TIẾP TỤC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ<br />
QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM<br />
<br />
<br />
<br />
Ts. Ngô Đức Mạnh<br />
Phó Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại của Quốc hội<br />
<br />
<br />
<br />
Thực hiện mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cho <br />
đến nay, đã hình thành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về mọi mặt <br />
của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội. Từ khi tiến hành công cuộc Đổi mới vào <br />
năm 1986 đến nay, Quốc hội đã ban hành 305 văn bản luật và 208 pháp lệnh1. <br />
Trong số này có những đạo luật trực tiếp điều chỉnh quyền con người, quyền <br />
công dân như Bộ luật hình sự, Bộ luật dân sự, Bộ luật lao động, Luật Bảo vệ <br />
sức khỏe nhân dân, Luật Bảo hiểm y tế, Luật Dược , Luật hôn nhân và gia đình, <br />
Luật phòng, chống mua bán người, Luật bình đẳng giới, Luật khám bệnh, chữa <br />
bệnh, Luật phòng, chống bạo lực gia đình, Luật cư trú, Luật tiếp công dân, Luật <br />
việc làm… Đáng chú ý, Quốc hội đã ban hành những đạo luật riêng cho nhóm <br />
đối tượng dễ bị tổn thương như Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, <br />
Luật người cao tuổi, Luật người khuyết tật.<br />
Tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội vừa qua, cùng với việc xem xét, phê chuẩn <br />
Công ước của Liên hợp quốc về Quyền của người tàn tật và Công ước của <br />
Liên hợp quốc về chống tra tấn, đã tiến hành rà soát và kịp thời bổ sung những <br />
đạo luật được thông qua kỳ này để bảo đảm tính tương thích với các cam kết <br />
của Việt Nam trong hai Công ước này. Đó là các quy định trong Luật Nhà ở về <br />
quyền của người khuyết tật, Luật Đầu tư và Luật doanh nghiệp nhằm bảo đảm <br />
đối xử bình đẳng giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài.<br />
Nội dung của các đạo luật được ban hành thể chế hóa ngày càng đầy đủ, <br />
cụ thể và rõ ràng quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo vệ quyền <br />
con người, quyền công dân trong điều kiện cụ thể của Việt Nam. Việc xây <br />
dựng các đạo luật theo nguyên tắc bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính <br />
thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật; được <br />
tiếnh hành công khai, minh bạch với sự tham gia đóng góp ý kiến rộng rãi của <br />
các nhóm đối tượng chịu sự điều chỉnh của văn bản và trong nhiều trường hợp <br />
1<br />
Số liệu thống kê các văn bản luật, pháp lệnh được ban hành từ năm 1986 đến nay do Thu viện Quốc hội cung <br />
cấp.<br />
được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân <br />
tham gia đóng góp ý kiến.<br />
Đồng thời, các đạo luật được ban hành đã cố gắng đến mức tối đa nội <br />
luật hóa các cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế, theo quy định <br />
của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Luật BHVBQPPL) là “không <br />
làm cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa <br />
Việt Nam là thành viên”. <br />
Kết quả nghiên cứu, rà soát và phân tích so sánh giữa các quy định của <br />
pháp luật hiện hành với Hiến pháp năm 2013 và các Công ước quốc tế về <br />
quyền con người mà Việt Nam đã ký kết, gia nhập cho thấy, vẫn còn nhiều quy <br />
định trong các đạo luật hiện hành chưa tương thích với các quy định của Hiến <br />
pháp năm 2013 và các Công ước nêu trên. Cụ thể là <br />
1. Trong lĩnh vực chính trị<br />
(i). Quyền bình đẳng trước pháp luật<br />
Bộ luật Tố tụng dân sự chưa có tiêu chí cụ thể, dẫn đến sự tùy tiện của <br />
Tòa án trong việc cho phép hoặc không cho phép tham gia đại diện hoặc bảo vệ <br />
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. <br />
Luật Tổ chức Tòa án nhân dân chưa thể hiện được các lĩnh vực mà <br />
người dân được bình đẳng trước pháp luật quy định trong Hiến pháp năm 2013.<br />
Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân chưa thể hiện được tinh thần của <br />
Hiến pháp 2013 về việc không phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, <br />
kinh tế, văn hóa, xã hội.<br />
(ii). Về quyền bình đẳng nam nữ<br />
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật chưa bổ sung vấn đề thực <br />
hiện lồng ghép bình đẳng giới trong quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp <br />
luật.<br />
(iii). Về quyền bầu cử, ứng cử<br />
Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân <br />
quy định công dân có quyền bầu cử và có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội theo <br />
quy định của pháp luật là chưa đáp ứng yêu cầu của Hiến pháp 2013 về việc <br />
thực hiện quyền bầu cử phải do luật định.<br />
(iv). Về quyền trưng cầu dân ý<br />
Bộ luật hình sự chưa có quy định về việc xử lý đối với hành vi vi phạm <br />
quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân. <br />
Hiện nay chưa có luật do Quốc hội ban hành về việc Nhà nước tổ chức <br />
trưng cầu ý dân.<br />
(v). Về quyền tự do thông tin<br />
Luật Tổ chức Chính phủ chưa đảm bảo đúng tinh thần mà Công ước và <br />
Hiến pháp đề ra. Cụ thể quy định của Hiến pháp 2013 về quyền tự do ngôn <br />
luận, bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, <br />
không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, <br />
hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại <br />
chúng nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ. Trong một số trường hợp, vi ệc h ạn chế <br />
đến quyền tự do thông tin là cần thiết nhưng phải được quy định trong luật.<br />
Chưa có Luật Tiếp cận thông tin nhằm quy định đầy đủ, toàn diện về <br />
quyền tiếp cận thông tin.<br />
Chưa có Luật Biểu tình quy định về quyền biểu tình. Do vậy, trên thực <br />
tế việc xử lý hành chính hoặc truy tố hình sự những hành vi này được vận dụng <br />
quy định về hành vi gây rối trật tự công cộng.<br />
2. Trong lĩnh vực dân sự, tư pháp<br />
(i). Quyền sở hữu<br />
Bộ luật Dân sự chưa quy định trường hợp cho phép trưng mua, trưng <br />
dụng “tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai” và quy định việc bồi thường <br />
theo quy định pháp luật chưa tương thích với quy định bồi thường theo giá thị <br />
trường của Hiến pháp.<br />
Pháp lệnh Lực lượng cảnh sát biển Việt Nam chưa quy định về vấn <br />
đề bồi thường theo giá thị trường khi trưng mua, trưng dụng tài sản của cá nhân, <br />
tổ chức Việt Nam.<br />
Việc quy định về trưng mua, trưng dụng phương tiện kỹ thuật thuộc sở <br />
hữu cá nhân, tổ chức của Việt Nam được quy định bằng Pháp lệnh về lực <br />
lượng dự bị động viên là chưa phù hợp, cần được quy định bằng Luật.<br />
(ii) Quyền thân thể<br />
Sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự, theo đó, cần quy định rõ khái niệm tra <br />
tấn, bao gồm cả tra tấn về thể xác lẫn tinh thần và tra tấn thành một tội danh <br />
trong Bộ luật hình sự phù hợp với định nghĩa tra tấn quy định tại Công ước và <br />
các quy định trong tố tụng hình sự về bồi thường những tổn thất về tinh thần <br />
của nạn nhân bị tra tấn, đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục con người. <br />
Hiện tại, Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm <br />
2009) đã có các quy định liên quan đến hành vi tra tấn cả về thể chất và tinh <br />
thần tại nhiều điều khoản như quy định về tội bức cung; tội dùng nhục hình; <br />
tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi <br />
hành công vụ, tội hành hạ người khác; tội làm nhục người khác; tội làm nhục, <br />
hành hung người chỉ huy hoặc cấp trên; tội làm nhục, hành hung đồng đội; tội <br />
ngược đãi tù binh, hàng binh...nhưng chưa quy định "tra tấn" thành một tội <br />
danh riêng. <br />
(ii). Về quyền kết hôn, ly hôn<br />
Luật Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chưa quy định trường hợp vi phạm <br />
quyền kết hôn do cá nhân bị bắt, tạm giữ, tạm giam, thi hành án mà sau đó được <br />
cơ quan có thẩm quyền xác định là oan sai.<br />
3. Trong lĩnh vực kinh tế<br />
Sửa đổi Bộ luật dân sự đảm bảo công dân được kinh doanh tất cả các <br />
ngành, nghề pháp luật không cấm sau khi đã đăng ký kinh doanh. <br />
Sửa đổi, bổ sung Luật kinh doanh bất động sản, theo đó, cần bổ sung quy <br />
định mới về đối tượng được mua, thuê mua trụ sở, văn phòng làm việc, cơ sở <br />
sản xuất kinh doanh; được mua, thuê, thuê mua nhà ở theo quy định pháp luật <br />
nhà ở; được mua, thuê, thuê mua bất động sản của doanh nghiệp hoạt động kinh <br />
doanh bất động sản tại các khu vực ngoài phạm vi bảo vệ an ninh, quốc phòng.<br />
4. Trong lĩnh vực xã hội<br />
(i). Quyền bất khả xâm phạm về nhà ở<br />
Bộ luật Hình sự chỉ mới quy định về hành vi xâm phạm chỗ ở của công <br />
dân, trong khi đó Công ước quốc tế và Hiến pháp 2013 quy định quyền bất khả <br />
xâm phạm về chỗ ở, nhà ở được áp dụng cho mọi người (quyền con người).<br />
Bộ luật Dân sự quy định về việc khám xét chỗ ở do pháp luật quy định <br />
là chưa phù hợp trong khi đó, theo Hiến pháp 2013, quyền này phải do luật quy <br />
định.<br />
(ii). Quyền hưởng an sinh xã hội<br />
Bộ luật Hình sự chưa có quy định xử lý đối với hành vi vi phạm quyền <br />
được bảo đảm an sinh xã hội như hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người <br />
lao động, đóng không đúng hạn, không đầy đủ hoặc gian lận bảo hiểm xã hội, <br />
bảo hiểm y tế của người lao động.<br />
(iii). Quyền về sức khỏe<br />
Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân, Luật Bảo hiểm y tế, Luật Dược mới <br />
quy định bảo vệ sức khỏe của công dân mà chưa phải của mọi người như quy <br />
định của các công ước quốc tế và của Hiến pháp 2013. Trong Luật Dược không <br />
quy định rõ trường hợp nào được miễn thử lâm sàng và trường hợp nào được <br />
miễn một số giai đoạn thử lâm sàng. Bên cạnh đó, quy định miễn thử lâm sàng <br />
hoặc miễn một số giai đoạn thử lâm sàng chỉ áp dụng đối với thuốc đã được <br />
lưu hành hợp pháp ít nhất 5 năm tại nước xuất xứ đã ảnh hưởng đến khả năng <br />
tiếp cận thuốc của mọi người.<br />
(iv). Quyền về việc làm<br />
Bộ luật Lao động, Bộ luật Hình sự, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục <br />
trẻ em, Luật Người khuyết tật, Luật Bình đẳng giới quy định quyền về việc <br />
làm đã cơ bản tuân thủ các cam kết quốc tế. Tuy vậy, một số quy định pháp luật <br />
chưa thể hiện đầy đủ và toàn diện tinh thần của các công ước quốc tế. Cụ thể <br />
là Luật người khuyết tật tiếp cận người khuyết tật ở mức độ khiếm khuyết về <br />
mặt sức khỏe mà không theo cách tiếp cận của Công ước về người khuyết tật <br />
là tiếp cận về mặt xã hội. Đồng thời, khái niệm về người khuyết tật trong Luật <br />
không tương thích với Công ước. <br />
5. Trong lĩnh vực văn hóa<br />
(i). Quyền về văn hóa<br />
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em còn quy định chung chung về <br />
quyền văn hóa đối với trẻ em mà chưa có quy định ưu đãi, đặc thù cho trẻ em <br />
như miễn, giảm phí khi tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, hoạt động văn <br />
hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch; chưa quy định chi tiết về việc chế <br />
tài, xử lý đối với trách nhiệm của chủ thể nghĩa vụ trong việc bảo đảm các <br />
quyền thụ hưởng các giá trị văn hóa, quyền được tiếp cận các dịch vụ văn hóa, <br />
quyền được giữ gìn bản sắc,... đặc biệt là đối với những nhóm dễ bị tổn <br />
thương như phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số,...<br />
(ii). Quyền về giáo dục<br />
Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước chưa quy định thiệt hại <br />
được bồi thường do vi phạm quyền học tập của công dân.<br />
Luật Giáo dục chỉ mới quy định phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ <br />
năm tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở nhưng chưa có quy định <br />
ưu tiên phát triển giáo dục ở vùng hải đảo;<br />
Luật Giáo dục đại học chưa có quy định ưu tiên phát triển giáo dục ở <br />
vùng hải đảo.<br />
6. Về quyền của nhóm dễ tổn thương<br />
(i). Quyền của phụ nữ<br />
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật chưa bổ sung vấn đề thực <br />
hiện lồng ghép bình đẳng giới trong quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp <br />
luật.<br />
(ii). Quyền của trẻ em<br />
Bộ luật Hình sự chưa quy định chế tài để xử lý đối hành vi “cưỡng bức <br />
lao động trẻ em”.<br />
Luật Nuôi con nuôi chưa quy định về việc trẻ em được thông tin, tư <br />
vấn trước khi đưa ra ý kiến về sự đồng ý làm con nuôi vì quyền này được ghi <br />
nhận tại Điều 12 Công ước về quyền trẻ em.<br />
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em chưa quy định về vấn đề trẻ <br />
em được sống trong môi trường an toàn, không bị xâm hại, hành hạ ngược đãi, <br />
bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột, sao nhãng…; chưa quy định đặc thù về vấn đề bình <br />
đẳng giới đối với trẻ em trai và trẻ em gái; chưa có quy định về quyền về nhà ở <br />
phù hợp với trẻ em; chưa có quy định về quyền an sinh xã hội, chính sách trợ <br />
giúp trẻ em và gia đình; chưa có quy định đầy đủ về quyền tham gia của trẻ em <br />
như quyền được tiếp cận thông tin; tự do bày tỏ ý kiến, phát biểu quan điểm về <br />
tất cả mọi vấn đề có ảnh hưởng đến trẻ em; được tôn trọng ý kiến; đặc biệt <br />
trong quá trình tố tụng tư pháp hoặc hành chính nào có ảnh hưởng đến trẻ em; <br />
tự do kết giao và tự do hội họp hoà bình; có cơ quan giám sát độc lập về quyền <br />
trẻ em có sự tham gia của trẻ em; chưa có quy định về các hình thức lao động <br />
trẻ em tồi tệ; quyền bảo vệ trẻ em không phải lao động trong điều kiện nặng <br />
nhọc, độc hại, nguy hiểm. <br />
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cần quy định trách nhiệm bảo <br />
vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trước hết phải thuộc về Nhà nước, sau đó đến <br />
gia đình và xã hội. <br />
̣<br />
Luât Hôn nhân va gia đinh quy đ<br />
̀ ̀ ịnh tre em t<br />
̉ ừ đu 9 tuôi m<br />
̉ ̉ ới được bay to<br />
̀ ̉ <br />
̉ ̀ ̣ ̣ ̣ ̣ ởi vi theo<br />
quan điêm vê viêc sông cung cha hoăc me sau khi ly hôn la kha muôn b<br />
́ ̀ ̀ ́ ̀ <br />
̣ ̣ ̀<br />
quy đinh phap luât vê dân s<br />
́ ự tre em t<br />
̉ ư 6 tuôi đa co môt phân năng l<br />
̀ ̉ ̃ ́ ̣ ̀ ực hanh vi dân<br />
̀ <br />
sự thông qua viêc th<br />
̣ ực hiên nh<br />
̣ ưng giao dich dân s<br />
̃ ̣ ự nho liên quan đên nhu câu<br />
̉ ́ ̀ <br />
̀ ̉ ̣<br />
hang ngay cua ho. <br />
̀<br />
Bộ luật hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự quy đinh khai niêm ng<br />
̣ ́ ̣ ươì <br />
chưa thanh niên ma không co khai niêm tre em. Nh<br />
̀ ̀ ́ ́ ̣ ̉ ư vây, ch<br />
̣ ưa có sự tương đông<br />
̀ <br />
giưa cac quy đinh phap luât trong n<br />
̃ ́ ̣ ́ ̣ ước và phap lu<br />
́ ật quốc tế. <br />
Luật Trợ giúp pháp lý chi quy đinh tre em không n<br />
̉ ̣ ̉ ơi nương tựa mơí <br />
được trợ giúp pháp lý miên phi, cac tr<br />
̃ ́ ́ ương h<br />
̀ ợp khac se do luât s<br />
́ ̃ ̣ ư chi đinh. Đi<br />
̉ ̣ ề u <br />
̃ ́ ự bât câp, không đam bao đ<br />
này dân đên s ́ ̣ ̉ ̉ ược quyên cua tre em khi cac c<br />
̀ ̉ ̉ ́ ơ quan <br />
́ ̣ ̀ ươi th<br />
tiên hanh tô tung chinh la ng<br />
́ ̀ ́ ̀ ực hiên quyên chi đinh lu<br />
̣ ̀ ̉ ̣ ật sư cho trẻ em và <br />
thành toán tiền thù lao chỉ định cho luật sư. Bên cạnh đó, tre em đ<br />
̉ ược trợ giúp <br />
pháp lý theo quy định chi la ng<br />
̉ ̀ ươi d<br />
̀ ươi 16 tuôi nên ch<br />
́ ̉ ưa có sự phù hợp giữa <br />
Luật trợ giúp pháp lý và pháp luật hình sự.<br />
(iii). Quyền của người khuyết tật<br />
Cần sửa đổi, bổ sung Luật về người khuyết tật để tương thích với Công <br />
ước về người khuyết tật, định nghĩa về "người khuyết tật" theo Công ước và <br />
các quyền văn hóa, xã hội cơ bản của người khuyết tật như bình đẳng và không <br />
phân biệt đối xử; khả năng tiếp cận các dịch vụ về y tế, giáo dục, an sinh xã <br />
hội; mức sống và phúc lợi xã hội thỏa đáng; tham gia hoạt động văn hóa, vui <br />
chơi, giải trí và thể thao; quyền được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, quyền học <br />
tập, giáo dục.<br />
<br />
<br />
Một số kiến nghị, đề xuất<br />
Để bảo đảm thực thi đầy đủ các quy định của Hiến pháp 2013 và theo <br />
nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế “Pacta sunt <br />
servanda”, quốc gia có nghĩa vụ tuân thủ và thực hiện những tiêu chuẩn được <br />
ghi nhận trong điều ước quốc tế mà họ là thành viên.<br />
Đồng thời, việc bảo đảm sự tương thích giữa các quy định của pháp luật <br />
Việt Nam với các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành <br />
viên thể hiện sự tôn trọng cam kết quốc tế của Việt Nam, đồng thời tạo điều <br />
kiện thuận lợi cho việc triển khai việc thực hiện các điều ước quốc tế trong <br />
thực tiễn. Từ kết quả rà soát, phân tích đối chiếu, Nhóm nghiên cứu kiến nghị:<br />
Thứ nhất, cần có những nghiên cứu chuyên sâu về tinh thần và nội dung <br />
của bản Hiến pháp năm 2013, các điều khoản cụ thể của bản Hiến pháp này <br />
cũng như các quy định của các Công ước Liên hợp quốc về quyền con người mà <br />
Việt Nam là thành viên để từ đó, nhận thức và quán triệt đầy đủ các quy định <br />
của Hiến pháp và Công ước về quyền con người trong việc xây dựng và sửa <br />
đổi các quy định pháp luật tương thích với Hiến pháp 2013 và các cam kết của <br />
Việt Nam trong các Công ước về quyền con người mà đã tham gia.<br />
Thứ hai, khẩn trương tiến hành nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các đạo luật <br />
hiện hành, đặc biệt là các đạo luật đã nêu ở trên nhằm kịp thời khắc phục <br />
những lỗ hổng pháp lý. Trên cơ sở đó, tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp <br />
luật hiện hành về quyền con người, quyền công dân. Phải căn cứ đồng thời vào <br />
các quy định của Hiến pháp 2013 và các công ước quốc tế về quyền con người <br />
mà Việt Nam đã ký kết, gia nhập mà tiến hành sửa đổi, bổ sung các quy định <br />
pháp luật hiện hành về quyền con người, quyền công dân. <br />
Thứ ba, khẩn trương soạn thảo và ban hành Luật về tiếp cận thông tin, <br />
Luật trưng cầu ý dân theo quy định của Hiến pháp 2013 và Nghị quyết của <br />
Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014; bổ sung vào <br />
Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh dự án luật về lập hội.<br />
Thứ tư, tăng cường, đẩy mạnh hoạt động lập pháp của Quốc hội, tập <br />
trung vào việc xem xét, đánh giá mức độ tương thích của các quy phạm pháp <br />
luật về lĩnh vực quyền con người với các quy định của Hiến pháp 2013 và các <br />
công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, gia nhập. <br />
Phát huy vai trò của Quốc hội, các cơ quan Quốc hội trong giám sát việc <br />
thực hiện Báo cáo rà soát định kỳ phổ quát (UPR), nhất là thực hiện các khuyến <br />
nghị của cộng đồng quốc tế về vấn đề này. Tăng cường sự phối hợp giữa các <br />
ủy ban chuyên môn của Quốc hội trong việc xây dựng Báo cáo quốc gia về nhân <br />
quyền để trình Hội đồng nhân quyền. <br />
Thứ năm, cần xem xét áp dụng kỹ thuật “một luật sửa nhiều luật”, theo <br />
đó, một văn bản quy phạm pháp luật có thể được ban hành để đồng thời sửa <br />
đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ nội dung trong nhiều văn bản quy phạm <br />
pháp luật do cùng một cơ quan ban hành được quy định trong Luật <br />
BHVBQPPL.2 Trên thực tế, nội dung quyền con người, quyền công dân được <br />
thể hiện trong nhiều đạo luật có tính lồng ghép và có mối liên hệ chặt chẽ với <br />
nhau. Việc áp dụng kỹ thuật này cho phép rút ngắn thời gian và quy trình soạn <br />
thảo văn bản, bảo đảm tính đồng bộ, toàn diện trong việc hoàn thiện hệ thống <br />
văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực này. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
Kỷ thuật này đã được quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 và vừa qua, tại kỳ <br />
họp thứ 8 Quốc hội khóa 13 đã sửa đổi đồng thời các đạo luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, luật thuế tiêu <br />
thụ đặc biệt.<br />