intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dùng thuốc trong tiêu chảy cấp do nhiễm khuẩn

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

79
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi người bệnh bị nhiễm khuẩn, mỗi ngày đi ngoài trên 3 lần hoặc tối thiểu là 200g phân kéo dài dưới 14 ngày gọi là tiêu chảy nhiễm khuẩn cấp (TCNKC). Không chỉ ở các nước đang phát triển, mà ngay ở các nước phát triển điều kiện vệ sinh môi trường, Một vài lưu ý chung Khi người bệnh bị nhiễm khuẩn, mỗi ngày đi ngoài trên 3 lần hoặc tối thiểu là 200g phân kéo dài dưới 14 ngày gọi là tiêu chảy nhiễm khuẩn cấp (TCNKC). Không chỉ ở các nước đang phát triển, mà...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dùng thuốc trong tiêu chảy cấp do nhiễm khuẩn

  1. Dùng thuốc trong tiêu chảy cấp do nhiễm khuẩn Khi người bệnh bị nhiễm khuẩn, mỗi ngày đi ngoài trên 3 lần hoặc tối thiểu là 200g phân kéo dài dưới 14 ngày gọi là tiêu chảy nhiễm khuẩn cấp (TCNKC). Không chỉ ở các nước đang phát triển, mà ngay ở các nước phát triển điều kiện vệ sinh môi trường, Một vài lưu ý chung Khi người bệnh bị nhiễm khuẩn, mỗi ngày đi ngoài trên 3 lần hoặc tối thiểu là 200g phân kéo dài dưới 14 ngày gọi là tiêu chảy nhiễm khuẩn cấp (TCNKC). Không chỉ ở các nước đang phát triển, mà ngay ở các nước phát triển điều kiện vệ sinh môi trường, thực phẩm khá hơn thì TCNKC vẫn xảy ra với quy mô không nhỏ. Ví dụ như ở Mỹ mỗi năm, mỗi người dân mắc trung bình 1,4 lần, cả nước có 900.000 lượt nhập viện 6.000 người chết (2002). Xuất độ gây bệnh của từng tác nhân cũng khác nhau tùy vùng. Việc
  2. nắm được xuất độ từng tác nhân gây bệnh ở mỗi địa phương sẽ giúp định hướng trong chẩn đoán và điều trị. Khoảng 50% trường hợp TCNKC là do virut và chỉ giới hạn trong 24 giờ, chỉ cần dựa vào triệu chứng lâm sàng, chữa triệu chứng, bệnh sẽ khỏi trước khi tìm nguyên nhân, không cần làm xét nghiệm. Khoảng 50% trường hợp TCNKC còn lại thường có kèm theo sốt, có máu hoặc mủ trong phân thì ngoài việc dựa vào lâm sàng cần xét nghiệm xác nhận sự có mặt của tác nhân. Cách làm có phân biệt này cho phép điều trị kịp thời, tránh được sai sót nhưng cũng bảo đảm tiết kiệm. Các tác nhân gây ra triệu chứng có khi không đặc trưng, có khi có một số điểm giống nhau. Khi xác định được tác nhân gây bệnh (như cách trên) thì phải dùng kháng sinh đặc hiệu. Nếu chỉ căn cứ vào một số triệu chứng không đầy đủ, tự ý dùng thuốc không đúng, bệnh không khỏi, gây kháng thuốc, đôi khi còn lây lan thành dịch. Tính kháng thuốc của mỗi loại vi khuẩn ở các địa phương thường không giống nhau. Nên dùng khởi đầu bằng một kháng sinh thông thường, nếu không đáp ứng mới chuyển sang dùng kháng sinh mạnh. Cách dùng thận trọng này giúp tránh kháng thuốc, tiết kiệm chi phí, dành kháng sinh dự trữ (để dùng đến khi cần thiết).
  3. Một số trường hợp đặc biệt tuy có nhiễ m khuẩn nhưng không cần thiết hoặc không được dùng kháng sinh (sẽ nói ở dưới). Các thuốc chữa triệu chứng như dung dịch bù nước, chất điện giải, thuốc trợ tim mạch... rất quan trọng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cần phải dùng kháng sinh đặc hiệu chữa nguyên nhân. Cần thấy rõ đầy đủ vai trò ý nghĩa cả hai loại thuốc này. Thuốc và cách dùng Những thuốc chữa triệu chứng Bù nước và chất điện giải: Trường hợp mất nước, chất điện giải chưa nhiều, dùng dung dịch uống oresol. Trường hợp mất nước, chất điện giải nhiều phải dùng dung dịch tiêm truyền natriclorua 0,9% hay dung dịch ringer lactat. Không chỉ bù đủ lượng mà còn phải bù kịp thời. Bù không kịp thời cho hiệu quả kém, thậm chí gây tử vong. Nhưng cũng không truyền thừa, truyền quá nhanh, vì sẽ gây rối loạn do thừa hay gây sốc. Phải truyền trong điều kiện nhà cửa, phương tiện bảo đảm, có nhân viên chuyên môn theo dõi, chuẩn bị sẵn phương tiện thuốc cấp cứu (chống sốc). Dùng thuốc trợ tim mạch: bản thân việc truyền dịch đã giúp ổn định tim mạch. Chỉ dùng khi cần thiết.
  4. Các thuốc đặc hiệu: Trường hợp nhiễm Escherichia Coli qua ăn uống. Với các chủng E.coli thông thường, dùng bactrim, berberin. Trường hợp bị kháng, dùng fluoroquinolon. Với trường hợp E.coli sinh độc tố shiga không dùng kháng sinh vì chúng làm tăng sự phóng thích độc tố, gây chứng tán huyết – urê huyết cao. Trường hợp nhiễm Samonella: Các chủng Samonella thông thường (gọi chung là S.non-typhi) hay b ị nhiễm vào thức ăn. Chỉ khi nhiễm một lượng lớn, sinh ra đủ độc tố, mới gây nhiễm độc. Biểu hiện thường dữ dội (đau quặn bụng, đi ngoài nhiều lần, sốt). Nhưng khi tách khỏi nguồn lây (thức ăn) thì bệnh không nặng thêm. Chỉ cần dùng thuốc chữa triệu chứng. Với người khỏe mạnh, không cần thiết dùng kháng sinh. Với trẻ nhỏ tuổi, người già nếu cần thì dùng bactrim, nếu bị kháng dùng fluoroquinolon. Riêng trường hợp nhiễm Salmonella enterica typhi (chủng thương hàn) cần phải dùng kháng sinh đặc hiệu chữa dứt điểm, cắt đứt nguồn lây (tiệt khuẩn các bệnh phẩm), nếu không, sẽ phát thành dịch. Ở một số vùng (xa xôi, ít dùng kháng sinh, chưa bao giờ có dịch thương hàn) có thể dùng
  5. một trong các kháng sinh chloramphenicol, bactrim, amoxicillin. Ở hầu hết các vùng khác (thành thị, đồng bằng, dùng nhiều kháng sinh, đã từng có dịch thương hàn), vi khuẩn kháng hầu hết các thuốc trên “gọi là chủng thương hàn đa kháng”, phải dùng kháng sinh fluoroquinolon (thí dụ như ofloxacin). Kháng sinh diệt vi khuẩn làm chúng phân giải ra nhiều độc tố gây trụy tim mạch, nên không tấn công bằng liều cao ngay ngày đầu, chỉ dùng liều bằng 2/3 liều điều trị thông thường, rồi tăng lên ở các ngày tiếp theo cho đến khi đạt yêu cầu giảm sốt và duy trì liều ấy (xấp xỉ liều điều trị thông thường). Sau khi dùng một đợt, bệnh khỏi, tuy nhiên có một số ít người bệnh tuy không còn triệu chứng lâm sàng nhưng xét nghiệm phân vẫn còn vi khuẩn. Cần dùng đợt khác kịp thời để chữa dứt điểm. Trường hợp nhiễm Shigella: phổ biến trong cộng đồng, truyền từ người sang người. Có thể dùng bactrim, negram (acid nalixidic), berberin. Trường hợp bị kháng mới dùng fluoroquinolon. Trường hợp nhiễm campylo-bacter: Nhiễm do dùng thịt gia cầm chưa nấu chín. Với người còn khả năng miễn dịch, dùng erythromycin nhưng phải
  6. sau 4 ngày triệu chứng mới giảm. Nếu erythrormycin bị kháng, dùng fluoroquinolon. Trường hợp nhiễm virut: Hay gặp nhất là nhiễm Rotavirus (ở trẻ nhỏ) và một số trường hợp nhiễm Norovirus ở trong các gia đình (nhiều hơn ở người lớn). Có thể phát thành dịch nhưng không nguy hiểm. Chỉ cần dùng thuốc chữa triệu chứng. Trường hợp nhiễm khuẩn ít gặp như nhiễm Giardia (hay gặp ở nhà trẻ) dùng metronidazol. Nhiễm Cryptopordium (do nguồn nước hay du lịch) nếu bệnh nặng hay người giảm khả năng miễn dịch cần dùng paromomycin kết hợp với azithromycin. Ở trẻ nhỏ còn khả năng miễn dịch nên dùng nitazoxamid. Điều trị TCNKC thường ít ngày trừ nhiễm thương hàn có khi phải dùng nhiều đợt. Vì thế độc tính của thuốc ít thể hiện. Tuy nhiên cần lưu ý chloramphenicol gây suy tủy, bactrim gây bí tiểu tiện, sỏi niệu, fluoroquinolon gây hại các khớp xương chịu lực. Người có thai 3 tháng đầu thai kỳ, trẻ em nên tránh dùng thuốc này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2