Tiểu luận: Giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái cộng đồng ở thành phố Long Xuyên đến năm 2015
lượt xem 14
download
Mục đích tiểu luận: Giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái cộng đồng ở thành phố Long Xuyên đến năm 2015 nhằm đánh giá đúng kết quả, nguyên nhân đạt được và những khó khăn hạn chế đồng thời đề ra một số giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái cộng đồng ở thành phố Long Xuyên đến năm 2015.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái cộng đồng ở thành phố Long Xuyên đến năm 2015
- MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế được đầu tư phát triển ở hầu hết các nước trên thế giới. Ở Việt Nam cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, du lịch dần dần trở thành một ngành có tiềm năng đầy hứa hẹn. An Giang nói chung và thành phố Long Xuyên nói riêng còn là một vùng đất được thiên nhiên ưu đãi với sông núi nước non hữu tình, nhiều di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng…đã tạo nên thế mạnh để phát triển ngành du lịch trong tương lai, bởi du lịch không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần giới thiệu nét đẹp văn hóa và con người Việt Nam với bạn bè, du khách quốc tế. Long Xuyên còn được nhiều du khách biết đến qua các loại hình du lịch sinh thái miệt vườn rất tiêu biểu của vùng đồng bằng Nam bộ với những hình thức như: đi đò chèo, tham quan vườn cây ăn trái, nghe đờn ca tài tử, viếng Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng ở xã Mỹ Hòa Hưng và nhiều di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật khác. Trong điều kiện đất nước ngày càng hội nhập và quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra cùng với cuộc cách mạng thông tin - tin học viễn thông đã làm thay đổi khung cảnh thiên nhiên, môi trường sinh thái, tạo ra sự chuyển động của các luồng dân cư hướng về các khu công nghiệp và các khu đô thị mới với nhịp sống căng thẳng, dồn dập. Chính vì vậy, nhu cầu du lịch dã ngoại trở về với thiên nhiên, với môi trường sinh thái trong lành, trở về với tâm linh cội nguồn, với danh lam thắng cảnh để thưởng ngoạn cảnh quan thiên nhiên miệt vườn, cảnh quan sông - kênh - rạch vùng đồng bằng đang trở thành nhu cầu đời sống tinh thần ngày càng lớn của người dân. Do đó, du lịch sinh thái cộng đồng hiện nay được coi là ngành kinh tế mũi nhọn, ngành "công nghiệp không khói" đang được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đầu tư, vừa để phát triển du lịch, vừa để bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững. Cho nên, vấn đề được đặt ra là làm thế nào để phát huy tiềm năng lợi thế du -1-
- lịch sinh thái cộng đồng ở Long Xuyên - Đó chính là l do tôi chọn đề tài “Gỉải pháp đẩy mạnh phá iển ị h inh hái n đ n h nh ph on y n đến năm 2015” để thực hiện bài viết tiểu luận cuối khóa lớp Trung cấp l luận chính trị - hành chính B64; Mục đích của đề tài là đánh giá đúng kết quả, nguyên nhân đạt được và những khó khăn hạn chế, đồng thời đề ra một số giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái cộng đồng ở thành phố Long Xuyên đến năm 2015. -2-
- CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NGÀNH DU ỊCH VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU ỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG Ở THÀNH PHỐ ONG UYÊN TỪ NĂM 2010 - 2012 1.1 M vấn đề về phá iển n nh ị h 1.1.1 Khái niệm Định nghĩa du lịch theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2005: Du lịch là các hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người đến nơi ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định. Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nổ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương. Du lịch cộng đồng là phương thức du lịch do cộng đồng sở hữu, quản l và hoạt động vì chính cộng đồng. Du lịch cộng đồng cho phép du khách nâng cao nhận thức và tìm hiểu địa phương. về cộng đồng, về cuộc sống đời thường của họ. Du lịch cộng đồng đề cao sự bền vững về môi trường và văn hóa xã hội. Du lịch sinh thái cộng đồng là sự kết hợp của du lịch cộng đồng và du lịch sinh thái. Du lịch sinh thái cộng đồng do cộng đồng tổ chức, dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa với mục tiêu bảo vệ môi trường. Du lịch sinh thái cộng đồng đề cao quyền làm chủ, chú phân bổ lợi ích rộng rãi và nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng. 1.1.2 Xu hướng phát triển Du lịch sinh thái cộng đồng là nhằm đóng góp vào việc phát triển nền kinh tế địa phương qua sự xóa đói giảm nghèo, làm tăng thu nhập cho cộng đồng, gia tăng lợi nhuận từ ngành du lịch hay các nguồn lợi khác do địa phương tham gia và đương nhiên là mỗi lúc càng phát triển thêm những đối tượng tham gia từ người dân. -3-
- Trong thời gian tới, du lịch sinh thái cộng đồng sẽ có nhiều đóng góp vào việc đa dạng hóa danh mục các sản phẩm du lịch cho các địa điểm du lịch để đáp ứng những nhu cầu hiện ngày một tăng cao của du khách. Các dự án phát triển các khu du lịch sinh thái cộng đồng sẽ tạo ra cơ hội cho việc đầu tư trong công tác hỗ trợ các cơ sở cho kinh doanh du lịch với quy mô nhỏ và tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực nông thôn để tạo ra công ăn việc làm cho cộng đồng địa phương. Dự kiến số lượng khách du lịch (nội địa và quốc tế) trong thời gian tới sẽ tiếp tục duy trì được mức tăng trưởng trên 10%. 1.1.3 Chủ trương, chính sách phát triển du lịch sinh thái cộng đồng hiện nay Từ giữa những năm 90 của thế kỷ XX, ngành du lịch Việt Nam đã thật sự khởi sắc, có được những thành quả lớn lao đối với du lịch như hiện nay, trước hết là nhờ vào sự chỉ đạo kịp thời và sáng suốt của Đảng, nhờ vào đường lối, chủ trương, chính sách phát triên du lịch hợp l của Nhà nước. Cụ thể trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã ghi rõ: "Phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Cần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động du lịch trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, về truyền thống văn hóa lịch sử để đáp ứng nhu cầu du lịch và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực. Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, hình thành các khu du lịch trọng điểm, đẩy mạnh hợp tác, liên kết với các nước. Đặc biệt khai thác một cách có hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch sinh thái và nguồn tài nguyên du lịch văn hóa". Riêng tỉnh An Giang đã xác định: "Phát triển du lịch An Giang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế và điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa lịch sử. Phát triển mạnh các sản phẩm du lịch và nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ du lịch, tăng cường hoạt động lữ hành mở rộng tour tuyến để tăng nguồn thu cho ngành du lịch. Đầu tư cơ sở hạ tầng, nhân lực để phát triển bền vững". -4-
- Trong văn kiện Đại hội X Đảng bộ thành phố Long Xuyên nhiệm kỳ 2010 - 2015 cũng đã nêu rõ: "Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của thành phố và cơ cấu của từng khu vực, theo hướng tăng khu vực công nghiệp - xây dựng, ưu tiên phát triển thương mại - dịch vụ - du lịch. Tâp trung xây dựng cơ sở vật chất gồm các công trình trọng điểm, trong đó có đầu tư xây dựng khu vui chơi giải trí xã Mỹ Khánh và khu du lịch sinh thái ở xã Mỹ Hòa Hưng". 1.2 Thự ạn phá iển ị h inh hái n đ n h nh ph on Xuyên ừ năm 2010 - 2012 1.2.1 Những mô hình du lịch sinh thái cộng đồng ở thành phố Long Xuyên 1.2.1.1 Mô hình khu du lịch sinh thái: Khu du lịch sinh thái Đồng Quê ở phường Mỹ Thới - thành phố Long Xuyên được đầu tư xây dựng với vốn ban đầu hơn 1 tỷ đồng trên diện tích 500m2, nay vốn đã tăng lên gấp khoảng 4 lần và diện tích mở rộng gấp đôi. Khu du lịch này đang tiếp tục mở rộng, trồng thêm rừng tràm nhỏ trong lòng thành phố để phát triển du lịch và tạo môi trường sinh thái hấp dẫn, mời gọi chim cò về làm tổ. Tính chất “Đồng Quê” được nhấn mạnh bởi khu du lịch được thiết kế theo mô hình nhà sàn, bên dưới là ao nuôi cá tai tượng, mè dinh, ba sa… Nhà mái lợp tôn có lắp đặt hệ thống làm mưa nhân tạo để tạo cảm giác dễ chịu cho du khách trong những ngày nắng nóng. Những dãy xoài cát Hoà Lộc trồng trên bờ đã có tàn che mát và cho trái rất đẹp mắt. Không chỉ thu hút du khách từ các địa phương khác mà nhu cầu giải trí cuối ngày, cuối tuần của người dân thành phố Long Xuyên cũng đang ngày càng tăng cao. 1.2.1.2 Mô hình du lịch sông nước miệt vườn: Đến với du lịch Long Xuyên, du khách sẽ được giới thiệu tham quan một vòng khu chợ nổi trên sông ở cù lao Phó Quế bằng phương tiện là những chiếc ghe xuồng có gắn máy, hoặc chèo đò trên kênh rạch, xuyên qua các vườn cây ăn quả được bao bọc bởi các hàng dừa nước, bần và các hệ thực vật phong phú ở xã Mỹ Hòa Hưng. -5-
- Ngồi trên xuồng đi qua kênh rạch trong không khí tĩnh mịch, kèm theo là tiếng mái chèo khua nước nhè nhẹ….Cư dân những chốn văn minh công nghiệp sẽ không khỏi ngạc nhiên về sự sảng khoái, thư giãn tuyệt vời. Đây là mô hình phát triển du lịch sinh thái cộng đồng trong tương lai, nó cho phép du khách có được những đêm sinh hoạt chung với gia đình bản xứ trong những ngôi nhà đơn sơ của vùng sông nước miệt vườn Nam bộ. 1.2.1.3 Mô hình Trung tâm du lịch cộng đồng: Phát triển mô hình du lịch cộng đồng là một công cụ qu báu để phát triển du lịch bền vững vì người nghèo. Qua đó, ngành du lịch có thể vươn tới những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc và nếu được thực hiện tốt, du lịch có thể thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại những địa phương nghèo. Đến với Trung tâm du lịch cộng đồng tại xã Mỹ Hòa Hưng - thành phố Long Xuyên, du khách sẽ chiêm ngưỡng được những cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, hữu tình với môi trường trong lành và gắn liền với khuôn viên của khu lưu niệm Bác Tôn, nơi du khảo về nguồn l tưởng của nhiều đoàn khách, nơi đây từ lâu đã là địa chỉ du lịch nổi tiếng với các dịch vụ “Homestay” (ở nhà dân), thu hút du khách đa số là đối tượng khách Tây ba lô cùng ăn, cùng ở, cùng làm, một ngày làm người dân bản xứ cùng tham gia làm cá, làm lúa, tham gia làm vườn, đi chợ làng quê của người địa phương, tham quan làng bè, chợ nổi, hít thở không khí trong lành, làng quê yên tĩnh, đạp xe đi quanh làng mạc thanh bình, thưởng thức những món ăn dân dã địa phương, xem biểu diễn đờn ca tài tử. Có thể nói Du lịch cộng đồng thật sự đã nối kết thân tình giữa du khách và người dân địa phương, tạo công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo, là điểm dừng chân l tưởng của du khách trong nước và du khách quốc tế. Do đó, mô hình này đang được các đơn vị lữ hành ở thành phố Long Xuyên đưa khách đến tham quan du lịch. -6-
- 1.2.2 Kết quả phát triển du lịch sinh thái cộng đồng ở thành phố Long Xuyên từ năm 2010 - 2012 1.2.2.1 Số lượt khách: Năm 2010: - Lượt khách đến tham quan các điểm du lịch, vui chơi giải trí (Công viên Mỹ Thới, khu lưu niệm Bác Tôn và khu di tích cách mạng Mỹ Khánh) tổng số lượt khách là: 214.337 (trong đó khách quốc tế là 2.240 người, khách vãng lai là 200.962 người và 363 đoàn gồm 11.135 người). Ước đến cuối năm tổng số lượt khách là: 257.204 (trong đó khách quốc tế là 2.688 người, khách vãng lai là 241.154 người và 436 đoàn gồm 13.362 người lượt khách lưu trú tại các cơ sở kinh doanh du lịch). - Lượt khách lưu trú tại các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố Long Xuyên là: 98.796 lượt khách (trong đó khách quốc tế là: 1.409). Ước đến cuối năm tổng số lượt khách là: 118.555 (trong đó khách quốc tế là: 1.691). Năm 2011: - Lượt khách đến tham quan các điểm du lịch, vui chơi giải trí trong năm (Công viên Mỹ Thới, khu lưu niệm Bác Tôn và khu di tích cách mạng Mỹ Khánh) tổng số lượt khách là: 213.743 trong đó khách quốc tế là 2.411 người. Như vậy, nhìn chung so với năm 2010 tổng số lượt khách giảm 594 lượt (đạt 0,28%), đặc biệt khách quốc tế tăng 171 lượt (đạt 7,63%). - Lượt khách lưu trú tại các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố là: 112.696 lượt khách; trong đó khách quốc tế là: 2.547. So với năm 2010 lượt khách tăng 13.900 lượt (đạt 14,07%), quốc tế tăng 1.138 lượt (đạt 80.77%). Năm 2012: - Lượt khách đến tham quan các điểm du lịch, vui chơi giải trí (Công viên Mỹ Thới, khu lưu niệm Bác Tôn và khu di tích cách mạng Mỹ Khánh) tổng số lượt khách là: 228.423 tăng 6,87% so với cùng kỳ năm 2011 (trong đó khách quốc tế là 2.670) -7-
- - Lượt khách lưu trú tại các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố là: 126.081 lượt tăng 11,88% so cùng kỳ với năm 2011 (trong đó khách quốc tế là: 2.994). 1.2.2.2 Hiệu quả doanh thu: Năm 2010: - Lượt khách đến tham quan các điểm du lịch, vui chơi giải trí với tổng doanh thu là 1.820.324.000đ. - Lượt khách lưu trú tại các cơ sở kinh doanh du lịch với tổng doanh thu là 34.860.852.000đ. Năm 2011: - Lượt khách đến tham quan các điểm du lịch, vui chơi giải trí với tổng doanh thu là 2.322.726.545 đồng. Như vậy, nhìn chung so với năm 2010 tổng số lượt khách giảm 954 lượt (đạt 0,28%), đặc biệt khách quốc tăng 171 lượt (đạt 7,63%), doanh thu tăng 502.402.545 đồng (đạt 27,6%). - Lượt khách lưu trú tại các cơ sở kinh doanh du lịch với tổng doanh thu là 38.048.967.000 đồng. So với năm 2010 lượt khách tăng 13.900 lượt (đạt 14,07%), quốc tế tăng 1.138 lượt (đạt 80,77%), doanh thu tăng 8.998.257.000 (đạt 30,97%). Năm 2012: - Lượt khách đến tham quan các điểm du lịch, vui chơi giải trí với tổng doanh thu là 2.733.153.000 đồng tăng 17,67% so với cùng kỳ năm 2011. - Lượt khách lưu trú tại các cơ sở kinh doanh du lịch với tổng doanh thu là 41.469.146.000 đồng tăng 8,99% so với cùng kỳ năm 2011. 1.2.2.3 Các loại hình dịch vụ: + Dịch vụ lưu trú: Cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Long Xuyên khá nhiều với 44 cơ sở, trong đó xếp hạng 1 sao là 23 cơ sở, 2 sao là 4 cơ sở, 3 sao là 1 cơ sở, nhà nghỉ du lịch là 4 cơ sở và chưa phân loại là 12 cơ sở. Với lợi thế về cơ sở lưu trú nêu trên, hàng năm -8-
