Tiếp cận tín dụng phi chính thức của các hộ kinh doanh tại thành phố Biên Hòa
lượt xem 0
download
Đề tài này phân tích thực trạng, chỉ rõ ưu nhược điểm của các loại hình tín dụng phi chính thức từ đó đưa ra những biện pháp phát huy những mặt tích cực và hạn chế các mặt tiêu cực của loại hình tín dụng này. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của bài viết này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiếp cận tín dụng phi chính thức của các hộ kinh doanh tại thành phố Biên Hòa
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 TIẾP CẬN TÍN DỤNG PHI CHÍNH THỨC CỦA CÁC HỘ KINH DOANH TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA ACCESS TO INFORMAL CREDIT OF HOUSEHOLD BUSINESSES IN BIEN HOA CITY ThS. Nguyễn Thế Thìn - Nguyễn Trần Ngọc Tuấn Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế Nguyễn Thị Quý Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai thethinnguyen@gmail.com Tóm tắt Tín dụng phi chính thức mặc dù chưa được hoạt động một cách công khai và chấp nhận rộng rãi, nhưng nó đem lại nguồn vốn quan trọng và kịp thời cho các hộ tiểu thương khi họ vẫn còn chờ đợi đến lúc đủ điều kiện vay từ nguồn tín dụng chính thức. Thế nhưng, nếu sử dụng nguồn vốn vay không phù hợp sẽ đem lại rủi ro và khó khăn cho người vay loại tín dụng này. Bằng việc thu thập và nghiên cứu phân tích từ nguồn dữ liệu được lấy từ hai nguồn chính: Thứ nhất từ khảo sát thực tế tại các hộ kinh doanh tại Thành phố Biên Hòa; thứ hai là các báo cáo của sở, ban, ngành, các ngân hàng thương mại, niên giám thống kê hàng năm của tỉnh và thành phố Biên Hoà. Nhóm tác giả đã phân tích thực trạng, chỉ rõ ưu nhược điểm của các loại hình tín dụng phi chính thức từ đó đưa ra những biện pháp phát huy những mặt tích cực và hạn chế các mặt tiêu cực của loại hình tín dụng này. Từ khóa: Biên Hòa, hộ kinh doanh, tín dụng phi chính thức. Abstract Informal credit, although not openly and widely accepted, provides an important and timely source of capital for small businesses as they are still waiting to be eligible to borrow from official credit source. However, if the loan is used inappropriately, it will bring risks and difficulties for the borrower of this type of credit. By collecting and analyzing from data sources taken from two main sources: First from the actual survey of business households in Bien Hoa City; The second is the reports of departments, branches, annual statistical yearbooks of the provinces and cities of commercial banks in Bien Hoa. The authors have analyzed the current situation from which to point out the advantages and disadvantages of the types of informal credit, and at the same time propose measures to promote the positive and to limit the negative aspects of this credit type. Keywords: Bien Hoa, business household, informal credit. 1. Đặt vấn đề Thị trường tín dụng phi chính thức hiện nay đang rất phát triển ở Việt Nam, mặc dù có sự gia tăng cung cấp tín dụng chính thức tại các Thành phố. Tuy nhiên, cho vay phi chính thức vẫn là nguồn cung cấp tín dụng chính cho các hộ kinh doanh để cải thiện năng suất trong quá trình phát triển kinh doanh dịch vụ của mình. 232
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Biên Hòa là một thành phố công nghiệp thuộc tỉnh Đồng Nai. Rào cản lớn nhất trong vay vốn hiện nay đối với các hộ kinh doanh tại Thành phố Biên Hòa là khó khăn trong việc xin phê duyệt của ngân hàng và tài sản thế chấp. Trong khi đó, nhu cầu thực sự về vốn của các hộ kinh doanh là rất lớn, tất yếu sẽ xuất hiện những nguồn tín dụng khác, đó chính là cơ sở hoạt động của khu vực tài chính phi chính thức và nhu cầu về vốn tín dụng này ngày một lớn mạnh trên tất cả mọi miền đất nước. Nguồn tín dụng từ khu vực này được cung cấp từ người thân, bạn bè, hụi và người chuyên cho vay trong thành phố. Hình thức chơi hụi này không những góp phần giải quyết tốt nhất nhu cầu về vốn của các thành viên góp hụi mà nó còn phát triển tạo ra nguồn cung cấp vốn một cách hiệu quả cho những người cần vốn khẩn cấp. Tuy nhiên, hiện nay Thị trường tín dụng phi chính thức đang có những vấn đề bất cập cần được xem xét. Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi quyết định chọn đề tài “Tiếp cận tín dụng phi chính thức của các hộ kinh doanh tại thành phố Biên hòa” để nghiên cứu và tham gia hội thảo. 2. Tổng quan nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Khái niệm tín dụng phi chính thức Theo Nguyễn Thị Đông (2006) cho rằng thị trường tín dụng phi chính thức là thị trường tín dụng không do trung gian tài chính có chức năng cho vay cung cấp. Nó tồn tại chủ yếu dưới dạng các cá nhân cho nhau vay ( có lãi hoặc không lãi). Tác giả Frank Ellis (1992) cho rằng tín dụng phi chính thức là tín dụng do các tổ chức, cá nhân nằm ngoài các tổ chức chính thức (như hệ thống các ngân hàng thương mại, hệ thống quỹ tín dụng nhân dân, các cơ quan tài trợ) thực hiện. Theo tác giả Lâm Chí Dũng (1995) khái niệm phi chính thức được dùng ở đây với nghĩa tương đối. Thuật ngữ phi chính thức thường được dùng để chỉ những quan hệ tín dụng ngầm hoặc nửa công khai ( nhiều trường hợp là công khai) ở đó có một hoặc một số hoặc tất cả các yếu tố vượt ra ngoài khuôn khổ của thể chế pháp lý hiện hành (mà yếu tố cơ bản nhất là lãi suất). Tuy nhiên, trong thực tế, nó cũng có thể bao gồm cả những quan hệ tín dụng trực tiếp giữa các cư dân nông thôn mà yếu tố lãi suất hoàn toàn bình thường, thậm chí thấp hơn lãi suất thị trường chính thức. Những quan hệ này thường phát sinh trên cơ sở những quan hệ tình cảm (họ tộc, bạn bè… ) hoặc nhiều mối quan hệ đa dạng khác. Quan niệm chung nhất là tín dụng phi chính thức là hình thức tín dụng hoạt động tín dụng theo kiểu tự do trên thị trường, không bị chi phối hay chịu sự quản lý, giám sát trực tiếp của nhà nước. 2.1.2. Đặc điểm của thị trường phi chính thức Là một hình thức tín dụng nên nó cũng có những đặc điểm giống tín dụng chính thức như đặc điểm về cầu, cung, lãi suất… tuy nhiên thị trường tín dụng phi chính thức cũng có những đặc điểm riêng như sau: Lãi suất cao thường được coi là quyền lực độc quyền của chủ nợ (trừ một tỷ lệ không đáng kể là họ hàng, người thân cho nhau vay không tính lãi). 233
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Là thị trường bị chia cắt, lãi suất biến đổi từ vùng này sang vùng khác, hầu như không liên quan đến mức độ rủi ro của món vay. Sự bất cân xứng về thông tin trong hoạt động của thị trường này. 2.1.3. Các hình thức tín dụng phi chính thức 2.1.3.1. Tín dụng hụi Theo Điều 479, Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: họ, hụi, biêu, phường gọi chung là họ là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng nhau định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên. 2.1.3.2.Tín dụng tư nhân Tín dụng tư nhân là hoạt động tín dụng của những chủ tư nhân chuyên cho vay lấy lãi, nguồn vốn cho vay của họ có thể là vốn tự có và cũng có thể là nguồn vay khác. 2.1.3.3. Tín dụng người thân, bạn bè, hàng xóm Đây là hình thức tín dụng giữa những người có quan hệ họ hàng, anh em, làng xóm với nhau. Hình thức này thì cũng rất phổ biến tại Việt Nam vì theo truyền thống của dân tộc, thể hiện tình nghĩa anh em và tình nghĩa làng xóm. Cho vay theo hình thức này thì thường mang tính chất tương trợ nhau, thường không lấy lãi hoặc lấy lãi thấp. 2.1.4. Sự tồn tại của tín dụng phi chính thức Trong thị trường tín dụng tại các chợ thì tín dụng phi chinh thức vẫn tồn tại một cách tất yếu và khách quan vì các hộ tiểu thương đặc biệt là những người không có tài sản thế chấp khi có nhu cầu vay vốn không thể tiếp cận được tín dụng chính thức một cách đầy đủ thì họ sẽ tìm đến tín dụng phi chính thức. Như vậy, tín dụng phi chính thức tồn tại dựa trên sự thiếu hụt về vốn trên thị trường. Tuy nhiên, nó còn tồn tại được còn có các nguyên nhân sau: Sự tiếp cận nguồn vốn một cách dễ dàng; Người vay có thể quyết định số lượng tiền mình muốn vay và thời gian trả nợ; Không tốn các chi phí hành chính hay hoa hồng; Cơ chế lãi suất mềm dẻo và có thể thỏa thuận được tùy thuộc vào mối quan hệ. Như vậy, sự tồn tại của tín dụng phi chính thức là một tất yếu khách quan trong nền kinh tế, nó không những không mâu thuẫn mà còn bổ sung cho tín dụng chính thức trong việc cung cấp vốn cho tiểu thương. Ngày nay các hình thức tín dụng chính thức ngày càng đa dạng và bao quát được phần lớn các hoạt động tín dụng trong xã hội thì các hình thức tín dụng phi chính thức vẫn tồn tại, một số hình thức tín dụng không bị mất đi mà còn có xu hướng ngày càng mở rộng như vay anh em, bạn bè và đặc biệt là chơi hụi tại các chợ. 2.1.5. Tính tiện lợi của tín dụng phi chính thức Tín dụng phi chính thức đáp ứng kịp thời và trực tiếp nhu cầu vay vốn của chủ hộ, nó không đòi hỏi người dân phải xếp hàng hay làm đơn như trong thị trường chính thức. Thị trường tín dụng phi chính thức là khu vực đa dạng nhất về nhà cung cấp,loại hình và quy mô vốn vay, lãi suất, thời hạn cũng như hình thức trả nợ. Đặc điểm của các khoản vay bao gồm: tín dụng ngắn hạn cho các hình thức khẩn cấp và nhu cầu thiết yếu của hộ khi không vay được từ các nguồn chính thức. 234
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Một ưu điểm khác của loại hình này là chi phí giao dịch thấp, nó không đòi hỏi nhiều về tài sản thế chấp như trên thị trường chính thức. Ưu điểm này phù hợp với đặc điểm của các hộ tiểu thương. Tín dụng phi chính thức mặc dù chưa được hoạt động một cách công khai và chưa được chấp nhận rộng rãi, nhưng nó đem lại nguồn vốn quan trọng và kịp thời cho các hộ tiểu thương. Trước thực trạng tiểu thương vẫn còn chờ đợi đến lúc đủ điều kiện vay từ nguồn tín dụng chính thức. Thế nhưng, nếu sử dụng nguồn vốn vay không phù hợp sẽ đem lại rủi ro và khó khăn cho người vay tín dụng phi chính thức. 2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu 2.2.1. Nguồn giữ liệu Nguồn giữ liệu trong luận văn này được lấy từ hai nguồn chính: Thứ nhất từ khảo sát thực tế tại các hộ kinh doanh tại Thành phố Biên Hòa; thứ hai là các báo cáo của sở, ban, ngành, các ngân hàng thương mại, niên giám thống kê hàng năm của tỉnh và thành phố Biên Hoà 2.2.2. Thiết kế mẫu Trong nghiên cứu lấy mẫu theo quy tắc của Comrey và Lee (1992) với 24 biến quan sát: n > m*5; với n: tổng số phiếu điều tra; m là tổng số biến cần quan sát. Để tiến hành phân tích hồi quy một cách tốt nhất, Tabachnick & Fidell (1996) cho rằng kích thước mẫu cần đảm bảo theo công thức: n ≥ 8*m + 50 (n: tổng số phiếu điều tra và m: tổng số biến cần khảo sát). Áp dụng vào bài luận này ta có: Số biến quan sát m = 12, do đó tổng số phiếu điều tra tối thiểu n ≥ 8*12 + 50 = 146. Vì vậy, tổng số phiếu điều tra phát ra là 185 phiếu, trong đó 5 phiếu không hợp lệ, thu về 180 phiếu. Thiết kế mẫu dựa trên sự lấy mẫu thuận tiện tại chợ. Chọn lựa hộ kinh doanh từ sự hỗ trợ của nhân viên cán bộ quản lý với sự đồng ý của chủ hộ tham gia vào cuộc phỏng vấn. Việc lựa chọn nơi khảo sát là Thành phố Biên Hòa có quy mô kinh doanh lớn và đủ các mặt hàng. 2.2.3. Thiết kế câu hỏi Các hộ kinh doanh được phỏng vấn các thông tin dựa theo câu hỏi cấu trúc. Bản câu hỏi được thiết kế để thu thập: thông tin chung về tiểu thương (họ tên, tuổi, giới tính, dân tộc,trình độ văn hóa, cá giấy tờ liên quan,tham gia các hiệp hội ngành nghề); thông tin về hoạt động kinh doanh của tiểu thương (ngành kinh doanh, năm hoạt động, doanh thu, vốn, thuế, phí nộp nhà nước, thu nhập); và thông tin về vay vốn tín dụng ( lượng, thời gian, lãi suất vay, lý do không vay). 2.2.4. Điều tra phỏng vấn Trong phạm vi thời gian cho phép, nghiên cứu đã tiến hành điều tra, phỏng vấn 180 hộ đang kinh doanh buôn bán tại Thành phố Biên Hòa – Đồng Nai. 2.3. Phương pháp phân tích số liệu Trong nghiên cứu này sử dụng phương pháp thống kê mô tả: phương pháp này được vận dụng để mô tả phân tích tổng quát tình hình, sử dụng các chỉ tiêu: số trung bình, tỷ lệ, tần suất… để phân tích thực trạng tiếp cận tín dụng của các hộ tiểu thương trên các tiêu thức được quan tâm theo mục tiêu nghiên cứu đề ra ban đầu. 235
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Ngoài ra, để so sánh, nhấn mạnh thêm từng yếu tố cần được đề cập khi nghiên cứu, trong bài viết còn sử dụng các dữ liệu thứ cấp từ các cơ quan đơn vị chức năng như niên giám thống kê hàng năm của tỉnh và thành phố. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Tình hình tiếp cận tín dụng các hộ kinh doanh tại Thành phố Biên Hòa Trong 180 mẫu quan sát thì đa số đều vay tín dụng phi chính thức trong đó: có 37 hộ vay chính thức chiếm 20,56%, có 119 hộ sử dụng hình thức vay phi chính thức chiếm 66,11% và có 13,33% không vay với bất kỳ hình thức nào. Kết quả này cho thấy, đa phần hộ kinh doanh không đủ vốn tự có, không đủ điều kiện đi vay tại các tổ chức tín dụng, hoặc ngại vấn đề thủ tục đi vay nên phải đi vay ngoài để phục vụ sản xuất kinh doanh cũng như nhu cầu của bản thân và gia đình. Bảng 3.1. Nguồn vốn vay của hộ kinh doanh Nguồn vay Số quan sát Tỷ trọng (%) Không vay 24 13,33 Chính thức 37 20,56 Phi chính thức 119 66,11 Tổng cộng 180 100 (Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát năm 2019) Như vậy nguồn tín dụng phi chính thức vẫn là kênh cung cấp vốn quan trọng cho các hộ kinh doanh. Nguồn tín dụng phi chính thức có đặc điểm là thủ tục vay vốn đơn giản, quan hệ tín dụng chủ yếu dựa trên mối quan hệ quen biết trong cộng đồng nên không yêu cầu cao về tài sản thế chấp, lãi suất các khoản vay rất linh động, có thể rất cao lên đến 10 - 20%/tháng nếu như vay từ các hộ cho vay cá thể nhưng có thể lại rất thấp 0% nếu như vay từ bạn bè, người thân. 3.2. Tình hình vay vốn phi chính thức Thành phố Biên Hòa Các hình thức vay vốn vẫn còn tồn tại dưới nhiều hình thức như: hụi, vay từ người chuyên cho vay, vay từ anh em, bạn bè các hình thức này chiếm tỷ lệ khác nhau trong mẫu điều tra. Bảng 3.2. Nguồn vốn vay phi chính thức Nguồn vay Số quan sát Tỷ trọng (%) Vay từ anh em, họ hàng 28 23,53 Vay từ người chuyên cho vay 75 63,03 Chơi hụi 16 13,44 Tổng cộng 119 100 (Nguồn: tính toán từ số liệu điều tra năm 2019) Trong số các hộ vay phi chính thức thì có hộ vay từ anh em, họ hàng chiếm 23,53% số hộ vay, đa số hộ vay rơi vào những người trẻ mới ra kinh doanh không có vốn kinh doanh nên đây 236
