Tiểu luận "Các lý thuyết quản trị"
lượt xem 673
download
Hoạt động quản trị đã có từ lâu đời vai trò của nó thể hiện giản dị qua câu nói “Một người biết lo bằng cả kho người biết làm”. Bắt đầu từ quản lý theo kinh nghiệm nhưng mãi đến thế kỷ XX, đặc biệt là những năm 40, ở phương Tây mới bắt đầu nghiên cứu có hệ thống vấn đề quản lý với sự xuất hiện các hệ thống vấn đề quản lý với sự xuất hiện của hàng loạt công trình. Từ đó lý thuyết quản lý từng bước được tách khỏi triết học để trở thành một ngành khoa học...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận "Các lý thuyết quản trị"
- Tiểu luận môn học các lý thuyết quản trị TRƯỜNG …………………. KHOA………………………. ----- ----- TIỂU LUẬN Các lý thuyết quản trị SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Ngọc 1
- Tiểu luận môn học các lý thuyết quản trị MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1 U MỤC LỤC ............................................................................................................................1 Phần I: LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ CỔ ĐIỂN ......................................................................4 ***Các quan điểm quản trị có trước lý thuyết của Taylor ...................................................4 1.1.Lý thuyết quản trị khoa học........................................................................................4 1.1.1. Đặc điểm.............................................................................................................4 1.1.2. Các nhà quản lý tiêu biểu ...................................................................................4 1.1.3. Đóng góp và hạn chế ..........................................................................................6 1.2. Lý thuyết quản trị hành chính tổng quát....................................................................7 1.2.1. đặc điểm..............................................................................................................7 1.2.2. Các nhà quản lý tiểu biểu ...................................................................................7 1.2.3. Đóng góp và hạn chế ........................................................................................10 Phần II: TRƯỜNG PHÁI QUẢN TRỊ HÀNH VI .............................................................11 2.1. Lý thuyết tâm lí – xã hội..........................................................................................11 2.1.1.đặc điểm.............................................................................................................11 2.1.2. Các nhà quản lý tiêu biểu .................................................................................11 2.1.3. Đóng góp và hạn chế ........................................................................................13 2.2. Các học thuyếtX, Y, Z.............................................................................................14 2.2.1. Thuyết X ...........................................................................................................14 2.2.2.Thuyết Y ............................................................................................................15 2.2.3. Thuyết Z ...........................................................................................................16 2.2.4. Tổng quan .........................................................................................................16 Phần III: LÝ THUYẾT ĐỊNH LƯỢNG ............................................................................17 3.1. Đặc diểm, nội dung..................................................................................................17 3.2. Ưu diểm và hạn chế .................................................................................................17 KẾT LUẬN ........................................................................................................................20 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Ngọc 2
- Tiểu luận môn học các lý thuyết quản trị LỜI MỞ ĐẦU Hoạt động quản trị đã có từ lâu đời vai trò của nó thể hiện giản dị qua câu nói “Một người biết lo bằng cả kho người biết làm”. Bắt đầu từ quản lý theo kinh nghiệm nhưng mãi đến thế kỷ XX, đặc biệt là những năm 40, ở phương Tây mới bắt đầu nghiên cứu có hệ thống vấn đề quản lý với sự xuất hiện các hệ thống vấn đề quản lý với sự xuất hiện của hàng loạt công trình. Từ đó lý thuyết quản lý từng bước được tách khỏi triết học để trở thành một ngành khoa học độc lập. Kể từ khi các thuyết quản trị được ra đời hiệu quả quản trị được cải thiện một cách rõ rệt. Nhưng mà thế giới ta đang sống sự thay đổi diễn ra một cách nhanh chóng nên các lý thuyết quản trị cũng liên tục được ra đời. Nhằm nghiên cứu sâu hơn về một số lý thuyết quản trị đã có trong giáo trình và một vài lý thuyết khác ngoài giáo trình. Cũng như hiểu rõ hơn về nguồn gốc, cách thức, ưu nhược điểm của các lý thuyết quản trị nên tôi đã chọn đề tài tiểu luận là “Các lý thuyết quản trị”. Bài tiểu luận này đề cập đến các nội dung sau đây: Phần 1: Trường phái quản trị cổ điển. Phần 2: Trường phái quản trị hành vi và thuyết X, Y, Z Phần 3: Lý thuyết định lượng Phần 4: Thực tiễn các lý thuyết quản trị trong các tổ chức Tiểu luận này đề cập đến các lý thuyết có trước khi các lý thuyết quản trị hiện đại ra đời. Để biết trước khi lý thuyết hiện đại ra đời các doanh nhân thời đó quản trị doanh nghiệp của mình bằng những lý thuyết này có đem lại hiệu quả không. Trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Mong được sự đóng góp ý kiến của cô và các bạn để bài tiểu luận của tôi có thể hoàn thiện và hay hơn. Xin chân thành cảm ơn! Đà Nẵng, ngày 23 tháng 4 năm 2010 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Mỹ Ngọc SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Ngọc 3
- Tiểu luận môn học các lý thuyết quản trị Phần I: LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ CỔ ĐIỂN CÁC QUAN ĐIỂM QUẢN TRỊ CÓ TRƯỚC LÝ THUYẾT CỦA TAYLOR Quản trị học trải qua 4 giai đoạn cơ bản sau: • Trước công nguyên: quản trị gắn liền với tôn giáo và triết học • Thế kỉ thứ 14: thương mại phát triển dẫn đến quản trị cũng phát triển • Thế kỉ thứ 18: cách mạng công nghiệp là tiền đề xuất hiện của các lý thuyết quản trị *Owen: tiến hành một tổ chức “xã hội chủ nghĩa” có trật tự và kỷ luật ở xí nghiệp. *Ure: người sớm nhìn thấy vai trò của quản lý và đào tạo kiến thức cho nhà quản lý. Chủ trương đào tạo Đại Học cho các nhà quản trị và ông cho là quản trị là một nghề. *Charles Babbage: đề xuất phương pháp tiếp cận có khoa học trong quản lý. 1.1.Lý thuyết quản trị khoa học 1.1.1. Đặc điểm Quản trị khoa học là thuật ngữ để chỉ ý kiến của một nhóm tác giả ở Hoa Kì vào những năm đầu của thế kỷ XX. Sau đó được Taylor sử dụng cho tác phẩm của mình. Lý thuyết này nghiên cứu quản trị trong phạm vi hệ thống doanh nghiệp ở góc độ tạo ra một cơ cấu quản trị hợp lý, một chế độ điều hành khoa học và chặt chẽ để đem lại hiệu quả cao cho quản trị trong hệ thống Đây là một hệ thống lý thuyết quản trị tập trung nghiên cứu về các mối quan hệ giữa cá nhân người công nhân với máy móc trong các nhà máy, đề cập đến công việc quản lý ở cấp cơ sở với tầm vi mô Mục tiêu là thông qua những quan sát thử nghiệm trực tiếp tại phân xưởng nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả và cắt giảm chi phí 1.1.2. Các nhà quản lý tiêu biểu a) Frederick Winslow Taylor (1856-1915) Được coi là “cha đẻ của thuyết quản lý khoa học”, ông phân tích thao tác của công nhân, nghiên cứu quy trình lao động hợp lý để tăng năng suất. SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Ngọc 4
- Tiểu luận môn học các lý thuyết quản trị Ông nhận thấy nhược điểm của cách quản lý cũ như: không lưu ý dến khả năng của công nhân trước khi mướn, không có huấn luyện nhân viên trước khi làm việc, giao hết mọi trách nhiệm làm việc cho công nhân và quản lý không chuyên nghiệp. Ông đưa ra một quan điểm cốt lõi là mỗi loại công việc đều có một cách làm khoa học để thực hiện nó Từ đó ta có 4 tư tưởng chính trong lý thuyết của Taylor là: tối ưu hóa quá trình sản xuất, tiêu chuẩn hóa phương pháp thao tác và điều kiện tác nghiệp, chuyên môn hóa đối với người lao động và nhà quản trị và “Con người kinh tế”- trả lương theo sản phẩm để kích thích sản xuất Ông đưa ra 4 nguyên tắc quản trị sau: Lựa chọn công nhân thành từng việc. Các thao tác và điều kiện làm việc được tiêu chuẩn hóa trong một môi trường làm việc thuận lợi. Mỗi công nhân được gắn vào một vị trí theo nguyên tắc chuyên môn hóa. Các nhà quản trị phải thường kiểm tra công nhân. Mỗi công nhân Công nhân được gắn được trả vào một lương theo vị trí sản phẩm Xác định khối lượng và thời gian cần thiết để thực hiện công việc hằng ngày của công nhân, xây dựng định mức cho từng phần việc Thực hiện chế độ trả lương theo sản phẩm đạt yêu cầu và chế độ thưởng vượt định mức đối với công nhân Phân chia công việc hợp lý, phân biệt từng cấp quản lý, quyền hạn và trách nhiệm giữa nhà quản trị và công nhân. Nhờ đó tăng hiệu quả công việc Thuyết này sau đó được Henry Ford ứng dụng qua việc lập ra hệ thống sản xuất theo dây chuyền dài 24km trong Nhà máy ôtô con đạt công suất 7000 xe mỗi ngày (là kỷ lục thế giới thời đó). b) Henry Lawrence Gantt (1861-1919) Ông tập trung vào mở rộng hệ thống khuyến khích vật chất cho người lao động với các biện pháp như: Khuyến khích công nhân sau một giờ làm việc nếu họ làm tốt SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Ngọc 5
- Tiểu luận môn học các lý thuyết quản trị Khuyến khích đốc công quản đốc nếu dựa vào kết quả làm việc của công nhân dưới sự giám sát trực tiếp của họ Bổ sung chế độ trả lương có thưởng Đưa ra sơ đồ Gantt, sơ đồ mang lưới Sơ đồ mạng lưới Sơ đồ Gantt Chú trọng đến lợi ích của tổ chức nhiều hơn c) The Gilbreths Ông bà Gilreths cho rằng hoạt động quản trị do năng suất lao động quyết định. Để tăng năng suất lao động phải giảm các động tác thừa của công nhân trong quá trình sản xuất nhờ đó giảm sự mệt mỏi cho công nhân Lý thuyết này đòi hỏi có một môi trường làm việc và trang thiết bị phục vụ cho công nhân để họ có thể làm việc hiệu quả nhất Ông bà là một trong những người đầu tiên quan tâm đến khía cạnh tâm lý con người trong quản trị Ông bà đã khám phá ra rằng trong 12 thao tác của người thợ xây dựng gạch lên tường có thể rút xuống còn 4 động tác. Và nhờ đó mà mỗi ngày người thợ có thể xây được 2700 viên thay vì 1000 viên trước đây 1.1.3. Đóng góp và hạn chế a) Đóng góp Đây là lý thuyết quản trị đầu tiên, đánh dấu một bước ngoặc mới trong lĩnh vực quản trị. Đồng thời mở đường cho các lý thuyết khác phát triển SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Ngọc 6
- Tiểu luận môn học các lý thuyết quản trị Phát triển kĩ năng quản lý qua phân công và chuyên môn hóa lao động, thúc đẩy sự tiến bộ trong quản lý doanh nghiệp Nêu tầm quan trọng của tuyển chọn huấn luyện nhân viên, đãi ngộ lao động để tăng năng suất lao động, nhấn giá thành để tăng hiệu quả Coi quản lý như là một đối tượng để nghiên cứukhoa học. Tuyển Đây được chọn xem là nhân thuyết viên cây gậy cẩn và củ cà thận rốt b) Hạn chế Chỉ áp dụng tốt trong môi trường ổn định Quá nhấn mạnh đến vai trò của quyền lực, kiểm soát và thưởng phạt mà xem nhẹ yếu tố con người trong tổ chức. Lý thuyết này được gọi là thuyết cây gậy và củ cà rốt Chú trọng quá đến vai trò quản trị tác nghiệp ở cấp xí nghiệp mà làm giảm khía cạnh tổng quát của quản trị 1.2. Lý thuyết quản trị hành chính tổng quát 1.2.1. đặc điểm Được Henry Fayol đề xướng. Ông đã nghiên cứu, hoàn thiện và phát triển lý thuyết này cùng thời với Taylor nhưng ông lại quan tâm tới hoạt động của nhà quản trị. Nghiên cứu quản trị trong phạm vi hệ thống tổ chức ở góc độ của nhà quản trị, những điểm chung của các loại công tác công tác tổ chức bằng những kinh nghiệm quản trị Lý thuyết này tập trung nghiên cứu những nguyên tắc, tiến trình quản trị chung cho các loại tổ chức, thông qua lý thuyết này các nhà quản trị có thể quản trị tốt bất cứ loại hình tổ chức nào Đây là lý thuyết có trình độ cao hơn các lý thuyết khác cùng thời 1.2.2. Các nhà quản lý tiểu biểu a) Henry Fayol (1841-1925) Ông là tổng giám đốc của một khu mỏ khai thác than của Pháp. Với những kinh nghiệm của mình ông đã xuất bản cuốn sách “Quản trị công nghiệp và quản trị tổng quát” đưa ra lý thuyết quản trị hành chính tổng quát Ông cho rằng: Hoạt động quản trị phải được tách khỏi các hoạt động nghiệp vụ trong kinh doanh và ông chia công việc thành 6 loại trong đó có 5 loại hoạt động có tính chất chuyên môn SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Ngọc 7
- Tiểu luận môn học các lý thuyết quản trị cụ thể là: sản xuất, thương mại, tài chính, kế toán và an ninh. Còn hoạt động quản trị gồm những công việc có tính chất chung Các nhà quản phải được huấn luyện, đào tạo để có những phẩm chất nhất định Năng suất lao động của con người trong tập thể tuỳ thuộc vào sự sắp xếp, tổ chức của nhà quản trị Hoạt động quản trị phải dựa vào 14 nguyên tắc sau: ♦ Phân công lao động: chuyên môn hoá công việc sẽ đem lại hiệu quả cao hơn ♦ Quyền hạn và trách nhiệm: quyền hành phải đi liền với trách nhiệm để nhà quản trị cân nhắc kỹ về những quyết định mà mình đưa ra để tránh hậu quả xấu ♦ Kỷ luật: duy trì kỷ luật trong tổ chức sẽ tạo tính chuyên cần ở công nhân, đảm bảo chất lượng sản phẩm và hiệu quả cao trong kinh doanh ♦ Thống nhất chỉ huy: mọi nhân viên chỉ nhận mệnh lệnh từ một thủ trưởng và chỉ có người đó chịu trách nhiệm về hành vi của nhân viên của mình Kỷ Thống nhất luật chỉ huy: chỉ kiểm nhận lệnh tra gắt và báo cáo gao cho 1 người ♦ Thống nhất điều khiển: một nhóm hoạt động có mục tiêu phải có một người đứng đầu và phải có một kế hoạch thống nhất, quyết định đưa ra phải rõ ràng dứt khoát ♦ Quyền lợi: cá nhân phải đặt quyền lợi của tập thể lên trên quyền lợi của mình ♦ Thù lao: được trả tương xứng với công việc, với hao phí lao động bỏ ra ♦ Nguyên tắc tập trung và phân quyền: tuỳ thuộc vào yêu cầu của tổ chức và làm sao cho năng suất của tổ chức là cao nhất ♦ Chuỗi quyền hành: hình thành những mắt xích quyền lực từ thấp đến cao. Tuyến quyền lực và truyền thông không được nằm ngoài hệ thống này ♦ Trật tự: tổ chức(nhân tài, vật lực) phải phù hợp với mục tiêu, lợi ích của tổ chức ♦ Công bằng với cấp dưới là điều kiện để tạo sự trung thành, tận tụy của nhân viên ♦ Ổn định nhiệm vụ cho nhân viên: phải bố trí công việc đủ thời gian, mục tiêu và điều kiện để họ chuẩn bị chu đáo công việc ♦ Sáng kiến: khuyến khích sự sáng tạo và tinh thần trách nhiệm của nhân viên ♦ Đoàn kết: làm tăng thêm sức mạnh cho tập thể và tăng hiệu quả công việc SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Ngọc 8
- Tiểu luận môn học các lý thuyết quản trị Đoàn Kích kết tăng thích sự thêm năng sức động mạnh sáng tạo của tập của nhân thể viên Ông cũng là người đầu tiên đưa ra 4 chức năng cơ bản của quản trị theo một trình tự: HOẠCH ĐỊNH TỔ CHỨC LÃNH ĐẠO KIỂM TRA b) Max Weber (1864-1920) Ông không phải là 1 doanh nghiệp mà là một nhà xã hội học. Ông đưa ra một hệ thống chức vụ và nhiệm vụ được xác định rõ ràng, phân công trách nhiệm chính xác cho từng người, hệ thống quyền hành có tôn ti trật tự (hệ thống kiểu thư lại, quan liêu bàn giấy) Ông chủ trương dùng phương pháp quản trị cứng rắn với một quá trình quản trị: ♦ Hệ thống các nguyên tắc, luật lệ chính thức, công bằng, áp dụng cho mọi người ♦ Hành vi hành chánh và quyết định phải bằng văn bản để đảm bảo tính khách quan ♦ Nhân sự được tuyển chọn và thăng cấp qua thi cử Thi cử để lên chức Các quyết định phải bằng văn bản ♦ Phân công lao động rõ ràng ♦ Cơ cấu hệ thống theo cấp bậc trong tổ chức phải rõ ràng(quyền hành) SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Ngọc 9
- Tiểu luận môn học các lý thuyết quản trị ♦ Cơ cấu quyền lực chi tiết, quản lí phải tách rời sỡ hữu ♦ Tuyển chọn nhân viên khoa học với sự cam kết làm việc lâu dài ♦ Đề cao tính hợp lý trong sắp đặt của tổ chức c) Chester Barnard (1886-1961) Lý thuyết của Chester dựa trên nền tảng kinh nghiệm của ông và ông tập trung nghiên cứu cá nhân, tổ chức. Đối với ông: Tổ chức: là một hệ thống gồm nhiều người với 3 yếu tố cơ bản: sự sẵn sàng hợp tác có mục tiêu chung có sự truyền đạt thông tin tốt Nếu thiếu một trong ba yếu tố đó thì tổ chức sẽ tan vỡ Cá nhân: ông coi trọng quyền hành nhưng ông cho rằng quyền hành xuất phát từ sự chấp nhận quyền hành của cấp dưới. Điều đó chỉ có được khi có các điều kiện như:cấp dưới hiểu rõ mệnh lệnh, nội dung ra lệnh phù hợp với mục tiêu của tổ chức và lợi ích cá nhân của cấp dưới, cấp dưới có khả năng thực hiện mệnh lệnh đó 1.2.3. Đóng góp và hạn chế a) Đóng góp Có giá trị trong thực hành lãnh đạo và quản trị Thiết lập một cơ cấu tổ chức hợp lý, hiệu quả trên cơ sở đề cao các nguyên tắc chính sách và tính hợp lý của tổ chức Công việc của nhân viên trở nên đơn giản hơn vì sản phẩm đã được tiêu chuẩn hoá về mặt chất lượng b) Hạn chế Nguyên tắc, cứng nhắc, quan liêu, tìm cách mở rộng và bảo vệ quyền lực chỉ chú trọng đến nguyên tắc và quyền hành trong tổ chức Tốc độ ra quyết định chậm, không phù hợp với sự thay đổi công nghệ do cơ cấu tổ chức quá rườm rà Chưa chú ý đầy đủ đến mặt tâm lý và môi trường xã hội của người lao động, hệ thống khép kín chưa chỉ rõ mối quan hệ với khách hàng, đối thủ nhà cung cấp,... Chỉ hiệu quả trong một tổ chức ổn định. Một số nguyên tắc của Fayol không có giá trị thực tiễn, xa rời thực tế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Ngọc 10
- Tiểu luận môn học các lý thuyết quản trị Phần II: TRƯỜNG PHÁI QUẢN TRỊ HÀNH VI 2.1. Lý thuyết tâm lí – xã hội 2.1.1.đặc điểm Trường phái cổ điển thịnh trị một thời thì người ta nhận ra những hạn chế từ cách tiếp cận mang tính cơ giới về con người tách rời con người khỏi quan hệ xã hội Lý thuyết này khẳng định: ♦ Tổ chức là một hệ thống xã hội. Hiệu quả quản trị do năng suất lao động quyết định ♦ Tập thể ảnh hưởng lên tác phong cá nhân về tinh thần, thái độ và kết quả lao động ♦ Năng suất lao động chịu ảnh hưởng của yếu tố vật chất và tinh thần của con người ♦ Lãnh đạo không chỉ bằng quyền hành mà còn bằng yếu tố tâm lí xã hội ♦ Công nhân thích được chú ý, quan tâm, kính trọng và có vai trò trong sự nghiệp chung của tổ chức 2.1.2. Các nhà quản lý tiêu biểu a) Hugo Munsterberg (1863 – 1916) Trong quyển “Tâm lí học và hiệu năng công nghiệp”, ông đã nêu được mối quan hệ giữa quản trị khoa học và tâm lí công nghiệp. Mối quan hệ đó là: cả hai đều tìm cách cải tiến năng suất lao động thông qua việc phân tích động tác, kỹ năng và nhu cầu của công nhân trong từng công việc Ông đề nghị sử dụng tâm lí học trong tuyển dụng, đào tạo và tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho nhân viên của mình b) Mary Parker Follett (1863 – 1933) Bà cho rằng công nhân trong quá trình làm việc có các mối quan hệ sau • Quan hệ giữa những người công nhân với nhau • Quan hệ giữa người công nhân với nhà quản trị Hiệu quả của quản trị phụ thuộc vào việc giải quyết các mối quan hệ này Để giải quyết mối quan hệ này bà đưa ra các ý tưởng sau: • Giải quyết mâu thuẫn bằng phương pháp thống nhất là tốt nhất so với phương pháp áp chế và thoả hiệp SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Ngọc 11
- Tiểu luận môn học các lý thuyết quản trị • Lãnh đạo và điều khiển: quyền điều khiển thuộc về lãnh đạo, lãnh đạo phải là người có hiểu biết sâu rộng Giải quyết mâu thuẫn Lãnh đạo bằng thuộc về cấp thống nhất trên, trưởng nhóm • Ra mệnh lệnh phải cho nhân viên thấy sự cần thiết và phần trách nhiệm của mình trong nhiệm vụ được giao và họ không cảm thấy thúc ép, miễn cưỡng • Quyền lực và thẩm quyền: nhà quản lý cần quan tâm đến thẩm quyền và chức năng của mình, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa cấp dưới, chú trọng đến tính tự kiểm tra • Trách nhiệm tích luỹ: trách nhiệm chung của người quản lý và nhân viên trong nhiệm vụ được giao. Cần tăng cường mối quan hệ phối hợp + cộng tác • Quản trị là một quá trình liên tục không ngừng, nếu một vấn đề phát sinh được giải quyết thì sẽ phát sinh một vấn đề mới khác c) Elton Mayo (1880 – 1949) Ông là giáo sư tâm lý học, ông cùng với cộng sự của mình thực hiện các thí nghiệm sau Thí nghiệm 1:Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng tới năng suất lao động Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của điều kiện làm việc tới năng suất lao động Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của tiền lương, tiền thưởng tới năng suất lao động Kết quả đầu tiên đã làm họ ngạc nhiên vì nó trái với những gì mà họ dự đoán Từ đó ông rút ra kết luận Các doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế xã hội Con người cần động viên bằng vật chất và các yếu tố tâm lí xã hội Các nhóm không chính thức tác động mạnh đến thái độ và kết quả làm việc của công nhân Nếu công nhân dược thoả mãn về nhu cầu thì năng suất và kết quả lao động sẽ tăng Một người quản lý giỏi phải biết vận dụng cả yếu tố kinh tế và tâm lý xã hội d) Chris Argyris Ông nghiên cứu tư cách con người và các yếu tố đời sống tổ chức và đưa ra kết luận: thái độ gắt gao của nhà quản trị sẽ làm nhân viên thụ động, lệ thuộc và né tránh trách SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Ngọc 12
- Tiểu luận môn học các lý thuyết quản trị nhiệm trong công việc của mình. Ông cho rằng bản chất con người luôn muốn được độc lập và tự chủ trong hoạt động e) Abraham Maslow (1908 – 1970) Ông cho rằng hoạt động của con người nhằm để thoả mãn nhu cầu cá nhân. Sự thoả mãn nhu cầu quyết định hành vi của họ. Một nhu cầu được thoả mãn thì nó không còn chi phối đến hành vi của người đó nữa mà tác phong, hành vi của người đó bị chi phối bởi nhu cầu khác cao hơn. Nhà quản trị phải chú ý đáp ứng nhu cầu của con người Ông sắp xếp nhu cầu của con người thành 5 cấp bậc và sắp xếp theo cấp bậc tăng dần nhà quản trị Nhà quản trị chú bảo vệ nhân trọng phát triển thế cách, phẩm mạnh cá nhân của chất cho người lao động nhà quản nhà quản trị người lao trị đảm xây dựng động bảo nhân các nhóm viên có làm việc nhà quản điều kiện trị có thể lao động đáp ứng thuận lợi bằng vật chất 2.1.3. Đóng góp và hạn chế a) Đóng góp ♦ Doanh nghiệp được coi là một hệ thống xã hội. Động lực lao động được thúc đẩy bằng lợi ích vật chất, tâm lý xã hội và môi trường tập thể ♦ Quản lý bằng quyền lực của tổ chức và tác phong của người điều hành. Nhà quản lý không được lạm dụng quyền lực ♦ Giúp cải tiến cách thức và tác phong lãnh đạo, quản tri trong tổ chức ♦ Có giá trị về lý thuyết và thực tiễn, giúp doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả hơn b) Hạn chế ♦ Con người vẫn bị khép kín trong tổ chức mà không có các mối quan hệ, tác động qua lại với các yếu tố bên ngoài tổ chức SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Ngọc 13
- Tiểu luận môn học các lý thuyết quản trị ♦ Chưa lý giải được đầy đủ những hiện tượng trong thực tiễn quản lý, chưa đủ khái quát để trở thành một thuyết hoàn chỉnh ♦ Quá chú ý đến yếu tố xã hội, không quan tâm đến những yếu tố khinh tế ♦ Thuyết nhu cầu vẫn con một số hạn chế như: một trường hơp nhu cầu của con người không tuân theo thứ bậc của Maslow, không lý giải được những hành động bản năng 2.2. Các học thuyếtX, Y, Z 2.2.1. Thuyết X a) Nội dung học thuyết Được Douglas McGregor nghiên cứu. Học thuyết đưa ra những giả thiết tiêu cực vế con người như: Lười biếng là bản tính của con người, họ chỉ muốn làm việc ít và lảng tránh công việc nếu điều kiện cho phép Lừa đảo Lười biếng Thiếu chí tiến thủ, không giám gánh vác trách nhiệm, cam chịu để người khác lãnh đạo Từ khi sinh ra con người đã tự coi mình là trung tâm, không quan tâm đến nhu cầu của tổ chức Bản tính của con người là chống lại sự đổi mới Họ không được lanh lợi, dễ bị người khác lừa đảo và những kẻ có dã tâm đánh lừa Từ đó học thuyết X đưa ra 3 phương pháp quản trị nhân lực là • Quản lý nghiêm khắc dựa vào sự trừng phạt • Quản lý ôn hòa dựa vào sự khen thưởng • Quản lý nghiêm khắc và công bằng dựa vào sự trừng phạt và khen thưởng TRỪNG PHẠT VÀ KHEN THƯỞNG Vì thế ta có thể tóm tắt lý thuyết như sau: • Nhà quản trị phải chịu trách nhiệm tổ chức doanh nghiệp hoạt động nhằm đạt được những mục tiêu về kinh tế trên cơ sở các yếu tố như tiền, vật tư, thiết bị, con người SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Ngọc 14
- Tiểu luận môn học các lý thuyết quản trị • Đối với nhân viên cần chỉ huy, kiểm tra, điều chỉnh hành vi của họ để đáp ứng nhu cầu của tổ chức • Đối với tổ chức cần có những quy tắc, luật lệ nghiêm khắc b) Hạn chế • Đây là học thuyết có cái nhìn tiêu cực về con người và là một lý thuyết máy móc • Chỉ hiểu người lao động có nhu cầu về tiền, cái nhìn phiến diện và chưa đầy đủ về bản chất con người • Những nhà quản trị theo học thuyết này không tin tưởng một ai, chỉ tin vào những quy định và sức mạnh kỷ luật của tổ chức Tuy vậy nhưng những thiếu sót trên là do tình hình thực tế thời bấy giờ. Nhờ lý thuyết này mà những lý thuyết ra đời sau được hoàn thiện hơn 2.2.2.Thuyết Y Douglas McGregor a) Nội dung lý thuyết Đây là học thuyết “sửa sai” của Douglas. Ông đã đưa ra những giả thuyết tích cực hơn về bản chất con người là Lười nhác không phải là bản tính của con người. lao động cũng như nghỉ ngơi giải trí đều là những hoạt động thiết yếu của con người Điều khiển và đe dọa không phải là biện pháp duy nhất thúc đẩy con người thực hiện mục tiêu của tổ chức Ai cũng có tiềm năng ẩn vấn đề của nhà quản trị là khơi dậy tiềm năng đó Con người sẽ làm việc tốt hơn cho tổ chức nếu nhu cầu cá nhân được thỏa mãn một phần Từ cách nhìn nhận về con người trên học thuyết Y đưa ra những phương thức quản trị nguồn nhân lực như: • Thực hiện nguyên tắc thống nhất giữa mục tiêu của tổ chức và mục tiêu của cá nhân • Các biện pháp quản trị áp dụng áp dụng đối với người lao động phải mang lại hiệu quả cho tổ chức • Áp dụng những phương thức hấp dẫn để có được sự trung thành của các thành viên trong tổ chức • Khuyến khích tập thể nhân viên tự điều khiển việc thực hiện mục tiêu và tự đánh giá thành tích của họ trong nhiệm vụ • Nhà quản trị và nhân viên phải có mối quan hệ tác động lẫn nhau SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Ngọc 15
- Tiểu luận môn học các lý thuyết quản trị b) Hạn chế Học thuyết này có nhiều tiến bộ hơn học thuyết X nhưng vẫn còn có nhiều hạn chế như • Sự buông lỏng trong quá trình quản lý. Chỉ phát huy tốt tác dụng trong các tổ chức có trình độ cao và yêu cầu sự sáng tạo • Nhìn nhận con người hơi quá lạc quan so với thực tế William 2.2.3. Thuyết Z Ouchi a) Nội dung Được tiến sĩ William Ouchi nghiên cứu dựa trên thực tiễn và lý luận của phương thức quản lý trong các xí nghiệp Nhật Bản Học thuyết Z chú trọng tạo sự an tâm, mãn nguyện, tôn trọng người lao động cả trong và ngoài công việc, làm thỏa mãn tinh thần người lao động qua đó đạt năng suất cao trong công việc. Từ đó ta có nội dung về học thuyết như sau: • Bộ máy quản lý phải đảm bảo cho cấp trên nắm được tình hình cấp dưới. Tạo điều kiện cho nhân viên tham gia vào các quyết định và nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ • Nhà quản lý cấp trung phải tập hợp ý kiến của nhân viên và của mình rồi báo cáo kịp thời cho cấp trên • Tạo lòng trung thành cho nhân viên, để nhân viên phát huy tiềm năng của mình • Nhà quản lý phải thường xuyên quan tâm đến các vấn đề của người lao động và gia đình của họ, tạo môi trường làm việc thân thiện • Đổi mới cách thức làm việc để tạo tinh thần làm việc cho nhân viên • Đào tạo và phát triển nhân viên b) Hạn chế Tạo sức ỳ lớn trong nhân viên 2.2.4. Tổng quan Nếu nhìn tổng quan hơn ta thấy từ học thuyết X đến học thuyết Z là một quá trình tự hoàn chỉnh về tri thức trong khoa học quản trị mà cụ thể là quản trị về mặt nhân lực. Điều đó thể hiện ước muốn của con người là đạt tới trình độ quản lý nhân sự ưu việt nhằm đem lại những lợi ích thiết thực cho người lao động, doanh nghiệp và xã hội SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Ngọc 16
- Tiểu luận môn học các lý thuyết quản trị Phần III: LÝ THUYẾT ĐỊNH LƯỢNG 3.1. Đặc diểm, nội dung Xuất phát từ cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2. Lý thuyết này quan niệm rằng hiệu quả quản trị chịu ảnh hưởng của quyết định quản trị Trường phái này tiếp cận quản trị trên 3 áp dụng cơ bản là: quản trị khoa học, quản trị tác nghiệp và quản trị hệ thống thông tin Quản trị khoa học: Nó khác với quản trị khoa học của Taylor ở chỗ khoa học lãnh đạo, dùng những phân tích toán học trong quyết định, sử dụng các công cụ thống kê, các mô hình toán kinh tế để giải quyết các vấn đề trong sản xuất kinh doanh Quản trị tác nghiệp: Áp dụng kỹ thuật định lượng (dự đoán, kiểm tra hàng tồn kho, lập trình tuyến tính,…) vào công tác tổ chức và kiểm soát hoạch định Quản trị thông tin: là những chương trình tích hợp, thu thập và xử lý thông tin giúp cho việc ra quyết định, thông tin phải ở dạng thích hợp để nhà lãnh đạo ra quyết định Nội dung lý thuyết này bao gồm: ♦ Nhấn mạnh đến phương pháp khoa học trong việc giải quyết các vấn đề quản trị ♦ Áp dụng phương pháp tiếp cận hệ thống để giải quyết vấn đề ♦ Sử dụng các mô hình toán học ♦ Định lượng hóa các yếu tố có liên quan và áp dụng các phương pháp toán học vào thống kê ♦ Quan tâm đến các yếu tố kinh tế, kỹ thuật hơn các yếu tố tâm lý xã hội ♦ Đi tìm các quyết định tối ưu trong một hệ thống khép kín ♦ Sử dụng công cụ máy 1834: tính vào trong quản trị Charles Babbage giới thiệu 3.2. Ưu diểm và hạn chế máy a) Ưu điểm phân tích Các kỹ thuật của trường phái này đã đóng góp rất lớn trong việc nâng cao trình độ hoạch định và kiểm tra hoạch định Là sự nối dài tiến bộ hơn của trường phái cổ điển, thâm nhập hầu hết trong các tổ chức hiện đại với những kỹ thuật phức tạp b) Hạn chế SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Ngọc 17
- Tiểu luận môn học các lý thuyết quản trị Ít chú trọng đến yếu tố con người trong tổ chức quản trị. Các kỹ thuật của lý thuyết này rất phức tạp và khó hiểu cần phải có chuyên gia giỏi. Do đó việc phổ biến lý thuyết này còn hạn chế Phần IV: THỰC TIỄN CÁC LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ TRONG TỔ CHỨC 1.1. Thủ tục hành chính trong lĩnh vực nhà đất Nộp lệ phí trước bạ cho căn nhà mới xây thì cơ quan thuế yêu cầu phải tự chuẩn bị đến 9 loại giấy tờ cộng với 2 tờ khai là tờ khai nộp thuế nhà đất; tờ khai lệ phí trước bạ nhà đất theo mẫu của Cục Thuế và bản chính, bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu đất ở; bản photo quyết định cấp số nhà; biên bản nghiệm thu công trình hoàn thành… Thành phần bộ hồ sơ xin cấp đổi giấy hồng mới: bản vẽ hiện trạng hoàn công; giấy phép xây dựng; biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình; bản vẽ xin phép xây dựng… Ở đây cục thuế nhà nước đã áp dung lý thuyết quản trị của Max Weber, là xây dựng tổ chức theo kiểu quan liêu bàn giấy, và theo em thấy tổ chức quan lieu này không còn đúng với thực tế tình hình hiện nay nữa 1.2. Công ty SONY VIETNAM quan tâm dến người lao dộng Để tăng cường kiến thức và tinh thần hợp tác giữa các thành viên, công ty Sony đã đưa ra nhiều loại hình hoạt động như tổ chức các chuyến đi du lịch hàng năm cho nhân viên, ngày Hội Gia Đình Sony tạo nên một Đại Gia Đình Sony vững mạnh. Tổ chức cho hơn 200 cán bộ nhân viên đi tham quan Thượng Hải, Hàn Châu, Tô Châu từ ngày 18/3/2010 – 23/3/2010. Đời sống tinh thần, đặc biệt là chế độ chính sách người lao động của nhân viên được công ty Sony quan tâm chu đáo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cao nhất. Nhân viên công ty Sony đã được tham dự các buổi huấn luyện với giáo viên nước ngoài nhằm bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và nâng cao kỹ năng mềm cho tập thể nhân viên. Sony luôn xem yếu tố “Con người” làm mục tiêu hàng đầu trong chủ trương hoạt động của Sony Electronics Việt Nam. 1.3. Công ty cổ phần Traphaco Các chính sách quản trị nguồn nhân lực của công ty có mối quan hệ mật thiết với từng cấp bậc tháp nhu cầu MASLOW, tạo ra một động lực làm việc cho người lao động. SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Ngọc 18
- Tiểu luận môn học các lý thuyết quản trị Thu hút người lao động: quy trình tuyển dụng bài bản, có uy tín với người lao động,… Đào tạo và phát triển nhân viên: kinh phí cho việc đào tạo lớn, nội dung đào tạo đa dạng,… Duy trì năng lực sản xuất của người lao động: lương, thu nhập trung bình tăng trưởng hàng năm, có các quỹ phúc lợi, môi trường làm việc trẻ trung,… 1.4. Công ty cổ phần hóa dầu petrolimex Công ty CP Hóa dầu Petrolimex - PLC đặc biệt chú trọng tới nhân tố con người, đặt Người lao động vào vị trí trung tâm trong quá trình phát triển, xây dựng đơn vị. Công ty quan tâm đến đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, điều kiện làm việc, tạo môi trường tốt nhất để NLĐ yên tâm, gắn bó, làm việc lâu dài tại Công ty; tạo điều kiện để NLĐ phát huy sáng tạo, tạo ra các giá trị mới vì sự phát triển bền vững của Công ty và vì lợi ích của mỗi NLĐ. Công ty thực hiện đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ đối với NLĐ theo đúng các qui định của Pháp luật 1.5. Công ty Cổ phần SPM Đối với Công ty Cổ phần SPM, nhân sự là một yếu tố quan trọng, góp phần quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty Chế độ làm việc: chế độ làm việc 5,5 ngày/tuần và thực hiện chế độ Bảo hiểm sinh mạng cho toàn bộ công nhân viên công ty. Xây dựng văn phòng hiện đại, trang bị đầy đủ thiết bị làm việc, trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động, hàng năm Công ty tổ chức huấn luyện định kỳ về an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy. Bên cạnh đó, Công ty Cổ phần SPM thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động vui chơi, giải trí cho công nhân viên tạo không khí thi đua đoàn kết gắn bó trong công ty như: du lịch nghỉ mát, tổ chức thi văn nghệ, thể thao. Chính sách lương thưởng: chính sách lương thưởng của nhân việc được xác định theo năng lực làm việc của mỗi cá nhân, lương gồm có 2 phần: Lương cố định + Thưởng theo đánh giá tiêu chí hằng tháng 1.6. Kết luận Phần lớn các doanh nghiệp hiện nay đều phối hợp sử dụng các lý thuyết quản trị và lý thuyết không thể thiếu là thuyết hành vi, quan tâm đến người lao động, ngoài ra họ còn SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Ngọc 19
- Tiểu luận môn học các lý thuyết quản trị dùng lý thuyết quản trị của Taylor (trả lương theo sản phẩm), Henry (thưởng ngày lễ, thành tích,…). KẾT LUẬN Qua sự phân tích các học thuyết trên ta thêm hiểu hiểu hơn về những phương thức quản trị. Mỗi học thuyết đều có chỗ hay, chỗ thiếu sót tuy nhiên do quản trị còn là một là một nghệ thuật, không cứng nhắc nên việc kết hợp các học thuyết là hoàn toàn có thể và hiệu quả đến đâu còn phụ thuộc vào nhà quản trị. Việc tìm hiểu các phong cách quản trị cũng cho nhà quản trị biết cách chọn cho mình quan điểm quản trị phù hợp với khu vực quản trị. Điều này là quan trọng với nhà quản trị toàn cầu Mặc dù các lý thuyết được nêu trong bài tiểu luận này đã ra đời từ lâu và còn có nhiều hạn chế. Nhưng nó vẫn còn có giá trị đến ngày nay. Nó được các doanh nghiệp áp dụng trong quản trị và đem lại hiệu quả quản trị cao Các lý thuyết này ra đời gắn liền với chủ nghĩa tư bản cả về đặc điểm lẫn nội dung. Nó đánh dấu cho sự phát triển không ngừng của chủ nghĩa tư bản Các lý thuyết này đã làm nền cho các lý thuyết quản trị hiện đại ra đời. Hay nói chính xác thì các lý thuyết hiện đại là sự tổng hợp lại một cách hoàn thiện hơn của các lý thuyết quản trị đã có trước đây SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Ngọc 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Các học thuyết quản trị nhân lực Phương Đông
32 p | 1314 | 206
-
Thuyết trình: Quản trị chuỗi cung ứng tại công ty VISSAN
48 p | 741 | 153
-
TIỂU LUẬN: Vận dụng một cách sáng tạo các lý thuyết về Marketing chung và Marketing dược tại Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Nam Hà
14 p | 290 | 99
-
Tiểu luận: Quản trị điều hành lý thuyết quản trị chuỗi cung ứng
43 p | 426 | 84
-
Tiểu luận: Ứng dụng lý thuyết bảo trì và độ tin cậy tại công ty NSP
23 p | 220 | 44
-
Tiểu luận: Các lý thuyết quản trị kinh doanh hiện đại
11 p | 338 | 43
-
Tiểu luận: Các học thuyết quản trị học tổ chức
19 p | 267 | 28
-
Tiểu luận: Lý thuyết quản trị cổ điển
14 p | 386 | 26
-
Tiểu luận: Những lý thuyết của các quá trình thay đổi và đổi mới tổ chức
42 p | 163 | 22
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Nghiên cứu lý thuyết về quản trị công ty vào giảng dạy và biên soạn giáo trình quản trị công ty
115 p | 30 | 18
-
Tiểu luận: Quan niệm mới trong quản trị hiện nay
21 p | 125 | 17
-
Tiểu luận khoa Kinh tế - Quản trị: Các thuận lợi và khó khăn khi áp dụng mô hình thuyết Z vào Việt Nam
13 p | 239 | 13
-
Tiểu luận: Liên hệ thực tiễn việc áp dụng các học thuyết quản trị nhân lực Phương Đông ở doanh nghiệp Toyota tại Việt Nam hiện nay
22 p | 175 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh công ty cổ phần thuốc thú y SVT Thái Dương đến năm 2020
136 p | 99 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị tài chính tại Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi
128 p | 22 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Chiến lược kinh doanh nhóm sản phẩm thuốc tiêm tại Công ty Cổ phần Dược Danapha
26 p | 33 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến sự gắn kết với tổ chức của nhân viên tại Công ty Nhiệt điện Vĩnh Tân
132 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn