intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BÁC HỒ VỚI MỸ THUẬT HOẠ SĨ NGƯỜI LÍNH

Chia sẻ: Dfsdfs Jjnjknkmn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

103
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những hoạ sĩ đàn anh được Bác mời cho phép vẽ sáng tác trực tiếp cũng chỉ được vài người như hoạ sĩ Trần Văn Cẩn, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Thị Kim còn hầu hết là qua ảnh, qua truyện kể, các thế hệ hoạ sĩ đàn em cũng đóng góp khối lượng tranh về Bác cho hội hoạ, đồ hoạ, trang trí rất phong phú.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BÁC HỒ VỚI MỸ THUẬT HOẠ SĨ NGƯỜI LÍNH

  1. BÁC HỒ VỚI HOẠ SĨ NGƯỜI LÍNH
  2. Những hoạ sĩ đàn anh được Bác mời cho phép vẽ sáng tác trực tiếp cũng chỉ được vài người như hoạ sĩ Trần Văn Cẩn, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Thị Kim còn hầu hết là qua ảnh, qua truyện kể, các thế hệ hoạ sĩ đàn em cũng đóng góp khối lượng tranh về Bác cho hội hoạ, đồ hoạ, trang trí rất phong phú. Có thể nói vào giai đoạn ấy ở Việt Nam ai đi đến đâu, đến cơ quan nào, mỗi nẻo đường góc phố, mỗi đơn vị đều thấy các panô, áp phích, hình ảnh Bác, lời nói của Bác như là “Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân” vậy. Để viết, nói về Bác, đã có hàng ngàn vạn trang sách của các học giả trong, ngoài nước, của mọi tầng lớp dân chúng trong hơn nửa thế kỷ nay...Với ba trang viết ở tầm bé nhỏ này, e rằng chẳng đủ ngôn từ bày tỏ cái “ý tại ngôn ngoại”. Vì thế, xin kể lại mẩu chuyện nhỏ về vẽ tranh gốm chân dung Bác Hồ ở cơ quan Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng. ở lực lượng Bộ đội Biên phòng ai cũng biết là lực lượng chủ yếu “Giữ gìn chủ quyền an ninh Biên giới quốc gia”. Do vậy, địa bàn hoạt động hầu như bao trùm hầu hết các tỉnh trong toàn quốc, trong đó nổi lên công tác “vận động quần chúng”, gắn với dân, phối hợp, hiệp đồng tác chiến, giữ gìn bảo vệ Biên giới. Đương nhiên giai đoạn này (và cả sau này) tư tưởng đạo đức Bác Hồ đã biến thành hành động cụ thể của cán bộ chiến sĩ trong công tác “Ba cùng” và cũng là đương nhiên nếu đi từ cơ quan Bộ Tư lệnh xuống các tỉnh, các đồn trạm ai cũng thấy hình ảnh Bác Hồ trong hội trường, trong doanh trại, bằng ảnh, bằng tranh cổ động v.v.. đủ các thể loại, chất liệu.
  3. Riêng ở cơ quan Bộ Tư lệnh kể từ ngày xây được hội trường (1974), từ đó các hoạ sĩ Bộ đội Biên phòng thay nhau vẽ tranh Bác trên nóc tiền sảnh, các tranh cổ động, khẩu hiệu ở các mảng tường, gốc cây khắp cơ quan trong các dịp lễ tết và các cuộc vận động chính trị lớn của ngành và Nhà nước. Tuy nhiên, với cái nắng mưa nhiệt đới, trong nghề ai cũng biết chất liệu sơn, vải, tôn, gỗ tồn tại ngoài trời chẳng được bao lâu. Nếu là panô, khẩu hiệu thì chẳng nói làm gì, còn tranh chân dung Bác rộng hàng chục mét vuông mà cách một hai năm lại thay vẽ lại một lần treo trên nóc thì đó là một thử thách đối với các hoạ sĩ Bộ đội Biên phòng. Các đồng chí thủ trưởng Bộ Tư lệnh, Cục chính trị, gợi mở động viên hoạ sĩ tìm một chất liệu có thể tồn tại ngoài trời được lâu bền. Cuối cùng chất liệu gốm màu được hoạ sĩ đánh liều để chọn lựa thể hiện. Khi bắt tay vào thực hiện hoạ sĩ và mọi người mới thấy cái khó của việc sử dụng chất liệu gốm màu trong việc thực hiện chân dung Bác vừa mang tính hiện thực vừa mang tính trang trí. Thế là việc chọn lựa gốm nhẹ lửa để nung lại, việc phác tìm hình với diện tích 12m2 trong điều kiện vật liệu thời bao cấp và vị trí thực hiện chật hẹp tối tăm khiến cho hoạ sĩ lo lắng, mất ăn mất ngủ. May thay sau một tháng thực hiện, khi bóc tẩy đến mảng giấy phủ lót cuối cùng, toàn bộ hình chân dung Bác hiện ra, cả cơ quan kéo đến, mọi người tiến gần, lui xa, ngắm nghía, hoan hỉ, chúc mừng.
  4. Thật bất ngờ, sau đó hai tiếng đồng hồ khi mọi người về nghỉ thì trận mưa tháng Năm ập tới. Thế là một mảng tóc, trán và râu của Bác bị nước mưa làm rơi lả tả xuống ô văng còn đầy vôi vữa. Không gì tả nổi nỗi buồn phiền, lo lắng của hoạ sĩ khi tác phẩm thành công mà bị phá hỏng. Làm lại tranh khác hay đứng trên cao mà cắt tỉa gốm, gắn vá nhiều như vậy, lớn tỉ mỉ như vậy trong khi kinh phí, vật liệu không còn, tinh thần, sức khoẻ đã mệt mỏi. Cuối cùng, được lãnh đạo và anh em động viên, góp ý, sau thời gian ngắn, hoạ sĩ kiên trì cắt tỉa, gắn từng sợi râu, từng miếng đậm nhạt, bức tranh gồm chân dung Bác được hoàn thành gần được nguyên vẹn như ban đầu. Bức tranh gốm chân dung Bác tồn tại ngự trên nóc sảnh hội trường Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng được gần hai mươi năm. Cán bộ chiến sĩ Bộ đội Biên phòng cũng như khách trong và ngoài nước mỗi lần đến cơ quan Bộ tư lệnh đều thấy như có Bác luôn gần gũi, cổ vũ mọi người và cảm thấy tự hào với “hoạ sĩ nhà” đã thể hiện được bức tranh gốm có giá trị. Thế nhưng năm 2008, khi hạ tầng cơ quan doanh trại kết cấu lại, hội trường phá dỡ xây ở vị trí khác, cả cơ quan ai cũng tiếc bức tranh gốm Bác Hồ. Các cơ quan chuyên môn và đồng chí phó chính ủy Bộ Tư lệnh nhiều lần gọi điện cho hoạ sĩ (lúc này hoạ sĩ đã nghỉ hưu) tìm cách giữ lại đặt ở một vị trí khác hoặc đưa về cho Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh sử dụng. Vậy mà sau khi thắp nén hương khấn Bác, các đội thợ xây dựng cắt, dỡ từng mảng hy vọng giữ được nguyên vẹn bức
  5. tranh. Song mọi người thất vọng vì mảng tường ấy chỉ một động tác bất cẩn của thợ đã đổ rơi vỡ vụn, không bao giờ giữ lại được nữa. Đến nay bức tranh gốm Bác Hồ chỉ còn trong ký ức của cán bộ chiến sĩ Bộ đội Biên phòng. Trong tâm khảm mọi người đều nuối tiếc nhất là với hoạ sĩ thực hiện bức tranh đó. Biết rằng bức tranh đó cũng chỉ là một trong hàng trăm bức tranh Bác Hồ mà hoạ sĩ đã thể hiện trong suốt quãng đời sáng tác và phục vụ của mình nhưng nó cũng là một trong những bức dày công sáng tác thể hiện nhất. Ai cũng biết lúc sinh thời Bác cũng từng “là hoạ sĩ”. Mặc dù là lãnh tụ một dân tộc, một đất nước, tài năng công đức được cả thế giới công nhận, với bao bộn bề của việc giải phóng, xây dựng đát nước, Bác vẫn đi xem các triển lãm mỹ thuật, gửi thư cho các hoạ sĩ. Phải nói rằng nhờ có tư tưởng, đạo đức và công lao của Bác nhiều thế hệ văn nghệ sĩ Việt Nam nói chung và nhiều thế hệ hoạ sĩ Việt Nam nói riêng đã trưởng thành vững vàng trong mọi giai đoạn lịch sử đất nước. Ngày nay dù ai có đi theo đường hướng nào thì con đường chủ tịch Hồ Chí Minh - danh nhân văn hoá thế giới đã đi, mãi mãi vẫn là con đường chúng ta cần bước tới.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2