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 là hình thức dễ vay nhất vì có quan hệ thân tộc, quen biết nên có sự tin tưởng cao, có 75 người vay từ người chuyên cho vay chiếm 63,03% hình thức vay này ngày một chưa có chiều hướng giảm đối với các hộ kinh doanh vì thủ tục đơn giản, không cần tài sản thế chấp, chỉ ngoại trừ trường hợp số tiền cho vay tương đối lớn thì bên cho vay mới đề nghị có tài sản đảm bảo, có 16 người chơi hụi chiếm 13,44% hình thức này dễ vay hơn tất cả hình thức khác là vì sự tin tưởng. Đặc biệt vào dịp cuối năm thì nhu cầu vốn của các hộ kinh doanh càng nhiều cho nên việc huy động vốn nhanh nhất vẫn là vay phi chính thức và điển hình nhất đó là vay nóng để bù đắp nhanh vào nguồn vốn lưu động, những hộ kinh doanh càng lớn thì lượng tiền vay mượn càng nhiều. Điều này cho thấy tín dụng phi chính thức không những song song cùng tồn tại với tín dụng chính thức mà còn có phần vượt trội hơn về số người vay cũng như hình thức vay so với tín dụng chính thức. 3.3. Hộ tham gia tín dụng phi chính thức dưới hình thức hụi 3.3.1. Mục đích tham gia hụi của hộ kinh doanh Các hộ kinh doanh tìm đến hụi với hai mục đích chính đó là huy động vốn và tiết kiệm. Bảng 3.3. Mục đích tham gia hụi của hộ kinh doanh Mục đích tham gia hụi Số quan sát Tỷ lệ (%) Huy động vốn 07 43,75 Tiết kiệm 09 56,25 Mục đích khác 0 0 Tổng cộng 16 100 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2019) Qua Bảng 3.3 ta thấy không có chênh lệch nhiều giữa hai mục đích chơi hụi, trong 16 hộ tham gia chơi hụi có 07 hộ (chiếm 43,75%) chơi hụi với mục đích hụi động vốn và 09 hộ (chiếm 56,25%) tham gia hụi với mục đích tiết kiệm. Vì đặc thù của tín dụng phi chính thức là lãi suất cao cho nên những người chơi hụi với mục đích huy động vốn thì có lợi nhuận và ngược lại những người chơi hụi với mục đích vay vốn thì phải chịu lãi suất cao. Qua phỏng vấn trực tiếp, những người có nguồn tiền nhàn rỗi chưa có nhu cầu chi tiêu thì họ chơi hụi là để tiết kiệm và thường rút sau cùng để được hưởng lãi suất cao. Những người cần vốn họ phải bỏ phiếu cao để được rút trước, khi đó họ phải đóng hụi chết. Những người rút sau cùng sẽ bị rủi ro mất vốn rất cao do chủ hụi không uy tính, giựt và bỏ trốn khỏi địa phương và cam kết trả trong một thời gian rất lâu và có khả năng không trả được cho các người rút cuối. 3.3.2. Số dây hụi, chân hụi và giá trị dây hụi của hộ kinh doanh tham gia Hụi không chỉ gần gũi mà thoải mái, người tham gia luôn được chủ động từ việc lựa chọn hình thức chơi, chủ hụi và cả mục đích sử dụng vốn từ hụi. Mặt khác, những người tham gia hụi và chủ hụi thường sống trong cùng một khu vực với nhau, quen biết hoặc họ hàng tin tưởng lẫn nhau. Vì vậy, mọi cá nhân tham gia hụi có thể chơi cùng một lúc nhiều dây hụi và giá trị khác nhau. 237
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Bảng 3.4. Số dây hụi, số chân hụi và giá trị dây hụi Chỉ tiêu Nhỏ nhất Cao nhất Số dây hụi tham gia (dây/hộ) 1 10 Số chân hụi/ dây hụi (số chân hụi) 10 55 Giá trị của phần hụi (nghìn đồng) 100 5000 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2019) Nhìn vào Bảng 3.4 ta thấy số dây hụi thấp nhất là 1 dây/hộ, cao nhất là 10 dây/hộ. Đối tượng chơi nhiều dây hụi có hai dạng: hộ có thu nhập cao và muốn có nhiều lợi nhuận hoặc hộ muốn vay với số tiền lớn mà không có khả năng vay tín dụng chính thức. Theo đó, sự chênh lệch về thu nhập khiến cho giá trị phần hụi của những hộ tham gia có sự khác biệt lớn, thấp nhất là 100.000đ và cao nhất là 5.000.000đ. Số chân hụi trên dây hụi cũng rất đa dạng, phổ biến nhất là chân hụi nằm trong khoản 20 – 30 chân/dây, tuy nhiên số chân hụi cũng có biên độ dao động lớn, số chân hụi ít nhất là 10 chân và nhiều nhất là 55 chân/dây. 3.3.3. Hình thức dây hụi chia theo thời gian Có nhiều hình thức chơi hụi do người tham gia lựa chọn phù hợp với thời gian và khả năng tài chính của mình. Tỷ lệ hộ tham gia chơi hụi theo ngày là 6,25% hình thức này ít hộ tham gia trong khi đó hình thức hụi theo tháng được nhiều hộ tham gia nhất chiếm 50% tương đương với 08 hộ trên tổng số 16 hộ tham gia. Bên cạnh đó hụi tuần có 02 hộ tham gia chiếm 12,50% và hụi nửa tháng có 05 hộ tham gia chiếm 31,25%. Bảng 3.5. Hình thức dây hụi chia theo thời gian Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ (%) Hụi ngày 1 06,25 Hụi tuần 2 12,50 Hụi nửa tháng 5 31,25 Hụi tháng 8 50.00 Tổng cộng 16 100 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2019) 3.3.4. Hoa hồng cho chủ hụi Thông thường cho giá trị phần hụi trên 1.000.000 đồng là 50% và dưới 1.000.000 đồng là 100%. Ngoài ra, phần trăm hoa hồng này được xác định giữa chủ hụi và những người tham gia dây hụi đó. Bảng 3.6. Hoa hồng cho chủ hụi Hoa hồng Số hộ Tỷ lệ (%) 50% 10 62,50 100% 06 37,50 Tổng cộng 16 100 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2019) 238
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Qua Bảng 3.6 ta thấy 50% hoa hồng cho chủ hụi chiếm 62,50% tương đương 10 dây hụi tham gia với giá trị dây hụi tham gia trên 1 triệu đồng. Còn lại 06 hộ chiếm 37,50% trả cho chủ hụi 100% giá trị đầu hụi. Con số phần trăm này nói lên nhiệm vụ và trách nhiệm của chủ hụi. Đứng trên vai trò của người lập ra dây hụi, chủ hụi có nhiệm vụ đi thu tiền của hụi viên và trao tiền cho người lĩnh hụi. Trong trường hợp hụi viên không đóng tiền thì nghĩa vụ của chủ hụi lúc này là đóng thay vào phần thiếu đó. Cho nên làm chủ hụi phải có tài chính sẵn sàng để xử lý kịp thời giao tiền cho người ăn hụi. 3.3.5. Lý do tham gia hụi Qua khảo sát, chúng tôi thấy rằng hụi là hình thức vay vốn khá thuận tiện, nhanh chóng, dễ dàng và lãi suất hấp dẫn. Mặc dù có không ít vụ bể hụi xảy ra gây thiệt hại lớn về tài sản và tâm lý của người chơi hụi. Những hình thức tín dụng phi chính thức này vẫn còn tồn tại bởi những lợi ích mà nó mang lại cho người tham gia. Bảng 3.7. Lý do chơi hụi Lý do Số hộ Tỷ lệ (%) Không cần tài sản thế chấp 1 06,25 Nhanh chóng 3 18,75 Thuận tiện 2 12,50 Lãi suất hấp dẫn 10 62,50 Tổng cộng 16 100 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2019) Nhìn chung hụi là hình thức dễ tiếp cận nhưng rủi ro cao. Trong 16 hộ kinh doanh tham gia chơi hụi mỗi hộ có một hoàn cảnh, một lý do riêng để giải thích cho nguyên nhân họ tiếp cận hụi mà không phải một tổ chức tín dụng nào khác. Phần lớn chơi hụi trên tinh thần tin tưởng lẫn nhau không cần tài sản thế chấp, lãi cao và nó là hình thức tiết kiệm tích lũy để sau một thời gian sẽ rút được số tiền lớn. Điều này có ý nghĩa đối với những hộ không có điều kiện tiếp cận tín dụng chính thức thì tham gia hụi là cách tiếp cận vốn dễ dàng với họ. Những hộ kinh doanh tham gia chơi hụi là vì mục đích lãi suất cao, được hưởng lợi bằng cách rút sau cùng. Trong khi đó những hộ cần tiền, bỏ thăm cao để được quyền rút trước. Cụ thể có 16 hộ chơi hụi với tỷ lệ 62,50% là vì lãi suất. Lý do không cần tài sản thế chấp chiếm phần trăm thấp nhất là 06,25%. Mặt khác, có 02 hộ chiếm 12,50% hộ cho là thuận tiện. Thật vậy, người tham gia chơi hụi có thể huy động vốn nếu có nhu cầu, có thể tiết kiệm khi có tiền nhàn rỗi. Theo đó những hộ chơi hụi với mục đích tiết kiệm cho rằng mức lãi suất ở thị trường này hấp dẫn. Phần lớn các hộ giao dịch bằng miệng và không có thủ tục rườm rà, dễ chơi, thủ tục đơn giản nên họ quyết định tham gia. 3.4. Hộ tham gia tín dụng phi chính thức dưới hình thức vay tư nhân 3.4.1. Số lượng hộ và số vốn dư nợ của chủ tư nhân Trong 75 hộ vay từ người chuyên cho vay vốn tư nhân. Tổng số vốn vay của 75 hộ này đạt 56.200 triệu đồng, trong đó hộ vay cao nhất là 1.200 triệu đồng và hộ vay ít nhất là 50 triệu đồng. Lãi suất vay của các hộ được tính theo các hình thức vay, vay tính theo năm thì lãi suất tối đa là 239
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 3%/tháng, hình thức này vay theo tháng cao nhất là 20% và thấp nhất là 3%, thời gian vay vốn tính theo ngày cũng được áp dụng mức lãi suất thỏa thuận cho vay nóng theo ngày có khi bạc 30 (Tức 30%/tháng và tiền lãi được tính bằng lãi suất/ngày nhân theo số ngày thực tế) cho các loại hình vay vốn này chỉ áp dụng cho những khách hàng có mối quan hệ thân thiết với chủ vay. 3.4.2. Nguyên nhân dẫn đến việc hộ kinh doanh vay vốn tư nhân Do thiếu hụt vốn: Hầu hết các hộ tham gia vào hình thức tín dụng này khi không có biện pháp nào tốt hơn nữa. Đối với những hộ có thu nhập thấp, khi họ không có thể vay được ở đâu để giải quyết cho nhu cầu vốn của mình thì họ tìm đến nguồn tín dụng này. Do sự tiện lợi của các thủ tục vay: Nhu cầu vốn của các hộ lớn hoặc nhỏ khác nhau, thời gian cần vốn ngắn chỉ trong vài ngày họ có thể lựa chọn hình thức tín dụng này sẽ giúp họ giải quyết nhanh gọn và thuận lợi hơn các hình thức tín dụng khác. 3.5. Hộ tham gia tín dụng phi chính thức dưới hình thức vay anh em, bạn bè Hình thức tín dụng này rất được ưa chuộng và khá phổ biến ở bất kỳ nơi nào , tín dụng thông qua vay của các anh em , bạn bè có hai loại, một loại có lãi suất và một loại không lãi suất. Tùy vào từng nơi, từng đối tượng vay, quy mô của món vay và quan hệ giữa người vay và người đi vay mà hình thành nên các quan hệ tín dụng khác nhau. Theo kết quả điều tra các hộ kinh doanh tại chợ Biên Hòa có thể thấy được hình thức này hoạt động rất rộng rãi. Số lượng tiền trên khoản vay rất đa dạng, có khi chỉ là mấy trăm ngàn những cũng có khi lên đến vài chục triệu vài trăm triệu. Lãi suất có thể bằng không nhưng cũng có khi lãi suất thấp hơn hoặc bằng lãi suất ngân hàng. Cụ thể kết quả điều tra các hộ kinh doanh vay người thân trong gia đình với số lượng tiền lên tới cả tỷ đồng với lãi suất món vay này là 1%/tháng là quá thấp chỉ ờ dạng hỗ trợ người thân. Bảng 3.8. Tình hình vay vốn anh em bạn bè Diễn giải Số lượng 1.Mức vốn vay của 1 lượt/hộ (trđ) Cao nhất 1.000 Thấp nhất 50 2.Thời hạn vay Ngắn nhất (ngày) 1 Dài nhất (tháng) 12 3.Lãi suất (%) Cao nhất 1 Thấp nhất 0 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2019) Bảng 3.8 cho thấy mức vốn vay cao nhất là 1tỷ đồng với lãi suất 1%/tháng làm vốn kinh doanh, mức vay nhỏ nhất của kinh doanh là 50 triệu đồng. Thời gian vay ngắn nhất là một ngày và dài nhất lên tới 1 năm thậm chí có khi không trả được nợ còn dài hơn nữa. 240
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Khi trả lời câu hỏi phỏng vấn tại sao gia đình vay mức vay cao như vậy mà không vay vốn của ngân hàng thì hộ kinh doanh trả lời: “Vay ngân hàng thủ tục rất phiền hà, lãi suất không chênh lệch nhiều, có khi lãi suất ngân hàng còn cao hơn nhiều so với lãi suất tôi trả, người nhà có tiền nếu đang gửi ngân hàng thì lãi suất nhận được cũng chưa chắc đã bằng lãi suất nhận được khi cho tôi vay, như vậy chúng tôi hai bên đều có lợi”. Cũng có khi hình thức vay này giúp các hộ trang trải cho các nhu cầu tức thời mà không liên quan đến kinh doanh hay tiêu dùng, có khi trang trải cho thuốc men, ốm đau, cưới hỏi… Lý do các hộ kinh doanh vay anh em, bạn bè: Không phải chúng ta lúc nào cũng có đầy đủ tiền mặt để dùng cho các hoạt động trong cuộc sống. Có những hộ hoạt động kinh doanh ngành nghề, buôn bán dịch vụ nhưng thiếu một khoản tiền nhất định, họ có thể vay của anh em, bạn bè một hai ngày thậm chí lâu hơn nữa, có những hộ kinh doanh không đủ chi trả cho cuộc sống hàng ngày như vay tiêu dùng mà không có tiền mặt có thể vay tạm bạn bè… tất cả những yếu tố đó đã khiến các hộ tham gia vào hình thức vay anh em, bạn bè. 3.6. Biện pháp phát huy những mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của các hình thức tín dụng phi chính thức. Theo Điều 2 của Nghị định 144/2006/NĐ-CP về chính sách của nhà nước về họ, hụi. Quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia họ nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân theo quy định của Nghị định này và các văn bản pháp luật khác có liên quan được pháp luật bảo vệ. Nghiêm cấm việc tổ chức họ để cho vay nặng lãi, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm hoặc các hành vi trái pháp luật khác để chiếm đoạt tài sản của người khác. Thực tế phải thừa nhận những yếu tố tích cực và những lợi ích mà thị trường phi chính thức mang lại cho người tham gia. Nó bù đắp cho những khoản thiếu hụt vốn mà kênh chính thức không thể đáp ứng được. Điều này có ý nghĩa thị trường tín dụng phi chính thức đáp ứng được những dịch vụ tài chính như thị trường chính thức là nơi huy động và phát huy cho những nhu cầu cần thiết về vốn của hộ gia đình. Để thị trường này tồn tại với ý nghĩa nhân văn của nó là tương nhân tương ái, hỗ trợ lẫn nhau thì cần có những biện pháp thiết thực nhằm hạn chế những rủi ro đáng tiếc xảy ra. Mỗi hình thức tín dụng phi chính thức đều có những đặc thù riêng của mình. Do đó, để từng hình thức có hiệu quả hơn bản thân các hình thức tín dụng phi chính thức phải thực hiện những việc làm riêng của mình. Đối với các chủ tư nhân cho vay: Các chủ tư nhân cho vay cần xác định rõ cơ chế lãi suất của mình sao cho hợp lý, có thể cao hơn lãi suất cho vay của các hình thức tín dụng chính thức nhưng không quá cao hơn, nên giới hạn ở mức từ 1 - 2%. Tuy nhiên, khi quyết định cho vay, các chủ tư nhân cho vay cần tìm hiểu rõ đối tượng vay, mục đích sử dụng vốn vay và khả năng thanh toán cũng như nguồn thanh toán của đối tượng vay, mục đích sử dụng vốn vay và khả năng thanh toán cũng như nguồn thanh toán của đối tượng vay, không nên quá kỳ vọng vào khoản cho vay với lãi suất cao mà không tìm hiểu rõ đối tượng vay tránh tình trạng đối tượng vay trốn nợ. Đối với hình thức vay anh em, bạn bè: Đây là hình thức tín dụng khá phổ biến, là hình thức tín dụng đáng được khuyến khích, cần phát huy tạo gắn bó những quan hệ thân thiết trong gia đình, bạn bè để giúp đỡ nhau những lúc khó khăn về vốn. Tuy nhiên, để tránh tình trạng người 241
