CÁC RÀO CẢN TRONG TIẾP CẬN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG<br />
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP SIÊU NHỎ VÀ HỘ KINH DOANH<br />
KHU VỰC NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN<br />
<br />
<br />
PGS.TS. Lâm Chí Dũng<br />
Đại học Kinh tế Đà Nẵng<br />
<br />
Tóm tắt<br />
<br />
Bài viết tiếp cận dưới góc độ logic các rào cản hạn chế cơ hội tiếp cận tín dụng<br />
ngân hàng của các Doanh nghiệp siêu nhỏ và Hộ kinh doanh ở khu vực nông thôn và<br />
nêu một số hàm ý chính sách nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực của các rào cản<br />
nói trên. Theo đó, có ba rào cản chính: sự chi phối nhiều hơn của tình trạng thông tin<br />
bất đối xứng; bất lợi về chi phí; năng lực tiếp cận tín dụng ngân hàng của bản thân các<br />
chủ thể vay vốn. Các phân tích về nhận diện bản chất của các rào cản cho phép rút ra<br />
các hàm ý về chính sách hỗ trợ của Nhà nước nhằm bù đắp các bất lợi trong các giao<br />
dịch theo nguyên tắc thị trường; chính sách định hướng đầu tư và chính sách phân bố<br />
mạng lưới.<br />
<br />
Từ khóa: rào cản; tiếp cận tín dụng ngân hàng; Doanh nghiệp siêu nhỏ<br />
nông thôn; chính sách hỗ trợ tín dụng nông nghiệp - nông thôn.<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Các Doanh nghiệp siêu nhỏ và hộ kinh doanh đều có những đặc điểm<br />
chung về quy mô, sự khác biệt chỉ là ở tƣ cách pháp lý. Cả hai loại hình này đều<br />
đóng một vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế nông thôn Việt<br />
Nam do chúng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế nông thôn.<br />
<br />
Do những khó khăn hiển nhiên trong việc tiếp cận thị trƣờng chứng<br />
khoán, nguồn tài trợ cho hai loại hình này chủ yếu đến từ tín dụng ngân hàng.<br />
Xuất phát từ nhận thức về việc hỗ trợ kinh tế nông thôn trong tiến trình chuyển<br />
đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trƣờng, đã có những cố gắng rất lớn từ phía Nhà<br />
nƣớc về nhiều phƣơng diện - từ chính sách cho đến nguồn lực nhằm gia tăng cơ<br />
hội tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại. Tuy nhiên, thực<br />
tế cho thấy vẫn tồn tại những trở ngại lớn trong việc tiếp cận tín dụng ngân hàng<br />
một cách hiệu quả của các doanh nghiệp siêu nhỏ và hộ kinh doanh tại khu vực<br />
nông thôn.<br />
<br />
<br />
51<br />
Vì vậy, cần nhận diện những rào cản khách quan hạn chế cơ hội tiếp cận<br />
tín dụng ngân hàng của hai loại hình kinh doanh nói trên.<br />
<br />
Theo Nghị định 39/2018/CP (11/3/2018) của Chính phủ, tiêu chí xác định<br />
Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh<br />
vực công nghiệp, xây dựng là doanh nghiệp có số lao động tham gia bảo hiểm<br />
xã hội bình quân năm không quá 10 ngƣời và tổng doanh thu của năm không quá<br />
3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng; trong lĩnh vực thƣơng mại,<br />
dịch vụ là doanh nghiệp có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm<br />
không quá 10 ngƣời và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng<br />
nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.<br />
<br />
Tƣơng tự, căn cứ Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP hƣớng dẫn về thủ<br />
tục đăng ký kinh doanh của Luật Doanh nghiệp 2014 có thể xác định Hộ kinh<br />
doanh là đơn vị kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm ngƣời gồm các cá<br />
nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc<br />
một hộ gia đình làm chủ, sử dụng dƣới mƣời lao động và chịu trách nhiệm bằng<br />
toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.<br />
<br />
Nhƣ vậy Doanh nghiệp siêu nhỏ và hộ kinh doanh có điểm chung là số<br />
lao động sử dụng không quá 10 ngƣời. Luật Doanh nghiệp nói trên cũng quy<br />
định những hộ kinh doanh sử dụng từ 10 lao động trở lên phải đăng ký thành<br />
lập doanh nghiệp. Trên thực tế, về phƣơng diện pháp lý, các giao dịch tín<br />
dụng ngân hàng của hộ kinh doanh theo Thông tƣ 39/2016/TT-NHNN phải<br />
đƣợc thực hiện với tƣ cách cá nhân. Điều này dẫn đến hệ quả trong quan hệ tín<br />
dụng với ngân hàng, về pháp lý không có sự khác biệt giữa hộ kinh doanh và<br />
cá nhân kinh doanh.<br />
<br />
Xuất phát từ hai đặc điểm chung cơ bản là quy mô nhỏ và hoạt động tại<br />
khu vực nông thôn, những phân tích logic cho thấy trong quan hệ tín dụng ngân<br />
hàng tồn tại những rào cản chủ yếu sau:<br />
<br />
2.1. Sự chi phối nhiều hơn của tình trạng thông tin bất đối xứng<br />
Thông tin bất đối xứng là tình trạng chung của nhiều thị trƣờng. Đó là<br />
trạng thái không cân bằng trong cơ cấu thông tin giữa các chủ thể giao dịch có<br />
mức độ nắm giữ thông tin không ngang bằng nhau. Theo đó, thị trƣờng tín dụng<br />
ngân hàng luôn tồn tại tình trạng này ở những mức độ khác nhau. Tuy nhiên, xét<br />
<br />
<br />
52<br />
trong tƣơng quan với các Doanh nghiệp có quy mô lớn, hoạt động ở khu vực<br />
thành thị, đối với các giao dịch tín dụng của Ngân hàng (NH) với các Doanh<br />
nghiệp siêu nhỏ và hộ kinh doanh ở nông thôn (từ đây gọi chung DNSN NT),<br />
tình trạng này có mức độ nghiêm trọng hơn. Điều này xuất phát từ tình trạng<br />
thiếu chuyên nghiệp trong quản trị điều hành, đặc biệt nổi rõ trong khâu hạch<br />
toán mang tính chất sơ lƣợc, giản đơn và rất nghiệp dƣ, thậm chí nhiều cơ sở<br />
kinh doanh hầu nhƣ không có khái niệm hạch toán kế toán theo những nguyên<br />
tắc và chuẩn mực chung. Thông tin thiếu chuẩn xác, không đƣợc kiểm toán,<br />
không đầy đủ là phỗ biến. Mặt khác, việc dự báo là vô cùng khó khăn.<br />
<br />
Hệ quả là mức độ kiểm soát thông tin của NH đối với DNSN NT kém<br />
hơn dẫn đến cả hai hệ quả của tình trạng thông tin bất đối xứng đều nghiêm trọng<br />
hơn. Một mặt, việc sàng lọc ngƣời vay khó hơn tức lựa chọn đối nghịch (Adverse<br />
selection) dễ xảy ra hơn. Mặt khác, việc giám sát ngƣời vay sau giải ngân cũng<br />
trở nên khó hơn tức rủi ro đạo đức (Moral hazard) gia tăng.<br />
<br />
Tổng quát, sự chi phối nhiều hơn của trình trạng thông tin bất đối xứng sẽ<br />
làm cho việc tiếp cận tín dụng của các DNSN NT trở nên khó hơn vì:<br />
<br />
- Gia tăng rủi ro do tình trạng thiếu thông tin làm gia tăng sự không chắc<br />
chắn trong các quyết định tín dụng của NH.<br />
- Gia tăng chi phí sản xuất thông tin của NH nhằm sàng lọc và giám sát<br />
ngƣời vay.<br />
- Làm giảm quy mô giao dịch: Do thiếu thông tin, NH sẽ do dự hoặc có<br />
thể từ chối ngay cả các khoản vay tốt.<br />
<br />
2.2. Bất lợi về chi phí<br />
Các DNSN NT gặp bất lợi khi chi phí tính trên một đơn vị vốn vay cao do<br />
các nhân tố sau:<br />
<br />
a. Rủi ro đầu tư tín dụng vào khu vực nông thôn cao do những nguyên<br />
nhân cơ bản:<br />
<br />
- Đa phần các hoạt động sản xuất - kinh doanh ở nông thôn có liên quan<br />
đến hoạt động nông nghiệp (bao gồm cả nông, lâm, thủy sản). Những hoạt động<br />
kinh doanh này đều có liên quan nhiều đến tự nhiên mà những biến động bất<br />
thƣờng của tự nhiên cho đến nay vẫn chƣa kiểm soát đƣợc hoàn toàn.<br />
<br />
- Thị trƣờng cả đầu vào và đầu ra đều tồn tại rủi ro cao hiểu theo nghĩa sự<br />
<br />
53<br />
không chắc chắn về giá cả, về quy mô thị trƣờng,.. Điều này rất đễ chứng thực<br />
trong thực tiễn nền nông nghiệp nƣớc ta trong nhiều năm qua.<br />
- Rủi ro cao còn xuất phát từ trình độ và phong cách quản trị kinh doanh<br />
còn non yếu và thiếu tính chuyên nghiệp của các chủ thể quản lý DNSN NT. Hệ<br />
quả là năng lực quản trị rủi ro của các chủ thể này còn nhiều bất cập.<br />
- Rủi ro cao còn xuất phát từ sự chi phối nhiều hơn của tình trạng thông<br />
tin bất đối xứng nói ở trên.<br />
Suy cho cùng, rủi ro sẽ biến thành chi phí. Chi phí bù đắp cho sự bất định<br />
cao sẽ là một nhân tố làm chi phí thực của vốn tín dụng ngân hàng tăng cao.<br />
b. Chi phí giao dịch cao<br />
Chi phí để thực hiện thành công một giao dịch tín dụng giữa DN siêu nhỏ<br />
với NH tính trên một đơn vị vốn tài trợ cao tƣơng đối so với giao dịch tƣơng tự<br />
của DN có quy mô lớn hơn xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản:<br />
- Không khai thác đƣợc lợi thế tiết kiệm chi phí nhờ quy mô (Economic<br />
of Scale).<br />
- Tính tập trung kém do địa bàn phân tán và cũng do quy mô giao dịch<br />
nhỏ nhƣ nói trên.<br />
- Nhƣ đã đề cập ở tiểu mục 2.1. tình trạng thông tin bất đối xứng nghiêm<br />
trọng hơn cũng gia tăng chi phí sản xuất thông tín, đẩy chi phí giao dịch lên cao.<br />
Nói chung, về góc độ thuần logic, đặc điểm này cho thấy có nhiều nhân tố<br />
đẩy chi phí cho vay đối với DNSN NT lên cao hơn so với cho vay các DN có quy<br />
mô lớn hơn ở khu vực thành thị.<br />
Về lý thuyết, dƣới tác động của các quy luật thị trƣờng, thị trƣờng sẽ bù<br />
đắp chi phí bằng lãi suất cho vay. Nói cách khác, lãi suất cho vay đối với DNSN<br />
NT sẽ cao hơn. Tuy nhiên, điểm mấu chốt ở đây là khả năng chịu đựng lãi suất<br />
cao của các DNSN NT lại mâu thuẫn với năng lực sinh lời thấp của lĩnh vực<br />
nông nghiệp.<br />
2.3. N ng lực tiếp cận tín dụng NH<br />
Ngoài hai rào cản nói trên, bản thân năng lực tiếp cận tín dụng NH của các<br />
DNSN NT cũng bị hạn chế do mặt bằng về trình độ nói chung, năng lực quản trị<br />
kinh doanh của các chủ DNSN NT nhìn chung có phần hạn chế hơn so với mặt bằng<br />
chung của các loại hình DN khác. Do đó, khả năng tiếp cận thông tin, kỹ năng quan<br />
hệ, giao tiếp, truyền thông, năng lực thiết lập các mối quan hệ với các nhân viên NH,<br />
<br />
54<br />
kỹ năng lập dự án, thông thạo các vấn đề liên quan đến quy trình cấp tín dụng của<br />
NH của bộ máy quản lý các DNSN NT thƣờng có những hạn chế nội tại.<br />
Điều này dẫn đến hạn chế cơ hội tiếp cận tín dụng NH của các DNSN NT<br />
và đến lƣợt nó lại đẩy chi phí giao dịch lên cao. Ngoài ra, nó cũng là tiền đề khách<br />
quan làm gia tăng tình trạng tiêu cực, gián tiếp làm cho các chi phí giao dịch<br />
không chính thức tăng, làm lệch lạc sự vận động của các dòng vốn tín dụng NH.<br />
3. Hàm ý chính sách<br />
Các phân tích nói trên trực tiếp dẫn đến một số hàm ý chinh sách sau:<br />
a. Sự hỗ trợ về nhiều mặt của Nhà nƣớc đối với lĩnh vực nông nghiệp –<br />
nông thôn nói chung và đối với các giao dịch tín dụng NH của các DNSN NT là<br />
một lựa chọn khó thể có giải pháp thay thế trong bối cảnh thực hiện kinh tế thị<br />
trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Tiền đề cơ bản của lựa chọn này là nếu<br />
thiếu vai trò điều tiết của Nhà nƣớc các giao dịch tín dụng giữa NH với các<br />
DNSN NT sẽ khó thực hiện, dẫn đến việc các DN này sẽ phải tìm kiếm các<br />
khoản tài trợ từ thị trƣờng tín dụng phi chính quy và điều này dẫn đến nhiều hệ<br />
lụy đối với sự phát triển của kinh tế nông nghiệp - nông thôn.<br />
Sự hỗ trợ đó tập trung vào các chính sách sau:<br />
- Chính sách hỗ trợ về thông tin cho cả hai phía trong giao dịch: DNSN<br />
NT và Ngân hàng. Chính quyền các cấp, trƣớc hết thông qua các cơ quan khuyến<br />
nông cần xem việc hỗ trợ thông tin nhằm giảm bớt các hậu quả của tình trạng<br />
thông tin bất đối xứng là một nhiệm vụ quan trọng.<br />
- Chính sách hỗ trợ đào tạo nhằm nâng cao năng lực tiếp cận tín dụng<br />
ngân hàng, trong đó tập trung vào những vấn đề chính: năng lực tổ chức công tác<br />
hạch toán kế toán; năng lực thiết lập dự án, chuẩn bị hồ sơ vay vốn...<br />
- Chính sách bù đắp chi phí thông qua hỗ trợ nguồn vốn chi phí thấp, cấp<br />
bù lãi suất.<br />
- Chính sách nới lỏng các điều kiện giao dịch, trƣớc hết là nới lỏng các<br />
điều kiện về tài sản bảo đảm đi kèm với chính sách tài trợ rủi ro tƣơng ứng, trong<br />
đó Nhà nƣớc sẽ phải cam kết tài trợ các tổn thất hoặc chia sẻ tổn thất nếu đáp<br />
ứng các điều kiện ràng buộc tiên quyết của Nhà nƣớc.<br />
Dễ thấy một vấn đề phát sinh là khả năng trục lợi từ các chính sách. Điều<br />
này đƣơng nhiên cần đƣợc tính đến và phải thiết kế một quy trình chống trục lợi<br />
chính sách một cách hiệu quả.<br />
<br />
<br />
<br />
55<br />
Trong những năm qua, Nhà nƣớc đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ tín<br />
dụng nông nghiệp – nông thôn. Điển hình trong số đó là hai Nghị định về chính<br />
sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp – nông thôn. Đó là các Nghị định<br />
số 41/NĐ-CP ngày 12/04/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông<br />
nghiệp, nông thôn và Nghị định số 55/NĐ-CP ngày 09/06/2015 về chính sách tín<br />
dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn thay thế Nghị định số 41/NĐ-<br />
CP. Chẳng hạn, Điều 6 Nghị định 55 nói trên nêu Chính sách hỗ trợ của Nhà<br />
nƣớc, theo đó, “Chính phủ có chính sách khuyến khích việc cho vay đối với lĩnh<br />
vực nông nghiệp, nông thôn thông qua hỗ trợ nguồn vốn, sử dụng các công cụ<br />
điều hành chính sách tiền tệ, chính sách xử lý rủi ro phát sinh trong lĩnh vực<br />
nông nghiệp, nông thôn và các chính sách khác trong từng thời kỳ”(2)<br />
Một nghiên cứu cho thấy, “nhờ có Nghị định số 55/2015/NĐ-CP, lãi suất<br />
cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn giảm mạnh từ trên 20% năm<br />
2011 xuống mức phỗ biến từ 6,5-8%/năm, thấp hơn mức lãi suất cho vay thông<br />
thƣờng; riêng lãi suất cho vay ngắn hạn đƣợc khống chế ở mức dƣới 7%/năm.<br />
Những đối tƣợng chính sách, ƣu đãi và nhiều chƣơng trình tín dụng đặc thù thì<br />
lãi suất chỉ khoảng 5-6%/năm” (3).<br />
b. Chính sách khuyến khích đầu tƣ theo định hƣớng chuyển dịch cơ cấu<br />
sản xuất – kinh doanh theo hƣớng nông nghiệp công nghệ cao, thâm dụng lao<br />
động và vốn; khuyến khích mở rộng quy mô thông qua tích tụ đất đai bằng các<br />
chính sách ƣu đãi trong tín dụng NH. Sự ƣu đãi này có thể thực hiện qua các<br />
công cụ: lãi suất; quy mô cấp tín dụng; nới lỏng các điều kiện vay vốn; chính<br />
sách xử lý rủi ro... Đây mới chính là giải pháp lâu dài và cơ bản để giải quyết<br />
những rào cản nói trên.<br />
c. Thực hiện chính sách khuyến khích các NHTM phân bố mạng lƣới ở<br />
những vùng nông thôn có điều kiện khó khăn. Điều 23 của Nghị định 55/NĐ-CP<br />
ngày 09/06/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông<br />
thôn quy định nghĩa vụ của các Tổ chức tín dụng “Xây dựng chính sách ƣu tiên<br />
thành lập các chi nhánh, phòng giao dịch trên địa bàn nông thôn nhất là vùng sâu,<br />
vùng xa và vùng đặc biệt khó khăn” (2). Việc hiện diện của các cơ sở giao dịch<br />
của NHTM là điều rất có ý nghĩa đối với khu vực nông thôn, nhất là các vùng<br />
sâu, vùng xa. Nó giúp tăng cơ hội tiếp cận tín dụng NH, giảm tác động của các<br />
rào cản nói ở trên. Tuy nhiên, điều này không phải là một lựa chọn tốt từ phía các<br />
Ngân hàng khi phải cân nhắc bài toán chi phí – lợi ích. Vì vây, từ phía Nhà nƣớc,<br />
<br />
<br />
56<br />
mà trƣớc hết là chính quyền địa phƣơng cần có những chính sách khuyến khích<br />
và hỗ trợ mạnh mẽ, chẳng hạn các ƣu đãi về đất đai, về cấp bù chi phí, cấp bù<br />
vốn xây dựng cơ bản..Những biện pháp này thực ra đã có tiền lệ, chẳng hạn ngân<br />
sách địa phƣơng đã cấp bù cho ngành hàng không để duy trì các tuyến bay<br />
không có hiệu quả tài chính.<br />
<br />
3. Kết luận<br />
Phân tích logic cho thấy giao dịch tín dụng giữa DNSN NT với Ngân hàng<br />
(và các Tổ chức tín dụng nói chung) tồn tại những rào cản khách quan. Những<br />
rào cản này làm hạn chế cơ hội tiếp cận tín dụng NH của các loại hình doanh<br />
nghiệp này. Mặt khác, các DNSN NT cũng sẽ khó có cơ hội tiếp cận các nguồn<br />
tài trợ khác nên điều này sẽ ảnh hƣởng lớn đến sự phát triển của chúng. Hàm ý<br />
chính sách ở dây là cần những chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nƣớc đối với các<br />
giao dịch tín dụng dựa trên nguyên tắc thị trƣờng. Điều này thể hiện vai trò điều<br />
tiết của Nhà nƣớc trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa.<br />
<br />
Cần có những nghiên cứu tiếp tục trên cơ sở các phƣơng pháp luận thực<br />
chứng nhằm bổ sung những luận cứ chi tiết và cụ thể hơn.<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Chính phủ (2010), Nghị định số 41/NĐ-CP ngày 12/04/2010 về chính sách<br />
tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn<br />
2. Chính phủ (2015), Nghị định số 55/NĐ-CP ngày 09/06/2015 về chính sách<br />
tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn<br />
3. Nhìn lại chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn Tạp<br />
chí (http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/nhin-lai-chinh-sach-tin-<br />
dung-phuc-vu-phat-trien-nong-nghiep-nong-thon-114335.html) 25/5/2017<br />
(Bài đã đăng trên Tạp chí Tài chính, kỳ 2/2017)<br />
4. Lâm Chí Dũng (2005) Giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển kinh tế nông<br />
thôn miền Trung, Đề tài khoa học cấp Bộ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
57<br />