intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Các ngành công nghiệp trọng điểm

Chia sẻ: Phạm Trang | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:41

180
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận: Các ngành công nghiệp trọng điểm với nội dung trình bày một số ngành công nghiệp trọng điểm - mũi nhọn, thực trạng phát triển 2011-2015, kế hoạch phát triển giai đoạn 2016-2020, các ngành công nghiệp hỗ trợ và dịch vụ Logistics.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Các ngành công nghiệp trọng điểm

  1. MỤC LỤC                    Nội dung     Trang Phần I. Các ngành công nghiệp trọng điểm ­ mũi nhọn I. Tổng quát 1 II. Một số ngành công nghiệp trọng điểm ­ mũi nhọn                    1 1. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm 1 2. Công nghiệp năng lượng 4 3. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng 5 III. Thực trạng phát triển 2011­2015 8 1. Công nghiệp năng lượng 9 2. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng 11 3. Công nghiệp cơ khí 12 IV. Kế hoạch phát triển giai đoạn 2016­ 2020 14 1. Bối cảnh kinh tế xã hội 14 2. Định hướng phát triển a. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm 14 b. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng 14 c. Công nghiệp năng lượng 17 Phần II. Các ngành công nghiệp hỗ trợ và dịch vụ Logistics I. Các ngành công nghiệp hỗ trợ                                               28  II. Logistics                                                                                      30 Các nguồn tham khảo
  2. Bảng phân công công việc và đánh giá từng thành viên
  3. CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM Ở NƯỚC TA  GIAI ĐOẠN 2011­2015 VÀ 2016­2020 PHẦN I: CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM I. TỔNG QUÁT 1. Định nghĩa: Ngành công nghiệp trọng điểm là ngành: ­ Có thế mạnh lâu dài dựa trên nguồn tài nguyên và lao động ­ Mang lại hiệu quả kinh tế cao  ­ Có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác. 2. Vai trò: ­ Công nghiệp trọng điểm là một ngành sản xuất vật chất quan trọng. ­ Phát triển công nghiệp trọng điểm tác động mạnh mẽ  tới sự  phân bố  của   ngành sản xuất. ­ Đẩy mạnh cách mạng khoa học, công nghệ ứng dụng vào phát triển kinh tế  quốc dân. ­ Thu hút vốn đầu tư, mở rộng quan hệ thương mại với các quốc gia khác. ­ Nâng ca năng lực quốc phòng và phòng thủ cho đất nước. 3. Các ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta ­ CN chế biến LTTP ­ CN cơ khí
  4. ­ CN điện tử ­ CN năng lượng: bao gồm khai thác nhiên liệu+ sản xuất điện ­ CN hóa chất và vật liệu xây dựng ­ CN sản xuất hàng tiêu dùng II. MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM MŨI NHỌN 1) CN chế biến lương thực thực phẩm ­ Công nghiệp chế  biến lương thực, thực phẩm có cơ  cấu ngành đa dạng, gồm   phân ngành chế biến sản phẩm trồng trọt, chế biến sản phẩm chăn nuôi, chế biến   thủy, hải sản. Trong mỗi phân ngành có nhiều hoạt động công nghiệp khác nhau.  Chẳng  hạn,   phân  ngành  chế   biến  sản  phẩm   trồng   trọt   có   các   hoạt   động  công   nghiệp xay xát, đường mía, chè, cà phê, rượu, bia, nước ngọt. ­  Ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng   điểm ở nước ta, phát triển mạnh mẽ với sản phẩm đa dạng. Hằng năm, ngành này   cung cấp khoảng 1 triệu tấn đường, 12 vạn tấn chè (búp khô), 80 vạn tấn cà phê   nhân, 160 ­ 220 triệu lít rượu (các loại), 1,3 ­ 1,4 tí lít bia, 300 ­ 350 triệu hộp sữa,  bơ, pho mát; 190 ­ 200 triệu lít nước mắm; thịt hộp, lạp xưởng, xúc xích; cá, tôm   đóng hộp, đông lạnh,... Công nghiệp chế  biến lương thực, thực phẩm phát triển gắn với nguồn nguyên   liệu và nhu cầu của thị trường tiêu thụ, nên thường phân bố ở các vùng nguyên liệu   và các đô thị lớn. Chẳng hạn như công nghiệp chế biến đường mía dựa trên nguồn  nguyên liệu tại chỗ nên phân bố tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam   Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. Công nghiệp chế biến thịt và các  sản phẩm từ thịt phát triển mạnh ở các đô thị lớn (Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh) do   nhu cầu tiêu thụ tại chỗ lớn. a/ Thế mạnh lâu dài: ­ Là nước thuần nông ­  Nguồn nguyên liệu tại chỗ, phong phú: đất, nước...
  5. ­ Nhân lực dồi dào:  Dân số  đông, nguồn lao động phong phú; Giá nhân công rẻ  hơn nhiều so với các nước trong khu vực, là điều kiện thuận lợi cho việc hạ giá  thành sản phẩm và tham gia lao động gia công hàng xuất khẩu. ­ Thị trường tiêu thụ rộng lớn trong và ngoài nước. VD:Gạo: xuất khẩu tháng 11/2015 đạt 711,6 nghìn tấn với trị giá đạt hơn 300 triệu  USD, giảm 17,2% về  lượng và 14,2% về  trị  giá so với tháng trước, Tính đến hết   tháng 11/2015, lượng xuất khẩu gạo của cả nước là 6,07 triệu tấn, giảm nhẹ 0,7%   và   trị   giá   đạt   2,58   tỷ   USD,   giảm   7,4%   so   với   cùng   kỳ   năm   trước. Trong 11 tháng năm 2015, Trung Quốc vẫn là thị  trường tiêu thụ  gạo lớn nhất của   Việt Nam với 2,02 triệu tấn, tăng 5% so với cùng kỳ  năm trước và chiếm 33,4%  tổng lượng xuất khẩu gạo của cả  nước. Xuất khẩu gạo sang Philipin giảm 20%   về  lượng,   đạt 1,05 triệu tấn; tiếp theo là  Malaixia: 501 nghìn tấn,  tăng 10,6%;  Inđônexia: 461 nghìn tấn, tăng 47,86%. Tỷ   trọng   xuất   khẩu   của   4   nhóm   hàng   hóa   chính   năm   2014  (Nguồn số liệu: Bộ Công thương) ­ Cơ sở vật chất kỹ thuật được chú trọng đầu tư. b/ Mang lại hiệu quả cao: ­ Không đòi hỏi vốn đầu tư lớn nhưng lại thu hồi vốn nhanh. ­ Chiếm tỷ  trọng khá cao trong giá trị  sản lượng công nghiệp cả  nước và giá trị  xuất khẩu.
  6. ­ Giải quyết nhiều việc làm và nâng cao thu nhập của người lao động. c/ Tác động đến các ngành kinh tế khác: ­ Thúc đẩy sự hình thành các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp. ­ Đẩy mạnh phát triển các ngành ngư nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí… 2) CN năng lượng a/ Thế mạnh lâu dài:  Nguồn nhiên liệu phong phú ­ Tổng tài nguyên và trữ lượng than tính đến ngày 01 tháng 01 năm 2011 được  xác định bằng 48,7 tỷ tấn, trong đó: + Than đá: 48,4 tỷ tấn. + Than bùn: 0,3 tỷ tấn.( ở Đồng bằng sông Cửu Long nhiều ở U Minh)  Tài nguyên và trữ lượng than huy động vào quy hoạch là 7,2 tỷ tấn, trong đó: + Than đá: 7,0 tỷ tấn. + Than bùn: 0,2 tỷ tấn + Than antraxít tập trung ở Quảng Ninh với trữ lượng hơn 3,6 tỷ tấn + Than nâu ở Đồng bằng sông Hồng, trữ lượng vài chục tỷ tấn, khó khai  thác do sâu trên 300 m
  7. ­ Dầu khí với trữ  lượng vài tỷ  tấn dầu; được tập trung  ở  các bể  trầm tích  sông Hồng, sông Cửu Long, Nam Côn Sơn, Thổ  Chu­ Malay, Phú Khánh, Tư  Chinh, Vũng Mây, Trường Sa,…Trong  đó, theo kết quả thăm dò:     + Bể sông Hồng chủ yếu là khí.     + Bể Cửu Long chủ yếu phát hiện dầu.     + Hai bể Nam Côn Sơn và Malay­Thổ Chu phát hiện cả dầu và khí.     + Bể Phú Khánh , Tư  Chinh­Vũng Mây mới chỉ dự  báo triển vọng trên cơ  sở cấu trúc địa chất. +Thủy năng có tiềm năng rất lớn, khoảng 30 triệu KW, tập trung ở hệ  thống sông Hồng (37%) và sông Đồng Nai (19%) + Các nguồn năng lượng khác: gió, thuỷ triều, năng lượng mặt trời… ­ Ngành thép: phân bố   ở  nơi có mỏ  sắt như  Thái Nguyên, Hà Tĩnh, Cao Bằng,  Yên Bái, Hà Giang,… ­ Ngành điện:        + Thủy điện phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi và gắn liền với các con sông  lớn: hệ thống sông Hồng ( sông Đà), sông Đồng Nai,…             +   Nhiệt   điện   miền   Bắc   chủ   yếu   dựa   và   mỏ   than  Quảng  Ninh,   Na  Dương,..       + Nhiệt điện miền Nam chủ yếu dựa vào dầu nhập khẩu và các mỏ dầu  khí ở thềm lục địa. ­ Ngành than: tập trung chủ yếu  ở bể than Quảng Ninh thành các vùng như  Cẩm   Phả, Dương Huy, Hòn Gai, Uông Bí, Bảo Đài,…  Thị  trường tiêu thụ  rộng lớn, đáp  ứng nhu cầu cho sản xuất và sinh  hoạt của người dân. b/ Mang lại hiệu quả cao: ­ Đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế, phục vụ công cuộc CNH, HĐH. Than, dầu  thô còn có xuất khẩu. ­ Nâng cao đời sống nhất là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa. ­ Giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
  8. c/ Tác động đến các ngành kinh tế khác: ­ Phát triển năng lượng đi trước một bước nhằm tạo thuận lợi thúc đẩy các  ngành kinh tế  khác phát triển về  quy mô, công nghệ, chất lượng sản phẩm… phục vụ nhu cầu CNH, HĐH. 3) Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng: Bao gồm nhiều ngành khác nhau, đa dạng về sản phẩm và phức tạp về trình độ kĩ  thuật, trong đó phải kể đến công nghiệp dệt,may­ da giày, nhựa, sành ­ sứ  ­ thủy   tinh. Sản phẩm của các ngành chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của nhân dân. Trong giai đoạn 2010 ­ 2014, kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định   (khoảng từ  5­ 7%/năm), kéo theo sự  tăng trưởng  ổn định của lĩnh vực hàng tiêu   dùng nói chung và hàng tiêu dùng nhanh nói riêng. Trong đó, tốc độ tăng trưởng chi  tiêu thực của người tiêu dùng trong bán lẻ  là 3%, hàng tiêu dùng (không phải thực   phẩm và đồ uống) 6%, thực phẩm và đồ uống khác 3%. Trong giai đoạn 2014­ 2015, nhóm sản phẩm đồ uống tiếp tục có mức tăng trưởng   tốt với 38% trong tổng doanh số bán hàng của toàn ngành hàng tiêu dùng nhanh và   đạt được tốc độ  tăng trưởng cao nhất với mức 6,7%. Sự phát triển của sản phẩm   đồ  uống chủ  yếu đến từ  bia, nước uống tăng lực và nước uống giải khát. Sữa và  các sản phẩm từ sữa tăng 12% ở thành thị và 20% ở nông thôn. Ngược lại với nhóm  
  9. sản phẩm đồ  uống, thị  trường tiêu thụ  các nhóm sản phẩm còn lại vẫn còn gặp  nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với các mặt hàng chăm sóc gia đình như  bột giặt,  thực phẩm đóng gói… Tổng doanh thu thực của các lĩnh vực có liên quan đến hàng tiêu dùng ở Việt Nam   dự tính sẽ tăng lên tới 140 tỷ USD vào năm 2016. Đây là cơ hội lớn cho các doanh  nghiệp (DN) ngành hàng tiêu dùng nhanh đẩy mạnh sản xuất, mở rộng thị trường,   tìm kiếm cơ hội tăng trưởng. Xét về  thị  trường, trong khi tỷ  lệ  tăng trưởng ngành hàng tiêu dùng nhanh tại 6   thành phố  chính của Việt Nam (Hà Nội, TP.Hồ  Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ,   Nha Trang và Đà Nẵng) dường như đang dần bão hòa thì thị  trường nông thôn nổi  lên như  một nguồn tăng trưởng mới. Trong khi thành thị  chỉ  đạt mức tăng trưởng  vào khoảng 1,6%, thì thị trường nông thôn phát triển tới mức 2,7%, chủ yếu do tăng  trưởng khối lượng tiêu thụ. Các nhóm sản phẩm dẫn đầu có tốc độ  tăng trưởng   nhanh nhất trong thị  trường nông thôn là nước uống năng lượng, nước rửa chén,   sữa uống đóngchai/đóng hộp, nước uống đóng chai và nước giải khát… Công nghiệp dệt ­ may là một trong những ngành chủ  đạo và quan trọng của công  nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Nó giải quyết nhu cầu về may mặc, sinh hoạt cho   hơn 6 tỉ  người trên Trái Đất và một phần nguyên liệu cho các ngành công nghiệp  nặng. Phát triển công nghiệp dệt ­ may có tác dụng thúc đẩy nông nghiệp và các   ngành công nghiệp nặng, đặc biệt là công nghiệp hóa chất, đồng thời còn có tác   dụng   giải   quyếtcôngăn   việc   làm   cho   người   lao   động,   nhất   là   lao   động   nữ  a/  Có th   ế mạnh lâu dài:   Nguồn lao động dồi dào: + Dân số đông, nguồn lao động phong phú. + Giá nhân công rẻ hơn nhiều so với các nước trong khu vực, là điều  kiện thuận lợi cho việc hạ giá thành sản phẩm và tham gia lao động gia  công hàng xuất khẩu.  Thị trường tiêu thụ rộng lớn. + Thị trường trong nước (dân số đông, mức sống đang tăng, nhu cầu rất  lớn) +  Thị  trường  xuất khẩu(thị   trường truyền thống,  thị   trường khó  tính  Châu Âu,BắcMĩ)
  10. VD:  ­  Hàng dệt may: kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may trong 11 tháng/2015 đã vượt   mốc 20 tỷ USD. + Xuất khẩu trong tháng đạt 1,71 tỷ USD, giảm 13,7% so với tháng trước (chủ yếu  vì lý do thời vụ), qua đó nâng trị  giá xuất khẩu nhóm hàng này trong  11 tháng/2015  lên 20,63 tỷ   USD,   tăng 8,9%   so   với   cùng   kỳ   năm   2014   (tương   ứng   tăng 1,69  tỷ USD). +Trong 11 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị  trường Hoa Kỳ  đạt 9,88 tỷ  USD, tăng 11,7%;sang EU đạt 3,09 tỷ  USD, tăng 3,5%; sang Nhật Bản  đạt 2,53 tỷ  USD, tăng 6,2% và sang Hàn Quốc đạt 1,98 tỷ USD, tăng 1,3% so với  cùng kỳ năm trước. ­  Giày dép các loại: kim ngạch xuất khẩu trong tháng đạt 1,1 tỷ USD, tăng 15,1%  so với tháng trước. Tính đến hết tháng 11/2015, xuất khẩu nhóm hàng giày dép   đạt 10,8 tỷ USD, tăng 16,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong   đó, xuất   khẩu   sang thị   trường Hoa   Kỳ đạt 3,67 tỷ   USD,   tăng 23,85%   và  chiếm 33,96% kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước; tiếp theo là xuất   khẩu   sang   thị   trường EU đạt 3,63 tỷ   USD,   tăng 12,3%; sang Trung   Quốc đạt gần  694 triệu USD, tăng 47,8%; sang Bỉ đạt gần 644 triệu USD, tăng 6,8% so với cùng  kỳ năm 2014. ­  Nguồn nguyên liệu trong nước phong phú: Ví dụ về sản lượng nguyên liêu bông: Niên vụ Diện tích(ha) Sản lượng bông Tỉ lệ tăng sản xơ(tấn) lượng(%) 2009 – 2010 8175 3903 2.6 2010 – 2011 10470 4695 12 2011 – 2012 11260 4864 6.5   ­ Cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển khá mạnh + Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là ngành công nghiệp truyền thống,  được phát triển lâu đời. + Tập trung chủ yếu các thành phố đông dân như Hà Nội, Tp. HCM, Hải Phòng,  Nam Định, Đà nẵng,…
  11. b/  Mang lại hiệu quả kinh tế cao. ­ Là ngành có vốn đầu tư không lớn, thời gian xây dựng nhanh, thu hồi vốn nhanh,   thời gian đào tạo công nhân ngắn. ­ Đem lại hiệu quả kinh tế: Theo công bố từ Tổng cục Thống kê, tinh chung c ́ ả năm 2015, tông m ̉ ưc ban le hang ́ ́ ̉ ̀   ̣ ̣ ̀ ước tính đạt 3,242.9 ngàn tỷ đồng, tăng 9.5% so   hoa va doanh thu dich vu tiêu dung  ́ ̀ với năm trước (loại trừ  yếu tố  giá tăng 8.4%, cao hơn mức tăng 8.1% của năm  2014).  + Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu hàng xuất khẩu. c/Tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác. ­ Đối với công nghiệp nặng (hóa chất, thuốc nhuộm, máy móc,…) ­ Đối với nông nghiệp (hình thành các vùng nguyên liệu) ­ Đối với xã hội (giải quyết việc làm, phục vụ đời sống) ­ Đối với ngoại thương (tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước III. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN 2011­2015 Sản xuất công nghiệp đã ngày càng có đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế  của đất nước. Nhìn lại chặng đường 5 năm giai đoạn 2011 ­ 2015, nhiều ngành  công nghiệp của Việt Nam đã đi lên và đạt được nhiều kết quả tích cực.
  12. Tuy nhiên, nhiều ngành công nghiệp trọng điểm vẫn chưa có sức bật mạnh mẽ,   xứng đáng với tiềm năng của đất nước. Phần lớn đều là những ngành sản xuất thô,   có tính gia công cao và chưa mang lại nhiều gia trị gia tăng cho đất nước và thiếu   những ngành công nghiệp mang tính nền tảng như công nghiệp hỗ trợ. Cơ  cấu ngành công nghiệp nước ta có sự  chuyển dịch rõ rệt nhằm thích nghi với  tình hình mới: ­ Tăng tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp chế biến. ­ Giảm tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp khai thác và công nghiệp sản xuất, phân  phối điện, khí đốt, nước. 1. CN năng lượng
  13. 2. CN sản xuất hàng tiêu dùng
  14. 3. CN cơ khí
  15. ⇨Các hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp: ­  Xây dựng cơ cấu linh hoạt, thích nghi với cơ chế thị trường, phù hợp tình hình   phát triển của đất nước, xu thế chung của khu vực và thế giới. ­ Đẩy mạnh phát triển các ngành mũi nhọn và trọng điểm, đưa công nghiệp điện  năng đi trước một bước. Các ngành công nghiệp khác có thể điều chỉnh theo nhu   cầu của thị trường trong và ngoài nước. ­  Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới thiết bị, công nghệ nhằm nâng cao chất lượng   và hạ giá thành sản phẩm. ­ Các DN Việt cần thiết phải tăng cường liên kết, hợp tác đầu tư, sử dụng nguồn   hàng của nhau... tạo ra sức mạnh tổng hợp cho toàn ngành.  ­ Các DN cũng cần tự  nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, năng lực chế  biến; nâng cao năng lực tài chính, giảm dần sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập  khẩu... Đặc biệt, các DN cần chủ động nắm bắt tình hình nhu cầu thị trường và   thị  hiếu của người tiêu dùng để có dòng sản phẩm cạnh tranh; Đẩy mạnh đầu   tư phát triển sản phẩm ở khu vực nông thôn; Xây dựng các kênh phân phối phù  hợp ... Song song với những nỗ lực tự thân của DN rất cần có thêm nhiều sự hỗ trợ  từ phía Nhà nước. ­  Cụ  thể, Nhà nước cần coi đầu tư  vào hạ  tầng thương mại, nhất là hệ  thống  phân phối là yêu cầu của sự phát triển, là một chính sách kích cầu để có cơ chế  tài chính hỗ trợ DN. 
  16. ­ Các cơ  quan chức năng của Chính phủ  cần tăng cường các hoạt động nghiên  cứu, dự báo và phổ biến kịp thời, công khai các thông tin kinh tế đến các DN và  hiệp hội DN, làm cơ  sở  để  DN có thể  nâng cao chất lượng xây dựng và điều   hành chiến lược đầu tư, kinh doanh của mình.  ­ Các cơ  quan quản lý thị  trường, hải quan, thuế... cần tăng cường trong việc   chống làm hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu, gian lận thương mại.  ­ Ngoài ra, cần có những hỗ  trợ  và định hướng rõ ràng về  chi tiêu công theo   hướng ưu tiên hàng Việt Nam, nhất là những chi tiêu từ ngân sách Nhà nước. Khẳng  định   sẽ   tiếp   tục   đồng   hành  cùng  DN,   đại  diện   Bộ   Công   Thương,   Thứ   trưởng Bộ  Công Thương Hồ  Thị  Kim Thoa cho biết: Trong thời gian tới, Bộ  sẽ   tiếp tục mở  rộng các điểm bán hàng từ  thành thị tới nông thôn, vùng sâu vùng xa;   Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và hàng rào kỹ thuật thương mại; Nghiên   cứu đơn giản hóa các thủ  tục hành chính, tạo thuận lợi, môi trường đầu tư  kinh   doanh thông thoáng cho DN...“Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn   nữa với các ban, ngành, hiệp hội và DN. Qua đó, khuyến khích, tạo động lực cho   các DN Việt Nam có thể phát huy hết năng lực, sáng tạo, cùng chung sức xây dựng   cộng đồng DN lớn mạnh, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng, cạnh tranh mang   thương hiệu Việt để  chiếm lĩnh thị  trường nội địa và mở  rộng xuất khẩu, nhất là   trong bối cảnh hội nhập toàn cầu ngày càng sâu rộng như hiện nay” – Thứ trưởng   Hồ Thị Kim Thoa nhấn mạnh. IV. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN GĐ 2016­2020 1. Bối cảnh kinh tế­ xã hội  Trong thời gian tới (2016­2020),  kinh tế thế  giới phục hồi chậm và còn nhiều khó   khăn. Khu vực châu Á ­ Thái Bình Dương vẫn là  trung tâm phát triển năng động  của kinh tế  thế giới.  Ở trong nước, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nhất là  hội nhập kinh tế; việc thực hiện các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết và tham   gia các Hiệp định thương mại tự  do thế  hệ  mới, cùng với việc hình thành Cộng  đồng ASEAN mở ra nhiều cơ hội thuận lợi cho phát triển nhưng cũng đặt ra không   ít khó khăn, thách thức... Với dân số đông thứ ba ở khu vực Đông Nam Á, gần 70% dân số thuộc độ tuổi lao   động (16­ 60 tuổi), Việt Nam là thị  trường lớn của ngành hàng tiêu dùng nhanh.  Tiến trình hội nhập kinh tế  quốc tế  ngày một sâu rộng, thu nhập bình quân đầu   người ngày càng được cải thiện, là động lực thúc đẩy ngành hàng tiêu dùng nói 
  17. chung và ngành hàng tiêu dùng nhanh nói riêng phát triển rất mạnh mẽ  trong thời   gian tới. Thị  trường nông thôn còn tiềm  ẩn rất nhiều cơ hội. Việc mở rộng đến thị  trường  nông thôn ở Việt Nam là phù hợp và điều quan trọng là phải có kế hoạch tập trung  đầu tư thích hợp vào các vùng nông thôn. 2. Định hướng phát triển  a.  CN chế biến lương thực, thực phẩm   Quan điểm phát triển ­ Coi đầu tư  phát triển công nghiệp chế  biến lương thực thực phẩm là dạng   đầu tư  đặc biệt nhằm hỗ  trợ  đầu ra cho sản xuất nông nghiệp, tạo ra sản  phẩm có giá trị cao ­ Phát triển phải dựa trên cơ sở huy động mọi nguồn lực, mọi thành phần kin h  tế cùng tham gia ­ Phát triển phải gắn với thị trường tiêu thụ và đầu tư vào mặt hàng có lợi thế  cạnh tranh ­ Phát triển phải gắn với chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi... tăng cường  nghiên cứu khoa học đổi mới quy trình sản xuất.  Mục tiêu phát triển ­ Xây dựng các ngành hàng chế biến có sức cạnh tranh cao ­ Tăng nhanh giá trị  gia tăng của sản phẩm làm cơ  sở  thúc đẩy nông nghiệp  phát triển ­ Tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người dân.  Định hướng phát triển Đến năm 2020: ­ 100% cơ sở chế biến gạo xuất khẩu  ở quy mô công nghiệp phải có thiết bị  và công nghệ hiện đại, tiên tiến ­ Phấn đấu đến năm 2020 xuống còn 8%( đối với ngành chế biến lúa, gạo)
  18. ­ Đầu tư  chiều sâu các nhà máy cơ  sở  chế  biến chè hiện có và đầu tư  mới  đảm bảo năng lực chế biến chè quy mô công nghiệp năm 2020 là 85%. b.  Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng:   Quan điểm phát triển ­ Đổi mới và nâng cấp công nghệ trong các cơ sở hiện có . ­ Thực hiện hiệu quả  các biện pháp tháo gỡ, khắc phục những vướng mắc,  tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất. ­ Đẩy mạnh phát triển ,hướng vào sản xuất hàng tiêu dùng là chính.  Mục tiêu phát triển ­ Nâng cao chất lượng sản phẩm gắn với bảo vệ môi trường. ­ Sử dụng hiệu quả nguồn vốn. ­ Thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư vào doanh nghiệp. Công nghiệp dệt may:  Quan điểm : ­ Phát triển ngành dệt may theo hướng hiện đại, hiệu quả  và bền vững; chuy ển  mạnh sản xuất từ  gia công sang mua nguyên liệu, bán thành phẩm, đảm bảo nâng  cao chất lượng, đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu; ­ Lấy xuất khẩu làm phương thức cơ sở cho sự phát triển của ngành, đồng thời đáp   ứng tối đa nhu cầu thị  trường nội địa. Tập trung phát triển mạnh các sản phẩm   công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu, nâng cao giá trị gia tăng của  các sản  phẩm trong ngành; ­ Phát triển ngành dệt may phải gắn với bảo vệ môi trường và xu thế dịch chuyển  lao động nông nghiệp, nông thôn. Phát triển các khu, cụm công nghiệp sợi dệt  nhuộm tập trung để tạo điều kiện xử lý môi trường. Chuyển các doanh nghiệp dệt  may sử dụng nhiều lao động về các vùng nông thôn, đồng thời phát triển thị trường  thời trang dệt may tại các đô thị và thành phố lớn; ­ Phát triển nguồn nhân lực cả  về  số  lượng và chất lượng cho sự  phát triển bền  vững của ngành dệt may, trong đó chú trọng đào tạo cán bộ  quản lý, cán bộ  kỹ  thuật, công nhân lành nghề nhằm tạo ra đội ngũ doanh nhân giỏi, cán bộ, công nhân  lành nghề, chuyên sâu;
  19. ­ Huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển dệt may, kêu gọi những nhà đầu tư  nước ngoài đầu tư vào những lĩnh vực mà các doanh nghiệp trong nước còn yếu và  thiếu kinh nghiệm.  Mục tiêu: ­  Mục tiêu tổng quát + Xây dựng ngành công nghiệp dệt may trở  thành một trong những ngành   công nghiệp mũi nhọn, hướng về xuất khẩu và có khả  năng đáp  ứng nhu  cầu tiêu dùng trong nước ngày càng cao; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng   cao khả  năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc vào nền kinh tế  khu vực và   thế giới; + Đảm bảo cho ngành dệt may phát triển bền vững, hiệu quả  trên cơ  sở  công nghệ hiện đại, hệ thống quản lý chất lượng, quản lý lao động, quản lý  môi trường theo các chuẩn mực quốc tế; + Phân bố dệt may  ở  các vùng phù hợp: thuận lợi về  nguồn cung cấp lao   động, giao thông, cảng biển; +   Đến năm 2020, ngành dệt may xây dựng được một số  thương hiệu nổi  tiếng. ­  Mục tiêu cụ thể + Giai đoạn 2016 đến 2020: tốc độ  tăng trưởng về  giá trị  sản xuất công  nghiệp toàn ngành đạt 12% đến 13%/năm, trong đó ngành dệt tăng 13% đến  14%/năm, ngành may tăng 12% đến 13%/năm. Tăng trưởng xuất khẩu đạt  9% đến 10%/năm. Tăng trưởng thị trường nội địa đạt 10% đến 12%/năm.  Định hướng phát triển: ­  Tăng cường cho ngành may xuất khẩu để tận dụng cơ hội thị trường. +  Đa dạng hóa và nâng cao đẳng cấp mặt hàng may mặc, phát triển các mặt   hàng có giá trị gia tăng cao; + Nâng cao năng lực của các doanh nghiệp trong dịch chuyển phương thức   sản xuất kinh doanh:từ hình thức gia công từ khâu đầu đến khâu cuối (CMT)   sang các hình thức khác như  gia công từng phần (OEM), mua nguyên liệu ­   sản xuất ­ bán thành phẩm (FOB) hoặc thiết kế  ­ sản xuất ­ cung cấp sản   phẩm và dịch vụ  liên quan (ODM), tiến tới sản xuất sản phẩm với thương   hiệu riêng (OBM); +   Nâng  cao  năng  suất  lao   động,   nâng   cao   năng   lực   trong   quản   lý   doanh   nghiệp, thiết kế mẫu, quản lý chất lượng, xúc tiến thương mại; + Dịch chuyển sản xuất may mặc từ các thành phố lớn về các địa phương có  nguồn lao động và thuận lợi giao thông.
  20. ­  Xây dựng Chương trình sản xuất vải phục vụ xuất khẩu phát triển các sản phẩm  dệt kỹ thuật, sản phẩm dệt phục vụ y tế + Phát triển các mặt hàng dệt kim, dệt thoi là sản phẩm có khả năng gắn kết  các khâu sản xuất sợi, may mặc nhằm phát huy các lợi thế của các hiệp định   thương mại như  TPP, FTA,...; phát triển các sản phẩm dệt kỹ  thuật, sản   phẩm dệt phục vụ y tế; +   Tập   trung   vào   các   khâu   trọng   yếu   nhằm   tăng   chất   lượng   sản   phẩm  và lòng tin khách hàng, trong đó khâu dệt nhuộm, hoàn tất là quan trọng nhất; + Các dự  án đầu tư  sản xuất sợi, dệt, nhuộm, cần lựa chọn công nghệ  phù  hợp   theo   hướng   nâng   cao   chất   lượng   sản   phẩm   và   ít   gây   ô   nhiễm   môi   trường; + Quy hoạch các nhà máy dệt nhuộm, hoàn tất vào một số  địa điểm nhất   định để thuận lợi cho khâu cung cấp nước và xử  lý nước thải. Đầu tư  các   cụm công nghiệp dệt may đồng bộ  hiện đạitheo hướng chuỗi giá trị: sản   xuất nguyên liệu, phụ liệu và may sản phẩm dạng FOB, ODM. ­ Phát triển nguồn nguyên liệu xơ bông, các loại cây có xơ sợi, xơ sợi nhân tạo và   phụ liệu + Triển khai chương trình phát triển cây bông, trong đó chú trọng xây dựng  các vùng trồng bông có tưới nhằm tăng năng suất và chất lượng bông xơ  trong nước, cung cấp cho ngành dệt; + Lựa chọn, đầu tư  bổ  sung các nhà máy sản xuất xơ  sợi nhân tạo, từng   bước chủ  động đáp  ứng nhu cầu của ngành dệt về chủng loại, chất lượng,  số lượng, nhằm mục tiêu tăng tỷ lệ nội địa hóa.  Quy hoạch theo vùng, lãnh thổ ­ Khu vực 1: Vùng Đồng bằng sông Hồng + Hà Nội là trung tâm về  thiết kế  thời trang, trung tâm sản xuất mẫu mã,  cung cấp dịch vụ, nguyên phụ  liệu, công nghệ  dệt may, tiếp tục phát tri ển  một số  doanh nghiệp may các sản phẩm cao cấp,sản phẩm mẫu có chất  lượng cao, giá trị gia tăng cao; + Phát triển các nhà máy sợi, dệt, nhuộm tại các khu công nghiệp, khu chế  xuất đã có cơ sở hạ tầng như Phố Nối ­ tỉnh Hưng Yên; Hòa Xá, Bảo Minh ­  tỉnh Nam Định; Phúc Khánh, Nguyễn Đức Cảnh ­ tỉnh Thái Bình; Tràng Duệ  ­ thành phố Hải Phòng; Châu Sơn ­ tỉnh Hà Nam;... + Phát triển cụm công nghiệp dệt may tại khu côngnghiệp Hải Yên ­ tỉnh  Quảng Ninh; + Phát triển nhà máy sản xuất thiết bị phụ tùng cơ khí cho ngành dệt may tại  khu công nghiệp Bình Xuyên ­ tỉnh Vĩnh Phúc. ­ Khu vực 2: Vùng Trung du và miền núi phía Bắc
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2