intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiêu chảy nhiễm độc ở trẻ em

Chia sẻ: Cuctrang_1 Cuctrang_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

65
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiêu chảy nhiễm độc thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ nhỏ dưới 3 tuổi trong những tháng hè - thu, và là một nguyên nhân gây tử vong quan trọng ở lứa tuổi này. Ðây không phải là một bệnh mà là một hội chứng do nhiều nguyên nhân gây ra.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiêu chảy nhiễm độc ở trẻ em

  1. Tiêu chảy nhiễm độc ở trẻ em Tiêu chảy nhiễm độc thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ nhỏ dưới 3 tuổi trong những tháng hè - thu, và là một nguyên nhân gây tử vong quan trọng ở lứa tuổi này. Ðây không phải là một bệnh mà là một hội chứng do nhiều nguyên nhân gây ra. Nguyên nhân thường gặp nhất là nhiễm độc khuẩn. Nhiễm độc khuẩn có thể từ đường tiêu hóa, nhưng cũng có thể từ ngoài ruột.
  2. Ảnh minh họa Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa thường gặp trong mùa này là những nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn do trực khuẩn thương hàn, phó thương hàn, trực khuẩn lỵ, E.coli, tụ cầu khuẩn... Những nhiễm độc khuẩn ngoài đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ em là những nhiễm khuẩn ở tai - mũi - họng, đặc biệt là viêm tai giữa. Ngoài ra ta phải kể đến những trường hợp tiêu chảy thông thường, nhưng do chăm sóc điều trị không tốt đã dẫn đến tiêu chảy nhiễm độc. Có không ít trẻ nhỏ, lúc đầu chỉ bị tướt, tiêu chảy nhẹ, nhưng do không được bù nước và các chất điện giải, không được chăm sóc nuôi dưỡng tốt, khiến bệnh ngày một nặng, trẻ bị mất nước và rối loạn các chất điện giải trong máu gây nhiễm độc thần kinh.
  3. Triệu chứng nổi bật nhất của tiêu chảy nhiễm độc là những biểu hiện tinh thần kinh, nên người ta còn gọi nó là tiêu chảy nhiễm độc thần kinh. Ðứa trẻ có thể trong trạng thái hưng phấn, vẻ mặt hốt hoảng, vật vã, hoặc ở trạng thái ức chế, mắt lờ đờ, li bì, ngủ gà hay hôn mê. Một số trẻ lên cơn co giật hoặc có những động tác bất thường do mất sự kiểm soát của vỏ não. Trẻ khát nước dữ dội, đòi uống nước liên tục, chứng tỏ đã bị mất nước ở trong tế bào. Triệu chứng rầm rộ mọi người có thể nhận thấy ngay là trẻ bị tiêu chảy nặng và nôn nhiều. Mỗi ngày trẻ tiêu chảy tới 10-20 lần, phân toàn nước hoặc có chất nhày như mũi và máu. Kèm theo tiêu chảy là nôn, mới đầu nôn ra thức ăn, nước, sau đó nôn ra mật hoặc máu màu nâu đen. Do nôn và tiêu chảy nhiều, trẻ bị mất nước rất rõ, da khô, môi và niêm mạc se, mắt trũng sâu, thóp lõm (nếu trẻ còn thóp chưa liền), độ đàn hồi của da giảm, tiểu tiện ít, trường hợp nặng có thể bị vô niệu, vật vã, hoặc hôn mê, li bì, dễ dẫn đến trụy tim mạch và tử vong. Các chức năng sinh lý của trẻ cũng bị rối loạn. Trẻ có thể sốt cao 39-400C, nhưng cũng có thể hạ thân nhiệt xuống 35-360C. Rối loạn tim mạch biểu hiện bằng trụy tim mạch với hạ huyết áp động mạch, mạch nhanh, nhỏ, khó bắt, đầu các chi lạnh, nhịp thở nhanh sâu do bị toan huyết. Làm xét nghiệm lúc này có thể phát hiện thấy tình trạng cô đặc máu và những rối loạn về chất điện giải, đặc biệt là các i-ôn kali và natri. Ðây là hậu quả của tình trạng nôn và tiêu chảy nhiều làm cơ thể trẻ bị kiệt nước và mất điện giải. Như vậy tiêu chảy nhiễm độc là một trường hợp rất nặng, dễ chết. Do đó tất cả những trường hợp tiêu chảy mất nước có kèm theo rối loạn tri giác và dọa
  4. trụy tim mạch đều phải được coi là cấp cứu và cần được cứu chữa ngay. Kinh nghiệm cho thấy nếu được khẩn trương điều trị đúng đắn qua được 24 giờ đầu, trẻ có thể được chữa khỏi tới 80-90%, nếu cứu chữa muộn rất dễ tử vong. Công việc điều trị cấp cứu nhất thiết phải được tiến hành tại bệnh viện. Tại đây mới có đủ điều kiện chống trụy tim mạch, tiêm truyền huyết tương hoặc các dung dịch bồi phụ nước và các chất điện giải, xác định nguyên nhân gây bệnh và dùng thuốc điều trị đúng nguyên nhân. Tóm lại, tiêu chảy nhiễm độc là một trường hợp rất nặng, tỷ lệ chết cao, do đó chúng ta cần phải tích cực đề phòng các nguyên nhân có thể dẫn đến tiêu chảy nhiễm độc nói trên. Mỗi khi thấy trẻ bị tiêu chảy phải chăm sóc điều trị thật tốt ngay từ đầu, không được coi nhẹ những trường hợp tiêu chảy thông thường. Phải chống hiện tượng mất nước bằng bù nước theo đường uống ngay từ đầu. Nếu có oresol (ORS) thì tốt nhất; nếu không có, phải cho trẻ uống các dung dịch thay thế như nước cháo, dung dịch mặn - ngọt, nước quả... gia đình tự pha chế. Cách pha chế và dùng như sau: - Hòa tan một gói ORS (đã được đóng gói sẵn bán ở các hiệu thuốc) trong một lít nước đã đun sôi để nguội cho trẻ uống. Trẻ em dưới 2 tuổi cho uống 50-100ml (tùy theo tuổi) sau mỗi lần tiêu chảy. Trẻ lớn cho uống 100- 200ml. Nếu bị nôn cho uống từ từ ít một. Nếu không có ORS, có thể tự pha chế các dung dịch thay thế như nước cháo muối, nước cháo cà rốt, dung dịch mặn - ngọt như sau: - Nước cháo muối: Lấy 50g gạo nếp, cho vào nước nấu chín nhừ, đánh tơi, cho thêm nước vào đủ một lít và một thìa cà phê gạt ngang muối.
  5. - Nước cháo cà rốt: Nếu có cà rốt, nấu nước cháo càng tốt. Ngoài gạo, muối như trên, cần thêm 1-2 củ cà rốt và một thìa đường (không có đường cũng được). Cách nấu: Rửa sạch cà rốt, thái khoanh mỏng cho vào cùng với gạo và nước, đun sôi nhỏ lửa ninh cho nhừ khoảng một giờ rồi cho đường và muối vào khuấy đều, nghiền nát cà rốt, lọc bỏ bã lấy nước cho trẻ uống trong vòng 4 giờ (uống không hết phải đun lại hoặc bỏ đi nấu đợt khác). - Dung dịch mặn - ngọt: Lấy 8 thìa cà phê đường gạt ngang và một thìa cà phê muối gạt ngang, pha vào một lít nước đun sôi để nguội. Liều lượng và cách dùng các dung dịch thay thế này cũng như đối với ORS
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2