- thành phố thu hút trên 200.000 du khách đế tham quan, lưu trú và số lượng khách có chiều hướng tăng dần theo từng năm. + Dịch vụ ăn uống: Với hệ thống khách sạn - nhà hàng như: Đông Xuyên, Thắng Lợi, Hoà Bình, Hai Lúa... và các quán ăn khá nổi tiếng của thành phố như: Hồng Phát, Bửu Lộc, Quế Phát... sẽ đảm bảo phục vụ du khách với các món ăn ngon đặc sản của miền Tây và yếu tố ẩm thực dân gian đã ít nhiều được khai thác phục vụ du khách với các bữa ăn đạm bạc được chế biến bằng các đặc sản địa phương như: gạo thơm, lúa tẻ, nếp mướp, cá tai tượng, cá đồng, rắn, rùa, chim, chuột, lươn, ếch... theo hình thức văn hoá ẩm thực của vùng đồng bằng sông nước Nam bộ. + Dịch vụ tham quan, mua sắm: Du khách đến với Long Xuyên sẽ được tham quan một vòng các khu du lịch sinh thái ở nội ô thành phố như: Khu du lịch sinh thái Đồng Quê, Hoàng Long, Bình Đức..., thăm khu di tích cách mạng Mỹ Khánh. Sau đó du khách tiếp tục tham quan khu chợ nổi trên sông bằng đò chèo ở cù lao Phó Quế và đi phà qua khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng - xã Mỹ Hoà Hưng, nơi đây cũng là khu du lịch sinh thái cộng đồng với nhiều loại hình du lịch đặc sắc, hấp dẫn. Ngoài ra, Long Xuyên còn có các khu trung tâm thương mại - dịch vụ lớn như: siêu thị Co.opmart, Metro, Vinatex, siêu thị điện máy Chợ Lớn, siêu thị AA, trung tâm điện máy Nguyễn Kim... để du khách có thể lựa chọn mua sắm thoả thích. + Các loại dịch vụ khác: Toàn thành phố hiện có 96 điểm karaoke, 01 vũ trường, 02 quán bar sẵn sàng phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí về đêm cho du khách. 1.2.2.4 Hiệu quả xã hội: Sự phát triển du lịch sinh thái cộng đồng ở thành phố Long Xuyên chắc chắn sẽ góp phần làm phong phú hóa đời sống kinh tế - xã hội, nâng cao trình độ dân trí, tạo công ăn việc làm cho các hộ gia đình ở miệt vườn. Ngoài ra, phát triển du lịch sinh thái cộng đồng còn tạo công ăn việc làm cho các lao động khác như: chèo đò, chế -9-
- biến ẩm thực… Mặt khác, các sinh hoạt cộng đồng như: đờn ca tài tử, hái trái cây, nuôi trồng thủy sản, làm nghề thủ công... cũng có thể biến thành các chủ đề để thu hút du khách, góp phần duy trì và tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống, dân gian. Kết quả phát triển du lịch sinh thái cộng đồng ở thành phố Long Xuyên từ năm 2010 - 2012 đã cho thấy lượt khách đến tham quan tại các điểm du lịch, vui chơi giải trí và lượt khách lưu trú tại các cơ sở kinh doanh lưu trú trên địa bàn thành phố Long Xuyên tăng theo từng năm, đặc biệt là số lượt khách quốc tế có chiều hướng phát triển tăng (năm 2011 tăng 1.138 lượt, đạt 80,77%). Về hiệu quả doanh thu của lượt khách lưu trú cũng tăng đáng kể (gần 3 tỷ dồng / năm). Các loại hình dịch vụ ngày càng đa dạng, phong phú, trong đó du khách trong nước và quốc tế thích nhất dịch vụ ăn uống theo hình thức văn hóa ẩm thực của vùng sông nước Nam bộ. 1.2.2.5 Nguyên nhân đạt dược: - Do vị trí thành phố Long Xuyên nằm trong hệ thống tuyến điểm du lịch vùng, khu vực, là điểm đến không thể thiếu trong các tuyến du lịch Đồng bằng sông Cửu Long và là điểm dừng chân trung gian cho du khách khi đến viếng Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam - Châu Đốc. - Do nhu cầu trở về với thiên nhiên của du khách ngày càng trở nên bức bách. Vì thế, loại hình sinh thái cộng đồng kết hợp với tham quan di tích lịch sử văn hoá đã thật sự chinh phục được du khách trong nước và quốc tế. - Tài nguyên du lịch rất phong phú và đặc sắc, trong đó có nhiều tài nguyên độc đáo như: khu lưu niệm Bác Tôn là di tích cấp quốc gia đặc biệt và nhiều đình, chùa là di tích lịch sử văn hóa. - Các sản phẩm du lịch và các loại hình du lịch phong phú, đa dạng nên thu hút du khách đến ngày càng đông hơn, kích thích chi tiêu của khách ở mức cao hơn, tăng thời gian lưu lại của du khách. - 10 -
- 1.2.3 Những khó khăn hạn chế và nguyên nhân 1.2.3.1 Những khó khăn hạn chế: - Kết cấu hạ tầng và các dịch vụ phụ trợ chưa đồng bộ nên chưa khai thác hết lợi thế, tiềm năng của du lịch thành phố. - Số lượng du khách còn ít, thời gian lưu trú ngắn, các cơ sở lưu trú, hệ thống nhà hàng, khách sạn chưa đáp ứng cả về sồ lượng và chất lượng. - Việc tổ chức các hoạt động du lịch còn manh mún, nhỏ lẻ, thiếu liên kết, thiếu tính chuyên nghiệp. - Các loại hình dịch vụ vui chơi giải trí còn nghèo nàn, sản phẩm du lịch chưa đa dạng nên chưa đủ sức hấp dẫn du khách. - Xã hội hoá hoạt động du lịch và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch còn yếu. Thiếu định hướng mang tính chiến lược cho việc khai thác tài nguyên du lịch ở địa phương. 1.2.3.2 Nguyên nhân: - Nhận thức về phát triển du lịch của các cấp, các ngành chưa toàn diện, chưa có định hướng phát triển, thiếu cơ chế và giải pháp đột phá để khuyến khích đầu tư phát triển du lịch sinh thái cộng đồng. - Chưa phát huy sức mạnh tổng hợp trong phát triển du lịch, việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng chưa được quan tâm đúng mức, nhất là về hạ tầng giao thông, đô thị. - Nguồn nhân lực phục vụ du lịch, công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch chưa được chú trọng, công tác quản l nhà nước về du lịch còn nhiều bất cập, chồng chéo. - 11 -
- CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN DU ỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG Ở THÀNH PHỐ ONG UYÊN ĐẾN NĂM 2015 2.1 Mụ i : 2.1.1 Mục tiêu chung: Xây dựng du lịch sinh thái cộng đồng ở thành phố Long Xuyên đến năm 2015 trở thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế, góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố, thúc đẩy các ngành dịch vụ phát triển, tạo công ăn việc làm cho xã hội. Nâng cao chất lượng và phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch, xác định vị trí của du lịch thông qua việc đẩy mạnh quảng bá, xúa tiến du lịch và nâng cao nhận thức xã hội về du lịch, định hướng phát triển du lịch bền vững theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, góp phần nâng cao cuộc sống nhân dân. Triển khai lập quy hoạch chi tiết các điểm - tuyến du lịch sinh thái cộng đồng trên địa bàn thành phố Long Xuyên theo hướng không được thu hẹp đất sản xuất, đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo an ninh quốc phòng, quản l sử dụng đất đai có hiệu quả. Đầu tư và khai thác có hiệu quả những tiềm năng phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại địa phương, góp phần vào việc bảo tồn, bảo tàng, tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá, bảo vệ môi trường cảnh quan thiên nhiên. 2.1.2 Mục tiêu cụ thể: Về lượt khách, ngành du lịch thành phố Long Xuyên phấn đấu đến năm 2015 đạt 600.000 người khách tham quan các khu du lịch, điểm du lịch. Trong đó khách lưu trú ước đạt 200.000 lượt, trong số này khách quốc tế là 4.000 khách và khách nội địa khoảng 196.000 khách. Doanh thu du lịch đến năm 2015 dự kiến đạt khoảng 50.000.000.000 đồng. - 12 -
- Về giải quyết việc làm, căn cứ vào lượt khách lưu trú và số phòng tăng theo các thời kỳ, đến năm 2015 sẽ có khoảng 2.500 người tham gia trực tiếp vào lĩnh vực du lịch sinh thái cộng đồng. 2.2 M iải pháp hủ yế đẩy mạnh phá iển ị h sinh thái n đ n h nh ph on y n đến năm 2015 2.2.1 Xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển du lịch sinh thái cộng đồng trên địa bàn thành phố Long Xuyên + Xây dựng quy hoạch: Xây dựng quy hoạch là để phát triển một chương trình hành động của ngành du lịch qua việc cấp kinh phí và đề ra các vấn đề cần được ưu tiên. - Quy hoạch du lịch do nhà nước thực hiện bao gồm : Việc khoanh vùng sử dụng đất hợp l , việc chỉ định các vùng dành cho du lịch sinh thái cộng đồng và soạn thảo một quy tắc về đạo đức. Các vùng được chỉ định dành cho phát triển du lịch sinh thái cộng đồng phải gắn liền với việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. - Cần đưa ra những quy hoạch chi tiết, cụ thể để phát triển cho các dự án đầu tư về du lịch, nhất là tập trung quy hoạch xây dưng mạng lưới các điểm, tuyến du lịch sinh thái cộng đồng ở cù lao Ông Hổ - xã Mỹ Hòa Hưng đến năm 2025 do Trung tâm quy hoạch đô thị - nông thôn Miền Nam 3 thực hiện vào năm 2010, nhằm thu hút kêu gọi đầu tư từ nhiều nguồn (Nhà nước, tư nhân, các công ty liên doanh) đảm bảo cho việc đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái cộng đồng ở thành phố Long Xuyên đến năm 2015. - Trong quá trình quy hoạch cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các chuyên gia quy hoạch với các chuyên gia ở những lĩnh vực liên quan, với ban quản l các khu du lịch, với chính quyền và cộng đồng địa phương. + Kế hoạch phát triển du lịch sinh thái cộng đồng: Những dự án phát triển du lịch sinh thái cộng đồng ở thành phố Long Xuyên đang và sẽ xúc tiến đầu tư như sau: - 13 -
- - Khu du lịch sinh thái Bình Đức đã được Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang chấp thuận chủ trương thực hiện dự án với quy mô 73,8 ha, hình thức giao đất và cho thuê đất. Hiện doanh nghiệp tư nhân Thanh Hoà đã đăng k đầu tư và nộp tiền một phần. - Dự án đầu tư mở rộng công viên văn hoá thành phố (tiền thân là Công viên Mỹ Thới), quy mô xây dựng 37 ha (hiện trạng 2,5 ha), hình thức nhà nước tạo mặt bằng, hạ tầng, doanh nghiệp đầu tư các công trình vui chơi giải trí. Hiện nay thành phố đang kêu gọi đầu tư. - Khu vui chơi giải trí Mỹ Khánh (giai đoạn 1) đã được Uỷ ban nhân dân thành phố Long Xuyên phê duyệt quy hoạch với quy mô xây dựng 165 ha, là khu liên hợp gồm nhiều chức năng: vui chơi giải trí, thương mại dịch vụ, khách sạn du lịch, thể thao và nhà hàng. Hiện công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Viễn Chinh đăng k đầu tư. - Dự án khu du lịch sinh thái tại xã Mỹ Hoà Hưng đã được Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang phê duyệt quy hoạch bao gồm 9 điểm và 3 tuyến du lịch (du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch tham quan, du lịch câu cá, du lịch văn hoá...). Hình thức đầu tư kêu gọi từ nhiều nguồn (Nhà nước, tư nhân và các công ty liên doanh) được chia thành những khu nhỏ để Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng kỷ thuật. Hiện thành phố đang công bố công khai quy hoạch. - Tiếp tục thực hiện dự án phát triển du lịch nông dân do Hà Lan tài trợ trên địa bàn xã Mỹ Hoà Hưng. 2.2.2 Khai thác và phát huy hiệu quả các nguồn lực cho phát triển du lịch sinh thái cộng đồng: + Nguồn lực tự nhiên: - Khí hậu thành phố Long Xuyên có tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa với một nền nhiệt độ cao quanh năm và một lượng mưa tương đối phong phú. Đất có nguồn gốc là đê tự nhiên và cồn sông với mức độ bồi tích phù sa mạnh mẽ. Chế độ thủy văn được bao quanh bởi sông Hậu là trục giao thông thủy huyết mạch của An Giang từ thượng lưu đến hạ lưu, là nguồn phù sa chủ yếu của vùng tứ giác Long Xuyên. - 14 -
- - Với điều kiện tự nhiên và cảnh quan được thiên nhiên ưu đãi, thành phố Long Xuyên có nhiều lợi thế để phát triển ngành du lịch với nhiêu loại hình mũi nhọn như: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái nhà vườn, du lịch tham quan, du lịch văn hóa…. + Nguồn nhân lực: - Đào tạo hướng dẫn viên du lịch : Du lịch sinh thái cộng đồng là loại hình du lịch tương đối mới ở nước ta, vì vậy cần trao đổi nhiều kiến thức và kinh nghiệm hơn nữa cho đội ngũ hướng dẫn viên du lịch. Khi đến bất kỳ khu du lịch nào đó, du khách đều muốn tiếp thu được nhiều điều mới lạ do người hướng dẫn viên du lịch giới thiệu. Do đó, chúng ta nên đào tạo hướng dẫn viên du lịch có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, ngoại ngữ lưu loát, nếu đào tạo được những người dân địa phương thì càng tốt. - Đào tạo đội ngũ cán bộ quản l các khu du lịch sinh thái cộng đồng: Bất kỳ một dạng hoạt động nào muốn đạt được kết quả tốt đều đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ quản l có trình độ chuyên nghiệp, để họ phối hợp tốt với các nhà tổ chức hoạt động du lịch nhằm đem lại hiệu quả mà không gây tổn hại cho tài nguyên của các khu du lịch. - Nguồn đào tạo nhân sự: Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân sự cho sự phát triển du lịch sinh thái cộng đồng, Nhà nước và các tổ chức du lịch nên hợp tác với các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố Long Xuyên mở thêm ngành học du lịch để đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên, đội ngũ cán bộ quản l có trình độ cao, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của du lịch sinh thái cộng đồng. - Kết hợp với các tổ chức du lịch thế giới để đưa các chuyên viên du lịch đi học tập kinh nghiệm ở nước ngoài, học tập kinh nghiệm của các nước trên thế giới. - Các trường đại học và các cơ quan xí nghiệp, ban ngành thành phố cần tạo ra những cơ hội để học sinh, sinh viên, cán bộ, viên chức của mình có cơ hội đến tham quan các khu du lịch sinh thái cộng đồng để được học hỏi, tìm tòi những điều kỳ lạ - 15 -
- của thiên nhiên, nhằm nâng cao kiến thức về sinh thái môi trường. Từ đó, có cơ sở để đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch sau này. + Nguồn lực về vốn: Phát triển du lịch sinh thái cộng đồng ở thành phố Long Xuyên dựa trên hình thức đầu tư, kêu gọi từ nhiều nguồn, bao gồm: Nhà nước, tư nhân và các công ty liên doanh cùng thực hiện. Nhà nước đầu tư về vốn bằng hình thức giao đất và cho thuê đất, tạo mặt bằng và nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng cho du lịch chủ yếu là nguồn vốn ngân sách nhà nước, trong đó bao gồm nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu của Trung ương và nguồn vốn địa phương tự cân đối. Đầu tư cơ sở vật chất du lịch chủ yếu từ nguồn vốn tự có của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch (tư nhân và các công ty liên doanh). Nguồn vốn trên được đầu tư vào các loại hình như: cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống, kinh doanh lữ hành, vận chuyển khách du lịch và mô hình vui chơi giải trí tại các điểm, khu du lịch. 2.2.3 Xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội: - Tập trung mời gọi đầu tư các dự án, hình thành hệ thống các khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng, khu thi đấu thể thao và vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm và ẩm thực. - Xây dựng cơ chế chính sách, tạo môi trường thông thoáng để thu hút đầu tư phát triển du lịch. Lựa chọn để tập trung đầu tư, từng bước hình thành một số khu, điểm, cơ sở du lịch trọng tâm, trọng điểm như: Dự án khu du lịch sinh thái xã Mỹ Hoà Hưng đã được Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang phê duyệt. - Có chính sách ưu đãi các thành phần kinh tế trong nước và ngoài nước đến đầu tư phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại thành phố Long Xuyên. Huy động và khai thác có hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng du lịch. - Cần giáo dục về môi trường cho người dân để nâng cao nhận thức của họ về tầm quan trọng của sinh thái và môi trường. Từ đó, họ sẽ có thức hơn trong việc tự - 16 -
- giác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên khi tham quan các khu du lịch sinh thái cộng đồng nên tránh gây ra những điều đáng tiếc. - Cần có bảng hướng dẫn và nội quy về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cho du khách tại các điểm, tuyến du lịch. - Khuyến khích mọi người, nhất là nhân dân địa phương tham gia tích cực vào công tác quản l các khu du lịch sinh thái cộng đồng. - Thực hiện nghiêm túc các quy định về bảo vệ môi trường sinh thái theo đúng Luật Du lịch Việt Nam ban hành năm 2005 mỗi khi có cá nhân hoặc tập thể vi phạm. 2.2.4 Đổi mới nâng cao hiệu quả quản lý phát triển du lịch sinh thái cộng đồng ở thành phố Long Xuyên: + Quản lý Nhà nước: Du lịch sinh thái cộng đồng là một ngành mới nên cần phải tổ chức quản l sao cho tốt để đưa ngành “công nghiệp không khói” này phát triển ngang tầm với các nước trong khu vực và thế giới. Thành phố Long Xuyên có nhiều điểm du lịch sinh thái cộng đồng, cho nên việc quản l nhà nước về du lịch cần thực hiện tốt những mặt chính như sau: - Xây dựng các đề án quy hoạch và kế hoạch phát triển du lịch trên địa bàn. - Nghiên cứu đề xuất việc xây dựng các chính sách và bổ sung cụ thể hoá các chính sách chung, phù hợp với tình hình hoạt động du lịch của địa phương. - Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các chính sách quy định và nghiệp vụ chuyên môn. - Theo thẩm quyền, xét cấp giấy chứng nhận, đăng k kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động du lịch. - Giúp đỡ tổ chức đào tạo các cán bộ nghiệp vụ chuyên môn cho các doanh nghiệp du lịch. - Đánh giá chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh doanh du lịch. - Giải quyết khiếu nại và xử l vi phạm pháp luật về hoạt động du lịch. - 17 -
- + Quản lý kinh doanh: - Cần đầu tư thỏa đáng vào việc quảng cáo hình ảnh du lịch sinh thái cộng đồng ở thành phố Long Xuyên từ nay đến năm 2015, góp phần tạo thị trường phát triển cho loại hình du lịch này. - Cần đầu tư cho những nghiên cứu về đề tài phát triển du lịch sinh thái cộng đồng ở thành phố Long Xuyên, qua đó nắm bắt được yếu tố “cầu” của du khách, từ đó sẽ giải quyết được nhiều vấn đề liên quan đến du lịch, lập được các kế hoạch phát triển một cách bền vững, mang lại hiệu quả cao cho sự phát triển kinh tế - xã hội. - Nhà nước tạo điều kiện cho các công ty du lịch địa phương tham quan nước ngoài và quan hệ hợp tác với các công ty du lịch quốc tế để giới thiệu du lịch sinh thái cộng đồng của thành phố Long Xuyên đến các nước trên thế giới, nhằm thu hút khách nước ngoài ngày càng đông. - Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế có thể đầu tư phát triển du lịch sinh thái cộng đồng ở các khu du lịch bao gồm : + Các đại l du lịch + Các nhà điều hành tour xuất + Các nhà điều hành tour nhập + Nhà nghỉ sinh thái nơi ăn ở cho du khách + Những người buôn bán nhỏ ở địa phương + Công tác kiểm tra: Để ngành du lịch sinh thái cộng đồng phát triển đúng hướng, các cấp quản l từ trung ương đến địa phương phải thường xuyên tổ chức kiểm tra để phát hiện những sai sót, tránh lãng phí, gây ô nhiễm môi trường... kiểm tra các mặt như sau: - Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự án đầu tư phát triển du lịch có đảm bảo đúng quy hoạch được phê duyệt. - Xây dựng các điểm, tuyến, khu du lịch sinh thái cộng đồng có đúng yêu cầu, đúng mục tiêu hay chưa. - 18 -
- - Kế hoạch phát triển du lịch sinh thái phải gắn liền với việc bảo vệ môi trường thiên nhiên và bảo vệ các loài thú qu hiếm. Chính vì vậy, phát triển du lịch sinh thái cộng đồng ở thành phố Long Xuyên từ nay đến năm 2015 cần phải đảm bảo phát triển bền vững mới mong đem lại lợi ích thiết thực cho đất nước. 2.2.5 Công tác thông tin tuyên truyền cho việc phát triển du lịch sinh thái cộng đồng: - Tích cực tăng cường công tác thông tin tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, cho cán bộ. đảng viên và nhân dân hiểu rõ về nghĩa và tầm quan trọng của việc phát triển du lịch sinh thái cộng động. - Chủ động và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch bằng nhiều hình thức và phương tiện thông tin như: Tivi, báo đài, website, sách, tờ gấp, bản đồ, lễ hội, triển lãm, hội chợ, hội thảo…. cả trong nước và nước ngoài nhằm thu hút du khách. - Tăng cường quảng bá các sản phẩm du lịch đặc sắc, mang nét đặc trưng riêng của thành phố Long Xuyên như: du lịch sinh thái cộng đồng, du lịch sông nước, du lịch văn hoá ... - Thông tin đầy đủ và thiết yếu cho khách du lịch hiểu rõ những nội quy của du lịch sinh thái cộng đồng để họ tự quyết định những điều nên và không nên làm khi tham gia du lịch. - Tăng tỷ trọng ngân sách đầu tư cho hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch hàng năm để tham gia các sự kiện du lịch trong nước và quốc tế. 2.2.6 Tăng cường sự lãnh đạo Cấp ủy và vai trò của các tổ chức đoàn thể: Những năm qua Cấp ủy, chính quyền và các tổ chức đoàn thể thành phố Long Xuyên đã dành sự quan tâm đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng du lịch sinh thái cộng đồng, từng bước đáp ứng được nhu cầu tham quan, thưởng ngoạn danh lam thắng cảnh của du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, tình hình phát triển du lịch của thành phố vẫn còn nhiều bất cập như : chưa khai thác hết lợi thế tiềm năng du lịch của - 19 -
- thành phố, số lượng du khách còn ít, thời gian lưu trú ngắn … Chính vì vậy, trong thời gian tới vai trò lãnh đạo của Cấp ủy và các tổ chức đoàn thể cần phải tăng cường hơn nữa trong lãnh đạo, chỉ đạo về công tác phát triển du lịch tại địa phương bằng những việc làm cụ thể như sau : - Tập trung triển khai “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” theo Quyết định số 2473/QĐ-TTg, ngày 30-12-2011 của Thủ tướng Chính phủ và nghị quyết số 11- NQ/TU, ngày 18-01-2013 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang “Về đẩy mạnh phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020” cho các Chi, Đảng bộ cơ sở và tất cả đảng viên quán triệt, nhằm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương , tạo nền tảng đua thành phố Long Xuyên trở thành một trong những Trung tâm văn hóa - du lịch hấp dẫn của tỉnh, của khu vực đồng bằng Sông Cửu Long và của cả nước. - Xây dựng Kế hoạch, Nghị quyết “Phát triển du lịch thành phố Long Xuyên đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020” theo hướng bển vững, chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm. Tập trung nguồn nhân lực phát triển tuyến du lịch trọng điểm của thành phố, ưu tiên đầu tư phát triển khu du lịch sinh thái ở xã Mỹ Hòa Hưng trên cơ sở bảo vệ môi trường sinh thái, gắn khai thác với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa lịch sử của địa phương, đám bảo an ninh, quốc phòng và trật tự - an toàn xã hội. - Các cấp ủy Đảng từ thành phố đến cơ sở, căn cứ vào định hướng của Nghị quyết và chức năng, nhiệm vụ, điều kiện thực tế của địa phương, đơn vị để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức quán triệt chương trình, kế hoạch thực hiện Nghị quyết với nhiều giải pháp, bước đi thích hợp. - Đẩy mạnh thực hiện quy hoạch và đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch, nhất là hạ tầng giao thông gắn với xây dựng hạ tầng đô thị. Ưu tiên thu hút một cách có chọn lọc các dự án mang tính cạnh tranh cao, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển mạnh mẽ các loại hình du lịch và dịch vụ phục vụ du lịch, tạo bước đột phá mới, căn bản và có tính chiến lược trong phát triển du lịch. - 20 -
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Công ty Xuất nhập khẩu dệt may sang thị trường Mỹ ”
85 p | 882 | 372
-
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty In Hà Giang
43 p | 660 | 207
-
Giải pháp đẩy mạnh cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm – TP. Hà Nội
57 p | 280 | 102
-
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty DAD
65 p | 294 | 95
-
Tiểu luận: Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện quy chế dân chủ Ban Quản lý chợ Long Xuyên đến năm 2015
29 p | 589 | 53
-
Đề tài “Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty In Hà giang”
104 p | 186 | 42
-
Luận văn: Thực trạng và một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm giầy của công ty Thượng Đình trong những năm tới
97 p | 187 | 39
-
Tiểu luận: Nghiên cứu và đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ Việt Nam
88 p | 191 | 39
-
Tiểu luận: “Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty In Hà giang”
96 p | 157 | 37
-
Tiểu luận: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường Mỹ
68 p | 240 | 33
-
Luận văn: Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty DA
67 p | 158 | 31
-
Tiểu luận: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU
88 p | 180 | 29
-
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường Mỹ
69 p | 129 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần ống thép Việt Đức - VG Pipe
103 p | 79 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ Thanh long tại bang California, Mỹ
94 p | 37 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quận Cẩm Lệ thành phố Đà Nẵng
107 p | 4 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp đẩy mạnh huy động vốn cho ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An
116 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn