khả năng sử dụng kiến thức, sự hiểu biết của mình để thực hiện một công việc nào đó nhằm tạo ra kết quả như mong muốn. Có rất nhiều khái niệm được đưa ra về KNS. Theo Quỹ cứu trợ Nhi đồng Liên hợp quốc UNICEF, KNS là “cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hành vi, thái độ và KN.” Theo sự nhìn nhận từ góc độ sức khỏe, Tổ chức Y tế Thế giới WHO lại cho rằng KNS là những KN thiết thực mà con người cần có để cuộc sống an toàn và tốt đẹp hơn. Hiểu rộng ra, KNS là năng lực có tính tâm lý xã hội, KN giao tiếp, tương tác và khả năng giải quyết các vấn đề, tình huống có hiệu quả trong cuộc sống. Theo quan điểm của Tổ chức Văn hóa Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc UNESCO, KNS là “năng lực của cá nhân để thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và tham gia và cuộc sống hàng ngày” [8]. Từ những quan điểm trên có thể hiểu KNS là những khả năng con người có thể thực hiện để hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu nào đó, phục vụ cho đời sống hàng ngày. KNS bao gồm rất nhiều các KN cần thiết cho cuộc sống của mỗi người. KNS được hình thành trong quá trình học tập, phát triển của mỗi cá nhân trong đời sống chứ không phải là bản năng của mỗi người. Theo nghiên cứu của WHO, các KNS được hình thành tốt nhất thông qua học tập tích cực. Ở Việt Nam, từ năm học 2010 – 2011 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có chủ chương xây dựng chương trình theo định hướng tích hợp KNS trong dạy học các môn hoặc hoạt động ngoài giờ lên lớp. Tích hợp KNS vào dạy học là giáo dục KNS cho HS qua các nội dung kiến thức các môn học có “tiềm năng” như: Tiếng Việt, Đạo Đức, Tự nhiên và xã hội… Cách tiếp cận giáo dục KNS như trên sẽ giảm tải cho chương trình học của các em HS, các em không cần phải học thêm một môn học mà vẫn được trang bị đầy đủ KNS cho quá trình sống, học tập và làm việc sau này. 2.1.3. Dạy học Hoạt động Nói và Nghe “Dạy học là một hoạt động tổ chức có kế hoạch, tuân thủ mục đích dạy học đề ra.”[5, tr110]. Đó là sự vận động của một hoạt động kép, trong đó diễn ra hai hoạt động có chức năng khác nhau trong khoảng không gian và thời gian nhất định: hoạt động dạy và hoạt động học. Như vậy, “dạy học Hoạt động Nói và Nghe” có thể hiểu là quá trình tổ chức các hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh nhằm “giúp học sinh có khả năng diễn đạt, trình bày ngôn ngữ nói một cách rõ ràng, tự tin; có khả năng hiểu đúng; biết tôn trọng người nói, người nghe; có thái độ phù hợp trong trao đổi, thảo luận”[7, tr 96]. Dạy nói và nghe không chỉ phát triển năng lực giao tiếp mà còn giáo dục phẩm chất và nhân cách học
  4. 98 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI sinh. Trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Ngữ văn, hoạt động Nói và Nghe được phát triển trên nền của phân môn Kể chuyện trước đây. Các hình thức nói và nghe gồm: nghe kể chuyện, kể lại câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc và nói theo chủ đề. 2.2. Hoạt động Nói và Nghe – Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống Với thông điệp là đem tri thức kết nối với cuộc sống, chương trìnhTiếng Việt 2 – bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn dựa trên ba quan điểm chính. Một là, biên soạn chương trình đáp ứng yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực của HS. Hai là, biên soạn chương trình phát huy tính tích cực của HS. Ba là, biên soạn chương trình chú trọng dạy học tích hợp và phân hóa. Ở hoạt động Nói và Nghe, yêu cầu cần đạt về kĩ năng kể chuyện được chia thành 2 mức độ tương ứng với hai học kì. Đối với học kì I, hoạt động Nói và Nghe được thiết kế với mức độ cơ bản: Kể một câu chuyện đơn giản hoặc kể lại 1 – 2 đoạn trong truyện. Đối với học kì II, mức độ được nâng lên cao hơn, bao gồm: Nghe một câu chuyện rồi kể lại từng đoạn và kể lại toàn bộ câu chuyện. Sau đó, ở phần Vận dụng, HS được yêu cầu kể lại cho người thân hoặc viết câu liên quan đến câu chuyện khi ở nhà. Hoạt động Nói và Nghe được thiết kế thành mục riêng ở bài 4 tiết. Trong chương trình Tiếng Việt 2, hoạt động Nói và Nghe chiếm khoảng 10% trong thời lượng chung của môn Tiếng Việt, cụ thể là 1 tiết/tuần và 35 tiết/năm. Trong hoạt động Nói và Nghe, hoạt động học được diễn ra dưới hình thức HS nhìn tranh và kể lại câu chuyện theo ý hiểu. Việc kể lại câu chuyện có thể không thực sự trùng khớp với nội dung tranh, tuy nhiên hoạt động này lại giúp các em phát triển kĩ năng suy đoán, khả năng quan sát và đọc các văn bản đa phương thức. Trong hoạt động Nói theo chủ điểm, các chủ đề nói được lựa chọn rất gần gũi với đời sống. Đây là những vấn đề được các em HS quan tâm và luôn hiện diện trong cuộc sống của các em như: Niềm vui của em, điều em thích về trường, điều em muốn trường thay đổi, làm thế nào để giữ sách môi trường, ngày hè của em,… 2.3. Tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong dạy học hoạt động Nói và nghe - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống 2.3.1. Nguyên tắc tích hợp Khi thiết kế nội dung tích hợp giáo dục KNS trong dạy học Tiếng Việt 2 cần chú ý tới một số nguyên tắc sau: Một là, tích hợp giáo dục KNS trong dạy học Tiếng Việt 2 đảm bảo mục tiêu giáo dục, hình thành và phát triển năng lực một cách toàn diện cho HS thông qua các hoạt động giáo dục phù hợp. Có thể nhận thấy rằng, KNS của HS lớp 2 được hình thành qua quá trình tổ chức các hoạt động có sự tương tác. Vì vậy khi xây dựng nội dung tích hợp tích hợp giáo dục KNS trong dạy học Tiếng Việt 2, GV cần chú ý đến tính đa dạng và tính tương tác của các hoạt động giáo dục. Hai là, tích hợp giáo dục KNS trong dạy học Tiếng Việt 2 cần đáp ứng được sự thay đổi
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 60/2022 99 không ngừng của xã hội, có tính trải nghiệm thực tế để hoạt động học trở nên có ý nghĩa với HS. Trang bị KNS cho HS lớp 2 sẽ giúp nâng cao khả năng thích nghi ở các em. Tuy nhiên, khi tích hợp tích hợp giáo dục KNS trong dạy học Tiếng Việt, GV nên lựa chọn các chủ đề hoặc các bài học có nội dung thiết thực, gần gũi với môi trường sống của học sinh. Ngoài ra, cần đặt HS vào các tình huống thực tế, các hoạt động trải nghiệm để HS được vận dụng kiến thức đã học. Ba là, đảm bảo nội dung tích hợp giáo dục KNS trong dạy học Tiếng Việt 2 là một quá trình giáo dục mang tính khoa học, đồng bộ với nội dung chương trình Tiếng Việt 2. Có thể nhận thấy rằng quá trình giáo dục KNS cho HS không thể chỉ diễn ra trong thời lượng một vài tiết hoặc một vài buổi học mà cần đến quá trình giáo dục thường xuyên nhằm tạo nên một chu trình: xây dựng cơ sở nhận thức – hình thành thái độ - thay đổi hành vi. Đối với quá trình này, nội dung giáo cần đảm bảo tính khoa học, đồng bộ. Điều này có nghĩa là các nội dung tích hợp phải đảm bảo được nguyên tắc như: Dạy đúng, dạy đủ theo chương trình hiện hành đồng thời tích hợp một cách logic các KNS phù hợp với khả năng nhận thức của HS và kế hoạch bài dạy. Bốn là, nội dung tích hợp giáo dục KNS trong dạy học Tiếng Việt 2 đảm bảo tính giáo dục và giáo dục để thay đổi hành vi. Mục tiêu của giáo dục KNS hướng tới là giúp HS thay đổi hành vi. Tuy nhiên thay đổi hành vi là cả một chặng đường dài với rất nhiều những khó khăn, thử thách. Vì thế, khi tích hợp nội dung giáo dục KNS trong dạy học Tiếng Việt, GV cần kiên nhẫn, tổ chức các hoạt động tích hợp rèn luyện KNS thường xuyên. Ngoài ra, GV cũng cần tích cực tạo động lực cho HS thay đổi nhận thức và hành vi. Năm là, nội dung tích hợp giáo dục KNS trong dạy học Tiếng Việt 2 đảm bảo sự hài hòa về thời gian, môi trường giáo dục và liên kết chặt chẽ với một số vấn đề nổi bật của xã hội. Giáo dục KNS cho HS nên được thực hiện ở “mọi lúc, mọi nơi, ở cả nhà trường, gia đình và xã hội” và thực hiện càng sớm càng tốt. 2.3.2. Quy trình tích hợp giáo dục kĩ năng sống Dựa trên đặc điểm của các hoạt động trong dạy học Tiếng Việt 2 – bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, chúng tôi nhận thấy rằng: việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh cần được thực hiện theo các bước sau: *Bước 1: Đánh giá mức độ thực hiện kĩ năng sống ban đầu của học sinh Với HS lớp 2, việc thực hiện KNS còn gặp rất nhiều khó khăn do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, môi trường học tập và môi trường sống. Việc giáo dục KNS ở mỗi HS không được thực hiện đồng đều còn do khả năng tiếp thu khác nhau và mức độ thực hiện KNS ở mỗi HS. Vì vậy, trước khi tiến hành thiết kế nội dung tích hợp giáo dục KNS trong dạy học môn Tiếng Việt 2, GV cần thực hiện đánh giá mức độ thực hiện KNS của HS. Việc đánh giá mức độ thực hiện KNS ban đầu sẽ là cơ sở cho quá trình xác định mục tiêu giáo dục, thiết kế nội dung dạy học tích hợp sao cho phù hợp nhất với đối tượng giáo dục. Giáo viên có thể tiến hành đánh giá thông qua nhiều hình thức khác nhau. Có thể kể đến một số hình thức đánh giá như: GV quan sát hoạt động thường ngày của HS và kết hợp tìm hiểu thông qua phụ
  6. 100 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI huynh để lập bảng đánh giá, xây dựng khảo sát thông qua hình thức câu hỏi trắc nghiệm, tổ chức hoạt động trải nghiệm – đóng vai, xử lý tình huống. *Bước 2: Xác định mục tiêu của nội dung tích hợp trong bài học Dựa trên kết quả đánh giá mức độ thực hiện KNS của HS, GV tiến hành xác định mục tiêu của nội dung tích hợp trong bài dạy môn Tiếng Việt 2. Việc xác định mục tiêu cần dựa vào mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể nói chung và môn Tiếng Việt 2 nói riêng kết hợp với mục tiêu mà GV xác định khi tích hợp KNS vào bài dạy. Từ cơ sở này, GV có thể thiết lập một sơ đồ mục tiêu chung cho nội dung dạy học tích hợp trong đó gồm có: kiến thức, kỹ năng, thái độ, định hướng năng lực hình thành và phát triển cho HS. *Bước 3: Lựa chọn KNS tích hợp phù hợp với mục tiêu và nội dung kiến thức của bài học Mỗi bài học sẽ có nội dung kiến thức khác nhau phù hợp với các KNS khác nhau. GV cần nghiên cứu nội dung bài học để lựa chọn KNS tích hợp trong bài sao cho phù hợp với nội dung kiến thức và trình độ của HS nhất. Để lựa chọn được KNS thích hợp nhất, GV nên tiến hành phân tích chương trình dạy học và sách giáo khoa (SGK) để tìm ra các nội dung dạy học gần giống nhau hoặc có gắn kết chặt chẽ nhất với một trong số các KNS mà GV đã xác định để tích hợp trong dạy học trước đó. *Bước 4: Thực hiện xây dựng kế hoạch tích hợp trong nội dung bài học tổ chức dạy học Quá trình xây dựng kế hoạch tích hợp trong nội dung dạy học thường được kết hợp trong quá trình xây dựng kế hoạch dạy học của GV. Quá trình thực hiện với nhiều bước nhỏ như: - Xác định nội dung cốt lõi và một số câu hỏi gợi mở. - Xác định phương pháp dạy học và kỹ thuật dạy học thích hợp: GV cần lựa chọn các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực một cách kỹ lưỡng, trong đó có thể sử dụng các phương pháp, kỹ thuật như: Phương pháp dạy học nhóm, phương pháp dạy học trò chơi, phương pháp đóng vai, phương pháp dạy học dự án, kỹ thuật sơ đồ tư duy, kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ thuật “bể cá”… Tiếp đến, GV thực hiện kế hoạch dạy học các chủ đề theo các tiến trình đã thiết kế. * Bước 5: Xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả của nội dung tích hợp đối với HS sau khi học. Thực hiện đánh giá. Trong bước cuối cùng, GV tiến hành xây dựng các tiêu chí đánh giá của nội dung tích hợp đối với HS sau khi học. Tiêu chí đánh giá thể hiện được sự tác động của các nội dung tích hợp đối với sự hình thành và phát triển năng lực cho HS. GV có thể sử dụng lại bảng đánh giá ở bước một để đánh giá hiệu quả dạy học. Sau khi thực hiện đánh giá, GV cần rút ra những ưu điểm và hạn chế, từ đó đề xuất các cải tiến để tăng hiệu quả của các nội dung tích hợp. 2.3.3. Nội dung và các phương pháp tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học trong dạy học hoạt động Nói và Nghe 2.3.3.1. Nội dung tích hợp Hoạt động Nói và Nghe được chia thành các mạch kiến thức chính là: Nghe kể chuyện,
  7. TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 60/2022 101 Kể lại câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc và Nói theo chủ đề. GV có thể thiết kế hoạt động dạy học tích hợp giáo dục KNS trong một số bài học ở học kì I như bảng sau: Tên bài KNS có thể tích hợp - Kĩ năng lắng nghe. Chú đỗ con - Kĩ năng đặt mục tiêu. - Kĩ năng chia sẻ, cảm thông Bữa ăn trưa - Kĩ năngphòng chống dịch bệnh. - Kĩ năng đặt mục tiêu. Họa mi, vẹt và quạ - Kĩ năng ứng phó với căng thẳng. Niềm vui của em - - Kĩ năng chia sử, cảm thông - Kĩ năng lắng nghe. Chúng mình là bạn - Kĩ năng chia sẻ, cảm thông. - Kĩ năng chia sẻ. Hai anh em - Kĩ năng biết yêu thương, trân trọng. 2.3.3.2. Phương pháp tích hợp Có thể thấy rằng trong hoạt động Nói và Nghe, phương pháp dạy học thích hợp nhất chính là phương pháp dạy học đóng vai. Đối với dạy học tích hợp giáo dục KNS, phương pháp dạy học đóng vai được đánh giá là một trong những phương pháp dạy học có khả năng phát huy hiệu quả tích hợp tốt nhất. Phương pháp dạy học đóng vai là phương pháp tổ chức cho HS thực hành nhập vai để ứng xử trong một tình huống giả định. Phương pháp này đặt HS vào các tình huống tạo điều kiện cho HS được trải nghiệm thực tế những kiến thức mình đã học. Quy trình dạy học của phương pháp dạy học đóng vai gồm các bước sau: Việc tích hợp giáo dục KNS trong hoạt động Nói và Nghe được thực hiện theo mức độ tích hợp nội môn. Điều này có nghĩa là hoạt động Nói và Nghe vẫn được học một cách độc lập, riêng lẻ. Tích hợp diễn ra trong quá trình giảng dạy, giáo viên phát hiện và bỏ bớt các
  8. 102 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI phần kiến thức trùng lặp. Song hành cùng quá trình đó, GV khai thác thêm các phần kiến thức có tác dụng bổ trợ kĩ năng sống. Mục tiêu của mức độ này là học sinh hiểu được mạch kiến thức chính của hoạt động Nói và Nghe, kết nối giữa Nói và Nghe với kĩ năng sống để áp dụng vào thực tế. Với hoạt động Nói và Nghe trong SGK Tiếng Việt 2 – bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, có thể sử dụng phương pháp dạy học đóng vai để giáo dục KNS trong một số bài học. Dựa trên cơ sở nội dung và mục tiêu đã đề ra, các KNS chủ yếu cần được tích hợp trong hoạt động Nói và Nghe là: - Kĩ năng chia sẻ, cảm thông - Kĩ năng lắng nghe. - Kĩ năng quản lý thời gian. Ngoài các KNS trên, các hoạt động dạy học tích hợp giáo dục KNS sử dụng phương pháp dạy học đóng vai còn góp phần rèn luyện một số KNS khác gồm: - Kĩ năng tự tin. - Kĩ năng giao tiếp. - Kĩ năng hợp tác. 2.3.3.3. Ví dụ minh họa Trong bảng trên, câu chuyện Hai anh em thuộc tuần 14 – SGK Tiếng Việt 2 - bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống thuộc chủ đề Mái ấm gia đình. Câu chuyện kể về hai người anh em nọ hai anh em cày chung một đám ruộng. Khi ngày thu hoạch, họ cùng gặt và chia thành hai đống bằng nhau ngoài đồng. Đêm đến, người em nghĩ: “Anh mình còn phải nuôi vợ con. Nếu phần lúa của mình cũng bằng của anh ấy thì thật không công bằng”. Vì thế, người em ra đồng và đem lúa của mình bỏ thêm vào phần của anh. Người anh lại nghĩ: “"Em ta sống một mình vất vả. Nếu phần của chúng ta cũng bằng phần của chú ấy thì thật không công bằng” nên người anh cũng ra đồng và lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của em. Câu chuyện Hai anh em là một câu chuyện vô cùng ý nghĩa về tình cảm gia đình. Hai anh em nọ không những đối xử rất tốt với nhau mà còn luôn luôn suy nghĩ cho hoàn cảnh của nhau. Sau khi học xong bài học này, học sinh biết yêu thương, đoàn kết với anh chị em và người thân trong gia đình. Giáo viên có thể sử dụng phương pháp dạy học đóng vai để tích hợp giáo dục KNS trong bài học này theo tiến trình sau: - Bước 1: GV chia lớp thành các nhóm thích hợp (nhóm 4). - Bước 2: GV giao nhiệm vụ cho HS: Đóng vai các các nhân vật trong câu chuyện Hai anh em, diễn lại câu chuyện và chia sẻ cảm nhận của em sau khi đóng vai các nhân vật. - Bước 3: GV cho HS tiến hành thảo luận trong 5 phút và đóng vai. - Bước 4: GV đưa ra nhận xét. GV đặt các câu hỏi để HS trả lời:
  9. TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 60/2022 103 + Nếu người anh/người em không yêu thương, chia sẻ với người còn lại điều gì sẽ xảy ra? + Nếu em là người anh/người em trong câu chuyện có làm như vậy không? Vì sao? + Em học được điều gì từ hai anh em trong câu chuyện? + Em có anh, chị hay em? Nếu họ gặp khó khăn, em sẽ làm gì? Vì sao em lại làm như vậy? - Bước 5: GV đưa ra kết luận: Trong cuộc sống, tình cảm gia đình luôn là thứ tình cảm thiêng liêng nhất như câu ca dao: Anh em như thể tay chân- Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần. Mỗi chúng ta cần biết quan tâm, yêu thương, sẻ chia, giúp đỡ anh chị em trong gia đình. 3. KẾT LUẬN Dạy học tích hợp KNS trong môn Tiếng Việt, đặc biệt là hoạt động Nói và Nghe là yếu tố cần thiết và góp phần quan trọng cho quá trình hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của HS. Với kết quả nghiên cứu ở trên, chúng tôi đã làm rõ nguyên tắc, quy trình, nội dung và phương pháp tích hợp giáo dục KNS trong SGK Tiếng Việt 2 nói chung, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống nói riêng. Tuy nhiên, đây là một quá trình không hề dễ dàng. Để nội dung tích hợp giáo dục KNS trong dạy học Hoạt động Nói và Nghe - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống phát huy hiệu quả, ngoài việc đảm bảo các nguyên tắc tích hợp và thực hiện các nội dung tích hợp thì còn cần đến sự kết hợp đồng bộ của nhiều yếu tố khác trong quá trình giáo dục. Đó là vai trò của nhà trường tiểu học trong việc chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn, tập huấn nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên về dạy học tích hợp và tích hợp giáo dục KNS cho học sinh trong nội bộ các môn học nói chung, môn Tiếng Việt nói riêng. Sau đó là vai trò của giáo viên trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học tích hợp giáo dục KNS là yếu tố quyết định. Vì vậy, dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của Ban giám hiệu Nhà trường, giáo viên tiểu học với sự say mê tìm tòi và tinh thần trách nhiệm cao, cần có định hướng xây dựng kế hoạch dạy học tích hợp đảm bảo mục tiêu, nội dung, phương pháp và tổ chức đánh giá quá trình giáo dục KNS phù hợp đặc điểm học sinh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Tài liệu tập huấn giáo viên môn Tiếng Việt 2 – bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Nxb. Giáo dục. 3. Nguyễn Thanh Bình (2016), Giáo dục Kĩ năng sống cho học sinh phổ thông, Nxb. Đại học Sư phạm. 4. Lê Ngọc Bích, “Tích hợp giáo dục Kĩ năng sống trong dạy học Tiếng Việt lớp 3 (2017)”, Luận án thạc sĩ Giáo dục tiểu học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 5. Đặng Vũ Hoạt (Chủ biên) (2016), Giáo dục học Tiểu học I, Nxb. Đại học Sư phạm. 6. Bùi Mạnh Hùng (Chủ biên) (2021), SGK Tiếng Việt 2 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống,
  10. 104 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI Nxb. Giáo dục. 7. Đỗ Ngọc Thống (Chủ biên) (2019), Hướng dẫn dạy học môn Tiếng Việt theo Chương trình giáo dục phổ thông mới, Nxb. Đại học Sư phạm 8. Hội nghị phối hợp trong chương trình của UNESCO (1972), Paris. INTEGRATING LIFE SKILLS EDUCATION FOR PRIMARY SCHOOL STUDENTS IN TEACHING SPEAKING AND LISTENING ACTIVITIES – THE BOOK SERIES CONNECTING KNOWLEDGE WIHT LIFE Abstract: Education life skills for primary students is beneficial for their growth. These skills should be conducted flexibly and integrated into many different learning themes and activities in Vietnamese teaching, including speaking and listening activities. The article clarifies the importance of Speaking and Listening activities in life skills education for primary school students. Hence, the author proposes principles, processes, and integrated contents to effectively teach life skills to primary school students, especially grade 2 students. Keywords: Life skills education, primary school students, speaking and listening activities, life skills, integration.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
52=>1