Tiểu luận học phần bệnh chó mèo: Nghiên cứu bệnh Carre trên chó và đề các biện pháp phòng bệnh
lượt xem 29
download
Tiểu luận học phần bệnh chó mèo: Nghiên cứu bệnh Carre trên chó và đề các biện pháp phòng bệnh với mục tiêu nghiên cứu là làm rõ đặc điểm bệnh lý chính của chó mắc bệnh Carre. Đưa ra một số giải pháp để phòng bệnh. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận học phần bệnh chó mèo: Nghiên cứu bệnh Carre trên chó và đề các biện pháp phòng bệnh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP PHÂN HIỆU ĐỒNG NAI TIỂU LUẬN HỌC PHẦN BỆNH CHÓ MÈO Tên đề tài BỆNH CARRE TRÊN CÁC GIỐNG CHÓ Ngành: Thú Y Lớp: K62A – Thú Y Khoa Nông Học
- MỤC LỤC
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIÊT T ́ ẮT Tên viết Tên đầy đủ tắt CD Canine Distemper CDV Canine Distemper Virus Cs Cộng sự NXB Nhà xuất bản PDV Phocine Distemper Virus RTPCR Reverse Transcription Polymerase Chain Reation MDCK MadinDarby canine kidney Vero DST VeroDogSLAtag TCID50 50% Tissue Culture Infective Dose
- PHỤ LỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1: Cấu trúc của virus Carre Hình 2.2: Chó bị tiêu chảy Hình 2.3: Dử mũi chảy đặc, xanh Hình 2.4: Chó chảy mủ ở mũi Hình 2.5: Chó có nhiều dử mắt Hình 2.6: Xuất hiện mụn đỏ vùng bụng Hình 2.7: Chó mắc bệnh Carre sừng hóa gan bàn chân Hình 2.8: Chó có triệu chứng thần kinh Hình 2.9: Chó có triệu chứng thần kinh: co giật, bại liệt Hình 2.10: Tích nước xoang ngực Hình 2.11: Phổi xẹp, có nhiều điểm hoại tử Hình 2.12: Gan sưng, túi mật sưng Hình 2.13: Não sung huyết Hình 2.14: Hạch màng treo ruột sưng Hình 2.15: Niêm mạc ruột xuất huyết Hình 2.16: Vaccine Carre Chó Hình 2.17: Vaccine Hanvet Carre Hình 2.18:Vaccine Recombitek C4 Hình 2.19: Vaccine Vanguard Plus 5 Hình 2.20: Vaccine Biocan DHP Hình 2.21: Vaccine Canigen của Virbac Hình 2.22: Vaccine Duramune của Fort Dodge
- Phần 1: MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Bệnh Carre là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất trên đàn chó nội cũng như chó nhập ngoại. Nghiên cứu về bệnh Carre của chó được các nhà thú y trên thế giới đặc biệt quan tâm. Bệnh Carre xảy ra ở khắp nơi trên thế giới, không những ở chó nuôi mà còn ở nhiều quần thể động vật hoang dã. Người ta cho rằng những chó mặc bệnh Carre mà không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng là mối đe dọa nghiêm trọng cho việc bảo tốn nhiều loài thú ăn thịt và thú có túi. Thống kê các nghiên cứu cho thấy, bệnh Carre góp phần quan trọng vào sự tuyệt chủng của chồn chân đen, hổ Tasmania và là nguyên nhân gây tử vong định kỳ của chó hoang dã châu Phi. Năm 1991, bệnh xảy ra trên quần thể từ từ Serengeti ở Tanzania làm giảm 20% số lượng toàn đàn. Đặc biệt virus Carre đã biến đổi và có khả năng gây bệnh cho một số động vật biển. Ở Việt Nam, bệnh Carre được phát hiện từ năm 1920. Đến nay, bệnh xảy ra ở hầu hết các tỉnh và gây thiệt hại lớn do tỷ lệ tử vong của bệnh rất cao. Bệnh do virus Carre (canine dustemper virus) gây ra. Virus tấn công vào cơ thể chó và một số loài động vật mẫn cảm khác gây nên rối loạn ở đường hô hấp; tiêu hóa, hệ thần kinh, chứng sừng hóa ở gan bàn chân và các rối loạn toàn thân khác. Bệnh lây lan mạnh, có triệu chứng lâm sàng dễ lần với các bệnh khác trên chó. Vì vậy vấn đề cấp thiết là phải tìm ra biện pháp chẩn đoán nhanh chính xác, để từ đó có những biện pháp phòng và trị bệnh Carre một cách có hiệu quả. Nhằm phân biệt bệnh Carre với một số bệnh khác đồng thời làm cơ sở đưa ra các biện pháp phòng trị bệnh hiệu quả, đem lại hiệu quả cao trong công việc nuôi và chăm sóc chó, giúp chúng khoẻ mạnh. Chính vì vậy, em tiến hành làm đề tài: “Nghiên cứu bệnh Carre trên chó và đề các biện pháp phòng bệnh”. 1.2. Mục tiêu
- Làm rõ đặc điểm bệnh lý chính của chó mắc bệnh Carre. Đưa ra một số giải pháp để phòng bệnh.
- Phần 2: BỆNH CARRE TRÊN CÁC GIỐNG CHÓ 2.1. Bệnh Carre trên các giống chó Là một bệnh truyền nhiễm cấp tính của loài ăn thịt, hay gặp nhất là ở chó và đặc biệt là chó non, do một loại virus gây ra. Lây lan mạnh với các biểu hiện: sốt, viêm cata niêm mạc, đặc biệt là niêm mạc đường hô hấp, viêm phổi, nổi mụn ở da và có triệu chứng thần kinh. 2.1.1. Lịch sử căn bệnh và phân bố bệnh Bệnh Carre hay còn gọi là bệnh sài sốt chó là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm thường xảy ra ở chó non, lây lan nhanh và tỷ lệ chết rất cao. Đây là một căn bệnh nguy hiểm nhất trên chó trong nửa đầu thế kỷ XIX. Tỷ lệ mắc bệnh lớn nhất ở chó con 3 6 tháng tuổi, khi miễn dịch chủ động từ mẹ truyền sang đã giảm thì tỷ lệ mắc bệnh từ 25% tới trên 30% và tỷ lệ chết ở chó mắc bệnh thường cao từ 50% 90%. Chó mắc bệnh này thấy tổn thương lớn ở hệ tiêu hóa đặc biệt ở dạ dày và ruột, hệ thần kinh trung ương và hệ hô hấp. Những nghiên cứu về dịch tễ học, huyết thanh học đã chỉ ra nhiều nơi trên thế giới có bệnh Carre lưu hành. Ở Châu Phi, sự lây nhiễm của bệnh được báo cáo giữa chó nuôi ở Nam Châu Phi và Nigeria. Có bằng chứng về sự lây nhiễm bệnh được xuất hiện giữa các loài hoang dã ở Botswana, Zimbabwe, Nam Châu Phi, Tanzania và các phần khác ở Châu Phi. Bệnh Carre xuất hiện trên chó nuôi và chó hoang dã ở Châu Mỹ. Hơn 300 chó đã chết trong một trận dịch bệnh Carre ở Alaska và bệnh Carre cũng được báo cáo ở chó đã tiêm phòng vắc xin tại Mexico. Bệnh Carre cũng được tìm thấy ở Brazil. Bệnh cũng được phát hiện ở chó đã tiêm phòng vắc xin và chưa tiêm phòng vắc xin ở Argentina, trong khi dịch bệnh xảy ra trên gấu trúc ở Chicago vào năm 1998. (Cao Thiên Trang, 2017). Ở Châu Âu, bệnh Carre được phát hiện tại Italy, Đức, Hungary và Bắc Ireland. Ở Phần Lan, đợt dịch bệnh Carre đã xảy ra trên đàn chó đã được tiêm phòng vắc xin. Bệnh Carre là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn chó nuôi khi
- 71% chó chưa được tiêm phòng vaccin. Bệnh Carre gần đây xuất hiện tại một số trang trại chăn nuôi tại Australia. Dịch bệnh Carre cũng bùng phát ở Châu Á như Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Ấn Độ và nhiều nơi trên thế giới. Phân tích chủng virus Carre được phát hiện trên toàn cầu ở nhiều vật chủ khác nhau sẽ cung cấp cách nhìn khái quát về sinh thái học của virus Carre và cung cấp nền tảng cho việc nâng cao chất lượng vắc xin hiện nay. Ở Việt Nam bệnh được phát hiện năm 1920 bệnh xảy ra ở hầu hết các tỉnh và cho tỉ lệ tử vong cao. (Sách khoa học kỹ thuật thú y, 2012) 2.1.2. Nguyên nhân gây bệnh 2.1.2.1. Phân loại Nguyên nhân gây bệnh Carre trên chó là do Canine distemper virut (CDV). CDV là một thành viên của giống Morbillivirut, thuộc họ Paramixoviridae. Các thành viên khác của giống Morbillivirut như virus gây bệnh sởi trên người (MV), virus dịch tả trâu bò (RPV), virus gây bệnh trên động vật nhai lại nhỏ (PPRV), virus gây bệnh trên động vật có vú dưới nước (cá heo, hải cẩu). Morbillivirus là virus tương đối lớn, với cấu trúc xoắn ốc, chúng có lớp vỏ lipoprotein. Mặc dù có sự khác biệt nhỏ về kháng nguyên giữa các chủng CDV nhưng nó được chấp nhận chỉ có 1 serotype. Tuy nhiên có sự khác biệt đáng kể về khả năng gây bệnh của các virus được phân lập và các type ở các khu vực địa lý khác nhau đã được nói tới. Các type của CDV bao gồm: Asian 1 có ở Nhật Bản và Trung Quốc, Asian 2 chỉ có ở Nhật Bản, Bắc Cực, động vật hoang dã Châu Âu, USA 1 và 2, CDV cổ điển. Virus Carre chỉ có một serotype duy nhất nhưng có nhiều chủng được phân lập ở nhiều khu vực địa lý khác nhau trên thế giới và có những đặc trưng riêng. Trên thế giới hiện nay có 5 type lớn khác nhau về vùng địa lý phân lập với những đặc tính cơ bản bao gồm: type Châu Âu, type Cổ Điển, type Asia 1, Asia 2, USA.
- Chủng gây bệnh tiêu chuẩn là chủng Snyderhill thuộc type Cổ Điển. Viện thú y Việt Nam hiện đang sử dụng chủng này để công cường độc, kiểm nghiệm hiệu lực của vắc xin phòng bệnh Carre trên chó. Chủng CDV được sử dụng để sản xuất vắc xin phòng bệnh ở Việt Nam cũng thuộc type Cổ Điển. Chia làm hai nhóm: + Nhóm có độc lực cao tiêu biểu là chủng Rockborn. + Nhóm có độc lực tiêu biểu là chủng Onderstepoort, Lederles. (Nguyễn Minh Phương, 2013) 2.1.2.2. Hình thái và cấu trúc Hình thái: Virus có hình vòng tròn, hình bán nguyệt do các sợi cuộn quanh tròn mà thành. Dạng tròn có đường kính 115 230 nm. Màng cuộn kép có độ dày 75 85A0 với bề dày mặt phủ các sợi xoắn ốc từ bên trong ra, không gây ngưng kết hồng cầu. Cấu trúc virus: Trong Nuclecapside là ARN sợi đơn không phân đoạn gồm gần 1600 Nucleotit mã hóa thành 6 Protein cấu trúc và 1 Protein không cấu trúc: Các protein cấu trúc bao gồm: Nucleocapsit (N): Có khối lượng phân tử là 60 62Kdal, có vai trò bao quanh và phòng vệ cho gen của virus. Chúng nhạy cảm với các chất phân giải protein Phosphoprotein (P): Có khối lượng phân tử 73 80Kdal. Đóng vai trò quan trọng trong quá trình sao chép ARN. Nhạy cảm với những yếu tố phân giải protein. Membrane (M) : hay còn gọi là protein màng có trọng lượng phân tử dao động 34 39Kdal. Đóng vai trò quan trọng trong sự trưởng thành của virus và nối Nuclecapsit với protein vỏ bọc. Fusion (F): Có trọng lượng phân tử 59 62Kdal, là protein kết hợp virus với thụ thể màng tế bào cảm nhiễm, làm tan màng dẫn đến sự kết hợp nhiều tế bào cảm nhiễm còn gọi là hiện tượng hợp bào.
- Hemagglutinin (H): Là protein ngưng kết hồng cầu hay gọi là yếu tố kết dính, là Glycoprotein thứ hai của vỏ bọc. Trọng lượng phân tử 76 80Kdal, chúng thể hiện tính chuyên biệt của mỗi loài virus. Chúng không hấp phụ hồng cầu cũng không gây ngưng kết hồng cầu. Lage protein (L): Có trọng lượng phân tử > 200Kdal. (Nguyễn Trọng Thanh, 2013). 2.1.2.3. Tính chất nuôi cấy: Trên chó virus có độc lực được phân lập từ tế bào phổi. Virus carre có độc lực được giữ nguyên độc lực bằng cách cấy truyền qua chó hoặc chồn mẫn cảm. 2.1.2.4. Đặc tính kháng nguyên và sinh miễn dịch Các chủng vaccine: Khi tiến hành nuôi cấy liên tục trên tế bào thận chó sẽ tạo nên chủng chó hóa, tiêu biểu là chủng Rockborn. Những chủng này có thể gây viêm não sau khi tiêm vaccine cho chó non, gây suy giảm miễn dịch. Chủng gà hóa: Biến đổi bằng cách tiêm nhiều lần qua màng nhung niệu trứng gà có phôi rồi sau đó cấy vào tế bào phôi gà. Tiêu biểu là chủng Onderstepoort và chủng Lederles, những chủng này không gây bệnh trên chồn và ít dẫn đến phản ứng sau khi tiêm so với chủng chó hóa. Độc lực của virus: Độc lực của virus thể hiện khả năng cảm nhiễm của ầm bệnh. Các nhà khoa học đã phân lập được chủng SH (Synder Hill), chủng A75/17 và chủng R252 là chủng có độc lực cao và vừa, đầu tiên chúng gây viêm não tủy rồi sau đó gây hủy hoại myelin, các trường hợp khác có thể gây tổn thương thần kinh trung ương. (https://123docz.net/document/5189585motsodac diembenhcarreochotaiphongkhamthuyfunpethanoivathunghiemphac dodieutri.htm) 2.1.2.5. Sức đề kháng của virus: Virus Carre là một virus không ổn định và nhạy cảm với nhiệt độ, tia UV,
- dung môi hòa tan lipit, chất tẩy rửa và chất oxy hóa mặc dù nó có vỏ bọc protein chống lại sự vô hoạt của các tác nhân bên ngoài. Virus Carre rất dễ bị phá hủy, dễ bị vô hoạt ở môi trường ngoài, vì vậy việc lây gián tiếp là rất hiếm gặp. Virus Carre cực kỳ mẫn cảm với sức nóng. Virus bị phá hủy ở 50 – 60 0C trong 30 phút nhưng virus có thể tồn tại trong 48 giờ ở 250C và 14 ngày ở 50C. Hình 2.1: Cấu trúc của virus Carre Ở điều kiện (0 – 40C), virus có thể tồn tại trong điều kiện môi trường trong vòng một tuần. Trong mô cô lập nó tồn tại được ít nhất một giờ ở 37 0Cvà 3 giờ ở 200C (nhiệt độ phòng). Thời tiết ấm áp virus không thể tồn tại lâu trong chuồng nuôi chó sau khi chó bị bệnh được chuyển đi. Thời gian sống và duy trì độc lực của virus sẽ lớn hơn trong điều kiện nhiệt độ lạnh. Ở nhiệt độ đóng băng (00C) nó có thể tồn tại trong môi trường hàng tuần. Dưới nhiệt độ đóng băng virus được ổn định. Virus tồn tại được ở nhiệt độ 650C ít nhất là 7 năm. Việc bảo quản virus ở dạng đông khô có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo quản giống virus, sản xuất vắc xin và nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Độ pH: Virus ổn định ở pH = 4,5 9. Virus bị ảnh hưởng với pH trên 10,4 hoặc dưới 4,4.
- Vỏ bọc của virus rất mẫn cảm với ete, clorofor, fomalin loãng (
- Sức đề kháng của cơ thể giảm sút nghiêm trọng, là điều kiện để các vi khuẩn có cơ hội trỗi dậy như: thương hàn, tụ huyết trùng... làm cho quá trình bệnh lý nặng nề thêm. Bệnh có thể cùng xảy ra với viêm ruột truyễn nhiễm do parvovirus hay viêm gan truyền nhiễm. (Vương Đức Chất và cs, 2004) 2.1.3.4. Cơ chế sinh bệnh Sau khi xâm nhập qua niêm mạc, virus vào dịch bạch huyết rồi đến hạch lympho phát triển tăng cường về số lượng và độc lực. Sau đó virus vào máu gây bại huyết, gây sốt, cơn sốt kéo dài 1 – 2 ngày. Cơ thể yếu đi, một số vi khuẩn có sẵn trong cơ thể như Staphylococcus, Bacillus bronchisepticus, Pasteurella, Samonella…tăng sinh và gây bệnh. Lúc đó cơn sốt thứ 2 xuất hiện nặng hơn, con vật có những biến chứng như viêm phổi, viêm não, viêm ruột thể cata. (Vương Đức Chất và cs, 2004) 2.1.3.5. Cách lây lan Chủ yếu là trực tiếp giữa con khoẻ và con ốm hoặc chó tiếp xúc với các dụng cụ đã chứa mầm bệnh (dụng cụ nuôi dưỡng, quần áo của những người chăm sóc, nuôi dưỡng...). Đường truyền dọc: chó mẹ nhiễm bệnh truyền qua màng nhau cho thai. (Vũ Như Quán, 2008). 2.1.4. Triệu chứng Biểu hiện rất đa dạng phụ thuộc vào tuổi, giống, tình trạng sức khỏe, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng cũng như độc lực của mầm bệnh. Đầu tiên chó mệt mỏi, ủ rũ, ăn ít, không thích vận động, chảy nước mắt nước mũi, nôn mửa. Sau đó sốt 40 – 41,5 0C kéo dài từ 24 – 26h rồi thân nhiệt giảm xuống 38,5 – 39,50C 3 – 4 ngày sau xuất hiện cơn sốt thứ 2 kéo dài 3 – 4 ngày. Lúc này bệnh trầm trọng hơn do vi khuẩn bội nhiễm.
- Cùng lúc xuất hiện cơn sốt thứ 2, chó bệnh bắt đầu có các triệu chứng ở đường hô hấp, tiêu hóa, da và thần kinh. 2.1.4.1. Đường tiêu hóa Viêm dạ dày và ruột, con vật khát nước, nôn mửa, lúc đầu nôn ra thức ăn sau đó nôn khan hoặc nôn ra bọt có màu vàng. Ỉa chảy, lúc đầu phân loãng, có bọt sau đó lẫn máu, phân có màu cà phê nhạt. Trường hợp nặng có thể lẫn máu tươi, niêm mạc ruột bong ra làm phân có mùi tanh khắm rất khó chịu. Viêm niêm mạc miệng và hạch hàm. Hình 2.2: Chó bị tiêu chảy (Nguyễn Văn Thanh, 2017) 2.1.4.2. Đường hô hấp Chó bị viêm mũi, thanh quản, phế quản rồi viêm phổi nên chó khó thở, nhịp thở tăng rõ, phổi có tiếng ran ướt. Chảy nhiều nước mũi, lúc đầu loãng sau đặc dần, đôi khi lẫn mủ xanh hoặc có máu đen. Chó bị ho, lúc đầu khan, sau đó ướt, chó thở gấp, lè lưỡi ra mà thở. Viêm mắt, chảy nước mắt lúc đầu nước mắt trong, sau đặc dần như mủ, chó bị loét, đục giác mạc có thể bị mủ.
- Hình 2.3: Dử mũi chảy đặc, xanh (Nguyễn Văn Thanh, 2017) Hình 2.4: Chó chảy mủ ở mũi(Nguyễn Văn Thanh, 2017)
- Hình 2.5: Chó có nhiều dử mắt (Nguyễn Văn Thanh, 2017) 2.1.4.3. Triệu chứng trên da Xuất hiện các nốt sài ở bụng, bẹn, ngực, trong đùi. Đầu tiên trên da nổi những chấm đỏ, sau đó biến thành các nốt sài to bằng hạt đỗ xanh, hạt gạo, lúc đầu đỏ sau đó bội nhiễm vi khuẩn nên mềm ra, có mủ, khi vỡ làm lông bết lại có mùi hôi hám. Các nốt sài có thể vỡ hoặc không vỡ rồi hình thành vảy, bong đi, để lại 1 vết thương chóng lành và không thành sẹo. Da tăng sinh: Sau khi bị bệnh 10 – 15 ngày, 80 – 90% số con bị bệnh, ở gan bàn chân da tăng sinh dày lên, có khi bị nứt ra làm chó đi khập khiễng. 2.1.4.4. Triệu chứng thần kinh Chó ủ rũ, buồn rầu hoặc hung dữ sau đó xuất hiện các cơn co giật đều đặn ở bắp thịt, mũi, tai, chân hoặc toàn thân. Con vật đi loạng choạng, đứng lên ngã xuống, có khi đâm xầm vào tường, sùi bọt mép. Cuối cùng chó bị liệt, nằm bệt, loạn nhịp tim, thân nhiệt hạ và chết.
- Những con lành bệnh thường có di chứng: gầy còm, đi siêu vẹo, mù và điếc…(Vương Đức Chất và cs, 2004) Hình 2.8: Chó có triệu chứng thần kinh (Nguyễn Văn Thanh, 2017) Hình 2.9: Chó có triệu chứng thần kinh: co giật, bại liệt (Nguyễn Văn Thanh, 2017) 2.1.5. Bệnh tích Đường tiêu hóa: Viêm cata ruột, loét ruột, hạch ruột sưng, gan thoái hóa mỡ. Đường hô hấp: Viêm mũi, thanh khí quản, phổi, có mụn mủ trong phổi, có khi mụn vỡ ra gây viêm phế mạc, cơ tim có thể bị xuất huyết nặng. Thần kinh: Viêm não, não tụ máu, các tế bào thần kinh bị hoại tử.
- Ở tế bào thượng bì niêm mạc của đường hô hấp, tiết niệu, lưỡi, mắt, hạch và tuyến nước bọt có thể tìm thấy tiểu thể lents trong nguyên sinh chất.
- 2.1.6. Chẩn đoán 2.1.6.1. Chẩn đoán lâm sàng Dựa vào triệu chứng lâm sàng của bệnh: Sốt có quy luật, ỉa chảy phân có màu cà phê, có nốt sài trên da, có biểu hiện thần kinh. 2.1.6.2. Chẩn đoán phòng thí nghiệm Dùng kit test nhanh.
- Tìm thể lents: Làm tiêu bản từ bệnh phẩm cạo niêm mạc, nhuộm Hematoxilin Eosin, tìm tiểu thể lents qua kính hiển vi. Phân lập virus: Bệnh phẩm là máu, lách, phổi, nước và chất bài tiết của con vật nghi, chế thành huyễn dịch rồi gây nhiễm cho chồn. Chẩn đoán bằng xét nghiệm sinh hóa và phân tích nước tiểu, cũng có thể tiết lộ số lượng bạch cầu lympho giảm, bạch cầu hoạt động trong hệ thống miễn dịch ở giai đoạn đầu của bệnh (giảm bạch cầu). Một huyết thanh kiểm tra có thể xác định kháng thể dương tính, nhưng thử nghiệm này không thể phân biệt giữa các kháng thể tiêm chủng và tiếp xúc với một độc hại. Các kháng nguyên virus có thể được phát hiện trong bùn đáy hoặc vết dấu âm đạo. Da có lông mống, niêm mạc mũi và mô mỡ chân cũng có thể được kiểm tra kháng thể. Chụp X quang để xác định xem một con vật bị nhiễm bệnh có mắc bệnh viêm phổi hay không. Chụp cắt lớp vi tính (CT) và chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể được sử dụng để kiểm tra não đối với bất kỳ tổn thương nào có thể phát triển. 2.1.6.3. Chẩn đoán phân biệt bệnh Bệnh cảm mạo: ở giai đoạn đầu. Bệnh viêm phổi: Chó thường mắc khi thời tiết thay đổi, gió mua đông lạnh, mắc ở tất cả các lứa tuổi. Chó sốt cao, khó thở thở khò khè. Điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu bệnh ở đường hô hấp sau 5 7 ngày bệnh giảm và khỏi, chó trở lại bình thường. Bệnh tiêu chảy: Do nhiễm khuẩn hay ăn thức ăn không vệ sinh. Chó có thể sốt (do nhiễm khuẩn) hoặc không sốt. Ỉa chảy không có máu. Điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu cùng bổ sung nước và càc chất điện giải, sau 7 10 ngày bệnh sẽ giảm rồi dần khỏi. (Vũ Như Quán, 2008). 2.1.7. Phòng bệnh 2.1.7.1. Vệ sinh phòng bệnh
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Virus gây bệnh côn trùng
23 p | 352 | 65
-
TIỂU LUẬN:VẮC – XIN PHÒNG BỆNH GUMBORO
17 p | 298 | 62
-
Tiểu luận: Chẩn đoán bệnh gia súc, gia cầm bằng kỹ thuật sinh học phân tử
17 p | 258 | 41
-
Tiểu luận:Protein tái tổ hợp và virus dịch tả heo
14 p | 235 | 34
-
Luận văn: “Phân tích lợi nhuận và một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty Thép Việt Nam”
50 p | 124 | 32
-
Tiểu luận: Chuẩn đoán virus PRRS (Porcine reproductive and respiratory syndrome virus) bằng kĩ thuật gen
22 p | 162 | 22
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu khả năng sinh hoạt chất đối kháng vi sinh vật gây bệnh cho cây trồng của các chủng nấm sợi phân lập từ rừng Đà Lạt
300 p | 148 | 21
-
TIỂU LUẬN:PHÁT HIỆN VIRUS GUMBORO BẰNG PHƯƠNG PHÁP KẾT TỦA TRÊN THẠCH
19 p | 137 | 21
-
Tiểu luận: Sarratia Mercescens
17 p | 103 | 13
-
Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý của chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy do virus parvo type 2 (CPV2) gây ra và đặc điểm sinh học phân tử của một số chủng CPV2 lưu hành tại miền Bắc Việt Nam
151 p | 21 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trại lợn liên kết với Công ty cổ phần thuốc thú y Marphavet
52 p | 44 | 6
-
Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn Giáp Văn Nhân liên kết với Công ty cổ phần XNK Biovet
72 p | 33 | 6
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ: Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý chủ yếu của chó mắc bệnh Care, đặc điểm sinh học và sinh học phân tử của virus Care phân lập được tại một số tỉnh phía Bắc Việt Nam
27 p | 78 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp Đại học: Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trang trại giống cao sản Hiệp Hòa, Bắc Giang thuộc công ty cổ phần dinh dưỡng Hải Thịnh
55 p | 36 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học thí nghiệm: Phân tích đặc điểm phân tử của Canine parvovirus gây bệnh tiêu chảy cấp tính trên chó tại thành phố Hồ Chí Minh
78 p | 23 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý của chó mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy do virus parvo type 2 (CPV2) gây ra và đặc điểm sinh học phân tử của một số chủng CPV2 lưu hành tại miền Bắc Việt Nam
27 p | 18 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số dấu ấn sinh học trong bệnh Viêm khớp tự phát thiếu niên
25 p | 19 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn