intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiếp cận hội họa - từ góc nhìn đương đại - Bài 1

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

78
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nguyên Hưng Trước tranh, công chúng có nhiều phản ứng khác nhau, nhưng đa số thường thể hiện ở hai chiều trái ngược: hoặc “kính nhi viễn chi” - né tránh không ý kiến, hoặc bình thản bình phẩm - khen cái này “đẹp”, chê cái kia “xấu”, công nhận họa sĩ này “tài năng”, gạt phắc họa sĩ kia như một thứ “điên rồ” v.v… Và, trước người xem tranh, không ít họa sĩ, cũng vẫn thường nhắc nhở: “cần phải chuẩn bị một tâm hồn”, “cần phải học hỏi về nghệ thuật” v.v… ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiếp cận hội họa - từ góc nhìn đương đại - Bài 1

  1. Tiếp cận hội họa - từ góc nhìn đương đại (*) Bài 1: Ghi chú về người xem tranh Nguyên Hưng Trước tranh, công chúng có nhiều phản ứng khác nhau, nhưng đa số thường thể hiện ở hai chiều trái ngược: hoặc “kính nhi viễn chi” - né tránh không ý kiến, hoặc bình thản bình phẩm - khen cái này “đẹp”, chê cái kia “xấu”, công nhận họa sĩ này “tài năng”, gạt phắc họa sĩ kia như một thứ “điên rồ” v.v… Và, trước người xem tranh, không ít họa sĩ, cũng vẫn thường nhắc nhở: “cần phải chuẩn bị một tâm hồn”, “cần phải học hỏi về nghệ thuật” v.v… Trong bài viết này, tôi không muốn bình phẩm các phản ứng của công chúng hay hay dở, các ý kiến của các họa sĩ đúng hay sai như thế nào, mà chỉ đưa ra một ít ghi chú sơ sài để mọi người nghĩ lại… : 1. Thưởng thức hội họa là thưởng thức cái được thể hiện trên mặt tranh. Tuy nhiên sự thưởng thức hội họa, theo các nhà tâm lý học nghệ thuật hiện đại, không bao giờ thuần túy có nghĩa là thưởng thức cái được NHÌN THẤY (tranh). Có rất nhiều thứ mai phục bên trong, ẩn kín nơi tâm hồn mỗi người, chi phối cái sự NHÌN VÀ THẤY đó. Đó chính là những hành trang văn hóa, là vốn sống, vốn kiến thức mà mỗi người
  2. mang theo khi tiếp cận tác phẩm hội họa. Với vốn sống và vốn văn hóa khác nhau, người ta sẽ thấy ở tác phẩm hội họa được nhìn những sắc thái và ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Cũng là “Phố” Hà Nội của một Bùi Xuân Phái, nhưng trong mắt nhìn của một người đã từng gắn bó với Hà Nội, đã từng yêu Hà Nội, và trong mắt nhìn của một người chưa từng một lần đến Hà Nội, sẽ hoàn toàn khác nhau. Với những người đã từng gắn bó, từng yêu Hà nội, “Phố Phái”, không chừng, chỉ là những cái cớ dẫn họ vào một không gian nào đó trong ký ức của mình. Với họ, “Phố” của Bùi Xuân Phái, không hẳn đã là đối tượng của sự thưởng lãm nghệ thuật, mà nhiều khi chỉ là đối tượng của kỷ niệm. Cách tiếp cận này, có thể trở thành một trở ngại cho sự cảm thụ nghệ thuật. Bởi, khi là đối tượng của kỷ niệm, người ta thường chỉ nhận thấy khía cạnh Ý NGHĨA, mà ở đó, hình vẽ thuần túy chỉ như một khái niệm, thậm chí, chỉ là cái cớ. Còn với người xa lạ, Bùi Xuân Phái, nhiều khi được nhìn nhận như một họa sĩ nhiều hơn. Không biết về Hà Nội, không biết nhiều về tác giả của “Phố Phái”, người ta phải chăm chú vào bề mặt tranh. Phải cảm Hà Nội, phải cảm Bùi Xuân Phái từ những gì hiện diện trên mặt tranh, không bị chi phối bởi những câu chuyện, những huyền thoại, người ta có cơ may trở nên khách quan hơn khi đánh giá tài năng của nhà họa sĩ nổi tiếng… 2. Kiến thức về hội họa, về nghệ thuật nói chung, và sự tiếp xúc thường xuyên, chính là các yếu tố quyết định cho sự thích ứng - hiểu theo nghĩa quan tâm hay yêu thích -với KÊNH, DÒNG hội họa nào đó. Và quyết định cho sự hòa nhập, thụ cảm với một NGƯỠNG, ĐỘ giá trị (nghệ thuật) nào đó. Không tiếp xúc nhiều với thế giới hội họa, không
  3. thấy sự đa dạng của các hình thức nghệ thuật, và gắn liền với nó là sự đa dạng vô cùng tận của các quan điểm và phương pháp sáng tác v.v… người ta, hoặc rất dễ sa đà trong các ngộ nhận cho rằng, nghệ thuật là cái gì sẵn có, có bản chất bất biến và có những qui phạm có giá trị vĩnh cửu…, hoặc cứ quẩn quanh trong sự đối chiếu nghệ thuật với thế giới hiện thực trong “đôi mắt vật lý” nhìn ra. Trong cách thứ nhất, người ta rất dễ cố thủ trong những giá trị của quá khứ, lấy đó làm chuẩn mực cho sự đánh giá, nhìn nhận. Và, rất dễ có thái độ dị ứng, loại trừ những gì quá mới lạ… Trong cách thứ hai, người ta rất dễ tự nhốt mình trong sự ngưng trệ của tiêu chuẩn hội họa “truyền thần”, xem vẽ chỉ là mô phỏng, là tái tạo “hiện thực”, đồng hóa cái đẹp trong nghệ thuật với cái “đèm đẹp”, cái “xinh”, cái “nhã”, cái “cao thượng” trong cuộc sống; đồng hóa công việc sáng tác của người nghệ sĩ như một nghề thủ công, và, xem tài năng họa sĩ, chỉ là ở “hoa tay” v.v… Nói chung, trong mắt người xem, như đã “ghi chú” ở trên, tác phẩm hội họa, thực chất, không còn giá trị ĐỘC BẢN nữa. Có bao nhiêu người xem, là có bấy nhiêu DỊ BẢN, và thường, chẳng có cái nào giống cái nào…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0