Luận án tiến sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
lượt xem 11
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận án là nhằm đánh giá thực trạng phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô, phân tích làm rõ các yếu tố tác động đến thực trạng đó làm cơ sở cho việc đề xuất các quan điểm và giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển của CNHT cho ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
- Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n Vò anh träng Ph¸t triÓn c«ng nghiÖp hç trî cho ngµnh c«ng nghiÖp « t« viÖt nam Chuyªn ngµnh : qu¶n lý c«ng nghiÖp M· sè : 62340414 Ng−êi h−íng dẫn khoa häc: PGS.TS. TRƯƠNG ĐOÀN THỂ Hµ Néi - 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này, này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. (Báo cáo kết quả kiểm tra trùng lắp từ Turnitin đính kèm trang cuối của luận án). Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Nghiên cứu sinh Vũ Anh Trọng
- LỜI CẢM ƠN Trân trọng cảm ơn các thầy giáo hướng dẫn PGS. TS Trương Đoàn Thể, các thầy cô giáo trong khoa Quản Trị Kinh Doanh, Viện đào tạo sau đại học, Trường Đại học kinh tế quốc dân đã tạo những điều kiện tốt nhất để tôi thực hiện luận án của mình. Đặc biệt xin chân thành cảm ơn đến các cơ quan đơn vị mà tác giả đã có điều kiện gặp gỡ trao đổi và hỗ trợ cung cấp các tài liệu, thông tin trong lĩnh vực có liên quan đến đề tài nghiên cứu của tác giả, những tài liệu thông tin và những ý kiến đóng góp vô cùng quý báu để tác giả có thể hoàn thành luận án. Ngoài ra Tôi xin cám ơn đến những người bạn của tôi đã động viên khích lệ và giúp đỡ tôi trong quá trình tìm kiếm thông tin và các tài liệu để hoàn thành luận án. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Nghiên cứu sinh Vũ Anh Trọng
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH DANH MỤC SƠ ĐỒ MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 6 1.1. Tổng quan nghiên cứu..................................................................................... 6 1.1.1. Lược khảo và đánh giá nghiên cứu liên quan .............................................. 6 1.1.2. Nghiên cứu liên quan ở Việt Nam ............................................................ 10 1.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 16 1.2.1. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 16 1.2.2. Dữ liệu nghiên cứu và phương pháp thu thập dữ liệu ................................ 17 1.2.3. Khung phân tích ....................................................................................... 18 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1......................................................................................... 21 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN MỘT SỐ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ CHO NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ ........................................................................................................ 22 2.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của CNHT cho ngành công nghiệp ô tô ..... 22 2.1.1 Khái niệm CNHT cho ngành công nghiệp ô tô ......................................... 22 2.1.2. Đặc điểm của công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp ô tô.................. 26 2.1.3. Vai trò của CNHT cho ngành công nghiệp ô tô ........................................ 30 2.2. Phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô ............................................. 32 2.2.1. Khái niệm phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô .......................... 32 2.2.2. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển của CNHT cho ngành công nghiệp ô tô .................................................................................................................... 33 2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô.. 36 2.3.1. Nhu cầu thị trường ô tô............................................................................. 36
- 2.3.2. Định hướng chiến lược phát triển và chiến lược mua sắm của các hãng ô tô lớn trên thế giới .................................................................................................. 37 2.3.3. Đặc điểm của các hợp phần chi tiết, trang thiết bị linh phụ kiện ô tô......... 40 2.3.4. Năng lực phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô của quốc gia ....... 42 2.3.5. Chính sách phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô của nhà nước ... 43 2.3.6. Lợi thế so sánh của quốc gia ..................................................................... 44 2.4. Kinh nghiệm thực tiễn về phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô của một số nước ........................................................................................................... 44 2.4.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc .................................................................. 44 2.4.2. Kinh nghiệm của Thái Lan ....................................................................... 47 2.4.3. Kinh nghiệm của Malaixia........................................................................ 51 2.4.4. Bài học kinh nghiệm rút ra ....................................................................... 53 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2......................................................................................... 55 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ CHO NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA .................... 56 3.1. Thực trạng phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam ......... 56 3.1.1. Số lượng, tăng trưởng và phân bố doanh nghiệp CNHT cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam ......................................................................................... 56 3.1.2. Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu doanh nghiệp trong CNHT cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam ......................................................................................... 60 3.1.3. Quy mô giá trị sản xuất của CNHT cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam ... 64 3.1.4. Tình hình thương mại quốc tế của CNHT cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam ........................................................................................................... 67 3.1.5. Tình hình nội địa hóa sản xuất của CNHT cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam ........................................................................................................... 69 3.1.6. Tính đa dạng sản phẩm của CNHT cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam........ 72 3.1.7. Tổ chức CNHT cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam ............................. 72 3.1.8. Năng lực phát triển của các doanh nghiệp CNHT cho ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam .................................................................................................... 74 3.2. Đánh giá chung về phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.... 95 3.2.1. Những kết quả đạt được ........................................................................... 95 3.2.2. Những hạn chế ......................................................................................... 96
- 3.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế .............................................................. 98 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3....................................................................................... 105 CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ CHO NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI .... 106 4.1. Quan điểm phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong bối cảnh mới ....................................................................................................... 106 4.2. Giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong thời gian tới .............................................................................. 110 4.2.1. Nhóm giải pháp từ phía Nhà nước ............................................................ 110 4.2.2. Nhóm giải pháp từ phía các doanh nghiệp CNHT cho ngành công nghiệp ô tô ...................................................................................................... 125 4.2.3. Nhóm giải pháp về phía Hiệp hội ô tô và Hiệp hội CNHT Việt Nam ...... 129 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4....................................................................................... 131 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 132 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ......................... 105 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................... 106 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 114
- DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Số lượng doanh nghiệp ngành công nghiệp ô tô giai đoạn 2000-2009 ........ 57 Bảng 3.2. Số lượng và tăng trưởng doanh nghiệp CNHT cho ngành công nghiệp ô tô theo loại hình sản xuất, sở hữu và quy mô doanh nghiệp............................................ 59 Bảng 3.3. Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu số lượng doanh nghiệp phân theo loại hình sản xuất (%)............................................................................................................... 60 Bảng 3.4. Cơ cấu và thay đổi cơ cấu doanh nghiệp CNHT cho ngành công nghiệp ô tô theo loại hình sản xuất sở hữu và quy mô doanh nghiệp (%) ...................................... 61 Bảng 3.5: Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp sản xuất ô tô giai đoạn 2000-2009 ................................................................................................................. 62 Bảng 3.6. Phân bố và thay đổi phân bố địa lý doanh nghiệp CNHT cho ngành công nghiệp ô tô giai đoạn 2010-2014 ................................................................................ 63 Bảng 3.7: Cơ cấu và thay đổi cơ cấu phân bố doanh nghiệp CNHT cho ngành công nghiệp ô tô theo vùng và loại hình sản xuất đến hết năm 2014 (%) ............................ 64 Bảng 3.8. Giá trị sản xuất và chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất CNHT cho ngành công nghiệp ô tô theo loại hình sản xuất giai đoạn 2001-2009 ................................... 65 Bảng 3.9. Tăng trưởng và cơ cấu giá trị sản xuất của CNHT cho ngành công nghiệp ô tô theo loại hình sở hữu giai đoạn 2001-2009 ............................................................ 66 Bảng 3.10. Tỷ lệ doanh nghiệp nằm trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao theo loại hình sản xuất, loại hình sở hữu và quy mô doanh nghiệp .................. 73 Bảng 3.11. Thống kê tài sản bình quân doanh nghiệp CNHT cho ngành công nghiệp ô tô theo loại hình sản xuất, loại hình sở hữu và quy mô doanh nghiệp ......................... 74 Bảng 3.12. Thống kê vốn sở hữu bình quân doanh nghiệp CNHT ô tô ....................... 76 theo loại hình sản xuất, loại hình sở hữu và quy mô doanh nghiệp ............................. 76 Bảng 3.13. Thống kê số lao động bình quân doanh nghiệp CNHT cho ngành công nghiệp ô tô theo loại hình sản xuất, loại hình sở hữu và quy mô doanh nghiệp........... 78 Bảng 3.14. Thống kê tiền lương bình quân doanh nghiệp CNHT ô tô ........................ 79 theo loại hình sản xuất, loại hình sở hữu và quy mô doanh nghiệp ............................. 79 Bảng 3.15. Thống kê VA bình quân doanh nghiệp CNHT cho ngành công nghiệp ô tô theo loại hình sản xuất, loại hình sở hữu và quy mô doanh nghiệp ............................. 81 Bảng 3.16. Thống kê doanh thu và lợi nhuận bình quân doanh nghiệp CNHT cho ngành công nghiệp ô tô theo loại hình sản xuất, loại hình sở hữu và quy mô doanh nghiệp ............................................................................................................ 82
- Bảng 3.17. Thống kê tình hình tham gia hoạt động thương mại của các doanh nghiệp CNHT cho ngành công nghiệp ô tô theo loại hình sản xuất, loại hình sở hữu và quy mô doanh nghiệp ............................................................................................................. 84 Bảng 3.18. Thống kê tình hình xuất nhập khẩu bình quân doanh nghiệp CNHT cho ngành công nghiệp ô tô theo loại hình sản xuất, loại hình sở hữu và quy mô doanh nghiệp ............................................................................................................ 86 Bảng 3.19. ROA và ROE bình quân doanh nghiệp theo loại hình sản xuất, loại hình sở hữu và quy mô doanh nghiệp ..................................................................................... 90 Bảng 3.20. Thống kê đầu tư phát triển bình quân doanh nghiệp theo loại hình sản xuất, loại hình sở hữu và quy mô doanh nghiệp .................................................................. 92 Bảng 3.21. Thống kê trị giá máy móc, trang thiết bị bình quân doanh nghiệp theo loại hình sản xuất, loại hình sở hữu và quy mô doanh nghiệp ........................................... 94
- DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Mô hình hóa khái niệm và khung đánh giá thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNHT cho ngành công nghiệp ô tô ............... 19 Hình 3.1: Cơ cấu doanh nghiệp và lao động lĩnh vực linh kiện phụ tùng năm 2014 ... 58 Hình 3.2. Giá trị sản xuất của lĩnh vực sản xuất xe có động cơ................................... 67 Hình 3.3. Xuất nhập khẩu linh kiện, phụ tùng của Việt Nam...................................... 68 Hình 3.4. Tình hình nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô.............................................. 68 Hình 3.5. Tình hình nội địa hóa sản xuất ngành ô tô của Việt Nam và một số quốc gia trong khu vực ASEAN ............................................................................................... 69 Hình 3.6. Tình hình thu mua linh phụ kiện của các doanh nghiệp sản xuất ô tô ở Việt Nam .................................................................................................................. 70 Hình 3.7. Tình hình thu mua linh phụ kiện của một số hãng ô tô lớn tại Việt Nam............ 71 Hình 3.8. Quy mô lao động bình quân doanh nghiệp của CNHT cho ngành công nghiệp ô tô giai đoạn 2010-2014 ................................................................................ 77 Hình 3.9. Cơ cấu VA của CNHT cho ngành công nghiệp ô tô giai đoạn 2010-2014 ..... 80 Hình 3.10. Trị giá xuất nhập khẩu bình quân doanh nghiệp của CNHT cho ngành công nghiệp ô tô giai đoạn 2010-2014 (USD)..................................................................... 85 Hình 3.11. Trị giá xuất khẩu ròng bình quân doanh nghiệp của CNHT cho ngành công nghiệp ô tô giai đoạn 2010-2014 (USD)..................................................................... 86 Hình 3.12. ROA theo loại hình sở hữu và quy mô doanh nghiệp giai đoạn 2010-2014 .. 89 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Phạm vi của CNHT ................................................................................... 23 Sơ đồ 2.2: CNHT theo nghĩa rộng.............................................................................. 25
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu Ngành công nghiệp ô tô là một ngành công nghiệp quan trọng thể hiện trình độ khoa học công nghệ cũng như sự phát triển kinh tế của nhiều nước trên thế giới.. Thời gian qua ở Việt Nam, ngành công nghiệp ô tô luôn được ưu tiên phát triển. Nhiều chính sách đã được ban hành nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển ngành công nghiệp ô tô nói chung và công nghiệp hỗ trợ (CNHT) cho ngành công nghiệp ô tô nói riêng mà điển hình là “Quyết định phê duyệt Kế hoạch hành động phát triển ngành công nghiệp ô tô và phụ tùng ô tô thực hiện Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030” của Thủ tướng Chính phủ ngày 28 tháng 10 năm 2015 và gần đây là “Quyết định về Cơ chế, chính sách thực hiện chiến lược và quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam” của Thủ tướng Chính phủ ngày 4 tháng 2 năm 2016. Tuy nhiên, cho đến nay CNHT nói chung và CNHT cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam nói riêng vẫn còn quá nhỏ bé về quy mô và yếu kém về chất lượng trong so sánh ngay với các quốc gia trong khu vực. Đó cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng Việt Nam vẫn chưa có được ngành công nghiệp ô tô phát triển, đủ sức cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia. Thậm chí, ngay cả một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lớn ở Việt Nam như Toyota, Ford, v.v… chủ yếu cũng chỉ dừng lại ở mức độ nhập khẩu linh kiện và lắp ráp ô tô thành phẩm với tỷ lệ nội địa hóa khá thấp. Thực tiễn đó đặt ra rất nhiều câu hỏi với ngành công nghiệp ô tô nói chung, CNHT cho ngành công nghiệp ô tô nói riêng, ví dụ như: Tại sao nhiều chính sách ưu đãi và hỗ trợ của Việt Nam đối với ngành công nghiệp ô tô không mang lại nhiều tác động tích cực đối với sự phát triển của ngành này trong khoảng 20 năm vừa qua?; Làm thế nào để các doanh nghiệp trong CNHT cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam lớn mạnh, tham gia được vào chuỗi sản xuất ô tô toàn cầu và đủ sức cạnh tranh với các đối thủ trong khu vực và trên thế giới?… Số lượng nghiên cứu không nhiều liên quan tới phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam được công bố đã phần nào phản ánh sự quan tâm của giới học thuật cũng như chính sách chưa tương xứng với trị trí và tiềm năng mà đáng ra nó có thể đạt được. Bên cạnh đó, các tài liệu nghiên cứu đã công bố thường tập trung hoặc là vào việc phân tích CNHT nói chung hoặc là ngành công nghiệp ô tô
- 2 cùng với ảnh hưởng của các chính sách, chiến lược đến ngành công nghiệp ô tô. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước đã xem xét và sử dụng cách tiếp cận của chuỗi giá trị của ngành sản xuất ô tô nhằm phân tích những phương thức quản trị, cách thức tổ chức sản xuất nhằm tạo dựng năng lực cạnh tranh. Những nghiên cứu này cũng chỉ ra những thay đổi trong quan điểm nhìn nhận về tính cạnh tranh. Cả lý thuyết và thực tiễn đều cho thấy, ngành công nghiệp ô tô ngày càng được tối ưu hóa và chuyên môn hóa ở mức độ cao trong mỗi khâu của chuỗi cung ứng. Thực tế này càng khẳng định vai trò và vị trí tối quan trọng của CNHT cho ngành công nghiệp ô tô - một mắt xích quan trọng của chuỗi cung ứng, quyết định sự sống còn của ngành công nghiệp ô tô trên thế giới cũng như Việt Nam. Thực tế, khái niệm về CNHT đã xuất hiện từ khá sớm ở các nước công nghiệp phát triển, nhưng tại Việt Nam, thuật ngữ này mới chỉ được đề cập và nghiên cứu từ đầu những năm 2000. Tuy nhiên, mục tiêu và cách tiếp cận, cũng như định nghĩa về CNHT còn nhiều điểm khác nhau. Một điểm đáng chú ý nữa là các tài liệu nghiên cứu đã công bố lại ít chú ý phân tích sâu về thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực CNHT nói chung và cho ngành công nghiệp ô tô để có thể đưa ra những khuyến nghị phù hợp về mặt chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển của CNHT cho ngành công nghiệp ô tô. Như vậy, có thể cho rằng, việc đi sâu nghiên cứu thực trạng phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô, thực trạng năng lực của các doanh nghiệp CNHT cho ngành công nghiệp ô tô, phân tích làm rõ những yếu tố tác động đến sự phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô để từ đó đề xuất các giải pháp để phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay là vấn đề hết sức cấp thiết. Do vậy, đề tài “Phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam” sẽ mang lại ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận án là nhằm đánh giá thực trạng phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô, phân tích làm rõ các yếu tố tác động đến thực trạng đó làm cơ sở cho việc đề xuất các quan điểm và giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển của CNHT cho ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam trong thời gian tới. Các mục tiêu nghiên cứu cụ thể bao gồm: − Làm rõ hơn những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô; vai trò của CNHT ô tô đối với sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô
- 3 cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội; − Phân tích và đánh giá được thực trạng, năng lực của CNHT cho ngành công nghiệp ô tô để cung cấp một bức tranh tổng thể về CNHT cho ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam; Xác định được những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam; − Đề xuất các quan điểm và giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam trong bối cảnh mới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài luận án là sự phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam. Để phục vụ mục tiêu nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam, luận án sử dụng định nghĩa CNHT được nêu trong Nghị định số 111/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03 tháng 11 năm 2015 là “các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu, phụ tùng linh kiện, phụ kiện, bán thành phẩm để cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp các sản phẩm hoàn chỉnh là tư liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng”. Như vậy, CNHT cho ngành công nghiệp ô tô được hiểu là các hoạt động sản xuất nguyên liệu, vật liệu, linh kiện và phụ tùng để cung cấp cho toàn bộ quá trình sản xuất ô tô hoàn chỉnh. Về phạm vi nghiên cứu, đề tài phân tích đánh giá thực trạng phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2016, đặc biệt tập trung vào giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014. Các khuyến nghị giải pháp nhằm phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô được xem xét cho khoảng thời gian từ nay đến năm 2030. 4. Đóng góp của luận án Về mặt lý luận: Từ các vấn đề lý luận về phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) cho ngành công nghiệp ô tô, luận án đã xây dựng hệ thống các tiêu chí để đánh giá thực trạng sự phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam thời gian qua, qua đó cung cấp căn cứ thực tiễn cho việc đề xuất các nhóm giải pháp thúc đẩy phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô nhằm thực hiện thành công Chiến lược phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030. Về phương pháp nghiên cứu: Luận án xây dựng và đưa ra phương pháp chiết xuất, xử lý các dữ liệu từ các Bộ Điều tra Doanh nghiệp (GES) hàng năm cung cấp bởi Tổng cục Thống kê (GSO)
- 4 để phân tích, đánh giá về sự phát triển của CNHT cho ngành công nghiệp ô tô theo tiến trình thời gian. Phương pháp này có thể áp dụng để đi sâu nghiên cứu về CNHT nói chung và CNHT đối với một hay nhiều nhóm ngành công nghiệp cụ thể khác. Về mặt thực tiễn: Bên cạnh những đóng góp về mặt lý luận, luận án cũng có nhiều đóng góp mới về mặt thực tiễn. Đó là: Thứ nhất, phân tích một số bài học kinh nghiệm về chính sách phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô tại một số quốc gia có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam về điều kiện phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô như Thái Lan, Trung Quốc… Đây là cơ sở quan trọng để các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp tham khảo và phân tích khả năng vận dụng nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển CNHT ô tô ở Việt Nam. Thứ hai, những kết quả thực nghiệm từ các Bộ Điều tra doanh nghiệp hàng năm của Tổng cục Thống kê giai đoạn 2011-2014 (theo các nhóm chỉ tiêu về tăng trưởng, cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu doanh nghiệp theo loại hình sản xuất, loại hình sở hữu, quy mô doanh nghiệp; quy mô, tăng trưởng và cơ cấu giá trị sản xuất; tình hình nội địa hóa sản xuất, tính đa dạng sản phẩm; năng lực phát triển của các doanh nghiệp CNHT cho ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam với các chỉ tiêu cụ thể về quy mô tài sản, vốn chủ sở hữu, giá trị gia tăng, doanh thu và lợi nhuận tình bình quân doanh nghiệp; hiệu quả sản xuất kinh doanh; hoạt động đầu tư phát triển; tình hình máy móc, trang thiết bị sản xuất) đã cho thấy rõ hơn bức tranh về thực trạng phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đó là còn quá yếu kém, phát triển chậm. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này chủ yếu có quy mô nhỏ và vừa; năng lực về vốn, trình độ công nghệ hạn chế; khả năng nghiên cứu thiết kế phát triển sản phẩm mới hạn chế; sản phẩm tương đối đơn giản với hàm lượng công nghệ thấp; tỷ lệ nội địa hóa sử dụng linh kiện, phụ tùng sản xuất trong nước trung bình thấp hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực; nhiều doanh nghiệp chưa đủ năng lực và công nghệ sản xuất để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp ô tô trong nước. Thứ ba, trên cơ sở phân tích các nguyên nhân dẫn đến thực trạng yếu kém, phát triển phát triển của CNHT cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam từ đó đề xuất các nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển CNHT cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong thời gian tới. 5. Bố cục của luận án Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu đề ra, đề tài luận án được cấu trúc thành 4 chương. Cụ thể như sau:
- 5 Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn một số nước về phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp ô tô. Chương 3: Thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam trong thời gian qua. Chương 4: Quan điểm và giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam trong thời gian tới.
- 6 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan nghiên cứu 1.1.1. Lược khảo và đánh giá nghiên cứu liên quan Nghiên cứu về CNHT xuất hiện sớm ở Nhật Bản vào đầu thập niên 1980, và sau đó nhanh chóng nhận được sự quan tâm rộng rãi của cả giới học thuật và giới hoạch định chính sách, nhất là ở các quốc gia công nghiệp mới ở châu Á như Đài Loan và Hàn Quốc. Đây là các trung tâm sản xuất sản phẩm công nghiệp mà các chi tiết, linh kiện, phụ tùng thường được gia công ở một khu vực hoặc quốc gia khác. Hiện nay, CNHT được xem là trung tâm của nền công nghiệp của mỗi quốc gia. Theo đó, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm phát triển và hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết cũng như việc xây dựng các chương trình, chính sách phát triển CNHT của các quốc gia. Nhánh nghiên cứu đầu tiên hướng vào lý thuyết và vai trò của CNHT trong tăng trưởng và phát triển kinh tế. Trong công bố Sách trắng về Công nghiệp và Thương mại, Bộ Công thương Nhật Bản (MITI, 1985) lần đầu tiên đề cập tới thuật ngữ CNHT. Thuật ngữ này được sử dụng để chỉ các DNNVV có đóng góp quan trọng cho phát triển cơ sở hạ tầng công nghiệp ở các quốc gia châu Á trong trung hạn và dài hạn. Đây chính là các công ty sản xuất trang thiết bị linh phụ kiện. Trong báo cáo này, MITI đã ghi nhận vai trò quan trọng của các công ty sản xuất trang thiết bị linh phụ kiện trong quá trình CNH, HĐH cũng như phát triển khu vực DNNVV ở các quốc gia ASEAN, đặc biệt là các nước ASEAN-41. Prema-Chandra Athukorala (2002) đã phân tích vai trò và mối quan hệ của các sản phẩm chi tiết và công nghiệp chế tạo hỗ trợ cho quá trình sản xuất sản phẩm cuối cùng đối với việc thu hút FDI. Do Manh Hong (2008) cho rằng xúc tiến CNHT là chìa khóa cho cho việc thu hút FDI ở các quốc gia đang phát triển. Tác giả cũng chỉ ra rằng CNHT ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển. Để thúc đẩy phát triển bền vững nền kinh tế, các nước đang phát triển cần tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để thu hút FDI. Tuy nhiên, để thu hút và sử dụng có 1 Thái Lan, Malaixia và Inđônêxia, Philipin.
- 7 hiệu quả nguồn vốn FDI, con đường duy nhất của các nước đang phát triển là thúc đẩy và xây dựng CNHT đủ mạnh để có thể hấp thụ và sử dụng hợp lý nguồn vốn FDI. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để các nước đang phát triển có được nền công nghiệp hiệu quả và phát triển bền vững nền kinh tế (Hong, 2008). Nhánh nghiên cứu thứ hai tập trung vào phương thức và cơ chế nhằm phát triển CNHT. Trong một nghiên cứu về các mối liên kết giữa các tập đoàn đa quốc gia và CNHT nội địa, Goh Ban Lee (1998) đã chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ trong quá trình hợp tác và phân công lao động trong việc thúc đẩy phát triển nền kinh tế Malaysia. Các mối quan hệ này đóng vai trò trung tâm trong quá trình sản xuất sản phẩm công nghiệp. Tác giả cũng ghi nhận tầm quan trọng của chính sách phát triển nguồn nhân lực cũng như các chính sách hỗ trợ liên kết của Chính phủ đối với các doanh nghiệp nội địa và các tập đoàn điện tử gia dụng của Nhật Bản trong sản xuất linh phụ kiện cho ngành điện tử tại Malaixia. Tuy nhiên, tài liệu nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các doanh nghiệp đa quốc gia gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình quốc tế hóa do sự kém phát triển CNHT của các quốc gia nhận đầu tư. Ví dụ như Cục xúc tiến Ngoại thương Nhật Bản, trong một báo cáo về các Nhà sản xuất Nhật Bản tại Châu Á, sau khi phân tích các nhà cung ứng sản phẩm CNHT và tình hình thuê ngoài của các doanh nghiệp sản xuất Nhật Bản ở châu Á (ASEAN và Ấn Độ), đã chỉ ra nhiều khó khăn và thách thức bên cạnh cơ hội của các nhà sản xuất Nhật Bản tại châu Á (JETRO, 2003). Trong một Báo cáo khảo sát hoạt động của các doanh nghiệp công nghiệp của Nhật Bản ở nước ngoài, Ngân hàng hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC, 2004) đã phản ánh thực tế hoạt động sản xuất của các công ty con thuộc các tập đoàn Nhật Bản ở châu Á, nhất là ở Thái Lan, Malaixia và Inđônêxia. Những công ty này đã sử dụng hệ thống thầu phụ được hình thành từ mối liên hệ và hỗ trợ mạnh mẽ của các doanh nghiệp sản xuất trang thiết bị linh phụ kiện của Nhật Bản. Hệ thống thầu phụ này đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các nguyên liệu, linh kiện, và phụ tùng cho các nhà sản xuất, lắp ráp của Nhật Bản tại các nước châu Á như Thái Lan, Malaixia, và Inđônêxia. Nó cũng giúp cho các quốc gia này phát triển CNHT và hoàn chỉnh quá trình sản xuất sản phẩm. Nhánh nghiên cứu thứ ba tập trung vào giải pháp phát triển CNHT. Porter (1990) đã công bố một công trình về lợi thế cạnh tranh quốc gia và đã có ảnh hưởng sâu rộng sau đó. Trong nghiên cứu này, Porter đã phân tích mối liên hệ
- 8 giữa công nghiệp hợp phần và hỗ trợ với năng lực cạnh tranh quốc gia thông qua “mô hình kim cương”. Trong mô hình này, công nghiệp hợp phần và hỗ trợ được xem là một trong bốn yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh của một quốc gia. CNHT được hiểu là các ngành cung cấp trang thiết bị linh phụ kiện mà có năng lực cạnh tranh quốc tế, hợp bởi hai thành phần là CNHT và công nghiệp phụ trợ. Theo đó, sự phát triển của một ngành công nghiệp phải dựa trên khả năng sáng tạo, đổi mới và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư thông qua mối quan hệ tác động qua lại và sự liên kết bền vững giống như cấu trúc tinh thể của viên kim cương, trong đó có nhấn mạnh vai trò của CNHT. Khi bàn luận về tương lai phát triển CNHT của Thái Lan và Malaixia sau cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á 1997, Ryuichiro Inoue (1999) chỉ ra tầm quan trọng của việc điều chỉnh chiến lược phát triển các ngành công nghiệp để phù hợp với điều kiện sau khủng hoảng. Tác giả đã giới thiệu một chuỗi giải pháp nhằm điều chỉnh chính sách phát triển công nghiệp sau khủng hoảng như tăng cường phát triển CNHT, đẩy mạnh mô hình liên kết công nghiệp, xây dựng các khu, cụm công nghiệp, trong đó nhấn mạnh sự cần thiết phải xây dựng hệ thống CNHT hoàn chỉnh. Khi phân tích sâu hơn về mối quan hệ giữa các DNNVV và sự phát triển CNHT tại Nhật Bản và Thái Lan, Ratana Eiamkanitchat (1999) cho rằng CNHT ở hai quốc gia này chủ yếu đảm nhiệm bởi các DNNVV. Nghiên cứu cũng khẳng định vai trò quan trọng của CNHT trong thúc đẩy phát triển khu vực DNNVV. Do đó, phát triển CNHT cần tạo điều kiện thúc đẩy phát triển khu vực DNNVV. Khi nghiên cứu trường hợp ngành công nghiệp điện và điện tử của Malaixia, Halim Mohd Noor, Roger Clarke và Nigel Driffield (2002) đặc biệt nhấn mạnh vai trò quan trọng của Chính phủ. Các tác giả cho rằng Chính phủ đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ đổi mới và phát huy tính sáng tạo của các doanh nghiệp nội địa trong việc cung ứng sản phẩm hỗ trợ cho ngành điện và điện tử phát triển. Trong một công bố về đẩy mạnh CNHT từ kinh nghiệm của châu Á, Tổ chức Năng suất châu Á (Asia Productivity Organiazation, 2002) đã đúc kết kinh nghiệm phát triển CNHT của các quốc gia châu Á, và phân tích sâu chính sách phát triển CNHT qua các thời kỳ ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Qua đó, các tác giả chỉ rõ tầm quan trọng của các chính sách trong việc thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển CNHT. Bên cạnh đó, các quy định về tỷ lệ nội địa hoá và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ và có hiệu quả từ phía chính phủ trong quá trình liên kết doanh nghiệp được xem là những điều kiện tiên quyết trong quá trình phát triển CNHT ở các quốc gia châu Á.
- 9 Về hợp tác liên kết giữa các quốc gia trong khu vực, Dennis McNamara (2004) đã phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm tích hợp phát triển CNHT của các quốc gia APEC. Tác giả cho rằng các thành viên APEC cần thúc đẩy mạng lưới các DNNVV hoạt động hiệu quả hơn dưới sự hỗ trợ của các doanh nghiệp FDI. Mặc dù đã có nhiều chính sách được thực thi, vấn đề cung cấp sản phẩm CNHT vẫn là một thách thức lớn. Trong khi đó, nó được xem như là giải pháp để giải quyết các mối quan hệ lợi ích, bên cạnh đó khắc phục những hạn chế của các thành viên APEC trong quá trình chuyển đổi hoặc suy giảm tăng trưởng nhanh chóng. Bởi lẽ, các các nhà sản xuất trang thiết bị linh phụ kiện có thể tham gia vào đối thoại và đại diện phần nào cho mạng lưới các nhà cung cấp vừa và nhỏ mà họ phối hợp. Một mạng lưới do đó cần được xây dựng và phân biệt rõ các nhà cung cấp lớn và nhỏ hơn, sau đó tìm cách liên kết các ý kiến đối với các vấn đề liên quan. Nhánh nghiên cứu thứ tư tập trung vào đánh giá thực trạng phát triển CNHT cũng như mối liên hệ giữa phát triển CNHT với phát triển kinh tế. Khi nghiên cứu về trường hợp Thái Lan, Peter Larkin (2011) kết luận rằng nền CNHT phát triển toàn diện đã cho phép các nhà đầu tư, các nhà sản xuất, lắp ráp của Thái Lan cắt giảm thời gian, chi phí và tăng hiệu quả sản xuất thông qua việc tìm kiếm nguồn cung ứng đầu vào nội địa. Larkin cũng khẳng định rằng CNHT phát triển đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế Thái Lan tăng trưởng ổn định. Đây cũng chính là những yếu tố mấu chốt thể hiện năng lực cạnh tranh quốc gia của Thái Lan trong việc thu hút FDI so với các nước khác trong khu vực như Inđônêxia, Malaixia và Việt Nam. Cũng bởi vậy, từ lâu Thái Lan được xem là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất của các nhà đầu tư FDI trên thế giới, nhất là các nhà đầu tư Nhật Bản. Trong một báo cáo điều tra, Diễn đàn phát triển Việt Nam (VDF và JICA, 2011) đã phân tích và so sánh phát triển CNHT ở Thái Lan, Malaixia và Việt Nam. Các tác giả đi sâu vào phân tích trường hợp Malaixia và Thái Lan và cho thấy đây là hai quốc gia điển hình trong khu vực đã phát triển thành công nền CNHT của họ. Các tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của chính phủ Malaixia và Thái Lan trong xây dựng chiến lược và chính sách phát triển CNHT với nhiều chương trình phát triển CNHT từ những năm 1980. Trong khi đó, CNHT của Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển với rất nhiều bất cập về khung chính sách. Một số nghiên cứu khác, như Thomas Brandt (2012) cung cấp một bức tranh tương đối toàn diện về CNHT cơ khí tại Malaixia. Tác giả phân tích thực trạng CNHT cơ khí dựa trên nhiều tiêu chí chi tiết như khuôn mẫu và khuôn chết, gia công, công nghiệp chế tạo máy, công nghiệp cán, đúc kim loại, công nghiệp xử lý nhiệt, công
- 10 nghiệp xử lý bề mặt. Từ đó, tác giả khẳng định rằng ngành chế tạo máy của Malaixia đã phát triển nhanh trong vòng 3 thập kỷ. Malaixia đã được quốc tế công nhận về khả năng và chất lượng sản xuất trong rất nhiều lĩnh vực cơ khí. Công nghiệp hỗ trợ cơ khí đã đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển công nghiệp và nền kinh tế Malaixia. 1.1.2. Nghiên cứu liên quan ở Việt Nam Hiện nay, CNHT Việt Nam vẫn đang là chủ đề mang tính thời sự và đang ngày càng được quan tâm nghiên cứu bởi nhiều học giả. Tài liệu nghiên cứu về CNHT đã bao phủ phạm vi rộng hơn ví dụ như Kyoshiro Ichikawa (2004), Trần Văn Thọ (2005), VDF (2007, 2011), Trần Đình Thiên và cộng sự (2007), Nguyễn Thị Xuân Thúy (2006), Toshiyuki Baba (2007), Junichi Mori (2005, 2007), Nguyễn Văn Chung và cộng sự (2008), Hoàng Văn Châu và cộng sự (2010), Lê Xuân Sang và Nguyễn Thị Thu Huyền (2011), Trần Thị Ngọc Quyên (2012), Nguyễn Thị Kim Thu (2012), Hà Thị Hương Lan (2014), Nhâm Phong Tuân và Trần Đức Hiệp (2014). Về lý thuyết và vai trò của CNHT. Báo cáo xây dựng và tăng cường ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam của Kyoshiro Ichikawa (2004) được xem là tài liệu nghiên cứu đầu tiên về CNHT ở Việt Nam. Tác giả khẳng định rằng CNHT ở Việt Nam mới bắt đầu được hình thành. Các doanh nghiệp tư nhân trong nước và khối doanh nghiệp FDI có sự chủ động hơn trong việc nắm bắt cơ hội. Tác giả cho rằng, mặc dù CNHT có vai trò quan trọng nhưng nhận thức của Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp về CNHT thấp và chưa đầy đủ. Phát triển CNHT sẽ góp phần quan trọng vào thu hút FDI cũng như đảm bảo tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững. Trần Văn Thọ (2005) nhấn mạnh rằng CNHT cần được xem là mũi đột phá chiến lược của Việt Nam. Tác giả chỉ rõ vai trò quan trọng của phát triển CNHT hiện nay ở Việt Nam. Theo đó, CNHT cần được xem như là một mũi đột phá chiến lược để khắc phục các mặt yếu cơ bản của công nghiệp Việt Nam trong thời gian ngắn. Việt Nam cần tập trung nguồn lực và chính sách cho mũi đột phá chiến lược này. Tác giả cũng gợi ý con đường phát triển của nền công nghiệp Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa nên thông qua phát triển CNHT dựa trên nền tảng hệ thống DNNVV. Phan Đăng Tuất (2005) khẳng định vai trò quan trọng của CNHT đối với phát triển nền kinh tế, đồng thời chỉ ra những yêu cầu đối với phát triển DNNVV. Trên cơ sở đó, tác giả phân tích con đường phát triển CNHT của Việt Nam và gợi ý thúc đẩy quan hệ hợp tác với Nhật Bản. Để thúc đẩy CNHT ở Việt Nam phát triển, chính sách hướng đến phát triển khu vực DNVVV trở thành các doanh nghiệp vệ tinh hay nhà
- 11 cung cấp các sản phẩm đầu vào phục vụ cho ngành lắp ráp Nhật Bản. Tác giả nhấn mạnh rằng Việt Nam cần quan tâm và đầu tư phát triển CNHT ngay trước khi quá muộn. Tương tự, Nguyễn Đức Hải (2005), Lê Thị Thanh Huyền (2006) và Vũ Chí Lộc (2010) cũng khẳng định rằng CNHT có vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay. Trong báo cáo nghiên cứu chính sách tổng thể phát triển CNHT trong điều kiện hội nhập, Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách công nghiệp (2010) đề cập đến những vấn đề chung của CNHT liên quan tới khái niệm, những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển CNHT, sự cần thiết phát triển CNHT cũng như các lựa chọn ưu tiên phát triển CNHT. Báo cáo phân tích thực trạng phát triển CNHT tại Việt Nam thông qua phân tích thực trạng phát triển CNHT trong các ngành cơ khí chế tạo, công nghiệp điện tử, lắp ráp ô tô, dệt may và da giày. Từ đó, nhóm tác giả đã đề xuất các chính sách và giải pháp phát triển CNHT Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Về phương thức và cơ chế nhằm phát triển CNHT. Về chiến lược và chính sách phát triển, thông qua chuỗi nghiên cứu về công nghiệp hỗ trợ của VDF (2007), nhất là sau công bố của Ohno, các tác giả đã cung cấp một nền tảng tốt cho việc tham chiếu nghiên cứu và xây dựng chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam. Những nghiên cứu này đã cung cấp một bối cảnh rộng về CNHT cũng như sự phát triển của nó ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Trong đó, CNHT Việt Nam được phân tích dưới góc nhìn của các nhà sản xuất Nhật Bản (VDF, 2007). Mặt khác, những nghiên cứu này cung cấp các khái niệm và sự phát triển của CNHT ở Việt Nam và trên thế giới (Thuy, 2007). Ngoài ra, tài liệu nghiên cứu cũng cung cấp thông tin về cơ cấu mua sắm trong các lĩnh vực sản xuất quan trọng ở châu Á (Baba, 2007), và chỉ ra sự cần thiết cũng như bàn luận cụ thể về việc thiết kế cơ sở dữ liệu cho phát triển CNHT ở Việt Nam (Mori, 2007). VDF và JICA (2011) đi sâu vào phân tích trường hợp Malaixia và Thái Lan bởi lẽ đây là hai quốc gia điển hình trong khu vực đã phát triển thành công nền CNHT với nhiều chương trình phát triển CNHT từ những năm 1980. Các tác giả đưa ra những so sánh trên cơ sở đánh giá thực trạng CNHT Việt Nam, nhất là bất cập về khung chính sách từ đó chỉ ra những nét tương đồng cũng như khác biệt lớn về chính sách phát triển của hai quốc gia này. Malaixia và Thái Lan đã thiết lập cho mình một phương thức hoạch định chính sách công nghiệp tiên tiến. Trương Đình Tuyển (2011) đề xuất mô hình tổ chức CNHT theo sơ đồ hình thang với bốn giai đoạn, và chỉ ra Việt Nam hiện ở giai đoạn III và IV, sản xuất phần
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 490 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 290 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 102 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 171 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 227 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 209 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 53 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 14 | 10
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 9 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 15 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 13 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
217 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 7 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 3 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 10 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn