intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: " Khảo sát thị hiếu của sinh viên với loại hình kinh doanh Giftshop trong khu vực làng đại học Thủ Đức"

Chia sẻ: Lê Đức Ngọc | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:21

125
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên thế giới, giftshop được định nghĩa là nơi bán những hàng hóa chuyên biệt, những món quà lưu niệm đặc trưng cho một vùng miền nào đó. Nó còn có tên khác là “tourist trap”. Ở Việt Nam, định nghĩa này được mở rộng hơn .Giftshop ở Việt Nam được dùng để chỉ một mô hình kinh doanh nhỏ, thường bán các mặt hàng lưu niệm,đặc biệt là quà tặng…

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: " Khảo sát thị hiếu của sinh viên với loại hình kinh doanh Giftshop trong khu vực làng đại học Thủ Đức"

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ-LUẬT ---oOo--- ĐỀ TÀI THỐNG KÊ : KHẢO SÁT THỊ HIẾU CỦA SINH VIÊN VỚI LOẠI HÌNH KINH DOANH GIFTSHOP TRONG KHU VỰC LÀNG ĐẠI HỌC THỦ ĐỨC GVHD : Th.s Nguyễn Đình Uông Nhóm 23 Mai Thị Ánh Duyên K084050755 Tống Thị Dung K084050751 Ninh Thị Hằng K084050763 Hoàng Thị Thanh Hoa K084050765 1
  2. MỤC LỤC CHƯƠNG MỘT : MỞ ĐẦU 1.1. Lý do nghiên cứu 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.4. Đối tượng, đơn vị và phạm vi nghiên cứu 1.5. Phương pháp nghiên cứu CHƯƠNG HAI : TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG GIFTSHOP TRONG KHU VỰC LÀNG ĐẠI HỌC THỦ ĐỨC 2.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu 2.2. Thực trạng giftshop trong khu vực làng Đại học Thủ Đức CHƯƠNG BA: PHÂN TÍCH MẪU ĐIỀU TRA VÀ KẾT QUẢ 3.1. Miêu tả và nhận xét sơ lược 3.2. Phân tích về các giftshop trong khu vực 3.3. Phân tích về thị hiếu với các giftshop tương lai ở khu vực 3.4. Kiểm định và hồi quy tuyến tính CHƯƠNG BỐN : KẾT LUẬN 4.1. Kết luận 4.2. Hạn chế của đề tài Tài liệu tham khảo Bảng câu hỏi 2
  3. CHƯƠNG MỘT : MỞ ĐẦU 1.1. Lí do nghiên cứu : Trên thế giới, giftshop được định nghĩa là nơi bán những hàng hóa chuyên biệt, những món quà lưu niệm đặc trưng cho một vùng miền nào đó. Nó còn có tên khác là “tourist trap”. Ở Việt Nam, định nghĩa này được mở rộng hơn .Giftshop ở Việt Nam được dùng để chỉ một mô hình kinh doanh nhỏ, thường bán các mặt hàng lưu niệm,đặc biệt là quà tặng… Mô hình kinh doanh này đã không còn mới mẻ gì trong các trung tâm thành phố lớn, và gần đây ở trong làng đại học Thủ Đức mọc lên một vài giftshop hầu hết là do sinh viên tự bỏ vốn ra kinh doanh. Nhận thấy đây là một điều tất yếu, phụ vụ cho nhu cầu ngày càng cao của giới trẻ, nhất là sinh viên. Nhưng câu hỏi đặt ra là liệu những cửa hàng giftshop này đã đủ sức lôi cuốn, sức cạnh tranh với nhà sách hay các xe bán ven đường chưa? Và nhu cầu, sở thích của sinh viên là gì? Họ nhận xét như thế nào về các của hàng giftshop hiện tại trong khu vực? Họ có hài lòng với các mặt hàng, cách trang trí, giá cả hay chưa? Là những sinh viên, chúng tôi cũng rất quan tâm đến các cửa hàng giftshop này và cũng có tham vọng muốn tìm hiểu sở thích của sinh viên trong khu vực để khi có điều kiện chính chúng tôi sẽ mở ra giftshop cho riêng mình, phụ vụ tốt hơn cho sinh viên trong làng đại học Thủ Đức này. Chính vì vậy mà chúng tôi chọn đề tài : “Khảo sát thị hiếu sinh viên với loại hình kinh doanh giftshop trong khu vực làng đại học Thủ Đức”. Dựa trên những gì đã được học trong môn học , chúng tôi tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích tình hình giftshop hiện nay, để đưa ra kết luận cho các giftshop phát huy những ưu điểm, khắc phục những nhược điểm hiện tại, có sự quan tâm hơn đối với các khách hàng thường xuyên của cửa hàng… 1.2. Mục tiêu nghiên cứu : Căn cứ vào những lí do nêu trên mà chúng tôi đưa ra những mục tiêu nghiên cứu sau đây: - Tìm được đối tượng khách hàng thường xuyên của giftshop là ai? ( giới tính, thu nhập hàng tháng, học đại học năm mấy ). - Mức độ hài lòng của khách hàng về những giftshop hiện tại là như thế nào? Cách trang trí, bày biện hàng hóa, các mặt hàng trong gifshop đã phù hợp với thị hiếu khách hàng chưa? - Biết được nhu cầu, mong muốn hiện tại của khách hàng về giftshop là gì? (mặt hàng, giá cả, địa điểm,nhân viên, không gian bán hàng, cách bày biện, trang trí, chương trình khuyến mãi, loại hình giftshop). 1.3. Ý nghĩa của đề tài : Ngày nay đời sống của con người được nâng cao,bên cạnh đời sống vật chất thì đời sống tinh thần cũng rất được chú trọng.Trong nền kinh tế thị trường,nhịp sống hằng ngày dường như trôi qua hối hả tất bật hơn,nhưng đôi khi cũng cần có những khoảng lặng đó là khoảng thời gian con người ta quan tâm,động viên 3
  4. nhau bằng những lời an ủi tâm sự, hay là những món quà kỉ niệm nhỏ nhưng lại chứa đầy tình cảm.Chính những vật tưởng chừng như vô tri vô giác ấy đôi khi lại là những liều thuốc tăng lực giúp người ta có thêm nghị lực để vượt qua mọi lo toan, bộn bề của cuộc sống hằng ngày ,để vươn lên sống tốt hơn, có ý nghĩa hơn. Đặc biệt với đối tượng sinh viên,quãng đời sinh viên chính là quãng đời mà được coi là đẹp nhất trong cuộc đời con người.Đó là khoảng thời gian sống trong sự yêu thương ,chia sẻ của bạn bè.Và sinh viên cũng là những con người sống rất đa tình,lãng mạn.Họ rất coi trọng đến những ngày lễ quan trọng như sinh nhật của bạn mình,valentine,noel…Trong những ngày ấy họ thường trao cho nhau những món quà kỉ niệm để thể hiện tình cảm. Song để tìm được những món quà mong muốn,theo đúng ý đồ thì cũng là một vấn đề bởi vì để tìm được một địa chỉ tin cậy,phù hợp thì không phải là dễ. Khu vực làng đại học mà chúng tôi tiến hành điều tra thì nổi tiếng với nhiều quán ăn, photocopy,quán karaoke ,nhưng thực sự chưa có một cửa hàng quà tặng nào đáp ứng được nhu cầu của sinh viên trong làng đại học.Theo như chúng tôi tìm hiểu thì đôi khi để tìm được món quà mình cần thì các bạn phải lặn lội xuống tận các giftshop ở thành phố. Chính vì hiểu được điều này nên chúng tôi rất muốn làm một cuộc nghiên cứu về mức độ hài lòng của sinh viên ở khu vực làng đại học thủ đức đối với các giftshop hiện tại ở khu vực này để rút ra những kết luận cho câu hỏi vì sao những giftshop ở đây chưa thu hút được các bạn sinh viên – một đối tượng khách hàng rất tiềm năng.Đồng thời chúng tôi còn muốn tìm hiểu các bạn sinh viên cần gì ở một giftshop để có thể đưa ra một kế hoạch cụ thể,chi tiết và khả thi cho ý định kinh doanh một cửa hàng giftshop sinh viên nhỏ,bắt đầu mơ ước kinh doanh của mình. Như vậy việc nghiên cứu này sẽ đưa ra được những kết luận tương đối chính xác,dựa trên tình hình thực tế ở khu vực làng đại học thủ đức về loại hình kinh doanh giftshop.Đó chính là cơ sở để những người đang kinh doanh loại hình này có những chiến lược kinh doanh mới,chiến lược marketing mới nhằm thu hút khách hàng một cách hiệu quả nhất,từ đó sẽ có được doanh thu cao hơn. Còn với những bạn đang có ý định thử sức mình với loại hình này,hay muốn kiểm tra về khả năng kinh doanh của mình thì đây chính là những tiền đề ban đầu giúp các bạn định hình tiến trình kinh doanh của mình.Đó là những bước mà bạn cần thực hiện để có thể đánh trúng vào tâm lí khách hàng ,ở đây chính là các bạn sinh viên-một đối tượng được nhiều doanh nghiệp hướng tới.Riêng ở khu vực làng đại học thủ đức thì sinh viên chiếm một tỉ lệ rất cao. 1.4. Đối tượng, đơn vị và phạm vi nghiên cứu : - Tổng thể nghiên cứu là toàn bộ sinh viên làng đại học Thủ Đức. - Đối tượng nghiên cứu là sở thích của sinh viên đối với giftshop. - Phạm vi nghiên cứu là khu vực làng Đại học Thủ Đức. 1.5. Phương pháp nghiên cứu: 1.5.1. Tổng thể: Toàn thể sinh viên sống trong khu vực làng đại học Thủ Đức. 4
  5. 1.5.2. Thang đo: a. Thang đo định danh: câu 1, 2, 4, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 16. b. Thang đo thứ bậc: câu 5, 6 1.5.3. Thu thập dữ liệu: a. Dữ liệu: Nguồn dữ liệu sơ cấp. Đây là cuộc khảo sát đầu tiên về thị hiếu của sinh viên khu vực làng Đại học Thủ Đức với loại hình kinh doanh giftshop. b. Phương pháp thu thập dữ liệu: Chúng tôi lập ra bảng câu hỏi gồm 15 câu hỏi với nội dung xoay quanh các vấn đề liên quan đến nhu cầu thị hiếu của sinh viên với mô hình giftshop hiện nay và tương lai. Các thành viên trong nhóm đi khảo sát sinh viên trong làng Đại học bằng cách khảo sát, phỏng vấn trực tiếp. c. Kĩ thuật lấy mẫu: Lấy mẫu phi xác suất bằng phương pháp thuận tiện. Chúng tôi tiến hành khảo sát, phỏng vấn những sinh viên trong cửa hàng giftshop gần khu vực trường học. 1.5.4. Dữ liệu đều là dữ liệu định tính . CHƯƠNG HAI : TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG GIFTSHOP TẠI KHU VỰC LÀNG ĐẠI HỌC THỦ ĐỨC-TPHCM 2.1.Tổng quan địa bàn nghiên cứu : Làng đại học Thủ Đức là tên gọi nôm na của làng Đại học Quốc Gia TPHCM,nằm giáp ranh giữa TP HCM và Bình Dương.Nó được bao bọc bởi các tuyến đường Võ Văn Ngân,Đặng Văn Bi,dọc theo xa lộ Hà Nội(quốc lộ 52). Tuy là ở ngoại thành,song do gần các trung tâm công nghiệp như khu chế xuất,hay một số kho vận tải nên làng đại học Thủ Đức cũng khá là nhộn nhịp và sầm uất. Bên cạnh đó còn có bến xe buýt,siêu thị,các trung tâm Anh văn… cùng hệ thống các ngôi trường đại học lớn được trang bị hiện đại. Nói chung xét về mặt cơ sở hạ tầng thì ở đây được trang bị khá tốt Mà điều thuận tiện là khu vực này có giao thông đi lại khá thuận tiện,giữa các trường có những con đường nối liền,sinh viên có thể đi bộ trong khuôn viên làng đại học. Như vậy nếu mở một giftshop ở đây thì sẽ rất thuận tiện. Và một lí do khác là,việc thuê mặt bằng ở đây rẻ hơn rất nhiều.Ở trong thành phố để kiếm một nơi tập trung nhiều sinh viên mà tiền thuê mặt bằng rẻ thì rất khó khăn.Còn ở khu vực làng đại học thì có thể nói không gian ở đây khá rộng,thoải mái mà giá cả cũng hợp lí. Về số lượng sinh viên: 5
  6. Theo thống kê thì trong khu vực chu vi mỗi bề không quá 1km này thường xuyên dao động trên dưới 25000 sinh viên (có cả sinh viên nước ngoài) học tập và cư trú.Các trường đại học lớn khu vực phía Nam như Đại học Khoa học tự nhiên,Đại học Khoa học xã hội và nhân văn,Đại học Bách khoa,Đại học Quốc tế, Đại học Công nghệ thông tin,Khoa kinh tế đều có cơ sở đào tạo và kí túc xá sinh viên đóng trong khu vực này.Bên cạnh đó thì còn có Đại học Thể dục thể thao,Đại học An ninh…và còn một số sinh viên ở các trường khác trong trung tâm thành phố cũng cư trú ở đây.Như vậy đồng nghĩa với số lượng khách hàng rất là đông đảo,một thị trường lớn và đầy tiềm năng.Với một số lượng như vậy thì nhu cầu sẽ rất nhiều và nếu thu hút được họ thì chắc chắn sẽ thu được nhiều lợi nhuận. Theo ngôn ngữ của các nhà kinh doanh thì khách hàng là thượng đế,bởi vậy nên nắm bắt được tâm lí và nhu cầu của họ là rất quan trọng.Đối tượng sinh viên thường dễ nắm bắt tâm lí hơn vì họ khá cởi mở,nếu được hỏi chắc chắn họ sẽ trả lời một cách nhiệt tình. Chính vì tất cả các lí do trên đều cho thấy làng đại học Thủ Đức đúng là một địa bàn lí tưởng để tiến hành cuộc nghiên cứu này. 2.2. Đặc điểm của các giftshop trong khu vực làng đại học : Theo như quan sát trên địa bàn khu vực làng đại học, chủ yếu ở xung quanh các trường ĐH KHTN, ĐH KHXH_NV, ĐH Bách Khoa, Khoa Kinh Tế… Một thực trạng có thể thấy rõ nét đó là số lượng các cửa hàng giftshop chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Thống kê cho thấy có khoảng 3 giftshop ở khu vực này như: OHT, 5+ và Si shop. Các cửa hàng tập trung chủ yếu ở gần các cổng trường, là nơi sinh viên qua lại rất đông và thường xuyên. Một điều đáng buồn là khi đi khảo sát về thực trạng thì để tìm được các cửa hàng này là điều không dễ dàng. Một phần vì số lượng của nó quá ít một phần vì vị trí của nó. Xen giữa hai cửa hiệu to lớn đẹp đẽ là một giftshop nhỏ bé mà không ai biết đến, nếu chỉ chạy xe dọc các con đường thì khó mà phát hiện ra nó. Và một thực trạng nữa đó là hầu như có rất ít sinh viên hoặc thậm chí là không có bóng dáng sinh viên nào xuất hiện ở đó, câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao? Cùng với sự phát triển kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam đang ngày một phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện, nâng cao rất nhiều, do đó đời sống sinh viên thời nay cũng được cải thiện đáng kể và nhu cầu của sinh viên ngày một phong phú và đa dạng. Giftshop không còn là thứ xa xỉ mà trở nên thông dụng trong đời sống sinh viên, nó đã được sinh viên lựa chọn để mua những món quà làm đẹp cho bản thân cũng như tặng cho bạn bè. Vậy mà nơi đây lại có những cửa hiệu không một bóng người Nhìn vào đó mới thấy rõ được thực trạng việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho cửa hàng không được quan tâm. Nó được dựng lên như thể làm chỗ chứa hàng hóa mà thôi, màu sắc của các giftshop không có gì đáng chú ý,nổi bật,không quảng cáo hoặc có thì cũng rất sơ sài không một chút hấp 6
  7. dẫn, thậm chí thua xa những quán cơm quán phở bên cạnh. Chính vì thế mà để tìm được nó thật khó khăn Quy mô nhỏ chật hẹp, không gian nhỏ bé lộn xộn không có chút hấp dẫn chưa nói đến chủng loại sản phẩm. Nhìn từ ngoài vào là cả một mớ lộn xộn cũng không hiểu trong đó có những gì và nó như thế nào. Hình thức còn như vậy nói gì dến chất lượng, liệu có ai muốn bước chân vào một nơi nhỏ bé ,chật chội, lộn xộn, tối tăm để tìm thứ mình muốn hay không ? Do diện tích cửa hàng nhỏ nên không gian và cách bố trí ở đó cũng không theo một trật tự nào, chủ yếu là trống chỗ nào thì sắp xếp vào chỗ đó. Hầu hết các sản phẩm ở các giftshop gần như là giống nhau về mẫu mã, số lượng sản phẩm cũng ít và số chủng loại cũng không được phong phú Một điều nữa đó là đối tượng mà các giftshop này chú ý chỉ là sinh viên nữ do đó sản phẩm ở đây cũng chỉ toàn phục vụ phái nữ. Đó mới chỉ là vài nhận định sơ bộ của nhóm chúng tôi khi tiến hành đi khảo sát các giftshop trong địa bàn. Để kiểm nghiệm những nhận xét này, chúng tôi đã tiến hành cuộc điều tra chi tiết hơn và thu được khá nhiều kết quả. CHƯƠNG BA : PHÂN TÍCH MẪU ĐIỀU TRA VÀ KẾT QUẢ 3.1. Miêu tả và nhận xét sơ lược : 3.1.1.Mô tả mẫu điều tra : Mẫu điều tra gồm 80 quan sát, là sinh viên các trường thành viên của ĐHQG. TPHCM và có cả sinh viên các trường khác nhưng đều đang sinh sống trong khu vực làng Đại học Thủ Đức. Trong đó có : - ĐH Khoa Học Tự Nhiên : 9 - ĐH Bách Khoa : 4 - ĐH Quốc Tế : 6 - ĐH KHXH&NV : 28 - Khoa Kinh Tế-Luật : 22 - ĐH Công Nghệ Thông Tin : 8 - ĐH Nông Lâm : 2 - ĐH Kiến Trúc : 1 Trong quá trình thu thập dữ liệu, nhóm chúng tôi thực hiện lấy mẫu theo phương pháp thuận tiện . 3.1.2. Giới tính : Mẫu điều tra gồm 22 nam (27,5%) và 58 nữ (72,5%). 3.1.3. Trình độ : Trình độ đại học của mẫu điều tra được thể hiện như sau : 7
  8. Số lượng Tỉ lệ (%) Sinh viên năm 1 20 25 Sinh viên năm 2 38 47.5 Sinh viên năm 3 13 16.2 Sinh viên năm 4 9 11.2 3.1.4. Về nơi các cá nhân trong mẫu thường tìm đến mua quà : Qua khảo sát mẫu gồm 80 người, nhóm chúng tôi thu được kết quả như sau : Nơi thường mua quà Số lượng Tỉ lệ (%) Nhà sách 30 37.5 Giftshop 22 27.5 Chợ 14 17.5 Khác 14 17.5 Tổng 80 100 * Nhận xét: - Phần lớn các cá nhân trong mẫu đều là nữ ( 72.5%) là những người thường có thói quen lựa chọn kĩ càng mỗi khi muốn mua 1 món quà , đồng thời cũng là những người có sở thích đi dạo quanh các nhà sách, giftshop… nên sẽ đưa ra những nhận định đúng đắn hơn là các bạn nam vốn không thích bỏ quá nhiều thời gian cho quà tặng. - Phần lớn các cá nhân trong mẫu là sinh viên năm nhất và năm hai. Điều này cũng hợp lý, vì các bạn sinh viên năm 2 có thể coi là đã thông thuộc địa bàn khu vực làng Đại học và vẫn còn chưa bị bó buộc thời gian quá nhiều bởi đề tài, báo cáo, thực tập nên có thể dành nhiều thời gian hơn cho việc lê la quanh các giftshop, từ đó có những ý kiến xác đáng hơn giúp ích cho đề tài của chúng tôi. - Qua mẫu điều tra chúng ta nhận thấy mức độ thường xuyên lui tới các địa điểm mua quà của các bạn sinh viên không có sự chênh lệch nhiều.Song nhà sách và các giftshop vẫn là nơi được tới nhiều nhất.Nhà sách chiếm 37.5%, giftshop 27.5%,chợ 17.5%,khác 17.5%.Nhà sách tuy không phải là nơi chuyên bán đồ và quà lưu niệm ,nhưng có lẽ giá cả ở đây khá hợp lí phù hợp với túi tiền của các bạn sinh viên và chất lượng cũng được đảm bảo vì vậy được các bạn tin cậy.Còn đối với các giftshop-đây là nơi chuyên về quà tặng với nhiều chủng loại quà khá đẹp,lại có đội ngũ nhân viên có khả năng tư vấn chọn quà nhưng lại không phổ biến bằng ở nhà sách. Có thể có nhiều nguyên nhân mà chúng tôi sẽ 8
  9. đưa ra ở phần sau.Còn về chợ thì do không có địa điểm bán cố định, hơn nữa chất lượng cũng không tốt lắm nên ít được coi trọng. 3.2. Phân tích về các giftshop trong khu vực : 3.2.1. Về mức độ lui tới các giftshop trong khu vực : Mức độ Số lượng Tỉ lệ (%) Chưa bao giờ 10 12.5 Rất ít khi 26 32.5 Thỉnh thoảng 42 52.5 Thường xuyên 2 2.5 Tổng 80 100 Mức độ thỉnh thoảng lui tới chiếm tỉ lệ khá cao chiếm 52.5%,tiếp theo là rất ít khi chiếm 32.5% nhưng vẫn còn một tỉ lệ 12.5% là chưa bao giờ đến các giftshop ở khu vực làng đại học Thủ Đức.Chứng tỏ là các giftshop chưa gây được ấn tượng với sinh viên.Thông thường khi người ta cảm thấy thích một nơi nào đó thì dù là không có mục đích gì người ta vẫn hay đến.Ví dụ như một nhà sách có nhiều loại sách hay thì dù không phải đến mua sách thì một số người vẫn thường xuyên ghé vào để được đọc cuốn sách mà mình yêu thích.Một giftshop cũng vậy,ở đó có nhiều đồ đẹp thì không có mục đích mua đồ nhưng vẫn muốn đến để ngắm chờ có dịp sẽ tới mua.Điều này cũng thể hiện mức độ hài lòng đối với loại hình kinh doanh giftshop của các bạn sinh viên. 3.2.2. Về mức độ hài lòng các mặt của các giftshop trong khu vực : Nhìn chung, những cá nhân trong mẫu điều tra đánh giá các mặt của giftshop trong khu vực là ở mức độ “bình thường”. Tuy nhiên, về mặt giá cả thì có nhiều người đánh giá ở mức độ “hoàn toàn không hài lòng” hơn các mặt còn lại của giftshop (16.2%). Trong khi đó, hình thức trang trí của các shop lại được đánh giá ở mức độ “hoàn toàn hài lòng” nhiều hơn các mặt còn lại (3.8%) 3.2.3. Về mức độ ảnh hưởng của các chương trình khuyến mãi của giftshop trong khu vực: Qua bảng khảo sát, chúng tôi thu được kết quả về mức độ ảnh hưởng của các chương trình khuyến mãi ở giftshop khu vực như sau : 9
  10. Số lượng Tỉ lệ (%) Có 18 22.5 Không 62 77.5 Tổng 80 100 Từ đó có thể thấy tuy các giftshop trong khu vực cũng có chú trọng tới việc áp dụng các hình thức ưu đãi để thu hút khách hàng nhưng dường như các chương trình ấy còn khá nhỏ lẻ và không được nhiều người biết tới. Như vậy, phải chăng khâu marketing ở đây đang có vấn đề? 3.2.4. Về các mặt cần thay đổi của giftshop khu vực : Mặt cần thay đổi Số lượng Tỉ lệ (%) Hình thức trang trí 18 22.5 Chủng loại quà tặng 26 32.5 Chất lượng quà 9 11.2 Thái độ phục vụ của nhân viên 5 6.2 Giá cả 19 23.8 Khác 3 3.8 Tổng 80 100 Theo bảng thăm dò ý kiến của các bạn sinh viên về những mặt cần thay đổi ở các giftshop thì phần lớn ý kiến cho rằng nên thay đổi :chủng loại quà tặng (32.5%) ,giá cả (23.8%),hình thức trang trí (22.5%).Đây chính là những nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của các sinh viên với các giftshop trong làng đại học Thủ Đức. 3.3. Phân tích về thị hiếu với các giftshop trong tương lai ở khu vực: 3.3.1.Về vị trí các giftshop theo mong muốn của sinh viên thể hiện qua mẫu điều tra: Vị trí Số lượng Tỉ lệ (%) Gần trường 32 40 Gần KTX 35 43.8 Gần bến xe buýt 4 5 Khác 9 11.2 Tổng 80 100 10
  11. Theo điều tra thì hai địa điểm được các bạn mong muốn nhiều nhất là kí túc xá (43.8%),và gần trường (40%).Trong khu vực làng đại học Thủ Đức có một khu kí túc xá của Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh quy mô khá lớn với rất đông sinh viên.Nếu có một giftshop gần đây thì chắc sẽ được rất nhiều bạn ghé thăm.Thứ nhất là không phải đi xa,có thể tranh thủ thời gian bất cứ lúc nào rảnh rỗi,thứ hai là do gần nơi họ sống nên biết rõ địa điểm hơn.Còn gần trường học thì cũng khá thuận lợi bởi những lúc nghỉ trưa các bạn sinh viên thường tìm nơi mát mẻ để nghỉ,nếu gần đó mà có một giftshop với đồ trang trí đẹp bắt mắt thì sẽ rất thu hút các bạn. 3.3.2. Về món quà mong muốn có được trong 1 giftshop : Số Tỉ lệ (%) lượng Đẹp và rẻ 38 47.5 Đắt rẻ không quan trọng nhưng là “hàng độc” 5 6.2 Tìm được món quà mình định mua 26 32.5 Cứ đến, thích gì thì mua 8 10 Khác 3 3.8 Tổng 80 100 Đẹp và rẻ chiếm tỉ lệ cao nhất chiếm 47.5%,tiếp theo là tìm được món quà mình định mua 32.5%.Điều này rất phù hợp với tâm lí người đi mua sắm,đặc biệt là sinh viên,ai cũng muốn có hàng tốt mà chất lượng.Các nhà kinh doanh giftshop nên chú trọng đến điều này. 3.3.3. Về hình thức trang trí giftshop : Số lượng Tỉ lệ (%) Sặc sỡ, bắt mắt 5 6.2 Ấn tượng, phong cách 67 83.8 Khác 4 5 Không ý kiến 4 5 Tổng 80 100 Số người đồng tình với một giftshop ấn tượng phong cách chiếm tỉ lệ cao nhất 83.8 %.Đây cũng là một điều rất hiển nhiên bởi những cái bình thường hay bị lẫn vào những cái khác chỉ có những cái đặc biệt thì mới thu hút được nhiều người.Bề ngoài bao giờ cũng là cái đập vào mắt ta đầu tiên,nếu hài lòng thì người ta mới muốn vào trong xem tiếp. Và dường như sinh viên trong khu vực đã quá chán ngán với những giftshop trang trí sặc sỡ, lòe loẹt và chuyển hướng sang những giftshop có cách bề ngoài ấn tượng, tạo phong cách riêng. Các giftshop cũ trong khu vực sẽ khó khăn hơn các giftshop trong tương lai ở chỗ thay đổi trang trí bên ngoài của mình do chi phí cũng không phải nhỏ, và việc thay đổi nếu không thành công thì sẽ là một thất bại nghiêm trọng do lượng khách hàng cũ không quen với cách trang trí mới sẽ chuyển hướng sang các cửa hàng khác. Như 11
  12. vậy, các giftshop trong tương lai nên chú trọng tới việc xây dựng hình tượng một cửa hàng có xì tai riêng trước khi bắt tay xây dựng hay thuê mặt bằng nhằm tránh việc phải thay đổi hình tượng sau này. 3.3.4. Về trang trí, bày biện hàng hóa trong shop: Từ biểu đồ trên có thể thấy phần lớn các bạn sinh viên mong muốn hàng hóa trong giftshop được xếp gọn gàng và phân thành từng loại riêng biệt. Điều này thì các giftshop trong khu vực vẫn chưa làm tốt, qua khảo sát sơ bộ của chúng tôi trên địa bàn thì do không gian nhỏ nên hàng hóa trong các shop ở đây được bày gần như là la liệt, không có khu vực tách biệt riêng cho từng loại hàng hóa. Điều này sẽ gây khó khăn cho khách hàng trong việc lựa chọn hàng hóa cũng như làm cho cửa hàng trông có vẻ lộn xộn và gây cảm giác ngột ngạt, khó chịu cho cả 12
  13. người bán lẫn người mua. Như vậy, các giftshop trong tương lai cần rút kình nghiệm để thu hút được lượng khách hàng tiềm năng trong khu vực. 3.3.5. Về hình thức ưu đãi được ưa thích của các giftshop mới mở : Qua khảo sát, với kết quả như trên, chúng ta có thể thấy hình thức ưu đãi được các bạn sinh viên ưa thích nhiều nhất là khuyến mãi như mua 2 tặng 1 hoặc tặng kèm sản phẩm mới khi mua hàng (40%), đồng thời hình thức ưu đãi khác cũng 13
  14. được các bạn ưa thích là giảm giá (31.2%). Đây cũng là một gợi ý cho các giftshop trong tương lai nếu muốn thu hút khách hàng biết tới giftshop mình trong những ngày đầu. 3.4. Kiểm định và hồi quy tuyến tính : 3.4.1. Kiểm định Chi-Square về mối liên hệ giữa mức độ hài lòng các mặt của giftshop và mức độ thường xuyên lui tới các giftshop trong khu vực : Để kiểm định giả thiết này, nhóm chúng tôi tiến hành đặt giả thuyết như sau : H0 : mức độ hài lòng không có liên hệ với mức độ lui tới các giftshop ( Mức độ lui tới giftshop không chịu ảnh hưởng bởi mức độ hài lòng các mặt trong giftshop khu vực ) Chúng tôi tiến hành kiểm định Chi-Square và thu được kết quả như sau : Chi-Square Tests Asymp. Sig. (2- Value df sided) 56.048a Pearson Chi-Square 57 .511 Likelihood Ratio 41.891 57 .933 Linear-by-Linear Association 3.622 1 .057 N of Valid Cases 71 a. 78 cells (97.5%) have expected count less than 5. The minimum expected count is .01. Chúng tôi tiến hành tra bảng Chi-Square tìm giá trị giới hạn ở bậc tự do 57 và mức ý nghĩa 0.05 thì thấy giá trị tìm được lớn hơn giá trị tính được trong bảng trên là 56.048 Theo tiêu chuẩn quyết định, nhóm chúng tôi chấp nhân giả thuyết H0 và kết luận rằng mức độ thường xuyên lui tới các giftshop không chịu ảnh hưởng bởi mức độ hài lòng các mặt trong giftshop. 3.4.2. Kiểm định Anova giả thiết về sự khác biệt trong việc ưa thích các chương trình ưu đãi của giftshop mới mở giữa nam và nữ: Chúng tôi tiến hành đặt giả thiết như sau: H0: có sự khác biệt trong việc ưa thích các chương trình ưu đãi giữa nam và nữ H1: không có sự khác biệt trong việc ưa thích các chương trình ưu đãi giữa nam và nữ 14
  15. Chúng tôi sử dụng phân tích Anova để kiểm định giả thiết này. Sau khi tiến hành chạy trên SPSS, chúng tôi thu được kết quả sau: Test of Homogeneity of Variances theo ban, giftshop moi mo can lam gi de thu hut khach hang Levene Statistic df1 df2 Sig. 1.635 1 78 .205 ANOVA theo ban, giftshop moi mo can lam gi de thu hut khach hang Sum of Squares Df Mean Square F Sig. Between Groups .060 1 .060 .052 .820 Within Groups 89.428 78 1.147 Total 89.487 79 NX : Có thể thấy ở đây, SS giữa các nhóm là 0,060 là khá nhỏ nên từ đó ta có thể kết luận rằng bác bỏ H0. Nghĩa là, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự ưa thích các chương trình khuyến mãi giữa nam và nữ. 3.4.3. Tìm hệ số tương quan đơn r : Chúng tôi đặt giả thiết về mối liên hệ giữa số tiền sinh viên được chu cấp và số tiền trung bình họ bỏ ra mua một món quà như sau : H0 : p=0 ( không có mối liên hệ giữa hai biến) Để kiểm định điều này, nhóm chúng tôi đặt ra một số giả định về phân phối chung của cả hai biến. Giả định ở đây là các mẫu ngẫu nhiên độc lập được lấy ra từ một tổng thể trong đó cả hai biến đều có phân phối chuẩn. Chúng tôi tiến hành chạy dữ liệu trên phần mềm SPSS và thu được kết quả như sau : 15
  16. Correlations ban duoc gia dinh chu cap bao trung binh ban bo nhieu tien trong bao nhieu tien thang cho 1 mon qua .853** ban duoc gia dinh chu cap Pearson Correlation 1 bao nhieu tien trong thang Sig. (2-tailed) .000 N 80 80 .853** trung binh ban bo bao nhieu Pearson Correlation 1 tien cho 1 mon qua Sig. (2-tailed) .000 N 80 80 **. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). Từ bảng trên ta có thể thấy hệ số tương quan giữa số tiền sinh viên được gia đình chu cấp là 1 và giữa số tiền được chu cấp với số tiền trung bình họ bỏ ra mua 1 món quà là 0.853. Giá trị này cho thấy rằng giữa số tiền được chu cấp với số tiền trung bình bỏ ra mua quà có mối liên hệ thuận khá chặt chẽ . Đồng thời cũng từ bảng trên ta cũng thấy khả năng để hệ số tương quan tính được từ mẫu là 0.853 trong khi trên thực tế không có mối liên hệ nào giữa hai biến đã cho là 0.000 nhỏ hơn 0.01. Như vậy, nếu ta sử dụng mức ý nghĩa 1% thì giả thiết hệ số tương quan của tổng thể bằng 0 bị bác bỏ. 3.4.4. Hồi quy tuyến tính về mối liên hệ giữa số tiền được chu cấp hàng tháng với số tiền trung bình bỏ ra để mua quà : Chúng tôi sử dụng SPSS để chạy nhằm tìm ra và xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính đơn biến mô tả mối quan hệ giữa số tiền sinh viên được chu cấp là biến độc lập với số tiền trung bình họ bỏ ra cho môt món quà là biến phụ thuộc. Sau khi tiến hành chạy trên SPSS, chúng tôi thu được kết quả sau : 16
  17. Model Summaryb Adjusted R Std. Error of the Model R R Square Square Estimate .834a 1 .695 .691 .25636 a. Predictors: (Constant), trung binh ban bo bao nhieu tien cho 1 mon qua b. Dependent Variable: ban duoc gia dinh chu cap bao nhieu tien trong thang ANOVAb Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. .000a 1 Regression 11.668 1 11.668 177.537 Residual 5.126 78 .066 Total 16.794 79 a. Predictors: (Constant), trung binh ban bo bao nhieu tien cho 1 mon qua b. Dependent Variable: ban duoc gia dinh chu cap bao nhieu tien trong thang Coefficientsa Standardized Unstandardized Coefficients Coefficients Model B Std. Error Beta t Sig. 1 (Constant) .527 .080 6.584 .000 trung binh ban bo bao nhieu .025 .002 .834 13.324 .000 tien cho 1 mon qua a. Dependent Variable: ban duoc gia dinh chu cap bao nhieu tien trong thang 17
  18. Bảng số liệu trên đã cho chúng ta biết hệ số hồi quy mà phương pháp OSL ước lượng được, độ dốc và hằng số được thể hiện ở bảng B của kết quả. Từ đó nhóm chúng tôi đã viết được phương trình hồi quy của tổng thể như sau : Chi phí bỏ ra mua quà = 0.527 + 0.025 * số tiền được gia đình chu cấp hàng tháng Với mức ý nghĩa rất cao : sig= 0.000, có thể tin tưởng rằng mô hình hồi quy này là phù hợp. Như vậy, có nghĩa là : Nếu số tiền sinh viên được gia đình chu cấp hàng tháng tăng lên 1 triệu đồng thì số tiền trung bình họ bỏ ra mua một món quà sẽ tăng lên 25.527 đ. CHƯƠNG BỐN : KẾT LUẬN 4.1. Kết luận: Sau khi thực hiện đề tài này, nhóm chúng tôi đã đạt được những mục đích đề ra ban đầu như: - Tìm được đối tượng khách hàng thường xuyên của giftshop là ai? ( giới tính, thu nhập hàng tháng, học đại học năm mấy ). - Mức độ hài lòng của khách hàng về những giftshop hiện tại là như thế nào? Cách trang trí, bày biện hàng hóa, các mặt hàng trong gifshop đã phù hợp với thị hiếu khách hàng chưa? - Biết được nhu cầu, mong muốn hiện tại của khách hàng về giftshop là gì? (mặt hàng, giá cả, địa điểm,nhân viên, không gian bán hàng, cách bày biện, trang trí, chương trình khuyến mãi, loại hình giftshop). Đồng thời nhóm chúng tôi cũng đạt được một số mục đích đề ra cho bản thân các thành viên như sau : - Biết được tính ứng dụng của thống kê trong học tập và nghiên cứu. - Hiểu được cách chạy chương trình thống kê SPSS cũng như ứng dụng được nó vào đề tài. - Các thành viên tích cực hoàn thành nhiệm vụ của mình cũng như hỗ trợ lẫn nhau để hoàn chỉnh đề tài. 4.2. Hạn chế của đề tài : Tuy nhiên đề tài không thể tránh được thiếu sót cũng như những hạn chế sau: -Đề tài có nội dung nghiên cứu “nhu cầu của sinh viên đối với giftshop” với phạm vi nghiên cứu là sinh viên làng ĐHQG nhưng đối tượng được khảo sát lại chủ yếu là SV ĐHKHXH&NV, SV KKT, SV KHTN nên kết quả của đề tài chưa bao quát được hết các tình huống trong quá trình phân tích tổng quan cũng như lấy mẫu. Do thời gian còn hạn chế nên chúng tôi chưa thể tiến hành lấy mẫu xác suất để đề tài có tính chính xác hơn. -Về phần lý thuyết và thiết kế bảng câu hỏi thì do thông tin tham khảo còn ít nên còn nhiều thiếu sót, chưa thật sâu và đúng trọng tâm nghiên cứu. Khi nghiên cứu nên tìm thêm nhiều tài liệu ,nhiều đề tài mẫu trong và ngoài nước để làm thật chi tiết hơn . 18
  19. -Nội dung dữ liệu thu thập của đề tài chỉ mới đáp ứng cho mục đích nghiên cứu chứ chưa có sự so sánh giữa chất lượng giftshop với các nơi khác cũng như nhu cầu khác nhau cụ thể của sv từng trường. Những hạn chế trên hi vọng sẽ gợi mở cho những hướng nghiên cứu tiếp theo. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, nhà xuât bản Thống Kê. - Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2007), Thống kê ứng dụ ng trong kinh tế xã hội, nhà xuất bản Thống Kê. B ẢNG CÂU HỎI Xin chào anh/chị, chúng tôi là nhóm sinh viên Khoa Kinh tế đang thực hiện đề tài khảo sát về thị hiếu của sinh viên trong khu vực làng Đại học Thủ Đức với loại hình kinh doanh giftshop (shop quà tặng). Vì vậy xin anh/chị cho phép chúng tôi được hỏi anh/chị vài câu hỏi phục vụ cho cuộc nghiên cứu như sau: 1. Bạn là sinh viên năm : ………. Trường :……… . 2. Giới tính: 2. Nữ 1. Nam 3. Bạn thường tìm mua quà ở đâu ? 3. Chợ 1. Nhà sách 2. Giftshop 4. Khác 4. Bạn có thường đến các giftshop trong khu vực làng Đại học không ? 1. Chưa bao giờ 2. Rất ít khi 3. Thỉnh thoảng 4. Thường xuyên 5. Mức độ hài lòng của bạn về các mặt của các giftshop trong khu vực làng Đại học: Rất hài lòng Không hài lòng Hình thức trang trí, bày biện 1 2 3 4 5 6 7 Chủng loại quà tặng 1 2 3 4 5 6 7 Chất lượng quà 1 2 3 4 5 6 7 Thái độ phục vụ của nhân viên 1 2 3 4 5 6 7 19
  20. Giá cả 1 2 3 4 5 6 7 6. Theo bạn, giftshop trong khu vực nên thay đổi, cải tiến những mặt gì để thu hút nhiều người đến và mua ? 1. Hình thức trang trí, bày biện. 2. Chủng loại quà tặng. 3. Chất lượng quà. 4. Thái độ phục vụ của nhân viên. 5. Giá cả. 6. Khác (……………………………………) 7. Bạn có nghe/biết tới chương trình khuyến mãi/ giảm giá nào trong vòng 1 năm trở lại đây của các giftshop trong khu vực không? 1. Có 2. Không 8. Bạn mong muốn có được món quà như thế nào ở một giftshop ? 1. Đẹp và rẻ. 2. Đắt rẻ không quan trọng nhưng là hàng độc. 3. Tìm được món quà mình định mua. 4. Cứ đến, thích gì thì mua. 5. Khác (………………………………………) 9. Nếu có giftshop mới mở trong khu vực thì bạn mong muốn nó ở đâu? 1. Gần trường. 2. Gần KTX. 3. Gần bến xe buýt. 4. Khác (……………………………..) 10. Theo bạn mong muốn, một giftshop cần được trang trí như thế nào? 1. Sặc sỡ, bắt mắt. 2. Ấn tượng, phong cách. 3. Khác (…………………………………………….) 4. Không ý kiến. 11. Bạn thích một giftshop được bày biện, bố trí hàng hóa như thế nào? 1. Hàng hóa để ở mọi nơi, không cần theo trật tự 2. Hàng hóa được xếp gọn gàng với các mặt hàng để lẫn vào nhau. 3. Hàng hóa được xếp gọn gàng và phân thành từng loại riêng biệt. 4. Khác (………………………………………………) 12. Theo bạn, giftshop mới mở cần làm gì để thu hút khách hàng? 1. Giảm giá. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2