intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TIỂU ĐƯỜNG CHUYỂN HÓA (Kỳ 3)

Chia sẻ: Thuoc Thuoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

81
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phát ban u hạt vàng (eruptive xanthomas): -Là các sẩn màu vàng-đỏ, 1- 4mm, nằm ở lưng và mặt duỗi của tứ chi, nằm riêng rẽ và có thể hợp thành mảng theo thời gian. Mặc dù bệnh thường không có triệu chứng, nhưng thường có tăng triglyceride máu bên dưới ( 1000mg/dL) và có khả năng không chẩn đoán được tiểu đường. Trong phát ban u hạt vàng, chuẩn độ triglyceride cao trên 4000 có thể gây tăng lipid huyết võng mạc (lipidemia retinalis). Soi đáy mắt (funduscopic) thấy các vết màu hồng hoặc trắng ở tiểu động mạch...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TIỂU ĐƯỜNG CHUYỂN HÓA (Kỳ 3)

  1. TIỂU ĐƯỜNG CHUYỂN HÓA (Kỳ 3) 5. Phát ban u hạt vàng (eruptive xanthomas): -Là các sẩn màu vàng-đỏ, 1- 4mm, nằm ở lưng và mặt duỗi của tứ chi, nằm riêng rẽ và có thể hợp thành mảng theo thời gian. Mặc dù bệnh thường không có triệu chứng, nhưng thường có tăng triglyceride máu bên dưới (> 1000mg/dL) và có khả năng không chẩn đoán được tiểu đường. Trong phát ban u hạt vàng, chuẩn độ triglyceride cao trên 4000 có thể gây tăng lipid huyết võng mạc (lipidemia retinalis). Soi đáy mắt (funduscopic) thấy các vết màu hồng hoặc trắng ở tiểu động mạch và tiểu tĩnh mạch võng mạc. Nếu không điều trị, tăng triglyceride máu nặng có thể biểu hiện bằng đau bụng, gan-lách to, viêm tụy, khó thở do giảm khuếch tán của phổi và bất thường thu nhận oxy của Hb. -Insulin giữ vai trò quan trọng trong điều hòa hoạt động lipoprotein. Sự rối loạn chức năng enzyme và thanh thải triglyceride huyết thanh tương ứng với số
  2. lượng insulin thiếu hụt và tăng đường huyết. Trong tiểu đường không được kiểm soát, mất khả năng chuyển hóa và thanh thải triglyceride giàu chylomicron và VLDL có thể dẫn đến chuẩn độ triglyceride huyết tương tăng hàng ngàn lần; tiểu đường không được kiểm soát cũng thường là nguyên nhân tăng triglyceride máu. -Điều trị tăng triglyceride máu bao gồm chế độ ăn hạn chế mỡ và kiểm soát tiểu đường. Lipoprotein hoạt tính trở lại bình thường sau điều trị bằng insulin liều kéo dài hoặc uống các dược phẩm giảm đường huyết. Phát ban u hạt vàng đáp ứng nhanh và thường mất đi hoàn toàn sau 6-8 tuần. 6. Nhiễm trùng da (cutaneous infections): Trên bệnh nhân tiểu đường, không có bằng chứng rõ ràng có sự gia tăng khả năng nhiễm trùng nói chung, nhưng nhiều nhiễm trùng da rất thường xảy ra, độ nặng cao hoặc nguy cơ cao có biến chứng (theo Joshi va cs). Chưa rõ sinh bệnh học rối loạn miễn dịch trong tiểu đường. Một số nghiên cứu nhận thấy rằng sự hóa ứng động, sự kết dính, tính thực bào bị suy kém trên bệnh nhân tiểu đường, đặc biệt trong chu trình tăng đường huyết và nhiễm toan. Các nghiên cứu sau đó nhận thấy chức năng tế bào T ở da và đáp ứng với kháng nguyên cũng suy giảm trong tiểu đường. 6.1. Nhiễm vi trùng :
  3. *Nhiễm liên cầu nhóm B: liên cầu nhóm B (Streptococcus agalactiae), các nghiên cứu hồi cứu và tiền cứu trên dân số nền đều xác định tiểu đường là một nguy cơ. Ở người trẻ, sự hiện diện của tiểu đường làm gia tăng nguy cơ nhiễm liên cầu nhóm B gấp 30 lần, nếu không điều trị, có khoảng 20% bị tử vong. Ở người có thai, mẹ bị tiểu đường gia tăng nguy cơ gấp nhiều lần. Các vị trí thường gặp là da, mô mềm, xương (viêm mô tế bào, loét chân, loét do nằm). *Nhiễm liên câu nhóm A: trong nghiên cứu trên dân số nền, nhiễm liên cầu nhóm A xâm lấn gấp 3,7 lần trong tiểu đường. Nhiễm trùng mô mềm rất thường gặp. *Nhiễm tụ cầu: nhiễm Staphylococcus aureus trên da có liên quan với tiểu đường. Chỉ vài phân nhóm bệnh nhân tiểu đường có gia tăng tỷ suất nhiễm tụ cầu. Thường là viêm nang lông và nhọt tái phát. *Viêm tai ngoài nặng (malignant external otitis): không thường gặp, nhiễm trùng của phần ống tai ngoài với xu hướng gây tổn thương xương sọ và nội sọ. Thường do Pseudomonas aeruginosa, bị nút kín tai do nước có thể giữ vai trò sinh bệnh. Nhiễm trùng gây đau tai, xảy ra ở người già bị tiểu đường, đặc trưng bởi tiết dịch mủ, phù nề một bên mặt, nghe kém, có mô hạt trong ống tai, nhưng không sốt. Bệnh xảy ra hầu như riêng biệt trong tiểu đường. Chẩn đoán thường muộn, tỷ lệ tử vong cao (20-40%). Phẩu thuật lấy đi các mảnh mô hoại tử thì rất quan trọng.
  4. Phạm vi tổn thương mô có thể phát hiện qua MRI hoặc CT scanner, việc hội chẩn với chuyên gia Tai-Mũi-Họng là cần thiết. *Viêm mạc cơ hoại tử (necrotizing fasciitis): 10-60% các trường hợp viêm mạc cơ hoại tử là do tiểu đường. Là nhiễm trùng mô mềm với sự lan tràn đến vùng cân mạc. Vùng đáy chậu, thân mình, bụng, chi trên thường bị tổn thương. Lâm sàng gồm đỏ da, phù nề, cứng, hoại tử và tạo thành bóng nước. Phần lớn do nhiễm nhiều loại vi khuẩn (Escherichia coli, Bacteroides, Peptostreptococcus, Clostridium sp.), 10% do một loại vi khuẩn (thường là chủng Liên cầu). Điều trị bao gồm nhanh chóng phẩu thuật lấy đi các mảnh mô và dùng kháng sinh phổ rộng. Tỷ lệ tử vong chiếm khoảng 40%. 6.2. Nhiễm vi nấm: *Nhiễm nấm Candida: nhiễm Candida da-niêm mạc thường xảy ra trong tiểu đường, đặc biệt khi không kiểm soát tốt bệnh. Viêm kẽ (nách, bẹn, vùng nếp gấp), viêm âm hộ-âm đạo, viêm da quy đầu, viêm quanh móng, nấm móng, viêm lưỡi, viêm góc miệng rất thường gặp. Phụ nữ sau mãn kinh có nhiễm Candida âm hộ-âm đạo tái phát được nhận thấy có mắc tiểu đường. Điều trị bằng thuốc kháng nấm thoa hoặc uống; bệnh nhân viêm quanh móng do Candida cần tránh tiếp xúc móng với ẩm ướt và dùng các được phẩm làm khô (Sulfacetamide 15% trong Ethanol 50%, 3-4 giọt/lần dùng 4 lần/ngày).
  5. *Nhiễm nấm Dermatophyte: có sự gia tăng lưu hành nhiễm nấm Dermatophyte trên bệnh nhân tiểu đường; Gupta và cs đã xác định tỷ suất nấm móng chân chiếm 2,77 lần nhiều hơn ở người tiểu đường so với nhóm chứng. Nấm móng thường xác định trên các vết loét chân của người tiểu đường. Ở người tiểu đường, chẩn đoán sớm và điều trị nấm bàn chân rất quan trọng bởi vì chúng là động lực dẩn đến các nhiễm trùng khác.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1