intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiêu chuẩn đánh giá khả năng làm việc nhóm

Chia sẻ: Huynh Mai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

1.107
lượt xem
533
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Theo tiến sĩ M.Ballot thuộc trung tâm tư vấn việc làm ở Massachuset các yếu tố lòng tin, tôn trọng, hợp tác, giao tiếp ... được xem là thước đo cho sự phát triển bền vững của một tập thể và có 15 tiêu chuẩn để đánh giá khả năng làm việc theo nhóm. Mời các bạn cùng tìm hiểu 15 tiêu chuẩn đã được chọn lọc qua kinh nghiệm thực tiễn và nghiên cứu thành công.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiêu chuẩn đánh giá khả năng làm việc nhóm

  1. Tiêu chuẩn đánh giá khả năng làm việc nhóm Trong sinh hoạt nhóm, các yếu tố lòng tin, tôn trọng, hợp tác, giao tiếp… tất cả chúng được xem là thước đo cho sự phát triển bền vững của một tập thể, một tổ chức. Nó được xem là những tiêu chuẩn để dánh giá khả năng làm việc, sinh hoạt và sự phát triển của nhóm. Theo tiến sĩ M.Ballot thuộc trung tâm tư vấn việc làm ở Massachuset, có 15 tiêu chuẩn để đánh giá khả năng làm việc theo nhóm. Mời các anh chị và các bạn cùng tìm hiểu 15 tiêu chuẩn được chúng tôi chọn lọc qua kinh nghiệm thực tiễn và tài liệu nghiên cứu. 1. Lòng tin: Bạn có tin tưởng vào khả năng hoàn thành công việc của đồng nghiệp không? Thành viên của bạn có trung thực và tạo được uy tín cho bạn và tập thể chưa? 2. Bình tĩnh: Trong thời gian vô cùng gấp rút, bạn có khả năng giải quyết tình huống một cách bình tĩnh không? Khả năng xử lý công việc của bạn đã hoàn thiện đến mức nào? 3. Tôn trọng: Ý kiến của đồng nghiệp có được bạn quan tâm không? Bạn có rút ra được những ý tưởng của bản thân từ những ý kiến đó? 4. Hợp tác: Khả năng hoà nhập của bạn như thế nào với đồng nghiệp từ những lĩnh vực, khả năng, thậm chí quốc tịch khác nhau? 5. Tổ chức: Bàn làm việc của bạn có gọn gàng không? Bạn có làm việc theo kế hoạch đã vạch? Nội dung sinh hoạt của CLB Đội Nhóm bạn có phong phú, hấp dẫn chưa? Nề nếp, kỹ luật, hàng ngũ đã tốt chưa? 6. Khả năng làm việc dưới áp lực: Bạn có phát huy được tốt nhất khả năng khi làm
  2. việc dưới áp lực không? Ý thức tự giác và tinh thần tình nguyện của bạn đã được phát huy tốt chưa? 7. Khả năng giao tiếp: Bạn thích tiếp xúc với nhiều người? Bạn luôn luôn thu hút được sự chú ý của mọi người trong mọi câu chuyện. Vậy bạn hãy tự khẳng định mình trước tập thể để giành lấy ưu thế, nâng cao trình độ giao tiếp và khả năng tâm lý nhóm. 8. Khả năng kiểm soát tình huống: Khi một tình huống ngoài dự kiến xảy ra, bạn luôn luôn đưa ra được những bước cần thiết để giải quyết. Hoặc tự điều chỉnh hành vi, thái độ, ứng xử sao cho phù hợp để tầm bao quát được hết các tình huống diễn ra để kiểm soát, lường trước và xử lý tốt sự việc sắp diễn ra. 9. Khả năng thuyết phục: Bạn có đưa ra được những lý lẽ thích hợp để bảo vệ ý kiến của mình? Bên cạnh đó, yếu tố tích cực, trung thực là điều quan trọng để thuyết phục người khác. 10. Lạc quan: Bạn có luôn tin rằng mình có khả năng tìm ra giải pháp khi “bị dồn đến chân tường”? Hãy vui, yêu đời và tự tạo cho mình hạnh phúc từ những công việc giúp ích cho tập thể, cho xã hội. 11. Trách nhiệm: Bạn luôn sẵn sàng tiên phong cho việc chung? Bạn sống có trách nhiệm với bản than và tập thể, có trách nhiệm với tổ chức và gia đình. Dó đó, bản than luôn hoàn thiện là điều tất yếu để đến đâu bạn cũng được xem trọng và yêu thương. 12. Kiên trì: Khi công việc đình trệ bạn sẽ cố gắng tiếp tục được bao lâu? Tính rèn luyện, chịu khó là yếu tố rất quan trọng để trở thành thủ lĩnh giỏi và được mọi người
  3. tín nhiệm. 13. Quyết tâm: Bạn sẽ phản ứng như thế nào khi kết quả không được như mong muốn? Từ bỏ hay tìm một hướng giải quyết khác. Điều mà người thủ lĩnh cần là ý chí để thực hiện quyết tâm. 14. Nhạy bén: Bạn có dự tính được những tình huống khác nhau có thể xảy ra trong công việc? Bạn có khả năng giải quyết linh hoạt những tình huống đó không? Sự khôn ngoan là điều cần phải học tập từ những loài vật: kiến, ong, chuột, thỏ… chúng luôn có sự nhảy bén, nhạy cảm trong môi trường sống. Vậy bạn đã rèn luyện được nó chưa? 15. Lắng nghe: Bạn không ngắt lời đồng nghiệp khi họ đang muốn đưa ra ý kiến? Bạn có luôn khuyến khích mọi người đưa ra ý kiến của riêng mình? Lắng nghe cũng là cách để ta kiểm điểm lại mình, là để mình trưởng thành hơn và được nhiều kinh nghiệm hơn trong cuộc sống. Vậy bạn đã đạt đủ những tiêu chuẩn đó chưa? Để phát huy được tối đa kỹ năng làm việc nhóm, bạn cũng nên tự trang bị các kiến thức cơ bản về làm việc nhóm cho mình. Có rất nhiều các lớp học đào tạo kỹ năng này từ hình thức học trên lớp đến hình thức học trực tuyến (Elearning), bạn có thể tùy ý lựa chọn.
  4. Các tiêu chí đánh giá kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả bạn nên biết Trong cuộc sống hiện nay, làm việc nhóm không chỉ là một kỹ năng mà còn là một công cụ để giúp chúng ta thành công. Để đạt được điều đó thì mỗi người cần phải tự đánh giá kỹ năng làm việc nhóm của mình hiệu quả đến đâu và có thể đóng góp gì cho công việc chung. CareerLink.vn sẽ chỉ ra cho bạn các tiêu chí để đánh giá kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả. Lắng nghe và thấu hiểu Lắng nghe là kỹ năng đầu tiên được chú trọng khi bạn hòa mình làm việc ở môi trường tập thể. Điều này phản ánh sự tôn trọng giữa các thành viên trong nhóm. Lắng nghe không chỉ là sự tiếp nhận thông tin từ người nói mà còn phải biết phân tích, nhìn nhận theo hướng tích cực và phản hồi bằng thái độ tôn trọng. Vì thế bạn hãy rèn luyện cho mình khả năng lắng nghe và thấu hiểu mọi việc xung quanh, thành quả mà bạn thu được sẽ là lòng tin của mọi người, khả năng nắm bắt thông tin và giải quyết được vấn đề. Khả năng thuyết phục Trong làm việc nhóm, điều tất yếu là sẽ có những ý kiến trái chiều, phản đối ý kiến của bạn. Thay vì cả nể, nhún nhường, bạn cần phải biết cách bảo vệ và thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình. Khi thuyết phục, bạn phải dựa vào chính những ý kiến chung để củng cố hay làm cho nó trở nên hợp lý hơn chứ không chỉ dựa vào lý lẽ cá nhân. Làm như vật bạn sẽ nhận được sự đồng tình của nhiều thành viên trong nhóm. Sự tin tưởng
  5. Làm việc trong cùng một nhóm đồng nghĩa với việc các thành viên phải tin tưởng lẫn nhau để gặt hái kết quả tốt nhất. Bởi nếu không tin tưởng lẫn nhau, bạn sẽ không thể giải quyết các khó khăn, các mâu thuẫn nội bộ và đặc biệt là không biết cách tư duy, làm việc sáng tạo. Chính vì vậy, niềm tin chính là một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định thành công của cả nhóm. Các nhóm có thể xây dựng lòng tin bằng cách nói chuyện cởi mở với nhau không chỉ về vấn đề công việc mà còn về sở thích, những câu chuyện hài hước hay trong cuộc sống hằng ngày. Khả năng làm việc dưới áp lực Khi làm việc nhóm, nhất là những lúc cao điểm, hầu hết thành viên đều cảm thấy mệt mỏi vì khối lượng công việc quá lớn, lịch làm việc lại quá dài hay thời gian nghỉ ngơi bị rút ngắn. Chính vì vậy, để trở thành một thành viên tích cực trong nhóm, bạn phải rèn luyện cho mình khả năng làm việc dưới áp lực cao, sẵn sàng trước những deadline chẳng chịt và những mệnh lệnh của cấp trên. Nếu làm được điều này, bạn sẽ thấy mình trưởng thành và bản lĩnh thế nào. Bình tĩnh Trong cuộc sống hay làm việc, có những tình huống đẩy chúng ta vào thế bị động, thậm chí tiến thoái lưỡng nan. Khi ấy, áp lực, mâu thuẫn sẽ khiến bạn cảm thấy mất bình tĩnh và khó khăn trong việc giải quyết vấn đề. Bởi vậy bạn nên cố gắng giữ cho mình sự bình tĩnh và cư xử nhã nhặn với mọi người ngay cả khi bạn cảm thấy khó chịu. Đối diện với áp lực một cách bình tĩnh, bạn sẽ biết rằng mọi việc không quá khó khăn như mình nghĩ. Sau khi suy xét và nhìn nhận tình hình, bạn sẽ thấy bình tĩnh và giải quyết công việc dễ dàng hơn. Tôn trọng đồng nghiệp
  6. Làm việc nhóm cũng đòi hỏi bạn phải tôn trọng những đồng nghiệp thân thiết của mình, thậm chí ngay cả những lúc họ lơ là trách nhiệm hoặc bất đồng quan điểm với bạn. Mỗi thành viên trong nhóm phải tôn trọng ý kiến của những người khác thể hiện qua việc động viên, hỗ trợ nhau, nỗ lực biến chúng thành hiện thực. Khi các thành viên trong nhóm thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau nghĩa là đang đóng góp sức mình vào sự thành công của nhóm. Khả năng hợp tác Làm việc nhóm không chỉ là mọi người cùng làm việc chung với nhau trong một nhóm mà còn phải phối hợp ăn ý, tạo ra một dây chuyền vận hành tốt nhất, để tương trợ lẫn nhau cùng phát triển và hướng đến mục tiêu chung. Bởi lẽ không một ai trong chúng ta có thể giỏi bằng tất cả chúng ta hợp lại. Nếu phát huy tốt tinh thần làm việc nhóm thì bạn có thể thúc đẩy sự hợp tác, phối hợp, hiểu biết và hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên, tạo ra những giải pháp sáng tạo, hiệu quả cho mọi vấn đề khó khăn. Khả năng tổ chức công việc Bất kỳ một công việc gì, từ cá nhân đến tập thể đều cần phải có sự tổ chức. Khi nắm rõ được công việc, trưởng nhóm cần phân công chi tiết công việc cho từng thành viên để tránh công việc chồng chéo lên nhau, đồng thời phát huy năng lực và sở trường của họ, đảm bảo công việc được hoàn thành đúng tiến độ và thời gian. Kỹ năng giao tiếp Có nhiều yếu tố ảnh hưởng giao tiếp của từng thành viên trong nhóm như tuổi tác, giới tính, ngôn ngữ, văn hóa và cá tính. Nếu bạn thực sự nắm được những kỹ năng giao tiếp
  7. hiệu quả trong làm việc nhóm, bạn sẽ ngạc nhiên với những bước tiến mà bạn đạt được trong công việc. Để trở thành một người giao tiếp giỏi trong nhóm đòi hỏi bạn phải biết lắng nghe ý kiến, quan điểm và mối quan tâm của các thành viên khác. Bạn không nên đón nhận sự chỉ trích bằng việc bảo thủ, chống đối, mà nên bày tỏ suy nghĩ và quan điểm của mình bằng tinh thần xây dựng và tôn trọng. Khả năng kiểm soát tình huống Khi gặp những tình huống bất ngờ phát sinh thì việc giải quyết vấn đề hiệu quả là một phần của làm việc nhóm. Bạn sẽ xác định được mấu chốt của chúng bằng những cuộc thảo luận mở, cũng như hợp tác với các thành viên để đề ra phương án giải quyết hiệu quả. Bên cạnh đó, việc giải quyết các mâu thuẫn nội bộ cũng là một cách để duy trì sự kết hợp chặt chẽ của nhóm vì đã hợp thành một nhóm có nghĩa là phải biết cách chấp nhận từng cá nhân và làm chủ bản thân. Tinh thần lạc quan Sự hăng say, nhiệt tình của bạn có thể sẽ là chất xúc tác giúp tăng hiệu quả làm việc của các thành viên khác. Bạn cần nhận ra điêu này và nắm bắt để khuấy động sự hăng hái, nhiệt tình trong quá trình làm việc cho cả nhóm. Những câu chuyện hài hước, một nụ cười vào sáng sớm có thể khiến đồng nghiệp của bạn vui trong cả ngày. Tinh thần trách nhiệm Dù là làm việc theo nhóm hay một mình, bạn cũng cần luyện cho mình một tinh thần tận tâm, trách nhiệm với công việc. Đừng nghĩ rằng mình không làm tốt thì sẽ có những thành viên khác gánh vác hộ. Với suy nghĩ đó, bạn đã bỏ lỡ cơ hội trở thành một thành viên được đánh giá cao. Vì vậy, hãy chủ động làm tốt công việc của mình, đồng
  8. thời quan tâm đến công việc của đồng nghiệp, bạn sẽ thấy công việc chung hiệu quả vầ hiệu suất đến thế nào. Lòng kiên trì Khi bắt đầu bất cứ một công việc gì, chắc chắn bạn sẽ gặp phải không ít khó khăn khiến bạn thất bại và nản lòng, nhưng mọi việc luôn luôn và thực sự dẫn đến điều thành công nếu bạn có một cái nhìn rõ ràng và kiên trì với mục tiêu. Đừng để những người suy nghĩ tiêu cực hay khó khăn phá hỏng kế hoạch tiến tới thành công của bạn. Khi gặp trở ngại, bạn hãy dừng lại, bắt đầu lại từ đầu với những cách nghĩ và hành động mới. Bạn không những cải thiện được bản thân mà còn có thể giúp những người khác cũng như chính nhóm của mình tiến lên phía trước. Sự quyết tâm Tinh thần quyết tâm tạo ra năng lượng, sức mạnh và niềm tin cho toàn bộ thành viên trong nhóm. Mọi khó khăn đều được vượt qua, khả năng của mỗi cá nhân sẽ được ghi nhận nếu cả nhóm có tinh thần quyết tâm cao và