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 vay sử dụng lãng phí vốn dẫn đến việc không hiệu quả của đồng vốn vay. Khi cho vay các hộ cần thăm dò mục đích sử dụng vốn vay của người vay là chính đáng. Đối với hình thức hụi: Đây là hình thức tín dụng rất đơn giản, dễ tham gia, là nơi để các hộ tiết kiệm và cũng là nơi để các hộ vay vốn với lãi suất hợp lý. Vì vậy, chủ hụi cần xác định mức lãi suất hợp lý và tận dụng những điểm mạnh của mình để thu hút nhiều đối tượng tham gia nhằm tạo cho mọi người môi trường tiết kiệm và vay vốn trả lãi suất hợp lý, thậm chí đôi khi lãi suất còn bằng không. Tuy nhiên, khi lựa chọn thành viên có uy tín và trách nhiệm cao, tránh tình trạng lựa chọn ồ ạt dẫn đến đối tượng tham gia không đáng tin cậy gây vỡ hụi làm thiệt hại cho các thành viên. Cho đến bây giờ, chưa có thông tin chính thức về quy mô thị trường tín dụng phi chính thức ở VN. Và chắc chắn cũng rất khó vì đây là quan hệ thỏa thuận trong dân sự và ít nhiều các bên tham gia đều ý thức được rủi ro nếu công khai thông tin hoặc đưa nhau ra pháp luật. Về phía các ngân hàng, cần thiết kế các gói sản phẩm cho vay phù hợp với doanh nghiệp nhỏ và cá nhân, rà soát lại để đơn giản hóa các thủ tục cho vay và thủ tục thanh toán. Các cơ quan quản lý cần tuyên truyền tích cực để doanh nghiệp, người dân hướng đến các kênh tín dụng chính thức, đồng thời thấy rõ tính hai mặt của tín dụng phi chính thức, từ đó cân nhắc ký hợp đồng vay. 4. Kết luận và khuyến nghị 4.1. Kết luận Thực trạng đời sống hoạt động kinh doanh của các hộ kinh doanh cho thấy nhu cầu về vốn kinh doanh của các kinh doanh tại Thành phố Biên Hòa là rất lớn. Đặc biệt là trong dịp gần tết việc thiếu hụt vốn trong kinh doanh là không thể tránh khỏi. Vì thế, hình thức vay phi chính thức là phương thức mà hộ kinh doanh lựa chọn nhiều và phổ biến nhất, nhu cầu vốn của kinh doanh được đáp ứng kịp thời và nhanh chóng. Sự tồn tại của hình thức tín dụng phi chính thức là một tất yếu khách quan, cùng với sự phát triển của hình thức tín dụng khác thì hình thức tín dụng này bản thân nó cũng có một phân khúc thị trường nhất định. Nó không những không mâu thuẫn với tín dụng chính thức mà còn góp phần bù đắp kịp thời sự thiếu hụt vốn của những kênh chính thức. Từ kết quả phân tích cho thấy nguồn tín dụng phi chính thức đóng vai trò rất quan trọng chiếm tỷ lệ tới 76,28% trong phân khúc thị trường tín dụng của các hộ kinh doanh, trong khi đó tín dụng chính thức chiếm 23,72% trong hệ thống tín dụng. Trên địa bàn Thành phố Biên Hòa tồn tại 3 hình thức tín dụng phi chính thức đó là: Vay anh em, bạn bè, chơi hụi và đặc biệt là hình thức người chuyên cho vay. Qua phân tích của nghiên cứu cho thấy có rất nhiều yếu tố quyết định đến việc tiếp cận tín dụng phi chính thức, dù có bị ảnh hưởng đến bất kỳ yếu tố nào thì tín dụng phi chính thức vẫn tồn tại và hoạt động song song với tín dụng chính thức. Sự tồn tại của hình thức này phản ánh đúng nhu cầu về dịch vụ tài chính chưa đáp ứng từ tín dụng chính thức và vì vậy nó mang lại lợi ích chung cho thị trường cung ứng vốn. Nhu cầu vay tín dụng phi chính thức của các hộ kinh doanh tại thành phố Biên Hòa là rất 242
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 cao đặc biệt là vay từ người chuyên cho vay (vay ngoài) chiếm 63,03% trong thị trường tín dụng phi chính thức, vay từ anh em, bạn bè chiếm 23,53% và cuối cùng là chơi hụi chiếm 13,44%. Hiện tại tín dụng chơi hụi có chiều hướng giảm vì nhiểu vụ bể nợ tại Biên Hòa phần nhiều là huy động vốn với lãi suất cao dưới hình thức hụi. Trong đó người tham gia hụi phải trả hoa hồng cho chủ hụi, tỷ lệ thường gặp là 50% hoa hồng. Bên cạnh những ưu điểm tuyệt đối của mình như cho vay nhanh và linh hoạt tùy theo từng đối tượng vay thì tín dụng phi chính thức còn có những nhược điểm như lãi suất quá cao, không có cơ chế đảm bảo tiền vay nên mức độ rủi ro lớn. Do đó, để hạn chế những mặt tiêu cực và phát huy những mặt tích cực của tín dụng phi chính thức thì nhà nước cần phải có những văn bản chính thức thừa nhận các loại hình giao dịch phi chính thức này, đồng thời quy định những ràng buộc hạn chế như lãi suất cho vay không vượt quá 2 lần mức lãi suất của ngân hàng và các chế tài xử lý nghiêm khắc nếu như người đi vay không trả được nợ. 4.2. Kiến nghị - Đối với đảng, nhà nước: Cần có các văn bản pháp lý của nhà nước thừa nhận sự tồn tại của tín dụng phi chính thức, đồng thời phải quy định rõ ràng những điều khoản để hạn chế mặt tiêu cực của tín dụng phi chính thức. - Đối với các cơ quan tín dụng, ngân hàng: Đối với các chi nhánh ngân hàng và quỹ tín dụng cần có những hướng dẫn cụ thể đối với các quy trình và đặc điểm cho vay hộ kinh doanh. Do đặc điểm về trình độ văn hóa, về vốn và môi trường kinh doanh vì vậy cần cử những cán bộ tín dụng có kinh nghiệm cả về chuyên môn lẫn tiếp xúc với khách hàng để hộ kinh doanh dễ dàng tiếp cận với tín dụng chính thức hơn. Từng bước đa dạng hóa các dịch vụ tín dụng của các chi nhánh ngân hàng trong thành phố sao cho có thể đáp ứng những nhu cầu đa dạng về thời hạn vay, về quy mô vốn vay, về cách thức giải ngân, về các điều kiện ràng buộc. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chính phủ, Nghị định số 144/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2006 của chính phủ về họ, hụi, biêu, phường. 2. Cục thống kê tỉnh Đồng Nai, Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai 2016, 2017, 2018. 3. Diagne, A, (1999). Determinants of househol access to and participation in formal and informal credit markets on Malawi, Food consumption and Nutrition Division, paper 67. 4. Đinh Phi Hổ, (2008). Kinh tế học nông nghiệp bền vững, NXB Đông Phương. 5. Francis NathanOkurut, (2006). Acess to credit by the poor in South Africa: “Evidencefrom Householdsurveydata 1995 and 2000” 5. Frank Ellis, (1992), Agricuktural policies in Developing Countries, Cambridge University press, Cambridge1992. 7. Khalid Mohamed, (2003). “Agricultural credit in Pakistan: Constraints and options”. 8. Khandker, (2003). “Microfinance and poverty: Evidence using panel data from Bangladesh”. 243
- INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 9. Lâm Chí Dũng, (2003). Tín dụng phi chính thức ở nông thôn qua một cuộc khảo sát – Nhận định và giải pháp. 10. Nguyễn Thị Đông, (2006). Thị trường tín dụng phi chính thức ở Việt Nam. Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng số 51 tháng 8 năm 2006. 11. Phan Đình Khôi, (2012). Tín dụng chính thức và không chính thức ở Đồng bằng song Cửu Long: Hiệu ứng tương tác và khả năng tiếp cận. Kỷ yếu khoa học 2012. Trường đại học Cần Thơ. 12. Phòng thống kê thành phố Biên Hòa, Niên giám thống kê thành phố 2016, 2017,2018 13. Stiglitz, J.E & A.Weiss,(1981). Credit rationing in markets with inperfect information, American economic review, 393-410. 244
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tổng quan về chế độ kế toán hành chính sự nghiệp_chương 1
43 p | 1162 | 592
-
Chương 8. Phương pháp lập báo cáo Tài chính và báo cáo Quyết toán
20 p | 607 | 225
-
Phương pháp cắt giảm chi phí
5 p | 329 | 107
-
Nhà đầu tư nghiệp dư cần phải quan tâm điều gì? (tiếp theo và hết)
3 p | 231 | 54
-
Vay vốn - công việc không dễ dàng
3 p | 194 | 46
-
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆNTỬ TẠI CHI NHÁNH NHTMCP QUÂN ĐỘI – ĐÀ NẴNG
33 p | 129 | 21
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính và hiệu quả tài chính: tiếp cận theo phương pháp phân tích đường dẫn - Đoàn Ngọc Phi Anh
9 p | 135 | 18
-
Mức độ bền vững về tài chính của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam: thực trạng và một số khuyến nghị
0 p | 152 | 9
-
Nghiên cứu về lý do hộ gia đình nghèo tiếp cận tín dụng phi chính thức tại tỉnh Tiền Giang
3 p | 63 | 9
-
Bài giảng Hệ thống thông tin kế toán: Phần 1 - Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
67 p | 28 | 7
-
Sự bế tắc của dòng tiền và "bất bình thường" của nền kinh tế
3 p | 75 | 5
-
Các rào cản trong tiếp cận tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp siêu nhỏ và hộ kinh doanh khu vực nông nghiệp - nông thôn
7 p | 84 | 5
-
Những hạn chế trong tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội
16 p | 78 | 5
-
Vai trò của chính phủ Trung Quốc trong thúc đẩy tài chính toàn diện và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
4 p | 24 | 3
-
Sự truyền tải thông điệp của dữ liệu phi cấu trúc trong dự báo kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam
9 p | 32 | 2
-
Thúc đẩy tiếp cận tín dụng chính thức trong nông nghiệp Việt Nam
4 p | 32 | 1
-
Xu hướng tiếp cận báo cáo tích hợp tại Việt Nam
6 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn