TIỀM NĂNG VÀ ỨNG DỤNG CỦA NGUỒN ĐIỆN PHÂN TÁN<br />
TRONG QUI HOẠCH HỆ THỐNG PHÂN PHỐI ĐIỆN<br />
Vũ Văn Thắng1*, Đặng Quốc Thống2, Bạch Quốc Khánh2, Nguyễn Bá Việt3<br />
1<br />
<br />
Trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp – ĐHTN, 2Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội,<br />
3<br />
Trường CĐ Công nghệ và Kinh tế công nghiệp<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nguồn phân tán có vai trò ngày càng quan trọng trong qui hoạch hệ thống phân phối điện<br />
(HTPPĐ) nói riêng và hệ thống điện nói chung. Nguồn phân tán (Distribution Generation - DG)<br />
kết nối đến HTPPĐ hoặc trực tiếp cung cấp điện cho phụ tải nên giảm được tổn thất công suất và<br />
tổn thất điện năng, giảm độ lệch điện áp nút, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, giảm ô nhiễm môi<br />
trường và chi phí xây dựng nâng cấp các đường dây, trạm biến áp. Bài báo giới thiệu tiềm năng và<br />
khả năng ứng dụng DG trên phạm vi toàn cầu cũng như trên lãnh thổ Việt Nam như thủy điện nhỏ,<br />
năng lượng mặt trời, năng lượng gió, pin nhiên liệu, địa nhiệt, nguồn điện nhiệt kết hợp… Từ đó,<br />
đề xuất mô hình qui hoạch HTPPĐ với mục tiêu là cực tiểu tổng chi phí xây dựng DG, chi phí xây<br />
dựng nâng cấp trạm biến áp và đường dây, chi phí vận hành và mua năng lượng từ hệ thống điện.<br />
Mô hình đề xuất được tính toán kiểm tra trên sơ đồ HTPPĐ hình tia 48 nút, lộ 478 TBA 110kV<br />
Đán, thành phố Thái Nguyên sử dụng ngôn ngữ lập trình GAMS.<br />
Từ khóa: Nguồn phân tán, qui hoạch hệ thống phân phối điện.<br />
<br />
<br />
GIỚI THIỆU<br />
Hệ thống phân phối điện làm nhiệm vụ phân<br />
phối điện năng từ hệ thống điện (HTĐ) qua<br />
các trạm biến áp (TBA) trung gian đến khách<br />
hàng sử dụng điện, đảm bảo yêu cầu về chất<br />
lượng điện năng và độ tin cậy cung cấp điện<br />
[1, 2]. HTPPĐ giữ vai trò quan trọng trong<br />
HTĐ với những đặc điểm riêng biệt như:<br />
Điện áp nhỏ hơn 35kV; Cấu trúc thường là<br />
hình tia hoặc hình lưới nhưng vận hành hở;<br />
Tổn thất công suất, tổn thất điện năng và độ<br />
lệch điện áp tại các nút phụ tải lớn; Có ảnh<br />
hưởng lớn về độ tin cậy cung cấp điện, chất<br />
lượng điện năng và chi phí xây dựng của toàn<br />
HTĐ… Do đó, qui hoạch HTPPĐ có ý nghĩa<br />
quyết định đến chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của<br />
HTPPĐ nói riêng và toàn HTĐ.<br />
Trong những năm gần đây, nhu cầu năng<br />
lượng nói chung và nhu cầu điện năng nói<br />
riêng đang tăng mạnh mẽ, tại Việt Nam tốc độ<br />
tăng trưởng điện năng khoảng 16% trong giai<br />
đoạn 2005-2010, các nguồn năng lượng<br />
truyền thống đang dần cạn kiệt, ô nhiễm môi<br />
trường do sản xuất năng lượng ngày càng<br />
tăng cùng với quá trình tái cơ cấu thị trường<br />
điện theo xu thế cạnh tranh đã tạo điều kiện<br />
thuận lợi để phát triển các nguồn năng lượng<br />
mới và năng lượng tái tạo, nguồn phân tán.<br />
DG có công suất nhỏ, kết nối trong HTPPĐ<br />
cung cấp trực tiếp cho các phụ tải [3] nên có<br />
tác động rất tích cực đến chỉ tiêu kinh tế kỹ<br />
thuật của HTPPĐ như: Giảm tổn thất điện<br />
<br />
<br />
Tel: 0915 176569, Email: thangvvhtd@tnut.edu.vn<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
năng, hỗ trợ điện áp nút, nâng cao độ tin cậy<br />
cung cấp điện, giảm chi phí đầu tư nâng cấp<br />
đường dây cung cấp và TBA nguồn. Vì vậy,<br />
nghiên cứu ứng dụng DG trong qui hoạch<br />
HTPPĐ cần được đặc biệt quan tâm.<br />
Qui hoạch HTPPĐ có nhiều mô hình đã được<br />
phát triển và sử dụng, hàm mục tiêu có thể<br />
đơn hoặc đa mục tiêu. Phổ biến nhất là mô<br />
hình sử dụng hàm mục tiêu chi phí tính toán<br />
hàng năm nhỏ nhất với tổng chi phí vốn đầu<br />
tư xây dựng, chi phí vận hành và tổn thất điện<br />
năng… qui đổi về chi phí trong từng năm vận<br />
hành [4]. [3] giới thiệu hàm mục tiêu là tổn<br />
thất công suất tác dụng nhỏ nhất dưới tác<br />
động của DG. Qui hoạch HTPPĐ đa mục tiêu<br />
đã được [5] giới thiệu với hàm mục tiêu là<br />
cực tiểu tổng chi phí tổn thất điện năng và<br />
ngắt tải hoặc hàm mục tiêu gồm cực tiểu chi<br />
phí xây dựng nguồn, chi phí tổn thất điện<br />
năng và độ lệch điện áp nút khi DG tham gia<br />
trong HTPPĐ được giới thiệu trong [5, 6].<br />
Trong các mô hình trên đã xét đến ứng dụng<br />
khá thành công của các DG, do đó cần được<br />
nghiên cứu ứng dụng tại Việt Nam.<br />
Bài báo giới thiệu các công nghệ DG, tiềm<br />
năng và khả năng ứng dụng trên thế giới cũng<br />
như tại Việt Nam, giới thiệu HTPPĐ và các<br />
mô hình qui hoạch HTPPĐ truyền thống cũng<br />
như khi xuất hiện DG. Từ đó, đề xuất mô<br />
hình qui hoạch mới khi sử dụng DG trong hệ<br />
thống phân phối điện.<br />
NGUỒN PHÂN TÁN<br />
Khái niệm<br />
3<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Vũ Văn Thắng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Nguồn phân tán là nguồn điện được kết nối<br />
trực tiếp với HTPPĐ hoặc cung cấp trực tiếp<br />
cho khách hàng [6, 8], thường sử dụng công<br />
nghệ phát điện mới như tuabin khí nhỏ, nhà<br />
máy điện và nhiệt kết hợp, năng lượng mặt<br />
trời, địa nhiệt và năng lượng gió… Công suất<br />
DG có thể đến 300MW phụ thuộc vào công<br />
nghệ sử dụng, thường sử dụng DG có công<br />
suất nhỏ hơn 5MW. DG là nguồn phát được<br />
lắp đặt gần nơi tiêu thụ nên loại trừ được những<br />
chi phí truyền tải và phân phối, tăng cường tính<br />
linh hoạt HTPPĐ và độ tin cậy cung cấp điện,<br />
giảm tổn thất công suất và tổn thất điện năng,<br />
cải thiện độ lệch điện áp nút và giảm ô nhiễm<br />
môi trường [8]. Tuy nhiên, DG thường có vốn<br />
đầu tư lớn và làm tăng tính phức tạp trong đo<br />
lường, bảo vệ và vận hành HTPPĐ.<br />
DG được phát triển với nhiều công nghệ khác<br />
nhau, được chia làm hai nhóm chính: i) DG<br />
có khả năng tái tạo như: tuabin gió, nhà máy<br />
điện địa nhiệt, nhà máy điện mặt trời và nhà<br />
máy Pin mặt trời, thủy điện nhỏ, nhà máy<br />
điện thủy triều… ii) DG không tái tạo, sử<br />
dụng chủ yếu năng lượng hóa thạch như:<br />
tuabin khí nhỏ, nhà máy điện nhiệt kết hợp<br />
(Combined Heat and Power - CHP), Pin nhiên<br />
liệu (Fuel Cells), động cơ thuận nghịch<br />
(Reciprocating Engines), động cơ Stirling<br />
(Stirling Engines)…<br />
Công nghệ Nguồn phân tán<br />
* Thủy điện nhỏ: Thủy điện nhỏ sử dụng năng<br />
lượng của những dòng chảy nhỏ làm quay<br />
tuabin nước, máy phát để phát điện. Thủy<br />
điện nhỏ không tạo khí thải gây ô nhiễm môi<br />
trường, không sử dụng hồ chứa nên không<br />
gây ngập lụt, không làm thay đổi hệ sinh thái<br />
đã rất được quan tâm phát triển. Việt Nam có<br />
địa hình đồi núi phức tạp, khí hậu nhiệt đới<br />
mưa nhiều rất thuận lợi để phát triển thủy<br />
điện nhỏ. Do đó, tiềm năng thủy điện nhỏ rất<br />
lớn, khoảng 2000MW [13] tập trung chủ yếu<br />
ở khu vực Trung du, Miền núi phía Bắc và<br />
Tây Nguyên nên rất thuận lợi trong công cuộc<br />
điện khí hóa nông thôn.<br />
* Nhà máy điện gió: Nhà máy điện gió biến<br />
đổi động năng của dòng không khí thành điện<br />
năng qua tuabin gió và máy phát với những<br />
đặc điểm nổi bật như: Không tiêu tốn nhiên<br />
4<br />
<br />
86(10): 3 - 7<br />
<br />
liệu, không gây ô nhiễm môi trường; Có thể<br />
đặt gần nơi tiêu thụ nên tránh được chi phí xây<br />
dựng đường dây và TBA; Chi phí vận hành,<br />
bảo quản khá thấp nên giảm giá thành sản xuất<br />
điện năng… Tuy nhiên, gió là dạng năng<br />
lượng mang tính bất định cao nên cần có các<br />
số liệu thống kê đầy đủ, tin cậy đồng thời xây<br />
dựng nhà máy điện gió đòi hỏi vốn đầu tư lớn.<br />
Tiềm năng của năng lượng gió là khá lớn,<br />
khoảng 300TWh/năm [4] nhưng do phân tán<br />
và không ổn định nên chỉ sử dụng được một<br />
phần nhỏ. Năm 2008 toàn thế giới mới xây<br />
dựng được các nhà máy điện gió với tổng<br />
công suất 121.188GW [10] nhưng trong<br />
những năm gần đây tốc độ phát triển của<br />
nguồn năng lượng gió rất nhanh khoảng 29%,<br />
dự báo đến năm 2020 tổng công suất của các<br />
nhà máy điện gió trên toàn thế giới đạt<br />
khoảng 1500GW. Trong chương trình đánh<br />
giá về năng lượng cho châu Á, Ngân hàng thế<br />
giới đã có một khảo sát chi tiết về năng lượng<br />
gió khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt<br />
Nam. Theo tính toán của nghiên cứu này thì<br />
Việt Nam có tiềm năng gió lớn nhất Đông<br />
Nam Á với tổng tiềm năng điện gió ước đạt<br />
khoảng 513.360MW [13], địa hình dọc theo<br />
bờ biển gần 3000km rất thuận lợi cho xây<br />
dựng các nhà máy điện gió.<br />
* Nhà máy điện mặt trời và Pin mặt trời:<br />
Năng lượng của tia bức xạ Mặt trời được<br />
chuyển đổi thành điện năng theo hai phương<br />
thức: Nhà máy điện mặt trời dùng bức xạ mặt<br />
trời đốt nóng lò hơi của nhà máy điện, tương<br />
tự nhà máy nhiệt điện, lò hơi tạo hơi nước<br />
quay tuabin, máy phát sinh ra điện năng và<br />
Pin mặt trời biến đổi trực tiếp năng lượng của<br />
bức xạ mặt trời thành điện năng không qua<br />
bước trung gian về nhiệt.<br />
Năng lượng mặt trời không làm ô nhiễm<br />
không khí, không tạo ra hiệu ứng nhà kính.<br />
Hệ nguồn pin mặt trời có thể xây dựng ngay<br />
trên nóc các chung cư hay các tòa nhà lớn nên<br />
tiện lợi. Chi phí xây dựng cao là rào cản lớn,<br />
khoảng (5-7).106USD/MW, tuy nhiên với chi<br />
phí vận hành rất nhỏ nên hiệu quả của nguồn<br />
điện mặt trời cũng khá cạnh tranh. Vì vậy, cần<br />
có những chính sách hỗ trợ phát triển nguồn<br />
năng lượng này trong tương lai.<br />
<br />
Vũ Văn Thắng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Năng lượng mặt trời có tiềm năng rất lớn, mỗi<br />
giây trái đất có thể nhận được năng lượng tương<br />
đương 107kg than đá, tuy nhiên để chuyển thành<br />
năng lượng hữu ích còn gặp nhiều khó khăn.<br />
Năng lượng mặt trời trên Thế giới đã được ứng<br />
dụng và phát triển khá mạnh với qui mô công<br />
nghiệp, năm 2007 các nước thuộc Uỷ ban Năng<br />
lượng Quốc tế (IEA) đã phát triển 2.26GW,<br />
trong những năm tới sẽ phát triển ước tính đạt<br />
7.8GW [11]. Theo Ủy ban Năng lượng Mặt trời<br />
Châu Âu (EPIA), công suất đặt năng lượng mặt<br />
trời năm 2020 khoảng 200GW và đến năm<br />
2030 công suất đạt 800GW [11]. Việt Nam nằm<br />
trong khu vực có cường độ bức xạ mặt trời và<br />
số ngày nắng trong năm cao nên tiềm năng<br />
nguồn năng lượng mặt trời rất lớn. Tuy nhiên,<br />
chi phí đầu tư xây dựng lớn nên năng lượng mặt<br />
trời chưa được đầu tư phát triển trên qui mô<br />
công nghiệp, với tốc độ phát triển nhu cầu năng<br />
lượng rất cao hiện nay cần tận dụng mọi nguồn<br />
năng lượng để đáp ứng nhu cầu sử dụng. Vì<br />
vậy, cần có những chính sách hỗ trợ phát triển<br />
các nguồn năng lượng tái tạo nói chung và<br />
nguồn nguồn năng lượng mặt trời nói riêng<br />
trong tương lai.<br />
* Nhà máy điện địa nhiệt: Nhà máy điện địa<br />
nhiệt sử dụng nhiệt năng từ lòng đất tạo hơi<br />
nước có nhiệt độ cao chạy tuabin hơi, máy<br />
phát để sản xuất điện năng. Nguồn năng<br />
lượng địa nhiệt có trữ năng rất lớn khoảng<br />
880GTOE [4] trải rộng trên toàn Thế giới.<br />
Hiện nay, nhà máy địa nhiệt đã được xây<br />
dựng và phát triển tại nhiều nơi trên Thế giới<br />
như Italia, Mỹ, Nga, Trung Quốc… với công<br />
suất đạt 7.100MW. Tuy nhiên, tiềm năng địa<br />
nhiệt ở Việt Nam khá nhỏ, nhiệt độ thấp dẫn<br />
đến hiệu quả kém nên không cạnh tranh được<br />
với các nguồn năng lượng khác.<br />
* Nhà máy điện - nhiệt kết hợp (CHP): Nhà<br />
máy CHP được biết đến như những nhà máy<br />
nhiệt điện có công suất nhỏ, phát điện và sử<br />
dụng nhiệt thải ra trong quá trình phát điện<br />
cho một số ứng dụng như sưởi ấm các tòa<br />
nhà, sinh hơi hay cung cấp nước nóng cho các<br />
qui trình công nghiệp, sưởi ấm đô thị [9]…<br />
Nhà máy CHP có quy mô thay đổi phù hợp<br />
<br />
86(10): 3 - 7<br />
<br />
với nhu cầu của phụ tải được phát triển rất<br />
mạnh trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt tại Châu<br />
Âu, Mỹ và Nhật Bản. Năm 1998 Châu Âu đã<br />
xây dựng 144.6GW, Nhật Bản là 3.4GW năm<br />
2010 và Mỹ đã xây dựng 92GW [9]. Tại Việt<br />
Nam, điều kiện khí hậu nóng ẩm nên nhu cầu<br />
năng lượng nhiệt trong sinh hoạt không cao<br />
nhưng các nhà máy, khu công nghiệp đang<br />
phát triển rất nhanh tạo điều kiện rất thuận lợi<br />
cho phát triển CHP đặt phân tán trong các khu<br />
công nghiệp góp phần khắc phục tình trạng<br />
thiếu điện trầm trọng hiện nay.<br />
* Pin nhiên liệu: Pin nhiên liệu (Fuel Cells) sử<br />
dụng tương tác giữa Hydro và Oxy để chuyển<br />
hóa năng lượng hóa thạch thành điện năng. Pin<br />
nhiên liệu có hiệu suất rất cao và không ô nhiễm<br />
môi trường, có thể xây dựng phân tán gần nơi<br />
tiêu thụ với hiệu quả cao nhưng giá thành xây<br />
dựng lớn (4.106USD/MW) nên còn hạn chế<br />
trong ứng dụng.<br />
Khả năng ứng dụng DG tại Việt Nam<br />
Trong xu thế tăng nhanh nhu cầu năng lượng trên<br />
toàn Thế giới cũng như tại Việt Nam, các nguồn<br />
năng lượng truyền thống đang dần cạn kiệt và<br />
sức ép về ô nhiễm môi trường thúc đẩy phát triển<br />
các nguồn năng lượng sạch thay thế. Nguồn năng<br />
lượng mới và năng lượng tái tạo có đặc điểm<br />
chung là giá thành xây dựng cao, năng lượng sản<br />
xuất mang tính bất định lớn nhưng hiệu quả sử<br />
dụng cao (nâng cao độ tin cậy cung cấp điện,<br />
giảm chi phí vận hành và ô nhiễm môi trường)<br />
nên một số DG có tiềm năng và khả năng ứng<br />
dụng cao: i) Thủy điện nhỏ có khả năng ứng<br />
dụng rất cao trong HTPPĐ điện nông thôn khu<br />
vực trung du, miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.<br />
ii) Nhà máy điện gió có tiềm năng lớn trong khu<br />
vực nông thôn, miền duyên hải và hải đảo. iii)<br />
Nhà máy điện sử dụng năng lượng mặt trời có ưu<br />
thế lớn khi sử dụng những modul công suất nhỏ<br />
trong khu vực đô thị và khu vực nông thôn xa<br />
lưới điện. iv) CHP có hiệu quả rất cao khi sử<br />
dụng cho những khu vực có nhu cầu lớn về nhiệt<br />
do đó có khả năng ứng dụng cao trong các khu<br />
công nghiệp…<br />
QUI HOẠCH HTPPĐ KHI CÓ DG<br />
HTPPĐ với cấp điện áp nhỏ hơn 35kV<br />
thường có cấu trúc đơn giản gồm một nguồn<br />
cung cấp như hình tia hoặc hình lưới vận<br />
5<br />
<br />
Vũ Văn Thắng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
hành hở để đơn giản trong vận hành và bảo vệ<br />
rơle [2]. Tuy nhiên, trong những năm gần<br />
đây, yêu cầu về chất lượng điện năng và độ<br />
tin cậy cung cấp điện ngày càng cao, trong<br />
một số HTPPĐ phát triển cấu trúc hình lưới<br />
nhiều nguồn cung cấp để nâng cao độ tin cậy<br />
cung cấp điện. Đặc biệt khi xuất hiện thị<br />
trường điện cạnh tranh, sức ép về ô nhiễm môi<br />
trường toàn cầu [9] và khoa học công nghệ<br />
phát triển đã thúc đẩy phát triển các DG tham<br />
gia vào HTPPĐ, dẫn đến tính toán và qui<br />
hoạch HTPPĐ đã có những thay đổi đáng kể.<br />
Qui hoạch HTPPĐ khi xét đến phương án sử<br />
dụng DG có hàm mục tiêu đề xuất là tổng chi<br />
phí đầu tư xây dựng DG, chi phí nâng cấp cải<br />
tạo đường dây và TBA khi phụ tải tăng cao<br />
trong giai đoạn qui hoạch, chi phí vận hành<br />
DG và chi phí năng lượng mua từ HTĐ. Hàm<br />
mục tiêu J của bài toán qui hoạch HTPPĐ đề<br />
xuất như trong biểu thức (1).<br />
T<br />
<br />
<br />
<br />
NF<br />
<br />
1<br />
<br />
J<br />
.<br />
t <br />
(<br />
1<br />
<br />
r<br />
)<br />
t 1<br />
<br />
<br />
NS<br />
<br />
CF .SF CS .SS<br />
k<br />
<br />
k ,t<br />
<br />
k<br />
<br />
CDG .SDG<br />
i<br />
<br />
i ,t<br />
<br />
NS<br />
<br />
Tmax (<br />
<br />
i 1<br />
<br />
i<br />
NDG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
i 1<br />
<br />
<br />
<br />
i ,t<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
S S<br />
Q .Qi ,t ( 1 )<br />
<br />
i 1<br />
<br />
<br />
PDG .QiDG<br />
)<br />
,t Min<br />
<br />
i 1<br />
<br />
<br />
NDG<br />
<br />
PDG .PiDG<br />
,t <br />
<br />
N<br />
<br />
Y<br />
<br />
.U i ,t .U<br />
<br />
ij<br />
<br />
. cos( ij <br />
<br />
j ,t<br />
<br />
j ,t<br />
<br />
i ,t )<br />
<br />
j 1<br />
<br />
(2)<br />
<br />
S<br />
QiDG<br />
,t Qi ,t QD i ,t <br />
N<br />
<br />
<br />
<br />
Y<br />
<br />
ij<br />
<br />
.U i ,t .U<br />
<br />
j ,t<br />
<br />
. sin( ij <br />
<br />
j ,t<br />
<br />
i ,t )<br />
<br />
j 1<br />
<br />
Chất lượng điện áp trong HTPPĐ rất được<br />
quan tâm do cung cấp trực tiếp cho thiết bị<br />
dùng điện, ít sử dụng thiết bị điều chỉnh điện<br />
áp trên lưới phân phối. Do đó, độ lệch điện áp<br />
cho phép ở tất cả các nút phải được giới hạn độ<br />
lệch, điện áp các nút TBA luôn là hằng số.<br />
U min U i ,t U max<br />
U i ,t cons tan<br />
<br />
i NL<br />
<br />
i NS<br />
<br />
<br />
<br />
Trong đó: CFk, CSi là chi phí đầu tư khi nâng<br />
cấp đường dây và TBA; SFk,t là công suất<br />
nâng cấp của đường dây k trong năm t; CDGi,<br />
SDGi,t là chi phí đầu tư xây dựng và công suất<br />
nâng cấp DG; PSi,t, PDGi,t là công suất tác dụng<br />
tại TBA nút i và DG nút i trong năm t; QSi,t,<br />
QDGi,t là công suất phản kháng tại TBA nút i<br />
và DG nút i trong năm t.<br />
<br />
(3)<br />
<br />
Ràng buộc cho phép công suất DG lựa chọn<br />
tại các nút đảm bảo giới hạn cho phép và<br />
công suất nâng cấp trong từng năm phù hợp<br />
với thông số thiết bị.<br />
DG<br />
Pi DG<br />
,t Pmax<br />
<br />
i NDG<br />
<br />
DG<br />
Qmax<br />
<br />
i NDG<br />
<br />
(4)<br />
<br />
DG<br />
Pi DG<br />
,t Pi ,t 1 P t 1, i NDG<br />
<br />
NS<br />
<br />
S S<br />
P .Pi ,t<br />
<br />
Pi DG<br />
Pi S,t PDi ,t <br />
,t<br />
<br />
QiDG<br />
,t<br />
<br />
i<br />
<br />
NDG<br />
<br />
<br />
<br />
i<br />
<br />
86(10): 3 - 7<br />
<br />
DG<br />
QiDG<br />
,t Qi ,t 1 Q<br />
<br />
t 1, i NDG<br />
<br />
(5)<br />
<br />
TBA cũ đang tồn tại, công suất đảm bảo cung<br />
cấp cho hiện tại, nên ràng buộc cho phép sử<br />
dụng tối đa công suất các TBA hiện có và thỏa<br />
mãn công suất nâng cấp trong từng năm phù<br />
hợp với thông số thiết bị.<br />
S iS,t S iS,1<br />
<br />
t 1, i NS<br />
<br />
S iS,t S iS,t 1 S<br />
<br />
t 1, i NS<br />
<br />
(6)<br />
<br />
Cân bằng công suất tại mỗi nút trong HTĐ như<br />
trong biểu thức (2).<br />
<br />
Hình 1. Sơ đồ HTPPĐ hình tia<br />
<br />
Kết quả tính toán cho lộ 478, TBA 110kV<br />
thành phố Thái Nguyên (hình 1) cho thấy khi<br />
sử dụng DG trong phương án qui hoạch, tổng chi phí đầu tư và vận hành giảm 11.48%, điện áp<br />
các nút luôn đảm bảo độ lệch điện áp cho phép. DG được lựa chọn đầu tư với công suất khá lớn<br />
6<br />
<br />
Vũ Văn Thắng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
(3.7MW) tại những nút ở xa nguồn (nút 34 và<br />
35). Đường dây và TBA biến áp không cần phải<br />
nâng cấp.<br />
IV. KẾT LUẬN<br />
Bài báo đã trình bày tiềm năng và khả năng ứng<br />
dụng DG trong qui hoạch HTPPĐ trên thế giới<br />
cũng như tại Việt Nam. Từ đó, đề xuất định hướng<br />
phát triển DG trong từng khu vực phụ tải trong<br />
HTĐ Việt Nam. Khi xuất hiện DG trong HTPPĐ,<br />
qui hoạch HTPPĐ có những thay đổi đáng kể dẫn<br />
đến hàm mục tiêu và các ràng buộc cũng thay đổi.<br />
Bài báo đề xuất mô hình qui hoạch HTPPĐ mới sử<br />
dụng hàm mục tiêu là cực tiểu tổng chi phí đầu tư<br />
xây dựng DG, chi phí nâng cấp cải tạo đường dây<br />
và TBA khi phụ tải tăng cao trong giai đoạn qui<br />
hoạch, chi phí vận hành DG và chi phí năng lượng<br />
mua từ HTĐ. Kết quả tính toán cho thấy, sử dụng<br />
DG trong phương án qui hoạch HTPPĐ luôn cho<br />
chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tốt.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1] Vũ Văn Thắng, Đặng Quốc Thống, Bạch Quốc<br />
Khánh (2010), Tiềm năng và ứng dụng của nguồn điện<br />
phân tán trong qui hoạch hệ thống phân phối điện, Hội<br />
nghị khoa học CLB các trường Đại học Kỹ thuật, Bắc<br />
Ninh.<br />
[2] H. Lee Willis (2004), Power Distribution Planning<br />
Reference Book, Marcel Dekker, Inc<br />
[3] N. Mithulananthan, Than Oo and Le Van Phu (2004),<br />
Distributed Generator Placemenitn Power Distribution<br />
System Using Genetic Algorithm to Reduce Losses,<br />
ThammasaInt t.J . Sc.Tech.Vol.9, No.3, July-September<br />
<br />
86(10): 3 - 7<br />
<br />
[4] Nguyễn Lân Tráng (2004), Quy hoạch và phát triển<br />
HTĐ, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội<br />
[5] Amin Hajizadeh, Ehsan Hajizadeh (2008), PSO-Based<br />
Planning of Distribution Systems with Distributed<br />
Generations, International Journal of Electrical, Computer,<br />
and Systems Engineering 2; www.waset.org, Winter<br />
[6] Muhammad Ahmadi*, Ashkan Yousefi, Alireza<br />
Soroudi*, Mehdi Ehsan *, Multi Objective Distributed<br />
Generation Planning Using NSGA-II, 2008 13th<br />
International Power Electronics and Motion Control<br />
Conference (EPE-PEMC 2008)<br />
[7] A.Soroudi and M.Ehsan (2008), Multi Objective<br />
Distributed Generation Planning in Liberalized Electricity<br />
Markets, Transmission and Distribution Conference and<br />
Exposition. IEEE/PES<br />
8] Thomas Ackermann a,*,1, Go¨ran Andersson b, Lennart<br />
So¨der (2001), Distributed generation: a definition, Electric<br />
Power Systems Research 57 195–204<br />
[9] P. Frase and S. Morita (2002), Distributed Generation<br />
in liberalised electricity markets, International Energy<br />
Agency, IEA<br />
[10] World Wind Energy Association WWEA (2009),<br />
World Wind Energy Report 2008, 8th World Wind Energy<br />
Conference & Exhibition Wind Power for Islands, South<br />
Korea.<br />
[11] International Energy Agency (2010), Trends in<br />
Photovoltaic Applications - Survey report of selected IEA<br />
countries between 1992 and 2009, Report IEA-PVPS T119.<br />
[12] Keith Davidson (2003), Distributed Generation and<br />
CHP for Federal Facilities, DE Solutions.<br />
[13] Phát triển nguồn phát điện phân tán, đáp ứng nhu cầu<br />
điện năng: Nhìn từ góc bảo vệ môi trường, Theo TCĐL số<br />
2/2009.<br />
<br />
SUMMARY<br />
THE POTENTIAL AND APPLICATION OF DISTRIBUTED GENERATIONS<br />
IN PLANNING DISTRIBUTION SYSTEMS<br />
<br />
<br />
Vu Van Thang1 , Dang Quoc Thong2, Bach Quoc Khanh2, Nguyen Ba Viet3<br />
1<br />
<br />
ThaiNguyen University of Technology, 2HaNoi University of Technology,<br />
3<br />
Industrial Economic - Technology College<br />
<br />
Distributed Generations are important electric generators in distribution systems and electric power systems.<br />
Distributed Generations connected directly to the distribution systems or on the customer site of the meter so<br />
reduced power loss, improve voltage profile, improved reliability, reduced environmental pollution and have got<br />
lower capital cost of feeder and substation upgrade. This paper introduces potential and application of Distributed<br />
Generations in planning Distribution Systems include small Hydropowers, Wind power, Photovoltaics,<br />
Geothermal, Fuel Cells, Combined Heat and Power… A new model of planning Distribution System is proposed<br />
with a objective function is included total capital cost of Distributed Generations, feeders and substations<br />
upgrade, operation cost of distribution systems and power purchased cost from the electric power systems.<br />
Key words: Distributed Generation, planning Distribution System.<br />
<br />
<br />
<br />
Tel: 0915 176569, Email: thangvvhtd@tnut.edu.vn<br />
<br />
7<br />
<br />