Tiếp Xúc với Các Dung Môi Hữu Cơ trong Không Khí trên Sức Khỏe - Phần 1
lượt xem 13
download
Không khí trong nhà Cuộc nghiên cứu Total Exposure Assessment Methodology (TEAM) năm 1985 của Cơ quan Bảo vệ Môi Sinh Hoa Kỳ (US Environmental Protection Agency=EPA) đã thay đổi cách đánh giá về phẩm chất của không khí mà chúng ta hít thở trong nhà. Bản nghiên cứu này cho thấy sự tiếp xúc quan trọng nhất của mỗi cá nhân với những chất hữu cơ dễ bay hơi (volatile organic compounds=VOCs) không phải do ở không khí bên ngoài trời như chúng ta thường nghĩ mà chính là do không khí trong nhà ! EPA đã theo...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiếp Xúc với Các Dung Môi Hữu Cơ trong Không Khí trên Sức Khỏe - Phần 1
- Tiếp Xúc với Các Dung Môi Hữu Cơ trong Không Khí trên Sức Khỏe Phần 1 Không khí trong nhà Cuộc nghiên cứu Total Exposure Assessment Methodology (TEAM) năm 1985 của Cơ quan Bảo vệ Môi Sinh Hoa Kỳ (US Environmental Protection Agency=EPA) đã thay đổi cách đánh giá về phẩm chất của không khí mà chúng ta hít thở trong nhà. Bản nghiên cứu này cho thấy sự tiếp xúc quan trọng nhất của mỗi cá nhân với những chất hữu cơ dễ bay hơi (volatile organic compounds=VOCs) không phải do ở không khí bên ngoài trời như chúng ta thường nghĩ mà chính là do không khí trong nhà ! EPA đã theo dõi sự hiện diện của 20 loại VOCs (thường là những dung môi hữu cơ) trong không khí bên trong nhà, ngoài trời, không khí hít thở và không khí bao quanh từng cá nhân nơi 780 người. Không khí bao quanh từng cá nhân được ghi nhận bằng cách đặt những hệ thống thu hút mẫu trên quần áo của người đó: không khí này cho thấy có sự tiếp xúc rất cao với 11 loại VOCs (Xem bảng), nồng độ hóa hất trong không khí này cao hơn rất nhiều so với không
- khí ngoài trời. (Bản phúc trình số 0589 của EPA, công bố tại Hội nghị của Air pollution Control Association , San Francisco-1985) Bảng 1: Các hợp chất hữu cơ bay hơi thường gặp trong mẫu hơi thở: Chloroform 1,1,1-Trichloroethane Benzene Carbon tetrachloride Trichloroethylene Tetrachloroethylene Styrene m,p-Dichlorobenzene Ethylbenzene o-Xylene m,p-Xylene Những hợp chất thường gặp nhất là: paradichlorobenzene (chất tẩy mùi), styrene (nhựa plastic, bọt cao-su=foam rubber, chất độn bảo vệ nhiệt độ =insulation), tetrachloro ethylene (dùng trong tẩy-giặt khô =dry cleaning), vinylidene chloride (nhựa plastic), xylene (sơn), benzene và
- ethlbenzene trong xăng-dầu. Các nồng độ này cao hơn trong khí hít thở của những người hút thuốc (so với người không hút), điều này phù hợp với các nghiên cứu cho rằng hút thuốc gây sự tồn đọng các hóa chất hít vào trong tế bào phổi. Các ghi nhận khác cho thấy nồng độ benzene, xylene và tetracholoethylene trong mẫu thử cá nhân, tăng cao hơn, mỗi khi người này ghé trạm xăng hay đến tiệm giặt dry clean. Công nhân làm việc tại tiệm giặt, dĩ nhiên có nồng độ hóa chất hít thở cá nhân, cao hơn là khách hàng, tuy nhiên những công nhân này cũng còn mang tetrachloroethylene (hay perchloroethylene) về nhà theo..quần áo, tóc và hơi thở trong phổi! Nồng độ tetrachloro ethylene trong nhà của những công nhân làm nghề dry-clean ở mức cao đáng kể, đưa đến tình trạng có thể bị nhiễm độc của những người cùng sống chung trong nhà! (Arch Environ Health No 49-1994). Các nghiên cứu trước đó, khi đối chiếu với nghiên cứu TEAM, đều cho thấy những kết quả tương đối ổn-định nơi 800 nhà được đo không khí. Tất cả đều cho thấy nồng độ các hóa chất trong số 40 loại VOCs nghiên cứu đều ở mức độ cao hơn bên trong nhà so với không khí bên ngoài, có khi gấp 10 lần. Nguồn gốc của các hóa chất độc hại này có thể là từ vật liệu xây cất, bàn ghế trong nhà, quần áo dry-clean, thuốc lá, xăng dầu, chất tẩy rửa..Ngoài ra các kết quả còn ghi nhận những người đã từng bị nhiễm độc khi tiếp xúc
- với các hóa chất trước đó, nếu sau này tiếp xúc lại..thì phản ứng sẽ gia tăng hơn nhiều! Các chất biến dưỡng từ dichlorobenzene được tìm thấy trong nước tiểu của 96 % trẻ em tại Arkansas và trong 98% mẫu thử nơi 1000 nguời (chọn một cách may rủi) trong toàn Hoa Kỳ (Arch Environ Health No 50- 1995) Nồng độ cao của các hóa chất độc hại kể trên trong không khí bên trong nhà có thể do ở hai yếu tố: - Thứ nhất: Do ở hậu quả của cuộc 'khủng hoảng xăng-dầu' trong những năm 70, kỹ thuật xây cất nhà cửa tại Hoa Kỳ thay đổi, tập trung vào việc tìm cách làm nhà thật kín, để tiết kiệm năng lượng. Nhà được xây cất với mục đích giảm thiểu tối đa sự trao đổi không khí giữa trong nhà và bên ngoài, để bớt dùng năng lượng cần thiết để giữ nhiệt độ không thay đổi. Hău quả là những nhà mới xây..giữ lại nhiều hóa chất VOCs hơn những nhà cũ, vốn thông thoáng hơn! - Thứ hai: Cũng trong thời kỳ này, có sự gia tăng trong việc xử dụng những hợp chất có chứa VOCs trong vật liệu xây cất, vải bọc, bàn ghế, vật liệu trong nhà. Việc xử dụng gỗ được thay bằng ván vụn ép có chứa nồng độ cao formaldehyd và VOC, Sà nhà , trước đây bằng gỗ nguyên nay cũng được
- thay bằng gỗ ghép chứa formaldehyd. Sàn nhà được thay từ gỗ cứng bằng ván phủ thảm..cũng giữ lại các VOCs. Thập kỷ 70 cũng cho thấy những thay đổi trong vật liệu làm bàn ghế trong nhà đem thêm các VOCs vào bên trong nhà. Các chất bột polyurethane và sợi polyester thay thế các vật liệu cũ trong nệm ghế ,sofa; sợi nhân tạo thay cho bông gòn. Rayon thay cho lụa để bọc ghế. Các vải bọc ghế chứa formaldehyde để giúp không bị nhăn khi ngồi lên trên ghế. Các vật dụng bằng plastic, vốn chứa phthalates nay xuất hiện đầy trong nhà. Văn phòng lảm việc tại nhà, có máy computer, máy fax, máy sao chụp copier. Càng làm tăng ozone, hơi plastic và VOCs trong nhà. Ngoài các loại vật dụng trên, còn có sơn, keo dính, sưởi nóng bằng hơi gaz, bếp gaz các nhà để xe lại là nơi tồn trữ sơn thừa, nước pha sơn, xăng dầu, thuốc trừ sâu, diệt cỏ nấm mốc tất cả đã tạo thành một môi trường độc hại ngay bên trong nhà. Sự thật, tuy không tốt đẹp, nhưng chúng ta phải chấp nhận..là dù sống trong nhà, ngoài trời..tại nơi làm việc.chúng ta luôn luôn phải hít thở các dung môi và 2 nơi nguy hại nhất lại là nhà chúng ta ở và nơi làm việc mà chúng ta sẽ tiếp xúc ít nhất là 8 giờ mỗi ngày. Không khí tại nơi làm việc Tại các cao ốc, văn phòng, cơ xưởng nơi chúng ta làm việc: chi phí dành cho số lượng không khí thông thoát được xem trọng là chất lượng
- không khí! Kết quả đưa đến việc tái xử dụng (recycling) không khí hơn là thay đổi hoàn toàn không khí bên trong building bằng không khí ngoài trời. Trong suốt những thập niên 80 và 90, có rất nhiều trường hợp thiết kế kém cũng như vận hành không tốt các hệ thống sưởi nóng, thông khí, và điều hoà không khí (HVAC). Tất cả các hệ thống HVAC hầu như có những bộ phận ngưng tự (condensers) tạo ra những môi trường thích hợp cho việc phát triển các tác nhân sinh học gây ô nhiễm không khí. - Trường hợp tiêu biểu là: sự bộc phát của bệnh Legionnaires nơi 221 người tham dự buổi Họp của Tổ chức American Legion ( một tổ chức của Cựu chiến binh HK) tại Philadelphia năm 1976: 29 người chết vì nhiễm khuẩn trong không khí (vi trùng này sau đó được đặt tên là Legionella pneumophila). - Các tòa nhà cao-ốc mới xây cất hoặc tái tạo có chứa những lượng hóa chất cao và dễ trở thành những tòa nhà' bệnh hoạn'..nơi nhiều công nhân mắc phải 'Hội chứng bệnh cao ốc' (Sick building syndrome =SBS)(Proc Indoor Air No 1-1993). Những triệu chứng thường gặp là nhức đầu, choáng váng, mất định hướng, khó tập trung tư tưởng, mệt mỏi, khó chịu về mắt, mũi, cổ họng. Khi những công nhân than phiền về các triệu chứng khó chịu các chủ nhân cao-ốc coi thường các lời kêu ca và khi bị quá nhiều than phiền, chủ nhân cao ốc thuê các chuyên viên về phẩm chất không khí để thử
- nghiệm nhưng thử nghiệm thông thường vẫn chỉ là tìm carbon monoxid! Và như thường lệ kết quả tìm được về nồng độ của từng hóa chất thường vẫn nằm trong giới hạn do EPA đề ra: Trên thực tế vấn đề ô nhiễm đã xẩy ra ngay tại Trụ Sở Trung Ương của EPA tại Washington DC, khánh thành vào 1988! Nhiều nhân viên EPA bắt đầu than phiền về sức khỏe: mẫu không khí được lấy và đem thử nhưng không tìm thấy gì lạ.Tuy nhiên 71 nhân viên đã phải đưa ra ngoài trụ sở vì những rối loạn sức khỏe- họ cảm thấy trở lại bình thường khi không ở trong trụ sở! nên đã đồng tẩy chay! và EPA đã phải chấp nhận sự việc (Xem The Inside Story, A Guide to Indoor Air Quality - September 1988, EPA/400/1-88/004).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiếp Xúc với Các Dung Môi Hữu Cơ trong Không Khí trên Sức Khỏe - Phần 2
10 p | 80 | 10
-
Đừng chủ quan với dị ứng mắt
5 p | 66 | 9
-
Phương pháp mới tiêu diệt ký sinh trùng
3 p | 123 | 9
-
Phương pháp dạy thai nhi tiếp xúc qua bụng mẹ
5 p | 113 | 8
-
Nước ăn chân, dùng thuốc gì?
4 p | 134 | 6
-
Các yếu tố nguy cơ của thai trứng tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ
6 p | 71 | 5
-
Một quả trứng mỗi ngày giúp giảm huyết áp
4 p | 70 | 5
-
Viêm da tiếp xúc do côn trùng dùng thuốc gì
4 p | 71 | 4
-
7 lưu ý với da bé sơ sinh
4 p | 110 | 4
-
Tài liệu tham khảo Tâm lý và Y đức (Dành cho đào tạo Điều dưỡng trình độ cao đẳng)
79 p | 55 | 4
-
Tỉ lệ tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của công nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc với chì
14 p | 46 | 3
-
Trẻ em sớm tiếp xúc với công nghệ, nên và không nên.
3 p | 98 | 3
-
Hộp đựng thức ăn có thể khiến trẻ bị béo phì
2 p | 65 | 3
-
Đánh giá hiệu quả của phẫu thuật nội soi mũi xoang chức năng trong điều trị nhức đầu do điểm tiếp xúc
5 p | 71 | 2
-
Đánh giá hiệu quả và sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng sữa rửa mặt Lenka
8 p | 61 | 2
-
Thực trạng tổng dung tích phổi (TLC) ở người tiếp xúc trực tiếp bụi silic trong môi trường làm việc và yếu tố liên quan
5 p | 20 | 1
-
Thực trạng bệnh nghề nghiệp nhiễm độc Benzen và đồng đẳng kèm theo một số yếu tố liên quan ở người lao động làm việc tại công ty xăng dầu năm 2022
9 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn