intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TIÊU CHẢY NHIỄM KHUẨN CẤP

Chia sẻ: Nguyen Phong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

107
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khám lâm sàng, hỏi quá trình bệnh lý. - Cấy phân, cấy máu nếu sốt, soi phân trực tiếp. - Xét nghiệm sinh hóa, đặc biệt là các điện giải. - Cảnh giác với các nguyên nhân gây bệnh dịch (thương hàn, lị trực trùng, tả). II/ CÁC THỦ THUẬT CẦN THỰC HIỆN: - Đặt cathete tĩnh mạch trung tâm, đo áp lực tĩnh mạch trung tâm, nếu có trụy mạch. - Đặt ống thông bàng quang để theo dõi lượng nước tiểu. - Đặt 1 chậu hứng phân. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TIÊU CHẢY NHIỄM KHUẨN CẤP

  1. TIÊU CHẢY NHIỄM KHUẨN CẤP - Cấp cứu thực hành I/ CÁC THỦ TỤC PHẢI TIẾN HÀNH: - Khám lâm sàng, hỏi quá trình bệnh lý. - Cấy phân, cấy máu nếu sốt, soi phân trực tiếp. - Xét nghiệm sinh hóa, đặc biệt là các điện giải. - Cảnh giác với các nguyên nhân gây bệnh dịch (thương hàn, lị trực trùng, tả). II/ CÁC THỦ THUẬT CẦN THỰC HIỆN: - Đặt cathete tĩnh mạch trung tâm, đo áp lực tĩnh mạch trung tâm, nếu có trụy mạch. - Đặt ống thông bàng quang để theo dõi lượng nước tiểu. - Đặt 1 chậu hứng phân.
  2. - Làm bilan theo dõi lượng nước mất đi (nước tiểu), dịch nôn và tiêu chảy lượng dịch uống vào hoặc lượng dịch truyền vào tĩnh mạch. a. Mất nước vừa dưới 3% trọng lượng cơ thể: huyết áp còn bình thường, mạch 90- 100, hơi khát nước. b. Mất nước nặng 3-6% trọng lượng cơ thể: huyết áp hạ, mạch 100-120, khát nước rõ. c. Mất nước nguy kịch 6-9% trọng lượng cơ thể: trụy mạch, vô niệu, lơ mơ. Chú ý đến cơ địa và người có tuổi. III/ TIẾN HÀNH HỒI PHỤC NƯỚC VÀ ĐIỆN GIẢI: (bệnh nhân nặng và nguy kịch) A. Trong 3 giờ đầu: Hồi phục 50% lượng nước ước tính đã mất đi. 1. Lượng nước cần truyền: 2ml/kg cơ thể/giờ cho 1/100 trọng lượng cơ thể mất đi. Ví dụ: BN nặng 50 kg, mất nước 6% trọng lượng cơ thể, lượng nước mất 3l. Phải cho trong 3h đầu 2ml x 6 x 3h x 50kg = 1800ml.
  3. 2. Loại dịch: Ringer Lactat là tốt nhất, nếu không có thì thay thế bằng: a. 2 lít đầu: 1 lít glucose 5% có 8g/l natri clorua, 1g kali clorua, 1g calci clorua, 0,5 lít natribicarbonat 14 phần nghìn. b. Nếu phải tiếp tục thì 2 lít sau cho: 1 lít glucose 5%, 0,5 lít natribicarbonat 14 phần nghìn, 0,5 lít Haesteril, huyết tương. B. Sau 3 giờ: 1. Làm lại bilan mất dịch và bù dịch: Trả lại 50% dịch bù còn lại, cộng với: - Lượng dịch mới mất từ khi bắt đầu hồi sức. - Lượng nước tiểu. 2. Thời gian bù: Trong vòng 9 giờ tiếp theo và 12 giờ tiếp theo. 3. Nếu có sốt và ra nhiều mồ hôi: Mỗi độ tăng từ 15-25% số lượng dịch cần bù.
  4. IV/ NẾU CÓ NHIỄM KHUẨN, CHO THÊM KHÁNG SINH: Nghi ngờ: - Salmonella: cloramphenicol, ampicillin, bactrim. - Tả, shigella: cloramphenicol, oxytetracyclin, sulfaguanidin, bactrim. - Tụ cầu: peflacin, pristinamycin, vancomycin. - Amib, trichomonas: metronidazol, tetracyclin. - Kháng sinh chống nấm: nystatin, fungizon, amphotericin B. V/ CÁC THUỐC VÀ CÁC BIỆN PHÁP KHÁC: - Không cho uống thuốc cầm tiêu chảy. - Mất nước vừa: nên cho uống dung dịch oresol.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0