sẵn sàng đi đến cùng. Dù chỉ là một thành viên trong nhóm hay nhóm trưởng, hãy cố gắng truyền đi thông điệp, tầm nhìn của bạn. Điều đó sẽ nâng cao tinh thần quyết tâm cho toàn bộ các thành viên, đồng thời giúp mọi người phát huy thế mạnh của từng cá nhân để đóng góp hiệu quả nhất cho công việc chung. Nhạy bén Khi làm việc trong một nhóm, bạn thường xuyên phải linh hoạt thời khóa biểu, kế hoạch hay công việc của mình để đảm bảo cả nhóm có thời gian thảo luận khi cần thiết, đồng thời giải quyết những tình huống khác nhau trong công việc. Việc thích
  9. nghi với những thay đổi là điều vô cùng quan trọng. Nó giúp bạn chủ động trước mọi sự việc bất ngờ gây ảnh hưởng đến công việc chung. 4 Bí Quyết Làm Việc Nhóm Hiệu Quả Một tổ chức khó có thể thành công nếu thiếu nhóm làm việc hiệu quả. Dưới đây là 4 bí quyết làm việc nhóm hiệu quả giúp bạn xây dựng nhóm hoạt động năng suất, linh hoạt, sáng tạo và đổi mới. Một tổ chức khó có thể thành công nếu thiếu nhóm làm việc hiệu quả. Dưới đây là 4 bí quyết làm việc nhóm hiệu quả giúp bạn xây dựng nhóm hoạt động năng suất, linh hoạt, sáng tạo và đổi mới. 1. Tôn trọng Cần có thước đo rõ ràng để đưa ra các quyết định chính xác dẫn tới thành công. Các nhóm nên đặt từng giá trị cho mỗi quyết định và hoạt động dựa trên các giá trị đó. - Đặt ra giá trị cho từng dự án
  10. - Tạo thước đo đo lường cho mỗi giá trị - Công nhận các giá trị thực tế đã đạt được và khen ngợi nhóm vì điều đó 2. Cởi mở và chân thực Cởi mở và chân thực sẽ mang lại hiệu quả to lớn, mọi người nên biết rõ ràng về công việc của từng thành viên đang làm và mục tiêu của từng công việc. Khi các thành viên trong nhóm vướng mắc, sẽ nhận được sự giúp đỡ nhanh chóng hơn. - Tránh các cuộc đối thoại riêng - Thực hiện các buổi họp báo cáo tiến độ nhóm hàng ngày - Tổng kết lại công việc hàng ngày của nhóm - Sử dụng mô hình, hình ảnh để mọi thứ rõ ràng hơn 3. Chia nhỏ bản kế hoạch
  11. Bằng cách chia nhỏ bản kế hoạch, các nhóm còn giúp các thành viên trong nhóm khám phá các chiến lược mới và chấp nhận rủi ro trong việc khám phá các chiến lược mới. Bởi chi phí của việc thực hiện mạo hiểm và thất bại được giảm đi. Chiến lược này giúp tối đã hóa độ linh hoạt, bởi ở cuối mỗi dự án, nhóm có thể quyết định hành động tiếp theo - Rút ngắn khoảng cạc thời gian giữa từng phần việc - Bất cứ khi nào có thể, biến kết quả chuyển giao thích nghi với các mục đích khác 4. Tạo sự tương tác Sự tương tác là yếu tố quan trong để dẫn tới thành công của một nhóm hay tổ chức. Tương tác trao đổi giữa các thành viên trong tổ chức, tạo sự gắn kết, đồng thuận cùng chia sẻ lẫn nhau trong công việc - Tạo thước đo chung - Thường xuyên thay đổi thành viên có cùng kỹ năng để chịu trách nhiệm với phần việc - Chia sẻ trách nhiệm, ý tưởng, mối quan ngại và các hướng giải quyết khác nhau Chú ý: Những nguyên tắc trên đây bạn chỉ nên áp dụng khi tất cả các thành viên trong nhóm tự nguyện áp dụng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1